Mở đầu: TACE là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn đối với những bệnh nhân ung thư tế bào gan
nguyên phát (UTTBGNP) không còn chỉ định phẫu thuật(9). Đặc điểm của phương pháp điều trị này là đánh
giá đáp ứng sau mỗi đợt TACE là rất quan trọng. AFP là dấu ấn sinh học xuất hiện trong huyết thanh trong
một số tình trạng bệnh lý, đặc biệt là UTTBGNP. Vậy AFP thay đổi bao nhiêu thì có giá trị cho đánh giá đáp
ứng điều trị của bệnh nhân.
Mục tiêu: Khảo sát giá trị của AFP trong đánh giá đáp ứng sau điều trị bằng phương pháp TACE trên
bệnh nhân UTTBGNP.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt dọc. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy
trên 397 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là UTTBGNP và được điều trị bằng phương pháp TACE từ tháng
9/2009 đến tháng 8/2010.
Kết quả: Trước TACE, UTTBGNP có mức AFP≥ 1000 ng/ml chiếm 35,5%, AFP ≥ 500 ng/ml chiếm
44,3%. Trong nhóm kích thước khối u ≤ 3,5 cm thì số bệnh nhân có AFP < 1000 ng/ml chiếm nhiều nhất 79%.
Tỷ lệ AFP ≥ 1000 ng/ml ở nhóm có kích thước > 3,5 cm là 42,1% cao hơn nhóm có kích thước ≤ 3,5 cm chiếm
21% ( p < 0,05). Những bệnh nhân có 1 khối u (n=162) thì AFP phân bố chủ yếu ở mức tăng ít (20 - <100
ng/ml) là 34,6 % và ở mức tăng rất cao (≥ 1000 ng/ml) là 35,2%. Trong khi đó, những bệnh nhân có nhiều hơn
3 khối u (n=154) thì chủ yếu có hàm lượng AFP ≥ 1000 ng/ml, chiếm 42,2%, có mối liên hệ về kích thước, số
lượng khối u và hàm lượng AFP trước TACE ( p < 0,05). Kết quả sau TACE cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có đáp
ứng với điều trị TACE lần 1 là 36,8% (n=146), tỷ lệ bệnh nhân không đáp ứng với điều trị TACE lần 1 là
63,2% (n=251). AFP trung bình trước TACE ở nhóm có đáp ứng là 191,7 ng/ml thấp hơn so với nhóm không
đáp ứng điều trị là 203,2 ng/ml. AFP sau TACE ở nhóm có đáp ứng là 131,3 ng/ml thấp hơn so với nhóm không
đáp ứng điều trị 238,4 ng/ml. Giá trị AFP thay đổi được biểu diễn bằng đường cong ROC với điểm cắt là AFP
giảm 46,5%, diện tích dưới đường cong là 0,844 ( p = 0,0001).
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của AFP trong đánh giá đáp ứng trên bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát điều trị bằng phương pháp nút mạch hóa chất (Transarterial chemoembolization), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 284
GIÁ TRỊ CỦA AFP TRONG ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG TRÊN BỆNH NHÂN
UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT
ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT MẠCH HÓA CHẤT
(TRANSARTERIAL CHEMOEMBOLIZATION)
Lê Xuân Trường*, Bùi Thị Hồng Châu*, Trần Thị Thu Thảo**, Phan Thị Danh***
TÓM TẮT
Mở đầu: TACE là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn đối với những bệnh nhân ung thư tế bào gan
nguyên phát (UTTBGNP) không còn chỉ định phẫu thuật(9). Đặc điểm của phương pháp điều trị này là đánh
giá đáp ứng sau mỗi đợt TACE là rất quan trọng. AFP là dấu ấn sinh học xuất hiện trong huyết thanh trong
một số tình trạng bệnh lý, đặc biệt là UTTBGNP. Vậy AFP thay đổi bao nhiêu thì có giá trị cho đánh giá đáp
ứng điều trị của bệnh nhân.
Mục tiêu: Khảo sát giá trị của AFP trong đánh giá đáp ứng sau điều trị bằng phương pháp TACE trên
bệnh nhân UTTBGNP.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt dọc. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy
trên 397 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là UTTBGNP và được điều trị bằng phương pháp TACE từ tháng
9/2009 đến tháng 8/2010.
Kết quả: Trước TACE, UTTBGNP có mức AFP≥ 1000 ng/ml chiếm 35,5%, AFP ≥ 500 ng/ml chiếm
44,3%. Trong nhóm kích thước khối u ≤ 3,5 cm thì số bệnh nhân có AFP < 1000 ng/ml chiếm nhiều nhất 79%.
Tỷ lệ AFP ≥ 1000 ng/ml ở nhóm có kích thước > 3,5 cm là 42,1% cao hơn nhóm có kích thước ≤ 3,5 cm chiếm
21% ( p < 0,05). Những bệnh nhân có 1 khối u (n=162) thì AFP phân bố chủ yếu ở mức tăng ít (20 - <100
ng/ml) là 34,6 % và ở mức tăng rất cao (≥ 1000 ng/ml) là 35,2%. Trong khi đó, những bệnh nhân có nhiều hơn
3 khối u (n=154) thì chủ yếu có hàm lượng AFP ≥ 1000 ng/ml, chiếm 42,2%, có mối liên hệ về kích thước, số
lượng khối u và hàm lượng AFP trước TACE ( p < 0,05). Kết quả sau TACE cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có đáp
ứng với điều trị TACE lần 1 là 36,8% (n=146), tỷ lệ bệnh nhân không đáp ứng với điều trị TACE lần 1 là
63,2% (n=251). AFP trung bình trước TACE ở nhóm có đáp ứng là 191,7 ng/ml thấp hơn so với nhóm không
đáp ứng điều trị là 203,2 ng/ml. AFP sau TACE ở nhóm có đáp ứng là 131,3 ng/ml thấp hơn so với nhóm không
đáp ứng điều trị 238,4 ng/ml. Giá trị AFP thay đổi được biểu diễn bằng đường cong ROC với điểm cắt là AFP
giảm 46,5%, diện tích dưới đường cong là 0,844 ( p = 0,0001).
Kết luận: AFP thay đổi có giá trị tốt trong đánh giá đáp ứng sau TACE.
Từ khóa: TACE (Transarterial chemoembolization), AFP (Alpha-Fetoprotein)
*Bộ môn Hóa sinh - ĐH Y Dược TP.HCM ** Bộ môn Hóa sinh – Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
***Khoa Hóa sinh – BV Chợ Rẫy
Địa chỉ liên hệ : ThS.BS. Lê Xuân Trường ĐT: 01269872057 Email: lxtruong57@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 285
ABSTRACT
THE VALUE OF AFP IN EVALUATING RESPONSE OF HEPATOCELLULAR CARCINOMA
TREATED BY TACE (TRANSARTERIAL CHEMOEMBOLIZATION)
Le Xuan Truong, Bui Thi Hong Chau, Tran Thi Thu Thao, Phan Thi Danh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 284 - 290
Background: TACE is an effective and safe treatment of hepatocellular carcinoma (H.C.C.) not indicated for
surgery(9). The characteristic of this method that is to evaluate response after TACE is important. AFP is marker
biology in serum that appeared in some diseases, especially in H.C.C.(11). Therefore, our purpose is evaluate of
which AFP-level changes will be valuable to response of treament.
Objective: To define the value of AFP in evaluating response of H.C.C. treated by TACE.
Methods: Prospective longitudinal observational study. This study has been performed in Cho Ray hospital
from September 2009 to August 2010 on 397 patients with hepatocellular carcimoma treated by TACE.
Results: Before using TACE, the incidence of H.C.C in AFP ≥ 1000 ng/ml was 35.5%, AFP ≥ 500 ng/ml
was 44.3%. In the tumor diameter ≤ 3.5 cm group, the incidence of patients in AFP < 1000 ng/ml was highest
79%. The incidence AFP ≥ 1000 ng/ml in the tumor diameter > 3,5 cm group was 42.1% high than the tumor
diameter ≤ 3.5 cm group was 21% (p < 0.05). The patients had one tumor (n=162), AFP 20 - <100 ng/ml was
34.6 % and ≥ 1000 ng/ml was 35.2%. While the patients who have more than three tumors (n=154), AFP ≥ 1000
ng/ml was 42.2%. There is the connection between tumor diameter, a number of tumors and the concentration
AFP before using TACE (p < 0.05). After treating with TACE, the incidence of patients responded to treatment
with TACE in the first time was 36.8% (n=146), not responded 63,2% (n=251). Mean concentration of AFP
before using TACE in group patients responded to treatment by TACE was 191.7 ng/ml lower than the group
patients not responded 203.2 ng/ml. Mean concentration of AFP after TACE in group patients responded to
treatment by TACE was 131.3ng/ml lower than the group patients not responded 238.4ng/ml. The change of the
value of AFP has been shown by the ROC curve with the best cutpoint of AFP decreased 46.5%, area under the
curve was 0.844 ( p = 0,0001).
Conclusion: The change of value of AFP has been well in evaluation of response of H.C.C. treated by
TACE
Keywords: TACE (Transarterial chemoembolization), AFP (Alpha-Fetoprotein)
MỞ ĐẦU
Ung thư tế bào gan nguyên phát
(UTTBGNP) là bệnh rất thường gặp, đứng hàng
thứ sáu trong các bệnh ung thư trên thế giới. Ở
Việt Nam UTTBGNP là nguyên nhân gây tử
vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư phổi và ung
thư dạ dày(15). Điều trị bằng phẫu thuật là
phương pháp điều trị triệt để cho bệnh nhân
UTTBGNP. Tuy nhiên, có nhiều lý do bệnh nhân
không có chỉ định phẫu thuật hoặc bệnh nhân từ
chối phẫu thuật nên các phương pháp điều trị
không phẫu thuật được áp dụng như: nút mạch
hóa chất (TACE), tiêm ethanol qua da, phá hủy
u gan bằng sóng cao tần, kết hợp nút mạch hóa
chất và tiêm ethanol qua da
Trong đó, TACE là phương pháp điều trị
hiệu quả và an toàn đối với những bệnh nhân
không còn chỉ định phẫu thuật, từ chối phẫu
thuật hoặc tái phát sau phẫu thuật(9). Đặc điểm
của phương pháp điều trị này là đánh giá đáp
ứng sau mỗi đợt TACE là rất quan trọng. AFP là
dấu ấn sinh học đã được khẳng định rất nhiều
trong việc sàng lọc những bệnh nhân có nguy cơ
mắc bệnh UTTBGNP(11). Vậy AFP thay đổi bao
nhiêu thì có giá trị cho đánh giá đáp ứng điều trị
của bệnh nhân.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 286
Mục tiêu
Khảo sát giá trị của AFP trong đánh giá đáp
ứng sau điều trị bằng phương pháp TACE trên
bệnh nhân UTTBGNP.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
397 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là
UTTBGNP và được điều trị bằng phương pháp
TACE tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2009 đến
tháng 8/2010. Bệnh nhân được chọn vào mẫu
phải được chẩn đoán xác định là UTTBGNP và
được chỉ định điều trị bằng phương pháp TACE,
có AFP trước TACE > 20 ng/ml.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác ngoài
gan hoặc quá chỉ định TACE, không được làm
xét nghiệm AFP đủ 2 lần: trước và sau điều trị
TACE.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt dọc.
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được
định lượng AFP huyết thanh đủ 2 lần, trước khi
điều trị bằng phương pháp TACE và lúc bệnh
nhân tái khám, cùng thời điểm với chụp CT
Scan để đánh giá hiệu quả sau TACE (1 tháng
sau TACE). Định lượng AFP huyết thanh được
tiến hành trên máy KRYPTOR của hãng
BRAHMS - Đức.
Kết quả đáp ứng sau điều trị của bệnh nhân
được đánh giá theo tiêu chuẩn RECIST (tiêu
chuẩn đánh giá đáp ứng dành cho khối u đặc)
của WHO kết hợp với khả năng hấp thu thuốc
của khối u (dựa trên hình ảnh CT Scan sau
TACE). Chia làm 4 mức độ đáp ứng như sau (1):
- Đáp ứng hoàn toàn: sự biến mất hoàn toàn
của tất cả các tổn thương u trước đó.
- Đáp ứng một phần: sự giảm ≥ 50% về kích
thước khối u so với trước điều trị, hoặc khả năng
ngấm thuốc của khối u ≥ 70%.
- Bệnh không thay đổi: kích thước khối u
giảm < 50% hoặc tăng < 25% so với trước điều
trị, hoặc khả năng ngấm thuốc của khối u < 70%.
- Bệnh tiến triển: kích thước khối u tăng ≥
25% hoặc xuất hiện tổn thương mới.
Trong nghiên cứu này, để thuận lợi cho việc
phân tích số liệu cũng như bám sát đánh giá trên
thực tế lâm sàng chúng tôi quy ước kết quả sau
điều trị chia thành 2 loại: đáp ứng với điều trị
bao gồm: đáp ứng hoàn toàn hoặc đáp ứng một
phần theo tiêu chuẩn trên và không đáp ứng với
điều trị bao gồm: bệnh không thay đổi hoặc
bệnh tiến triển theo tiêu chuẩn trên.
Phân loại hàm lượng AFP huyết thanh
Chúng tôi áp dụng dựa trên cách phân loại
của tác giả Vũ Văn Khiên (theo Dominique
Franco - 1984) như sau:
- Hàm lượng AFP tăng nhẹ: 21 - < 100 ng/ml.
- Hàm lượng AFP tăng vừa: 100 - < 500
ng/ml.
- Hàm lượng AFP tăng cao: 500 - < 1000
ng/ml.
- Hàm lượng AFP tăng rất cao: ≥ 1000 ng/ml.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Tuổi thường gặp là 59 với độ lệch chuẩn 12,5.
Trong đó, tuổi nhỏ nhất là 22 và tuổi lớn nhất 89.
Sự khác biệt về nhóm tuổi trong bệnh lý
UTTBGNP phụ thuộc vào vùng địa lý và dịch tể
nhiễm HBV, HCV(10). Tại Châu Phi và Châu Á
thường gặp 40 – 50 tuổi. Tại Việt Nam thường
gặp 50 – 70 (12), theo thống kê của Đặng Vạn
Phước tuổi > 40 chiếm 64,7%(4). Trong mẫu nghiên
cứu của chúng tôi, tuổi trung bình 59 tuổi giống
với tác giả Chung J.W(3) và Tống Nguyễn Diễm
Hồng(12) đều có độ tuổi trung bình là 58.
UTTBGNP thường gặp ở nam hơn nữ
nhưng tỷ lệ nam/ nữ cũng khác nhau tùy vùng
địa lý(10). Tại Mỹ, tỷ lệ nam/ nữ là 2,8/1. Tại các
nước có nguy cơ cao như Trung Quốc, Nhật và
một số nước Châu Phi, tỷ lệ nam/ nữ là 8/1.
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam/
nữ là 4,4/1. Tỷ lệ này phù hợp với các nghiên
cứu trong nước khác của Vũ Văn Khiên(14) và
Tống Nguyễn Diễm Hồng(12).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 287
Sự phân bố AFP trước TACE
Bảng 1: Hàm lượng AFP huyết thanh ở bệnh nhân
UTTBGNP
Số bệnh nhân
AFP (ng/ml) n %
21 - < 100 116 29,2
100 - < 500 105 26,4
500 - < 1000 35 8,8
≥ 1000 141 35,5
Tổng cộng 397 100
UTTBGNP có mức AFP tăng rất cao (≥ 1000
ng/ml) là 141 bệnh nhân (35,5%) chiếm tỷ lệ khá
cao. Những bệnh nhân có AFP ≥ 500ng/ml
chiếm 44,3%.
Mối liên quan giữa AFP và kích thước
khối u ở gan
Sự phân bố kích thước khối u theo AFP
Bảng 2: Sự phân bố kích thước khối u theo AFP
AFP (ng/ml) Kích
thước
khối u
(cm)
20 - <100
(%)
100 - <
500 (%)
500 -
<1000 (%)
≥1000
(%)
Tổn
g
cộn
g
≤ 5 93 (80,2) 76 (72,4) 24 (68,6) 80 (56,7) 273
5 – 10 23 (19,8) 24 (22,9) 10 (28,6) 57 (40,4) 114
> 10 0 (0) 5 (50) 1 (2,8) 4 (2,8) 10
Tổng cộng 116 (100) 105 (100) 35 (100) 141 (100) 397
Trong nhóm bệnh nhân có AFP tăng ít (20 - <
100 ng/ml), những u có kích thước ≤ 5cm chiếm
tỷ lệ khá cao 80,2%.
Mối liên quan giữa AFP và kích thước khối u
Bảng 3: Mối liên quan giữa AFP và kích thước khối
u
Kích thước AFP (ng/ml)
khối u (cm) <1000 (%) ≥1000 (%) Tổng cộng
Giá trị
p**
≤ 3,5 98 (79) 26 (21) 124 (100)
> 3,5 158 (57,9) 115 (42,1) 273 (100)
Tổng cộng 256 141 397 (100)
0,000
(**) Kiểm định Chi bình phương
Trong nhóm kích thước khối u ≤ 3,5 cm thì
số bệnh nhân có AFP < 1000 ng/ml chiếm nhiều
nhất 79%.
Tỷ lệ AFP ≥ 1000 ng/ml ở nhóm có kích
thước > 3,5 cm là 42,1% cao hơn nhóm có kích
thước ≤ 3,5 cm chiếm 21%. Và sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Mối liên quan giữa AFP và số lượng u
Sự phân bố AFP theo số lượng u
Bảng 4: Sự phân bố AFP theo số lượng u
AFP (ng/ml)
Số
lượng
khối u
20 - <100
(%)
100 - <500
(%)
500 -
<1000
(%)
≥ 1000
(%)
Tổng
cộng
1 56 (34,6) 36 (22,2) 13 (8) 57 (35,2) 162 (100)
2 26 (32,1) 27 (33,3) 9 (11,1) 19 (23,5) 81 (100)
≥ 3 34 (22,1) 42 (27,3) 13 (8,4) 65 (42,2) 154 (100)
Tổng 116 105 35 141 397 (100)
Những bệnh nhân có 1 khối u thì AFP phân
bố chủ yếu ở mức tăng ít (20 - <100 ng/ml) là 34,6
% và ở mức tăng rất cao (≥ 1000 ng/ml) là 35,2%.
Trong khi đó, những bệnh nhân có nhiều hơn 3
khối u thì chủ yếu có hàm lượng AFP ≥ 1000
ng/ml, chiếm 42,2%. Mối liên quan giữa AFP và
số lượng u
Bảng 5: Mối liên quan giữa hàm lượng AFP và số
lượng u
AFP (ng/ml) Số lượng
khối u < 1000 (%) ≥ 1000 (%) Tổng cộng Giá trị p**
1 105 (64,8) 57 (35,2) 162 (100)
2 62 (76,5) 19 (23,5) 81 (100)
≥ 3 89 (57,8) 65 (42,2) 154 (100)
0,017
Tổng 256 141 397 (100)
(**) Kiểm định Chi bình phương
Theo bảng 3.10 có mối liên hệ về số lượng
khối u và hàm lượng AFP trước TACE, điều này
có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 288
Sự phân bố và mối liên quan giữa AFP và
kích thước khối u gan khi bệnh nhân có 1
khối u
Bảng 6: Mối liên quan giữa hàm lượng AFP và kích
thước khối u trong trường hợp bệnh nhân
UTTBGNP chỉ có 1 khối u.
AFP (ng/ml) Kích thước
khối u (cm) < 1000 (%) ≥ 1000 (%)
Tổng
cộng
Giá trị
P**
≤ 3,5 37 (35,2) 10 (17,5) 47
> 3,5 68 (64,8) 47 (82,5) 115
Tổng cộng 105(100) 57 (100) 162
0,018
(**) Kiểm định Chi bình phương
Đối với nhóm bệnh nhân chỉ có 1 khối u và
có hàm lượng AFP ≥ 1000 ng/ml ta thấy kích
thước u > 3,5 cm chiếm 82,5% cao hơn số bệnh
nhân có kích thước < 3,5 cm, sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê p <0,05.
Theo bảng 1 cho thấy hàm lượng AFP ≥ 500
ng/ml chiếm 176 trường hợp (44,3%) thấp hơn
so với Vũ Văn Khiên 58,4%(14). Hàm lượng AFP ≥
400 ng/ml chiếm 46,9%, thấp hơn Trương Tâm
Thư 59,3% và Tống Nguyễn Diễm Hồng
54%(12,13).
Vì thời gian nhân đôi AFP liên quan chặt chẽ
với thời gian nhân đôi của khối u nên hàm
lượng AFP thường liên quan với kích thước của
khối u. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hàm
lượng AFP có liên quan chặt chẽ với kích thước
và số lượng khối u. Điều này cũng phù hợp với
các tác giả khác(8,13,14).
Ngoài ra, kết quả cho thấy những bệnh nhân
chỉ có 1 khối u và có hàm lượng AFP tăng rất cao
(≥1000 ng/ml) chiếm tỷ lệ khá cao 82,5%. Điều
này có thể giải thích do những bệnh nhân có 1
khối u thì đa số có kích thước lớn (> 3,5 cm) nên
hàm lượng AFP tăng ở mức ≥1000 ng/ml .
Giá trị của AFP trong đánh giá đáp ứng sau
TACE
Kết quả sau TACE lần 1
Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng của
WHO và kết hợp với khả năng ngấm thuốc của
khối u. Kết quả sau TACE lần 1 ở 397 bệnh nhân
như sau:
Bảng 7: Kết quả sau TACE
Số bệnh nhân
n %
Có đáp ứng 146 36,8
Không đáp ứng 251 63,2
Tổng cộng 397 100
Kết quả sau TACE cho thấy tỷ lệ bệnh nhân
có đáp ứng với điều trị TACE lần 1 là 36,8%
(n=146), tỷ lệ bệnh nhân không đáp ứng với điều
trị TACE lần 1 là 63,2% (n=251).
So sánh hàm lượng AFP trước TACE, hàm
lượng AFP sau TACE và hàm lượng AFP thay
đổi so với trước điều trị ở 2 nhóm bệnh nhân:
có đáp ứng và không đáp ứng sau điều trị
Bảng 8: So sánh hàm lượng AFP trước TACE ở
nhóm có đáp ứng và không đáp ứng sau điều trị
Kết quả
Số bệnh
nhân
AFP trung bình
(ng/ml)
Giá trị
p***
Có đáp ứng 146 191,7
Không đáp ứng 251 203,2
0,335
(***) Kiểm định Mann-Whitney U
AFP trung bình trước TACE ở nhóm có đáp
ứng là 191,7 ng/ml thấp hơn so với nhóm bệnh
nhân không đáp ứng điều trị là 203,2 ng/ml. Sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 9: So sánh hàm lượng AFP sau TACE ở nhóm
có đáp ứng và không đáp ứng sau điều trị
Kết quả
Số bệnh
nhân
AFP trung bình
(ng/ml)
Giá trị
p***
Có đáp ứng 146 131,3
Không đáp ứng 251 238,4
< 0,05
(***) Kiểm định Mann-Whitney U
AFP sau TACE ở nhóm có đáp ứng là 131,3
ng/ml thấp hơn so với nhóm bệnh nhân không
đáp ứng điều trị 238,4 ng/ml. Sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê.
Giá trị của AFP thay đổi trong đánh giá
đáp ứng sau TACE
Giá trị AFP thay đổi trong đánh giá đáp ứng
sau điều trị được biểu diễn bằng đường cong
ROC sau:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 289
Biểu đồ 1: Đường cong ROC của AFP thay đổi trong đánh giá đáp ứng sau điều trị TACE
Điểm cắt là AFP giảm 46,5%. Diện tích dưới
đường cong là 0,844 và dao động từ 0,805 đến
0,878 khi KTC là 95% với mức ý nghĩa p =
0,0001. %AFP thay đổi có giá trị trong đánh giá
đáp ứng sau điều trị với p < 0,05.
Độ nhạy, độ đặc hiệu, tỷ số khả dĩ dương, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của
AFP thay đổi trong đánh giá đáp ứng sau điều trị
Bảng 10: Giá trị AFP thay đổi
%AFP giảm
Độ nhạy
(KTC 95%)
Độ đặc hiệu
(KTC 95%)
TSKD+
(KTC 95%)
GTTĐ+
(KTC 95%)
GTTĐ –
(KTC 95%)
≤ 0,465*
74,1
(68,2 - 79,4)
83,8
(76,5 - 89,2)
4,5
(4,1 - 5)
88,6
(83,5 -92,5)
65,2
(57,9 - 72)
≤ 0,5
75,7
(69,9 - 80,9)
80,1
(72,7 - 86,3)
3,8
(3,4 - 4,2)
86,8
(81,5 -90,9)
65,7
(58,3 - 72,7)
(*) Điểm cắt để có độ nhạy, độ đặc hiệu cùng cao nhất theo số liệu thu thập được.
Khi điều trị có hiệu quả thì AFP sau điều trị
sẽ giảm. Tuy nhiên, đặc điểm về yếu tố cơ địa
trên mỗi bệnh nhân là khác nhau. Do đó khả
năng hấp thu và thải trừ thuốc, hóa chất tiêm
vào trên mỗi bệnh nhân riêng biệt cũng khác
nhau. Chính vì vậy, mức độ thay đổi AFP giữa
trước và sau TACE trên từng bệnh nhân phản
ánh khả năng đáp ứng với điều trị một cách
chính xác hơn.
Phân tích đường cong ROC của AFP thay
đổi cho thấy, với điểm cắt 46,5% thì độ nhạy, độ
đặc hiệu để phát hiện những trường hợp chưa
có đáp ứng sau điều trị lần lượt là 74,1% và
83,8%. Tuy nhiên, với mục đích dễ ứng dụng
trên lâm sàng và tăng khả năng phát hiện bệnh
nhân không đáp ứng điều trị, chúng tôi nêu ra
điểm cắt thích hợp hơn là: AFP giảm ≤ 50%. Với
điểm cắt này, khả năng phát hiện những bệnh
nhân không đáp ứng với độ nhạy là 75,7% và độ
đặc hiệu là 80,1%.
Một bệnh nhân sau TACE có AFP giảm ≤
50%, khả năng bệnh nhân không đáp ứng với
điều trị là 86,8%, cao gấp 3,8 lần so với bệnh
nhân có AFP giảm > 50%. Khi AFP giảm > 50%,
Đ
ộ
nh
ạy
100 - Độ đặc hiệu
Độ nhạy : 74,1
Độ đặc hiệu : 83,6
Điểm cắt : 0,465
%AFP thay đổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 290
khả năng bệnh nhân có đáp ứng với TACE là rất
cao 65,7%. Với các giá trị về độ nhạy, độ đặc
hiệu như trên, cho thấy %AFP thay đổi rất có giá
trị trong đánh giá đáp ứng của bệnh nhân
UTTBGNP.
Kết quả cho thấy % AFP thay đổi rất có giá
trị trong đánh giá đáp ứng sau TACE. Điều này
cũng phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu
khác trong và ngoài nước (8), (5), (7), (6), (2).
KẾT LUẬN
AFP thay đổi có giá trị tốt trong đánh giá
đáp ứng sau TACE.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bruix J. and Sherman M. (2005). "Management of
hepatocellular carcinoma." Hepatology 42(5): 1208-36.
2. Chan S.L., Mo F.K., et al. (2009). "New utility of an old
marker: serial alpha-fetoprotein measurement in predicting
radiologic response and survival of patients with
hepatocellular carcinoma undergoing systemic
chemotherapy." J Clin Oncol 27(3): 446-52.
3. Chung. J. W, Kim. H.C, et al. (2006). "Transcatherter Arterial
Chemoembolization of Hepatocellular Carcinoma:
Prevalence and Causetive Factors of Extrahepatic Collateral
Arteries in 479 Patients." Korean J Radiol 7(4): 257 - 266
4. Đặng Vạn Phước, Võ Hội Trung Trực và cộng sự. (2001).
"Đánh giá sơ bộ kết quả 1 năm điều trị và theo dõi của
phương pháp thuyên tắc hóa qua động mạch trên bệnh nhân
ung thư tế bào gan nguyên phát." Kỷ yếu các công trình nghiên
cứu khoa học, Hội nghị khoa học tiêu hóa toàn quốc lần 7 - tháng
6/2001: 63 - 69.
5. Han K., B., George N.T., et al. (2007). "Preoperative alpha-
fetop