Sau khi Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) kết thúc, Seoul – thủ đô và là thành phố lớn nhất
của Hàn Quốc – bắt đầu công cuộc tái thiết để khắc phục hậu quả chiến tranh. Từ năm 1953, quá
trình phát triển đô thị của Seoul được chia thành bốn giai đoạn chính: giai đoạn khôi phục và tăng
trưởng (1953-1979) - nhanh chóng khôi phục sau chiến tranh và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
cơ bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; giai đoạn bùng nổ (1979-1987) – khẩn trương nâng cấp
thành phố để chuẩn bị cho việc đăng cai Thế vận hội Olympic 1988; giai đoạn quá độ (1987-2002) –
bắt đầu chuyển dịch mô hình phát triển của Seoul từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững; giai
đoạn chuyển đổi (từ 2002 đến nay) – tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững nhằm nâng cao
chất lượng sống đô thị. Dự án Khôi phục kênh Cheonggyecheon tại khu vực trung tâm Seoul là một
trường hợp tiêu biểu cho việc tái phát triển hạ tầng đô thị bền vững: từ dòng kênh bị ô nhiễm nặng trở
thành đường phố (1942-1958) và đường trên cao (từ 1977-2003), và cuối cùng là dòng suối cảnh
quan với đường phố và tuyến phố đi bộ (từ năm 2005 đến nay). Đây là bài học có giá trị về tổ chức
không gian cảnh quan dọc kênh rạch nội thành cho Thành phố Hồ Chí Minh.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự án khôi phục kênh Cheonggyecheon (Seoul) bài học kinh nghiệm về tổ chức không gian cảnh quan dọc kênh rạch nội thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
DỰ ÁN KHÔI PHỤC
KÊNH CHEONGGYECHEON (SEOUL)
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN CẢNH QUAN DỌC
KÊNH RẠCH NỘI THÀNH
Phạm Trần Hải, Vương Đình Huy và Nguyễn Dương Minh Hoàng
Viện nghiên cứu phát triển
Tóm tắt
Sau khi Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) kết thúc, Seoul – thủ đô và là thành phố lớn nhất
của Hàn Quốc – bắt đầu công cuộc tái thiết để khắc phục hậu quả chiến tranh. Từ năm 1953, quá
trình phát triển đô thị của Seoul được chia thành bốn giai đoạn chính: giai đoạn khôi phục và tăng
trưởng (1953-1979) - nhanh chóng khôi phục sau chiến tranh và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
cơ bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; giai đoạn bùng nổ (1979-1987) – khẩn trương nâng cấp
thành phố để chuẩn bị cho việc đăng cai Thế vận hội Olympic 1988; giai đoạn quá độ (1987-2002) –
bắt đầu chuyển dịch mô hình phát triển của Seoul từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững; giai
đoạn chuyển đổi (từ 2002 đến nay) – tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững nhằm nâng cao
chất lượng sống đô thị. Dự án Khôi phục kênh Cheonggyecheon tại khu vực trung tâm Seoul là một
trường hợp tiêu biểu cho việc tái phát triển hạ tầng đô thị bền vững: từ dòng kênh bị ô nhiễm nặng trở
thành đường phố (1942-1958) và đường trên cao (từ 1977-2003), và cuối cùng là dòng suối cảnh
quan với đường phố và tuyến phố đi bộ (từ năm 2005 đến nay). Đây là bài học có giá trị về tổ chức
không gian cảnh quan dọc kênh rạch nội thành cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Seoul, kênh Cheonggyecheon, không gian cảnh quan, kênh rạch nội thành.
142
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA
SEOUL
Trong suốt Chiến tranh Hàn Quốc (1950-
1953), Seoul là một chiến trường chính giữa các
lực lượng Bắc Triều Tiên (do Liên Xô và Trung
Quốc hỗ trợ) và lực lượng Nam Triều Tiên (do
Mỹ hậu thuẫn). Vì vậy, thành phố này bị chiến
tranh tàn phá nặng nề với tổng thiệt hại lên đến
191,000 công trình cao tầng, 55.000 nhà dân và
1.000 nhà máy. Tuy nhiên sau chiến tranh, Seoul
– Thủ đô của Hàn Quốc – đã dần bắt đầu được
xây dựng lại và trở thành đô thị lớn nhất của đất
nước này 1.
Định hướng phát triển đô thị của Seoul từ
năm 1953 đến nay có thể được chia thành bốn
giai đoạn (Phạm Trần Hải, 2015), bao gồm:
- Giai đoạn khôi phục và tăng trưởng
(1953-1979);
- Giai đoạn bùng nổ (1979-1987);
- Giai đoạn quá độ (1987-2002);
- Giai đoạn chuyển đổi (từ năm 2002 đến
nay).
Ở giai đoạn đầu (1953-1979), định hướng
phát triển đô thị của Seoul là nhanh chóng phục
hồi sau chiến tranh và xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong giai đoạn này, Chính quyền Thủ đô Seoul
(Seoul Metropolitan Government – SMG) đã huy
động hầu hết các nguồn lực của mình để đầu tư
các dự án công có quy mô lớn (cầu, đường bộ, hệ
thống tàu điện ngầm, khu phức hợp,...). Trong
đó, có thể kể đến một số dự án quan trọng: dự án
Cao tốc Gyeong-bu, dự án Phát triển Yeodo
(1967), dự án Đường hầm Namsan (những năm
thập niên 70), dự án Tàu điện ngầm số 1 (1971 –
1974), dự án Phát triển công nghiệp Thị trấn
Banwol (Ansan),
Bước vào giai đoạn bùng nổ (1979-1987),
định hướng phát triển đô thị của Seoul là khẩn
trương tập trung nâng cấp thành phố để phục vụ
cho việc đăng cai Thế vận hội Olympic 1988 với
những dự án trọng yếu: dự án Phát triển Sông
Hàn (1983 – 1988), dự án Đường Olympic
(1986), đã góp phần làm GDP bình quân đầu
người của Hàn Quốc tăng nhanh chóng: GDP
bình quân đầu người năm 1990 so với năm 1980
đã tăng lên gấp khoảng 4 lần. Song hành cùng
với tăng trưởng kinh tế, diện tích đất xây dựng
1 https://en.wikipedia.org/wiki/Seoul
đô thị được mở rộng đáng kể và lưu lượng giao
thông tại Seoul tăng lên nhanh chóng. Sự bùng
nổ trong phát triển đô thị đã dẫn đến nhiều hậu
quả gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của
hàng triệu dân: xung đột xã hội, tình trạng mất
bản sắc dân tộc, sự yếu kém trong bảo tồn di sản
văn hóa – lịch sử, sự thoái hóa môi trường, các
mối đe dọa từ ngành công nghiệp, (SI, 2014).
Để giải quyết với những vấn đề nêu trên,
trong giai đoạn (1987-2002), SMG bắt đầu thực
hiện chiến lược dịch chuyển mô hình phát triển
đô thị từ phát triển nhanh sang phát triển bền
vững. Có thể nói, SMG bắt đầu tạo ra một nền
tảng cơ bản cho phát triển đô thị bền vững cũng
như thiết lập các chương trình cải thiện đô thị
(cải tạo sông, giao thông công cộng,...) (Phạm
Trần Hải, 2015).
Trong giai đoạn từ năm 2002 trở đi, định
hướng phát triển chính của Seoul đã hướng vào
mục tiêu phát triển bền vững: cạnh tranh quốc tế,
bảo tồn văn hóa và lịch sử, phục hồi môi trường
tự nhiên, giải quyết các mâu thuẩn xã hội,
SMG lần lượt triển khai các dự án nghiên cứu về
kích thích phát triển đô thị, chiến lược thành lập
đô thị thông minh nhằm cải tạo chất lượng cuộc
sống thông qua kết nối quốc tế, giải quyết các
vấn đề liên quan đến phát triển bền vững. Trong
đó, dự án Khôi phục kênh Cheonggyecheon được
khởi nguồn từ giai đoạn chuyển tiếp đã trở thành
một biểu tượng điển hình cho giai đoạn thay đổi
này.
143
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
2. DỰ ÁN KHÔI PHỤC KÊNH
CHEONGGYECHEON
Kênh Cheonggyecheon dài 5,8 km chảy
qua khu vực trung tâm Seoul, đổ vào sông
Jungnangcheon (Hình 1). Đầu những năm 1900,
dòng kênh này được cải tạo với mục đích quân
sự, vệ sinh và kiểm soát lũ lụt. Trong giai đoạn
1937-1942, kênh Cheonggyecheon bị san lấp một
phần (đoạn từ Gwanghwamun đến cầu
Gwanggyo) để làm đường (đường Cheonggye);
giai đoạn 1958-1977, chính phủ đã san lấp toàn
bộ kênh Cheonggyecheon và hoàn thành việc xây
dựng thêm đường trên cao với lưu lượng khoảng
168.000 xe/ngày. Khu vực dọc theo đường
Cheonggye trở thành khu vực thương mại với
đầy đủ các cơ sở công nghiệp và cửa hàng nhỏ;
tuy nhiên, qua thời gian, khu vực này dần xuống
cấp với các tòa nhà cũ kỹ, đường phố chật hẹp,
điều kiện giao thông tồi tệ và tình trạng buôn bán
bất hợp pháp trên đường phố.
Ý tưởng khôi phục kênh Cheonggyecheon đầu
tiên được khởi xướng vào khoảng cuối thập niên
1990. Khi nhận thức ý tưởng này mang tính khả
thi và cấp thiết, nhà văn nổi tiếng Park Kyung-ri
đã quyết định ủng hộ dự án và lập diễn đàn
“Nghiên cứu khôi phục kênh Cheonggyecheon”.
Ý tưởng này ngày càng được thảo luận mở rộng
và dần trở thành đề tài nghiêm túc trong các hội
thảo, hội nghị chuyên đề. Trong quá trình tranh
cử chức Thị trưởng Seoul, ứng viên Lee Myung-
bak lúc bấy giờ đã quyết định gắn ý tưởng này
với chiến dịch tranh cử của mình và chính thức
tuyên bố rằng sẽ phục hồi kênh Cheonggyecheon
nếu thắng cử. Ngay sau khi ông Lee Myung-bak
đắc cử Thị trưởng, dự án được tiến hành nghiên
cứu kỹ lưỡng với sự tham gia của cộng đồng và
vào năm 2002, Dự án Khôi phục kênh
Cheonggyecheon (Cheonggyecheon Restoration
Project – CRP) được phê duyệt. Ông Lee
Myung-bak tin rằng, việc khôi phục dòng kênh
này sẽ mang lại lợi ích cho Seoul về nhiều mặt:
mở rộng cơ hội phát triển, vực dậy các hoạt
động kinh tế ở khu vực trung tâm và bảo vệ môi
trường, cảnh quan đô thị, ...; đây cũng được coi
là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển
đô thị của Seoul, từ phát triển nhanh sang phát
triển bền vững. Đa số người dân phần lớn ủng hộ
dự án này với hy vọng vấn đề môi trường và
cảnh quan đô thị sẽ được giải quyết, trong khi
phần còn lại phản đối với lý do e ngại về vấn đề
giao thông khi không còn đường cao tốc trên cao,
chi phí cao và các bất tiện trong các hoạt động
sinh hoạt, kinh doanh trong quá trình thực hiện
dự án (tham khảo Bảng 1 và Bảng 2).
Hình 1. Vị trí của Cheonggyecheon tại Khu trung tâm của Seoul – nguồn: Lee & Anderson (2013)
144
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Sau khi xem xét các yếu tố chính trị một cách thận trọng và thực hiện các nghiên cứu đa lĩnh vực,
SMG chính thức triển khai xây dựng CRP từ năm 2003 với các bước được mô tả trong Hình 2.
Hình 2. Ý tưởng thiết kế và các bước xây dựng của CRP – nguồn: Keun (2006)
(a) (b) (c)
Hình 3. (a) Trước khi thực hiện CRP; (b) Trong quá trình triển khai CRP; (c) Hoàn thành CRP –
nguồn: https://urbandesignmilitia.wordpress.com/2015/03/; truy cập ngày 04/08/2016.
145
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Bảng 1. Thái độ của người dân đối với CRP – nguồn: SMG (2005:24)
Ủng hộ Phản đối
Hoàn toàn
đồng ý
Đồng ý Tổng cộng Hoàn toàn
không đồng ý
Không đồng ý Tổng cộng
146 (29.2%) 227 (45.4%) 373 (74.6%) 88 (17.6%) 29 (5.8%) 117 (23.4%)
Bảng 1. Nguyên nhân dẫn đến thái độ của người dân về CRP – nguồn: SMG (2005:24)
Ủng hộ Phản đối
Môi trường và mỹ quan 233 (46.6%) Liên quan đến giao thông 147 (29.3%)
Cải thiện ô nhiễm nước 141 (28.2%) Chi phí cao 147 (29.3%)
Khôi phục cảnh quan cũ 75 (15.0%) Các bất tiện trong quá trình cải tạo 141 (28.2%)
Việc triển khai CRP sẽ khó trở thành hiện thực nếu không có mạng lưới tam giác quản trị được
liên kết chặt chẽ và thống nhất (Seo & Chung, 2012), bao gồm ba thành phần:
Thành phần thứ nhất là Ban quản lý Dự án Khôi phục Kênh Cheonggyecheon
(Cheonggyecheon Restoration Project Headquarters – CRPH). Đây là nguồn lực chính thực hiện dự
án, bao gồm 28 quan chức và 15 trợ lý hành chính có năng lực từ các bộ phận khách nhau của SMG.
Thành phần thứ hai là Công ty tư vấn Nghiên cứu khôi phục Kênh Cheonggyecheon
(Cheonggyecheon Restoration Research Corporation – CRRC) quy tụ nhiều nhà nghiên cứu và
chuyên gia, chủ yếu đến từ Viện Phát triển Seoul 2 (Seoul Development Institute - SDI) thuộc các lĩnh
vực quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án: kiến trúc, sinh thái, thủy văn, quy hoạch đô
thị, kỹ thuật xây dựng, kinh tế, xã hội học và hành chính công. CRRC không chỉ xây dựng các bản
quy hoạch tổng thể, mà còn nghiên cứu cân nhắc tính hiệu quả của dự án, tính toán chi phí lợi ích, các
rủi ro tiềm ẩn (kể cả nguy cơ xung đột lợi ích liên quan đến người dân, doanh nghiệp).
Thành phần cuối cùng là Ban đại diện nhân dân về Khôi phục Kênh Cheonggyecheon
(Cheonggyecheon Restoration Citizen’s Committee – CRCC). Tổ chức này đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy sự trao đổi ý tưởng và giữ nhiệm vụ liên kết giữa người dân với chính quyền. Ban
đại diện có 127 thành viên, được chia thành 6 tiểu ban. Mỗi tiểu ban tập trung vào một lĩnh vực cụ
thể: lịch sử - văn hóa, môi
trường tự nhiên, an toàn
xây dựng, giao thông, quy
hoạch đô thị, và quan hệ
công chúng. Tiểu ban
quan hệ công chúng sẽ
giải quyết các mâu thuẫn
liên quan đến dự án bằng
cách giám sát và xử lý các
vấn đề liên quan đến dư
luận xã hội.
Hình 4. Mạng lưới tam
giác quản trị của CRP
(Seo & Chung, 2012)
2 Là tiền thân của Viện Seoul
146
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
3. THẢO LUẬN
Thành công của CRP
CRP đã đạt được những thành tựu chính như sau:
Thứ nhất, CRP đã giúp lưu thông trong
khu vực thông thoáng hơn, dù diện tích dành cho
giao thông bị cắt giảm. Thực tế cho thấy, khi
CRP đi vào hoạt động, lưu lượng phương tiện cá
nhân vào khu trung tâm giảm rõ rệt (giảm 2,3%)
(Youl & David, 2013). CRP cũng đã giúp tăng số
người sử dụng các phương tiện giao thông công
cộng: năng suất hoạt động của xe buýt và tàu
điện ngầm tăng lên lần lượt là 1,4% và 4,3%,
trung bình 430.000 người tham gia sử dụng
phương tiện công cộng mỗi ngày (Cevero &
Kang, 2011).
Thứ hai, CRP đã giúp tái sinh lại môi
trường cho khu vực Cheonggyecheon vốn trước
đây bị ô nhiễm trầm trọng. Việc giảm phương
tiện giao thông cá nhân đã tác động tích cực đến
chất lượng không khí của khu vực. Theo kết quả
ghi nhận tại 5 điểm khảo sát khác nhau trong khu
vực lân cận, các tác nhân gây ô nhiễm không khí
đã giảm đáng kể. Bên cạnh đó, nhiệt độ trung
bình của khu vực cũng thấp hơn; trước khi thực
hiện dự án, nhiệt độ trung bình của khu vực
Cheonggyecheon thường cao hơn khoảng 5°C so
với nhiệt độ trung bình của Seoul (SMG, 2005).
Việc đối lưu không khí tự nhiên và mật độ giao
thông được cải thiện đã góp phần làm tăng tốc độ
gió trong khu vực (từ 2,2% lên 7,8%), điều này
đã góp phần làm giảm nhiệt độ trung bình tại khu
vực từ 30,0°C xuống còn 26,6°C, tạo cho khu
vực một môi trường sống dễ chịu và lành mạnh.
Thứ ba, CRP là một trường hợp thành
công điển hình khi áp dụng mô hình “Mạng lưới
tam giác quản trị” trong việc cải tạo và nâng cấp
đô thị của Seoul. Mô hình này khuyến khích sự
tham gia và hỗ trợ của các thành phần xã hội
nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo tiến độ và sự
linh hoạt cho dự án; về thực chất, đây là một mô
hình đối tác công - tư. Trong mô hình này, các
thành phần đã liên kết chặt chẽ và thống nhất với
nhau tạo sự thành công cho CRP; cụ thể:
- CRPH đóng vai trò cánh tay thực hiện chính;
- CRRC phục vụ như một bộ não;
- CRCC là “tai” và “mắt” để quan sát và nhìn
nhận vấn đề liên quan đến cộng đồng dân cư
và các tiểu thương.
Thứ tư, thành tựu lớn nhất mà CRP đạt
được không chỉ là sự cải thiện điều kiện giao
thông và môi trường, mà là cách CRP đã minh
chứng cho sự thành công mô hình dự án phát
triển đô thị nhân văn, lấy cộng đồng dân cư làm
trung tâm. Cộng đồng dân cư và tiểu thương địa
phương đã tham gia tích cực vào quá trình lập dự
án. Tuy trong giai đoạn chuẩn bị dự án, có những
nghi ngờ về tính khả thi và hiệu quả của CRP,
tuy nhiên, sau dự án hoàn thành và đi vào hoạt
động, kênh Cheonggyecheon đã được nhìn nhận
là niềm tự hào và biểu tượng mới của Seoul.
Thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng, câu chuyện về CRP đã đến gần hơn với
công chúng, nhờ đó, người dân có thể hiểu được
vai trò của CRP đối với cuộc sống của họ, và
quan trọng hơn, người dân tin tưởng hơn vào
SMG và tự tin rằng, chính bản thân họ, bằng
những suy nghĩ đổi mới và tiến bộ thay thế lối tư
duy theo nếp cũ, có thể xây dựng Seoul trở thành
một đô thị nhân văn.
Câu chuyện về CRP đã được đăng tải trên
nhiều phương tiện truyền thông nổi tiếng trên thế
giới (The International Herald Tribune, The
Asian Wall Street Journal, BBC News, The
Financial Times, CNBC, Asahi Shimbun, The
Sankei, The Yomiuri) và đạt một số giải
thưởng quốc tế có uy tín (của Biennale di
Venezia và Tổ chức Y tế Thế giới). Sự thành
công của CRP đã kích thích việc triển khai các
dự án phát triển đô thị khác của Seoul: hình
thành các tuyến phố đi bộ mới, định hướng
thương mại mật độ cao kết hợp phát triển giao
thông công cộng, tháo dỡ các tuyến đường cao
tốc không hiệu quả, triển khai nghiên cứu khôi
phục những dòng kênh khác tại Seoul Hơn thế
nữa, có hơn 11 thành phố khác của Hàn Quốc
cũng học tập mô hình CRP và đang xem xét triển
khai những dự án phát triển đô thị tương tự.
147
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Hạn chế của CRP
Bên cạnh những thành công, CRP cũng có
những hạn chế diễn ra trong các giai đoạn tiền dự
án, giai đoạn triển khai dự án và giai đoạn đi vào
hoạt động (Lee & Anderson, 2013), bao gồm:
- Tồn tại sự đối lập giữa chính quyền với
các tiểu thương địa phương, các tổ chức môi
trường;
- Tồn tại nghi vấn về vai trò thực chất và
tính dân chủ trong hoạt động của CRCC.
Liên quan đến hạn chế thứ nhất, sự phản
đối của dự án chủ yếu đến từ các tiểu thương
kinh doanh tại khu vực lân cận do sự di dời cơ sở
kinh doanh cùng với nguy cơ ảnh hưởng đến việc
kinh doanh. Kết quả khảo sát trên 3.265 hộ kinh
doanh, tiểu thương, doanh nghiệp cho thấy có
95,75% số người được hỏi ý kiến đã phản đối
CRP. Trong đó, Hiệp hội Bảo vệ khu vực kinh
doanh Cheonggyecheon (Cheonggyecheon
Business Area Defenders United - CBADU) và
Hiệp hội Cửa hàng quần áo (The Clothes Stores
Association - CSA) là hai nhóm có sự phản
kháng mạnh nhất. Các nhóm phản đối yêu cầu
được bồi thường trực tiếp; ngoài ra, họ cũng yêu
cầu được nói chuyện trực tiếp với Thị trưởng, tập
hợp các kiến nghị gửi đến Hội đồng thành phố,
các đảng chính trị, các phương tiện truyền thông
đại chúng. Đây được xem là một thách thức lớn
trong quá trình đàm phán để triển khia thực hiện
CRP.
Bên cạnh đó, các quan điểm phản đối còn
đến từ các tổ chức môi trường. Theo các nhà bảo
vệ môi trường, dự án CRP như một sự xung đột
giữa quản lý môi trường và hệ sinh thái, vì việc
triển khai dự án sẽ làm cho môi trường không
được nguyên vẹn thay vì là hệ sinh thái tự nhiên
như trước, làm phát sinh các khoản kinh phí bảo
trì đáng kể.
Điểm hạn chế thứ hai liên quan đến sự nghi ngờ
về vai trò thực chất và tính dân chủ trong hoạt
động của CRCC. Trên thực tế, như đã nêu,
CRCC đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy các cuộc họp giữa SMG với các bên liên
quan. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự nghi ngờ
trên:
- Một số thành viên của CRCC từ chức sau
đưa ra đề xuất (được cho là có thể gây trì hoãn
dự án) và các đề xuất này bị bác bỏ; điều này tạo
ra sự nghi ngờ về việc CRCC bị kiểm soát và
không có tiếng nói phản biện.
- Các cư dân địa phương, các tiểu thương,
các tổ chức phi chính phủ liên quan không có vị
trí trong CRCC; do đó, câu hỏi về giá trị dân chủ
của CRCC được đặt ra và nhiều ý kiến cho rằng,
CRCC này không thực sự đại diện cho người
dân.
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống
kênh rạch nội thành dày đặc, có tính kết nối; hệ
thống kênh rạch này đóng vai trò quan trọng về
giao thông, môi trường, cảnh quan xuyên suốt
các giai đoạn lịch sử của đô thị Sài Gòn – Chợ
Lớn – Gia Định. Gần đây, trong quá trình phát
triển đô thị, nhiều kênh rạch đã bị san lấp để
nhường chỗ cho các dự án phát triển đô thị, đặc
biệt là ở các quận nội thành phát triển (Quận 2,
Quận 4, Quận 7, Quận 9, Quận Thủ Đức, ).
Việc san lấp kênh rạch có những tác động tiêu
cực:
- Chức năng thoát nước của kênh rạch
không được hệ thống cống hộp thay thế một cách
tương xứng;
- Chức năng chứa nước tạm thời của kênh
rạch khi có mưa lớn hoặc triều cường mất đi;
- Chức năng tạo cảnh quan, môi trường và
điều tiết vi khí hậu của kênh rạch cũng không
còn nữa.
Trong thời gian gần đây, Thành phố Hồ
Chí Minh đã phải hứng chịu hậu quả của việc san
lấp kênh rạch, đó là tình trạng ngập lụt, ô nhiễm
môi trường, chất lượng sống kém, giảm tính hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư – nhất là trong lĩnh
vực bất động sản, Vì vậy, việc tổ chức không
gian cảnh quan dọc kênh rạch nội thành là một
giải pháp quan trọng trong định hướng phát triển
đô thị bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông qua việc phân tích về trường hợp
CRP, có thể rút ra các bài học có tính tham khảo
phục vụ cho công tác quản lý phát triển đô thị
của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Một là, CRP là dự án có tính biểu tượng,
mang thông điệp của chính quyền về sự thay đổi
định hướng phát triển đô thị, từ phát triển nhanh
sang phát triển bền vững; thể hiện tầm vai trò và
quan trọng của các nhà lãnh đạo chính trị trong
việc nâng cao chất lượng sống đô thị.
- Hai là, “mạng lưới tam giác quản trị” của
CRP, bao gồm đại diện chính quyền (CRPH),
doanh nghiệp (CRRC), đại diện người dân
148
Quy hoạch và phát triển kè b