Đồ án Quản lý tiết kiệm tích luỹ trong ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Công nghệ tin học không thể thiếu trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, quân sự của một quốc gia. Ngày nay tin học càng được sử dụng rộng rãi nó giúp cho con người giảm bớt sức lao động nhờ những phần mềm có tính ứng dụng cao. Trong công tác quản lý, sự đóng góp của công nghệ tin học đã góp phần giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp mà con người không thể làm bằng tay hoặc tốn rất nhiều thời gian và công sức mới có thể giải quyết được bằng phương pháp thủ công không có máy tính. Hệ thống quản lý trong ngân hàng là một hệ thống rất phức tạp, đòi hỏi tính chính xác và bảo mật. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về hệ thống quản lý giao dịch tại ngân hàng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn ái Dân em đã chọn đề tài: Quản lý tiết kiệm tích luỹ trong ngân hàng TMCP Bắc á Đề tài của em giúp cho giao dịch viên tại ngân hàng có thể giao dịch với khách hàng nhanh chóng và thuận tiện do giảm bớt được thời gian tìm kiếm hay truy xuất dữ liệu về thông tin khách hàng, thông tin sổ tiết kiệm, thông tin về các giao dịch Hệ thống sẽ tự động tính lãi, nhập gốc lãi treo, chuyển kỳ hạn sổ đến hạn Tóm tắt nội dung của đồ án: Phần I: Cơ sở lý thuyết Phần II: Phân tích và thiết kế nghiệp vụ Phần III: MôI trường ứng dụng Phần IV: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng chương trình Phần V: Phần nguồn chương trình

doc68 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lý tiết kiệm tích luỹ trong ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã dạy em trong suốt bốn năm học qua, nhờ sự chỉ bảo của các thầy cô đã cho em nguồn kiến thức quý giá trong thời gian học tập tại trờng. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn ái Dân, ngời đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo về nghiệp vụ và trực tiếp hớng dẫn em hoàn thành đồ án này. Xin cảm ơn toàn thể các bạn, những ngời đã cùng em học tập, động viên và giúp đỡ em trong bốn năm học vừa qua. Do thời gian có hạn và sự hiểu biết của em về nghiệp vụ Ngân hàng cha đợc sâu sắc, tỉ mỉ nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu xót. Mong thầy cô và các bạn chỉ bảo và góp ý để chơng trình đợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày…. tháng 07 năm 2008 Sinh viên Nhâm Thị Nguyên MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 LỜI NÓI ĐẦU Công nghệ tin học không thể thiếu trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, quân sự … của một quốc gia. Ngày nay tin học càng được sử dụng rộng rãi nó giúp cho con người giảm bớt sức lao động nhờ những phần mềm có tính ứng dụng cao. Trong công tác quản lý, sự đóng góp của công nghệ tin học đã góp phần giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp mà con người không thể làm bằng tay hoặc tốn rất nhiều thời gian và công sức mới có thể giải quyết được bằng phương pháp thủ công không có máy tính. Hệ thống quản lý trong ngân hàng là một hệ thống rất phức tạp, đòi hỏi tính chính xác và bảo mật. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về hệ thống quản lý giao dịch tại ngân hàng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn ái Dân em đã chọn đề tài: Quản lý tiết kiệm tích luỹ trong ngân hàng TMCP Bắc á Đề tài của em giúp cho giao dịch viên tại ngân hàng có thể giao dịch với khách hàng nhanh chóng và thuận tiện do giảm bớt được thời gian tìm kiếm hay truy xuất dữ liệu về thông tin khách hàng, thông tin sổ tiết kiệm, thông tin về các giao dịch… Hệ thống sẽ tự động tính lãi, nhập gốc lãi treo, chuyển kỳ hạn sổ đến hạn… Tóm tắt nội dung của đồ án: Phần I: Cơ sở lý thuyết Phần II: Phân tích và thiết kế nghiệp vụ Phần III: MôI trường ứng dụng Phần IV: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng chương trình Phần V: Phần nguồn chương trình PHẦN I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT TẦM QUAN TRỌNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tầm quan trọng: Công nghệ thông tin là một ngành khoa học không thể thiếu ở bất kỳ đất nước, quốc gia nào trên thế giới. Việc phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin đó là công cụ hữu ích mang tính toàn cầu giúp cho các quốc gia, các lĩnh vực, các ngành nắm bắt thông tin một cách toàn diện kịp thời, giúp cho việc quản lý- điều hành trên mọi phương diện đạt hiệu quả cao. Trong cuộc sống hàng ngày, quá trình thông tin thường bao gồm các hoạt động như thu thập, lựa chọn, sắp xếp, lưu trữ, tìm kiếm…. Công nghệ thông tin giúp giải quyết những bài toán phức tạp, khó khăn trở nên dễ dàng, biến những cái không thể thành có thể. Ngày nay, hầu hết các quốc gia, các tổ chức và các công ty đều hiểu rằng vị trí tương lai của họ trên thế giới và trong thị trường quốc tế phụ thuộc vào liệu họ có tận dụng được công nghệ thông tin để phát triển một cách nhanh chóng trong việc đổi mới nền sản xuất và phát triển kinh tế hay không? Công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm gần đây đang có những bước phát triển mạnh mẽ để làm sao đưa công nghệ thông tin ứng dụng vào trong mọi ngành nghề, trong mọi lĩnh vực sản xuất, quản lý, khoa học kỹ thuật và hội nhập với các quốc gia trên thế giới. Công nghệ thông tin ở nước ta hiện nay: Tin học đã được biết đến ở nước ta vào những năm 60 nhưng do còn nhiều khó khăn về kinh tế và chúng ta chưa nhận thức được tầm quan trọng của tin học nên tin học không được đầu tư đúng mức. Từ cuối những năm 80, do nhu cầu của công cuộc đổi mới và nhận thức được tầm quan trọng của tin học và máy vi tính nên công nghệ mới này đã có sự phát triển nhanh chóng và rộng rãi. Nhằm đẩy mạnh phát triển của công nghệ thông tin phục vụ công cuộc đổi mới đất nước, chính phủ đã ra quyết định 49-CP ngày 4/8/1993 xác định chính sách phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90. Sau đó ngày7/4/1995 đã phê duyệt tổng thể đến năm 2000 của chương trình quốc gia về công nghệ thông tin. Hiện nay kế hoạch đó đã được triển khai và đạt được thành công nhất định. Sự phát triển của công nghệ thông tin ở nước ta đang bước vào thời kỳ mới với việc triển khai rộng rãi các ứng dụng tin học và truyền thông cho các tổ chức quy mô trên địa bàn rộng. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin cũng không ngừng biến đổi và đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác tin học phải thường xuyên nâng cao trình độ, bắt kịp những tiến bộ trên thế giới và ứng dụng có hiệu quả cao vào thực tế của nước nhà. Tác động của công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế: Thông tin có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế, thông tin và tri thức luôn luôn hiện hữu trong mọi hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế. Khi nền công nghiệp sản xuất và kinh tế hàng hoá phát triển cao từ giữa thế kỷ 20 đến nay, nhiều nhu cầu về thông tin và xử lý thông tin mới nảy sinh và phát triển nhanh chóng, đòi hỏi sự đáp ứng kịp thời để phát triển nền kinh tế xã hội, do đó vai trò của thông tin trong sự phát triển kinh tế ngày càng quan trọng. Sự ra đời của máy tính điện tử và kỹ thuật tính toán đã đưa đến một cuộc cách mạng công nghiệp, tự động hoá điều khiển các thiết bị và các dây chuyền sản xuất, tin học hoá các hoạt động quản lý, kinh doanh. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đang được thúc đẩy nhanh chóng, các hoạt động đó ngày càng tạo thêm nhiều giá trị gia tăng trong lĩnh vực kinh tế, làm cho thông tin trở thành một nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng hàng đầu, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nhiều nền kinh tế trên thế giới. Sự tác động của công nghệ thông tin đối với các ngành nghề trong xã hội có thể kể ra như sau : Đối với công nghiệp : Công nghệ thông tin đã tạo ra một ngành công nghiệp phát triển, một ngành công nghiệp mới là một ngành công nghiệp công nghệ thông tin đang phát triển rất nhanh chóng . Việc áp dụng trong công nghiệp làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm , tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, tự động hoá các hoạt động thiết kế và chế tạo sản phẩm , tin học hoá các hoạt động tiếp thị kinh doanh. Bằng việc ứng dụng tự động hoá thiết kế, chế tạo sản phẩm với sự trợ giúp của máy tính mà con người đã làm chủ được công nghệ đó, sáng tạo và ứng dụng nó một cách linh hoạt trong nhiều lĩnh vực. Đối với các dịch vụ thông tin như tài chính, ngân hàng, giáo dục ,truyền thanh, truyền hình, nó đã làm thay đổi một cách sâu sắc nội dung và hoạt động của loại hình đó. Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho các hoạt động biến đổi theo hướng tăng hàm lượng trí tuệ, vì vậy trong nhiều trường hợp làm chuyển đổi vai trò của các dịch vụ đó, từ chỗ phục vụ thụ động sang chủ động đối với khách hàng, nó mang lại hiệu quả kinh tế trong xã hội hết sức to lớn. Tuy vậy, để đạt được những thành quả kinh tế ấy chỉ có thể đạt được nếu tin học hoá thực sự đi kèm với một quá trình quản lý nghiêm túc và sâu sắc . Sự phát triển của công nghệ thông tin: Lịch sử và những mốc phát triển của công nghệ thông tin trên thế giới Kỹ thuật thông tin được phát triển đầu tiên là kỹ thuật truyền tin. Việc nghiên cứu lý thuyết vào cuối những năm 40 đã làm cho thông tin trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học quan trọng. Trong nửa thế kỷ qua, kỹ thuật máy tính điện tử và viễn thông đã phát triển một cách mạnh mẽ và liên tục tạo tiền đề cho sự xâm nhập sâu rộng của công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của con người. Năm 1946-1948 sự ra đời máy tính điện tử đầu tiên, tiếp đó là sự sản xuất hàng loạt máy tính điện tử thế hệ thứ nhất chủ yếu đươc phục vụ trong lĩnh vực tính toán khoa học kỹ thuật. Giữa những thập kỷ 60, sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ thứ ba với kỹ thuật mạng tích hợp và các bộ nhớ bán dẫn, máy tính điện tử bắt đầu được ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý kinh tế. Tuy nhiên máy tính thời đó thường rất lớn và đắt tiền, nên chỉ được trang bị cho các trung tâm tính toán khoa học. Cuối những năm 60, đầu những năm 70 đã bắt đầu hình thành những trung tâm tính toán nối mạng với nhau. Giữa những thập kỷ 70, sự ra đời của bộ vi xử lý là một bước quan trọng trong thời kỳ của công nghệ thông tin. Sự ra đời của bộ vi xử lý đó là các linh kiện thực hiện chức năng của cả bộ xử lý trung tâm của một máy tính điện tử được chứa trong một chíp bán dẫn có diện tích từ 1-2 cm. Kỹ thuật vi xử lý khởi đầu một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tin học, tạo cơ sở cho sự ra đời của hàng triệu máy tính vào thập kỷ 80 và máy tinh được thâm nhập khắp mọi nơi trên thế giới và được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Cuối những thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, sự phát triển bùng nổ mạng thông tin truyền dữ liệu trên kỹ thuật sợi cáp quang khả năng nối mạng không chỉ giữa các trung tâm tính toán mà còn được nối đến máy tính của từng cá nhân. Xuất hiện viễn cảnh của những hệ thống "siêu xa lộ thông tin" liên kết hàng trăm triệu người trên toàn thế giới với nhau. Xây dựng "kết cấu hạ tầng về thông tin" làm nền móng cho một xã hội thông tin trong những thế kỷ này đang trở thành hiện thực và được xác định trong chính sách của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay sự dịch chuyển công nghệ thông tin từ kỹ thuật Analog sang kỹ thuật Digital, từ công nghệ bán dẫn truyền thông sang công nghệ vi xử lý, từ điều khiển tính toán máy chủ sang kiến trúc khách hàng / dịch vụ (client / server ), từ cách chuyển thông tin rải rộng sang siêu xa lộ thông tin cao tốc, từ các đầu cuối truy nhập thông tin thụ động đến các đầu cuối thông minh với những ứng dụng thông tin chủ động, từ các hệ dùng riêng đến các hệ thông mở, từ kiểu lập trình thủ công sang lập trình hướng đối tượng, từ giao diện người dùng đồ hoạ đang phổ thông hiện nay sẽ tiến đến người dùng đa phương diện. Những sự dịch chuyển công nghệ này đang trong quá trình thực hiện và sẽ tạo ra những khả năng mới với nhiều thuận lợi mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của con người. Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin ở Việt Nam: Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin và ứng dụng tin học hóa vào việc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước làm sao đất nước có một nền công nghệ thông tin phát triển để hội nhập với khu vực và thế giới , từ cuối những năm 60 tin học đã được chú ý và phát triển nhưng phải đến cuối những năm 80 công nghện thông tin ở nước ta mới phát triển nhanh chóng và rộng rãi . Mục tiêu của chương trình quốc gia về cônh nghệ thông tin được xác định trong nghị quyết 49-CP là : "Xây dựng nền móng vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thông tin trong xã hội có khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản về công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và trong các hoạt động kinh tế xã hội , đồng thời xây dựng một ngành công nghệ thông tin thành một trong những ngành mũi nhọn quan trọng của đất nước, góp phần chuẩn bị cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bước vào thế kỷ 21. Để thực hiện mục tiêu đó, chương trình quốc gia về công nghệ thônh tin triển khai thực hiện các nội dung chủ yếu sau: Phát triển nguồn tiềm năng nhân lực về công nghệ thông tin bằng việc tăng cường giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và triển khai về công nghệ thông tin. Dự kiến đến năm 2000, ta phải có một đội ngũ cán bộ chuyên viên vào khoảng 20.000 người, đồng thời phải có kế hoạch đào tạo và huấn luyện quản lý, chuyên viên trong mọi lĩnh vực có kiến thức và có khả năng cần thiết để sử dụng công nghệ thông tin, phổ cập tin học trong nhà trường và trong xã hội. Trên cơ sở kỹ thuật của ngành bưu chính viễn thông đang được phát triển nhanh và hiện đại hoá hiện nay, xây dựng một hệ thống mạnh truyền thông dữ liệu quốc gia thống nhất, có khả năng liên kết và trao đổi thông tin rộng khắp trong nước và quốc tế. Phần quan trọng chủ chốt nhất của chương trình là ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một cách rộng rãi hệ thống các dự án. Tin học hoá trước hết là trong quản lý nhà nước, mở rộng dần dần trong các khu vực hoạt động kinh tế và tiến đến tin học hoá xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng cho đất nước khi bước sang thế kỷ 21. Trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng các thành phần kinh tế các doanh nghệp, các đơn vị nghiên cứu và triển khai, với sự kích thích mạnh mẽ của kinh tế thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong nước do việc công cuộc hoá tin học, tạo đà cho xã hội phát triển. Hiện nay nhà nước ta đang có những đầu tư thích đáng để thực hiện các dự án tin học hoá trong khu vực nhà nước, tin học đã được đưa vào các trường học từ cấp cơ sở đến đại học. Để làm sao đào tạo được một nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao, tạo đà phát triển kinh tế và xã hội. Trong những năm vừa qua thị trường trong nước đã phát triển nhanh chóng, dần đi vào ổn định, đang từng bước hoà nhập vào thị trường quốc tế. Bắt đầu từ tháng 11 năm 1997 Việt nam đã bắt đầu hoà mạng Internet, một hệ thống thông tin khổng lồ của nhân loại, tác động sâu sắc với những chuyển biến to lớn về kinh tế và xã hội trong thời đại hiện nay. Sự hình thành và lớn mạnh nhanh chóng của tin học hoá là những chuyển biến quan trọng của sự phát triển kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. NHÌN CHUNG VỀ MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Phần lớn các hệ thống xử lý giao dịch thường được xây dựng nhằm phục vụ cho một hoặc vài chức năng nào đó, hoặc chỉ đơn giản là giúp con người giải thoát khỏi một số công việc tính toán, thống kê nặng nhọc. Khi xuất hiện nhu cầu cung cấp thông tin tốt hơn và đầy đủ hơn, cũng là lúc cần đến những phương thức xử lý thông tin một cách tổng thể- hệ thống thông tin quản lý. Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý điều hành một tổ chức. Thành phần chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thông tin quản lý là một cơ sở dữ liệu hợp nhất chứa các thông tin phản ánh cấu trúc nội tại của hệ thống và các thông tin về các hoạt động diễn ra trong hệ thống. Với hạt nhân là cơ sở dữ liệu hợp nhất, hệ thống thông tin quản lý có thể hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực chức năng khác nhau và có thể cung cấp cho các nhà quản lý công cụ và khả năng dẽ dàng truy cập thông tin. Hệ thống thông tin quản lý có các chức năng chính: Thu thập, phân tích và lưu trữ các thông tin một cách hệ thống. Những thông tin có ích được cấu trúc hoá để có thể lưu trữ và khai thác trên các phương tiện tin học. Thay đổi, sửa chữa, tiến hành tính toán tên các nhóm chỉ tiêu, tạo ra các thông tin mới. Phân phối và cung cấp thông tin. Chất lượng của hệ thống thông tin quản lý được đánh giá thông qua tính nhanh chóng trong đáp ứng các yêu cầu thông tin, tính mềm dẻo của hệ thống và tính toàn vẹn, đầy đủ của thông tin. Một hệ thống thông tin quản lý bao gồm thu thập thông tin để xử lý gọi là đầu vào sau đó đưa ra kết quả gọi là đầu ra. Các hoạt động thực tế Người ra quyết định Thu thập dữ liệu Xử lý phân loại sắp xếp thông tin Các thông tin được quản lý Các quyết định tác động trong thực tế Vai trò của hệ thông tin Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý: Phương pháp truyền thống: Phương pháp truyền thống được chia thành các pha khảo sát đó là : Khảo sát Phân tích Thiết kế Xây dựng Cài đặt Bảo trì và phát triển Dựa trên kỹ thuật lạc hậu do bản chất của hệ thống ban đầu nên việc viết chương trình đòi hỏi những lập trình viên chuyên nghiệp, các đặc tả phải chính xác. Chu trình phát triển của hệ thống Khảo sát và phân tích: Yêu cầu nắm được mục tiêu của hệ thống, các ràng buộc về mặt kiến trúc, về mặt thiết kế, các yêu cầu cần được giải quyết để từ đó xây dựng dự án có hiệu quả đúng hướng. Phân tích hệ thống: Sơ đồ quan sát hệ thống thông qua các giai đoạn ở mức vật lý và logic. Để xây dựng và thiết kế được cho một bài toán quản lý thì hệ thống đó phải mô tả cho người sử dụng nắm bắt được nội dung hoạt động của bài toán gồm: sơ đồ phân cấp chức năng, các luồng dữ liệu, mô hình luồng dữ liệu, sơ đồ thực thể. Thiết kế : Xây dựng thiết kế cơ sở dữ liệu Thiết kế module chương trình Chọn ngôn ngữ lập trình Xây dựng chương trình bằng ngôn ngữ lập trình đã chọn Cài đặt: Thử chương trình qua các bản mẫu, kiểm tra và chứng minh tính đúng đắn của hệ thống. Bảo trì và phát triển Tiến hành và cài đặt hệ thống Nâng cấp hệ thống Bảo vệ và duy trì hệ thống Phân tích hệ có cấu trúc: Phân tích hệ thống có cấu trúc là cách tiếp cận hiện đại với các giai đoạn phân tích và thiết kế chu trình phát triển hệ thống được chấp thuận để khắc phục những điểm yếu của cách tiếp cận truyền thống. Quá trình phân tích và thiết kế sử dụng một số công cụ và kĩ thuật vẫn thường dùng để xây dựng cho cả mô hình hệ thống hiện đại và hệ thống dự kiến, các mô hình này giúp các nhà phân tích ghi lại, thực hiện việc phân tích và thiết kế. Đồng thời xác định khuôn dạng mới cho hệ thống tương lai. Những công cụ thông thường nhất gắn với việc phân tích hệ thống cấu trúc là: Sơ đồ dòng dữ liệu Mô hình thực thể Mô hình quan hệ Sơ đồ chức năng phân cấp Lịch sử tồn tại của thực thể Từ điển dữ liệu Ngôn ngữ có cấu trúc Họp xét duyệt Phương pháp luận có cấu trúc không chỉ gồm có nhóm công cụ mô hình mà cả phương pháp tổ hợp và giao tiếp. Mỗi mô hình là một cái nhìn hiện hệ thống hiện tại và tương lai, đưa ra hỗ trợ bởi khuôn mẫu và bảng kiểm tra sẽ áp đặt cách tiếp cận chuẩn hoá cho quá trình phát triển. Ưu điểm của cách tiếp cận như vậy là các công cụ và các mô hình hỗ trợ kiểm tra chéo lẫn nhau làm cho hệ thống trở nên tin cậy. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm như làm giảm sự linh hoạt của nhà phân tích tìm ra các giải quyết sáng tạo. Phân tích hệ thống có cấu trúc đem lại sự tách bạch, chính thức cái nhìn vật lý và logic của hệ thống. Mô hình hoá vật lý thường được dùng trong khảo sát hiện tại và trong thiết kế hệ thống mới, nó liên quan đến các ràng buộc vật lý có trong hệ thống. Mô hình logic thường được dùng trong việc phân tích các yêu cầu hệ thống, nó chỉ quan tâm đến chức năng nào cần cho hệ thống và thông tin nào cần thực hiện các chức năng đó. Các mô hình được dùng trong phân tích hệ thống có cấu trúc được thiết kế và lựa chọn sao cho dễ hiểu nhất đối với người sử dụng, ghi nhận vai trò chủ chốt của người sử dụng trong phát triển hệ thống. Thiết kế hệ thống trên cơ sở cấu trúc dữ liệu, bởi vì nó sẽ ổn định hơn. Điều quan trọng trong phân tích và thiết kế hệ thống có cấu trúc là nó làm thay đổi tiến trình hệ thống trong giai đoạn phát triển và bảo hành. Phân tích hệ thống có cấu trúc cũng được chia thành các giai đoạn có thể tiến hành song song. Phân tích hệ thống có cấu trúc sẽ được hỗ trợ bởi những tiến bộ trong phần cứng và cả phần mềm. Các mô hình này được sử dụng để liên lạc với người sử dụng và cả những nhà xây dựng hệ thống tương lai, những nhà thiết kế và cài đặt sau này. Cơ sở dữ liệu: Nhu cầu tích luỹ và xử lý các dữ liệu đã nảy sinh trong mọi công việc, trong mọi hoạt động của con người. Một bài toán nhỏ cũng cần đến dữ liệu, nhưng không nhất thiết phải quản lý dữ liệu này theo cách khoa học. Do khả năng tổng hợp của người xử lý, các dữ liệu tổng hợp được lấy ra và được xử lý mà không vấp phải khó khăn nào. Tuy nhiên khi bài toán có kích thước lớn hơn hẳn và số lượng dữ liệu cần phải xử lý tăng lên nhanh, lúc đó con người khó có thể quản lý hết được. Chúng đòi hỏi được quản lý tốt không phải và kích thước mà vì sự phức tạp của bản thân chúng. Đặc điểm cơ bản của cơ sở dữ liệu: Là một tổ hợp bao gồm nhiều dữ liệu khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau, được lưu trữ ra bộ nhớ ngoài theo một quy định nào đó để tiện lợi cho nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nói tóm lại cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu được lưu trữ để phục vụ cho hệ thống ứng dụng. Phần chương trình ứng dụng để tổ chức, lưu trữ và xử lý dữ liệu. Thiết kế cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin: Việc thiết kế cơ sở dữ liệu là hoạt động sâu sắc trong việc phát triển hệ thống thông tin, việc thiết kế gồm 3 pha tách biệt nhau gọi là thiết kế khái niệm, logic v
Tài liệu liên quan