Giá trị của thang điểm PRISM II trong đánh giá độ nặng trên bệnh nhân sốc sốt xuất huyết Dengue

Đặt vấn đề-mục tiêu: Sốc sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh những dạng bệnh nhẹ điều trị đơn giản theo phác đồ còn có những dạng bệnh nặng điều trị khó khăn tốn kém. Thang điểm PRISM II (Pediatric Risk of Mortality II) đánh giá mức độ bệnh nặng khá chính xác. Nghiên cứu này nhằm xác định giá trị của thang điểm PRISM II trong đánh giá độ nặng trên bệnh nhân (BN) sốc SXH-D nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh từ 01/04/2009 đến 31/03/2010. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả và phân tích. Kết quả: Có 104 BN SXH độ III và 25 BN SXH độ IV được đưa vào nghiên cứu. Có 2 bệnh nhân tử vong. Có sự khác biệt về trung bình điểm số PRISM II giữa các nhóm sống (5,43 ± 5,08) và tử vong (13,5 ± 2,12), độ III (3,5 ± 2,88) và độ IV (14,08 ± 3,33), độ III không truyền đại phân tử (ĐPT) (2,98 ± 2,44) và độ III có ĐPT (4,20 ± 3,30). Có sự khác biệt về trung bình điểm số PRISM II tăng dần theo mức độ nặng giữa các nhóm; độ III không ĐPT (2,98 ± 2,44), độ III có ĐPT không tái sốc (3,77 ± 3,16), độ III có ĐPT tái sốc không tử vong (4,67 ± 2,99), độ III có ĐPT tái sốc tử vong (12), độ IV không tái sốc (13,89 ± 3,46), độ IV tái sốc không tử vong (14,60 ± 3,44), độ IV tái sốc tử vong (15). Thang điểm PRISM II cho thấy có sự phân cách rõ giữa các nhóm sốt xuất huyết độ III-độ IV, độ IV không tái sốc - độ IV tái sốc qua diện tích dưới đường cong ROC lần lượt là 0,985 và 0,922. Thang điểm PRISM II có giá trị trong đánh giá mức độ nặng trên bệnh nhân sốc SXH qua khả năng phân cách giữa nhóm sống và tử vong với diện tích dưới đường cong ROC là 0,888 và khả năng định cỡ cho thấy sự phù hợp tương đối giữa tử vong quan sát và tử vong dự đoán. Kết luận: Thang điểm PRISM II có giá trị trong việc đánh giá mức độ nặng trên bệnh nhân sốc sốt xuất huyết Dengue.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của thang điểm PRISM II trong đánh giá độ nặng trên bệnh nhân sốc sốt xuất huyết Dengue, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 313 GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM PRISM II TRONG ĐÁNH GIÁ ĐỘ NẶNG TRÊN BỆNH NHÂN SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Phạm Thị Đức Lợi*, Đoàn Thị Ngọc Diệp** TÓM TẮT Đặt vấn đề-mục tiêu: Sốc sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh những dạng bệnh nhẹ điều trị đơn giản theo phác đồ còn có những dạng bệnh nặng điều trị khó khăn tốn kém. Thang điểm PRISM II (Pediatric Risk of Mortality II) đánh giá mức độ bệnh nặng khá chính xác. Nghiên cứu này nhằm xác định giá trị của thang điểm PRISM II trong đánh giá độ nặng trên bệnh nhân (BN) sốc SXH-D nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh từ 01/04/2009 đến 31/03/2010. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả và phân tích. Kết quả: Có 104 BN SXH độ III và 25 BN SXH độ IV được đưa vào nghiên cứu. Có 2 bệnh nhân tử vong. Có sự khác biệt về trung bình điểm số PRISM II giữa các nhóm sống (5,43 ± 5,08) và tử vong (13,5 ± 2,12), độ III (3,5 ± 2,88) và độ IV (14,08 ± 3,33), độ III không truyền đại phân tử (ĐPT) (2,98 ± 2,44) và độ III có ĐPT (4,20 ± 3,30). Có sự khác biệt về trung bình điểm số PRISM II tăng dần theo mức độ nặng giữa các nhóm; độ III không ĐPT (2,98 ± 2,44), độ III có ĐPT không tái sốc (3,77 ± 3,16), độ III có ĐPT tái sốc không tử vong (4,67 ± 2,99), độ III có ĐPT tái sốc tử vong (12), độ IV không tái sốc (13,89 ± 3,46), độ IV tái sốc không tử vong (14,60 ± 3,44), độ IV tái sốc tử vong (15). Thang điểm PRISM II cho thấy có sự phân cách rõ giữa các nhóm sốt xuất huyết độ III-độ IV, độ IV không tái sốc - độ IV tái sốc qua diện tích dưới đường cong ROC lần lượt là 0,985 và 0,922. Thang điểm PRISM II có giá trị trong đánh giá mức độ nặng trên bệnh nhân sốc SXH qua khả năng phân cách giữa nhóm sống và tử vong với diện tích dưới đường cong ROC là 0,888 và khả năng định cỡ cho thấy sự phù hợp tương đối giữa tử vong quan sát và tử vong dự đoán. Kết luận: Thang điểm PRISM II có giá trị trong việc đánh giá mức độ nặng trên bệnh nhân sốc sốt xuất huyết Dengue. Từ khóa: sốc sốt xuất huyết Dengue, thang điểm PRISM II. ABSTRACT VALIDITY OF PRISM II SCORE IN EVALUATING SEVERITY OF DENGUE SHOCK SYNDROME IN CHILDREN Pham Thi Duc Loi Doan Thi Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 313 - 319 Background – Objectives: Dengue Shock Syndrome (DSS) is one of the most popular causes of mortality in children if it is not diagnosed and treated at the appropriate time for children. However, there are mild conditions which require simple treatment and there are severe conditions which are difficult to treat and costly. The PRISM II score shows different severity levels of the condition fairly exactly. Our research is to determine the validity of the PRISM II score in evaluating severity of children with Dengue shock syndrome (DSS) admitted in the Emergency Ward of Children Hospital No 2 in HCM city from 01/04/2009 to 31/04/2010. Method: prospective study. * Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2. **Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y Dược TPHCM. Tác giả liên lạc: Bác sĩ CK2 Phạm Thị Đức Lợi ĐT: 0984135069 Email: ptdl07@yahoo.com. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 314 Results: There were 104 children with DSS grade III and 25 children with DSS grade IV enrolled in study. The PRISM II score (mean ± SD) showed significant difference between survival group (5,43 ± 5,08) and died group (13,5 ± 2,12), grade III group (3,5 ± 2,88) and grade IV group (14,08 ± 3,33), grade III without colloid perfusion group (2,98 ± 2,44) and grade III with colloid perfusion group (4,20 ± 3,30). There were significant differences of the PRISM II score (mean ± SD) in increasing severity of groups; grade III without colloid perfusion group (2,98 ± 2,44), grade III with colloid without relapsing shock group (3,77 ± 3,16), grade III with colloid relapsing shock and survival group (4,67 ± 2,99), grade III with colloid relapsing shock and died group (12), grade IV without relapsing shock group (13,89 ± 3,46), grade IV with relapsing shock and survival group (14,60 ± 3,44), grade IV with relapsing shock and died group (15). Receiver operating characteristic (ROC) curve for the PRISM II score showed good discrimination (Az= 0,985) for discerning grade III group from grade IV group, (Az= 0,922) for discerning grade IV without relapsing shock group from grade IV with relapsing shock group. The PRISM II score have validity in evaluating severity level of children with DSS by showing good discriminative power for discerning survival group from died group with the area under ROC curve being 0,888 and calibration presenting the relative agreement of observed and expected (predicted) mortality rates. Conclusion: The PRISM II score is a good tool of severity assessment for DSS in children. Keywords: Dengue shock syndrome, PRISM II score. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốc sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên bên cạnh những dạng bệnh nhẹ điều trị đơn giản theo phác đồ còn có những dạng bệnh nặng điều trị khó khăn tốn kém đó là tình trạng tái sốc sốc kéo dài cần truyền đại phân tử (ĐPT). Chính những dạng bệnh nặng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể diễn tiến đến tử vong. Đánh giá chính xác mức độ bệnh nặng là vấn đề luôn được các bác sĩ hồi sức cấp cứu quan tâm.Trên quan niệm bất cứ bệnh nặng nào dù lứa tuổi nào khi đã vào cấp cứu luôn có những rối loạn sinh lý cần được điều trị chăm sóc tích cực và đây cũng chính là đặc thù của khoa hồi sức cấp cứu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đặc biệt là các nước Âu Mỹ cho thấy thang điểm PRISM II (Pediatric Risk of Mortality II) gồm 14 biến số và 23 phạm vi đánh giá mức độ bệnh nặng khá chính xác cho biết hiệu năng hoạt động của một khoa và là thước đo chuẩn so sánh giữa các khoa hồi sức cấp cứu(178). Vậy thang điểm PRISM II có đánh giá được mức độ nặng của sốc SXH-D hay không? Do đó chúng tôi tiến hành đề tài này để xác định khả năng đánh giá độ nặng của thang điểm PRISM II ở trẻ 1 tháng đến 15 tuổi bị sốc SXH-D nhập khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2. Mục tiêu tổng quát Xác định giá trị của thang điểm PRISM II trong đánh giá độ nặng trên bệnh nhân sốc sốt xuất huyết Dengue nhập khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/04/2009 đến 31/03/2010. Mục tiêu chuyên biệt Xác định trung bình điểm số PRISM II của các nhóm sốt xuất huyết: sống - tử vong độ III - độ IV độ III không đại phân tử - độ III có đại phân tử. Xác định trung bình điểm số PRISM II theo độ nặng tăng dần của các nhóm sốt xuất huyết. Xác định khả năng phân cách của thang điểm PRISM II giữa các nhóm sốt xuất huyết độ III-độ IV độ III không đại phân tử - độ III có đại phân tử độ III không tái sốc - độ III tái sốc độ IV không tái sốc - độ IV tái sốc. Xác định giá trị của thang điểm PRISM II qua khả năng phân cách và khả năng định cỡ của nhóm sống và tử vong. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 315 PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thiết kế Tiền cứu mô tả và phân tích. Đối tượng Tất cả các trẻ được chẩn đoán SXH độ III IV nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/4/2009 đến 31/3/2010. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân được điều trị sốc từ tuyến trước hoặc có bất thường bệnh lý khác đi kèm như bệnh tim phổi gan mật thần kinh. Thu thập số liệu Các biến số lâm sàng cận lâm sàng và thang điểm PRISM II được tính lúc vừa vào sốc. Định nghĩa biến số Độ III có đại phân tử (ĐPT) không tái sốc bao gồm những BN được truyền ĐPT do sinh hiệu không ổn định trong 6 giờ đầu hoặc sau khi mạch huyết áp ổn định ≥ 6 giờ bệnh nhân có ói đau bụng Hct tăng gần giá trị lúc vào sốc ban đầu mạch tăng trên giá trị bình thường theo tuổi và huyết áp ổn định. Độ III có ĐPT tái sốc bao gồm những BN có sốc xảy ra trở lại sau khi mạch huyết áp ổn định ≥ 6 giờ. Xử lý số liệu Số liệu được nhập bằng phần mềm EPI - INFO 6.04B phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 11.0 theo các bước sau: So sánh trung bình điểm số PRISM II giữa các nhóm bằng phép kiểm Anova F test. Xác định khả năng phân cách của các nhóm SXH thông qua khảo sát đường cong và diện tích dưới đường cong ROC của trung bình điểm số PRISM II giữa các nhóm. Xác định giá trị của thang điểm PRISM II bằng khảo sát đường cong và diện tích dưới đường cong ROC giữa nhóm sống - tử vong và so sánh xác suất xảy ra tử vong được tính theo thang điểm với tỉ lệ quan sát thực tế trên bệnh nhân. Bảng 1: Bảng điểm PRISM II (8). Biến số Giới hạn Điểm 1.HAtâmthu (mmHg) ≤ 1 tuổi 130-160 55-65 > 160 40-54 < 40 > 1 tuổi 150-200 65-75 > 200 50-64 < 50 2 2 6 6 7 2.HAtâm trương (mmHg) >110 6 3.Nhịptim (lần/phút) ≤ 1 tuổi > 160 < 90 > 1 tuổi > 150 < 80 4 4 4.Nhịpthở (lần/phút) 61-90 > 90 Ngưng thở 51-70 > 70 Ngưng thở 1 5 5 5.PaO2/FiO2 200-300 < 200 2 3 6.PaCO2 (mmHg) 51-65 > 65 1 5 7.Điểm Glassgow < 8 6 8.Đồng tử Không bằng hoặc dãn Cố định & dãn 4 10 9.PT hoặc APTT > 1.5 x chứng 2 10.Bilirubin total (mg/dl) > 3.5 6 11.Kali (mEq/l) 3.0-3.5 6.5-7.5 < 3.0 > 7.5 1 1 5 5 12.Canci toàn phần (mEq/l) 3.5-4.0 6-7.5 < 3.5 >7.5 2 2 6 6 13.Đường huyết (mg%) 40-60 250-400 < 40 > 400 4 4 8 8 14.Bicarbonate (mEq/l) < 16 > 32 3 3 Tổng KẾT QUẢ Có 129 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu trong đó có 77 nam (597%) và 52 nữ (403%). Tuổi nhỏ nhất là 9 tháng và cao nhất là 15 tuổi lứa tuổi thường gặp nhất là 5-9 tuổi (473%) 15 BN béo phì (116%) với BMI > bách phân vị thứ 95. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 316 Phân bố trung bình điểm số PRISM II của các nhóm Trung bình điểm số PRISM II của nhóm tử vong cao hơn nhóm sống độ IV cao hơn độ III độ III có ĐPT cao hơn độ III không ĐPT (KĐPT) một cách có ý nghĩa thống kê (Anova F test p<005). Bảng 2: Trung bình điểm số PRISM II của các nhóm. Nhóm bệnh nhân Số ca (n) (tỷ lệ %) Điểm PRISM II KTC 95% Anova F test Sống 127 (98,4%) 5,43 ± 5,08 4,53 - 6,32 5,018 Tử vong 2 (1,6%) 13,5 ± 2,12 5,56 - 32,56 p < 0,027 Độ III 104 (80,6) 3,5 ± 2,88 2,94 - 4,06 255,404 Độ IV 25 (19,4) 14,08 ± 3,33 12,71 – 15,45 p < 0,001 Độ III KĐPT 60 (57,7) 2,98 ± 2,44 2,35 - 3,61 4,720 Độ IIIcó ĐPT 44 (42,3) 4,20 ± 3,30 3,20 - 5,21 p < 0,032 Trung bình điểm số PRISM II của các nhóm theo mức độ nặng tăng dần Trung bình điểm số PRISM II tăng dần theo mức độ nặng giữa các nhóm độ III không tái sốc (KTS) độ III tái sốc (TS) độ IV không tái sốc độ IV tái sốc có ý nghĩa thống kê (Anova F test p<001). Bảng 3: Trung bình điểm số PRISM II của các nhóm độ III không tái sốc-độ III tái sốc-độ IV không tái sốc- độ IV tái sốc (n=129). Các nhóm SXH Số ca (n=129) (Tỷ lệ %) Điểm PRISM II KTC 95% Anova F test Độ III KTS 91 (70,5) 3,25 ± 2,72 2,69 - 3,82 Độ III TS 13 (10,1) 5,23 ± 3,52 3,11 - 7,36 Độ IV KTS 19 (14,7) 13,89 ± 3,46 12,23 - 15,56 Độ IV TS 6 (4,7) 14,67 ± 3,08 11,44 - 17,90 89,307 p < 0,001 Trung bình điểm số PRISM II tăng dần theo mức độ nặng giữa các nhóm độ III không đại phân tử độ III có đại phân tử không tái sốc độ III có đại phân tử tái sốc không tử vong (KTV) độ III có đại phân tử tái sốc tử vong (TV) độ IV không tái sốc độ IV tái sốc không tử vong độ IV tái sốc tử vong có ý nghĩa thống kê (Anova F test p<001). Bảng.4: Trung bình điểm số PRISM II theo mức độ nặng tăng dần của 7 nhóm sốt xuất huyết (n = 129). 7 nhóm SXH Số ca n=129 (Tỷ lệ %) Điểm PRISM II KTC 95% Anova F test Độ III không ĐPT 60 (46,5) 2,98 ± 2,44 2,35 - 3,61 Độ III có ĐPT KTS 31 (24) 3,77 ± 3,16 2,62 - 4,93 Độ III có ĐPT TS KTV 12 (9,3) 4,67 ± 2,99 2,76 - 6,57 Độ III có ĐPT TS TV 1 (0,8) 12 Độ IV không TS 19 (14,7) 13,89 ± 3,46 12,23 - 15,56 Độ IV TS KTV 5 (3,9) 14,60 ± 3,44 10,33 - 18,87 Độ IV TS TV 1 (0,8) 15 47,533 p < 0,001 Trung bình điểm số PRISM II tăng dần theo mức độ nặng giữa các nhóm độ III không đại phân tử độ III có đại phân tử không tái sốc độ III có ĐPT tái sốc độ IV không tái sốc độ IV tái sốc có ý nghĩa thống kê (Anova F test p<001). Bảng.5: Trung bình điểm số PRISM II theo mức độ nặng tăng dần của năm nhóm sốt xuất huyết (n=129). Nhóm SXH Số ca (n=129) Tỷ lệ (%) Điểm PRISM II KTC 95% Anova F test Độ III KĐPT 60 (46,5) 2,98 ± 2,44 2,35 - 3,61 Độ IIIcó ĐPT KTS 31 (24) 3,77 ± 3,16 2,62 - 4,93 Độ III có ĐPT TS 13 (10,1) 5,23 ± 3,52 3,11 - 7,36 Độ IV không TS 19 (14,7) 13,89 ± 3,46 12,23 -15,56 Độ IV tái sốc 6 (4,7) 14,67 ± 3,08 11,44 - 17,9 67,618 p < 0,001 Khả năng phân cách của trung bình điểm số PRISM II giữa các nhóm Diện tích dưới đường cong ROC của nhóm độ III-độ IV độ IV không tái sốc-độ IV tái sốc lần lượt là 0985; 0922 chứng tỏ thang điểm PRISM II có khả năng phân cách tốt giữa nhóm SXH độ III và độ IV độ IV không tái sốc và độ IV tái sốc. Diện tích dưới đường cong ROC của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 317 nhóm độ III không ĐPT-độ III có ĐPT độ III không tái sốc-độ III tái sốc lần lượt là 0614;0545 cho thấy thang điểm PRISM II có khả năng phân cách kém giữa nhóm độ III không ĐPT-độ III có ĐPT độ III không tái sốc-độ III tái sốc. Bảng 6: Phân bố diện tích dưới đường cong ROC của trung bình điểm số PRISM II giữa các nhóm. 95% khoảng tin cậyCác nhóm SXH Diện tích dưới đường cong p Giới hạn dưới Giới hạn trên Độ III-Độ IV 0,985 0,001 0,956 1,000 Độ III KĐPT- Độ III có ĐPT 0.614 0,048 0,504 0,723 Độ III KTS- Độ III TS 0,545 0,595 0,405 0,685 Độ IV KTS- Độ IV TS 0,922 0,001 0,861 0,983 Giá trị của thang điểm PRISM II qua khả năng phân cách và khả năng định cỡ của nhóm sống và tử vong Khả năng phân cách Điểm số PRISM II có giá trị phân cách tốt kết cuộc tử vong và sống còn qua diện tích dưới đường cong ROC bằng 0888. Khả năng định cỡ Có sự phù hợp tương đối giữa kết cuộc quan sát và dự đoán trong các phân tầng theo bách phân vị xác suất tử vong. Bảng 7: Bảng định cỡ điểm PRISM II trong phương trình hồi qui đa biến logistic đối với kết cuộc sống và tử vong (n=129). Nhóm sống Nhóm tử vongPhân nhóm xác suất tử vong (%) Quan sát Dự đoán Quan sát Dự đoán Tổng cộng 0-10 10,01-20 20,01-30 30,01-40 40,01-50 50,01-60 60,01-70 70,01-80 80,01-90 12 3 37 13 9 13 15 13 12 11,98 2,99 36,89 12,95 8,96 12,92 14,83 13,61 11,87 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0,02 0,01 0,11 0,05 0,04 0,08 0,17 0,38 1,13 12 3 37 13 9 13 15 14 13 Tổng cộng 127 127 2 2 129 Có sự phù hợp hoàn toàn giữa quan sát và dự đoán trên bệnh nhân sống nhưng chưa thấy sự phù hợp giữa quan sát và tiên đoán trên bệnh nhân tử vong. Tỉ lệ phù hợp chung giữa quan sát và dự đoán là 984% cho thấy khả năng định cỡ tốt trên bệnh nhân sốc SXH Bảng 8: Bảng xếp loại giữa quan sát và tiên đoán của nhóm sống và tử vong. Tiên đoán Kết quả Quan sát Sống Tử vong Phần trăm đúng Sống 127 0 100 Tử vong 2 0 0 Kết quả Phần trăm toàn bộ 98,4 BÀN LUẬN Bàn luận về phân bố trung bình điểm số PRISM II của các nhóm Sinh lý bệnh chính trong SXH là tình trạng tăng tính thấm thành mạch và rối loạn đông máu(49). Bệnh càng nặng tính thấm thành mạch càng tăng thất thoát huyết tương càng nhiều đưa đến sốc giảm thể tích và rối loạn điện giải(10). Rối loạn đông máu vừa là bản chất của bệnh vừa là hậu quả của sốc(2356). Tùy mức độ sốc mà bệnh nhân có những rối loạn chức năng sinh lý khác nhau. Thang điểm PRISM II bao gồm những biến số phản ánh được tình trạng rối loạn sinh lý trong sốc SXH như mạch huyết áp rối loạn đông máu toan kiềm điện giải do đó đã đánh giá được độ nặng của bệnh nên trung bình Diện tích dưới đường cong ROC Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 318 điểm số PRISM II của nhóm tử vong cao hơn nhóm sống độ IV cao hơn độ III độ III có ĐPT cao hơn độ III không ĐPT một cách có ý nghĩa thống kê (Anova F test p<005). Về trung bình điểm số PRISM II của các nhóm theo mức độ nặng tăng dần Khi sắp xếp các nhóm có mức độ nặng tăng dần theo nhiều cách khác nhau điểm số PRISM II đều cho thấy sự tăng dần theo mức độ nặng của các nóm. Điểm số PRISM II càng cao nguy cơ tử vong càng nhiều. Điều này phù hợp vì sự gia tăng điểm số PRISM II đồng nghĩa với gia tăng các rối loạn sinh lý nên dễ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên cần hiểu rằng điểm số PRISM II của nhóm độ III tái sốc độ III tử vong nhỏ hơn điểm số PRISM II của nhóm độ IV không tái sốc không có nghĩa bệnh nhân độ III tái sốc độ III tử vong nhẹ hơn độ IV không tái sốc. Nhưng tại thời điểm lúc vào cấp cứu rối loạn sinh lý của nhóm độ III nhẹ hơn độ IV (độ IV có mạch không bắt được huyết áp không đo được) và tương ứng với mức độ rối loạn sinh lý ở mỗi nhóm lúc vào thang điểm PRISM II cho một giá trị dự đoán về sau. Về khả năng phân cách của thang điểm PRISM II giữa các nhóm sốt xuất huyết Kết quả cho thấy điểm số PRISM II lúc vào có giá trị phân cách tốt giữa các nhóm độ IV và độ III qua diện tích dưới đường cong ROC là 0985 độ IV tái sốc và độ IV không tái sốc qua diện tích dưới đường cong ROC là 0985. Điều này cho thấy thang điểm PRISM II có khả năng đánh giá mức độ nặng của các nhóm.Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy thang điểm PRISM II chưa đánh giá được độ nặng của nhóm độ III tái sốc độ III có ĐPT qua diện tích dưới đường cong ROC lần lượt là 0545; 0614 nên cần nghiên cứu thêm. Về giá trị của thang điểm PRISM II qua khả năng phân cách và khả năng định cỡ của nhóm sống và tử vong Điểm số PRISM II lúc nhập viện càng cao thì nguy cơ tử vong càng nhiều. Điểm số PRISM II lúc vào cho thấy có giá trị phân cách tốt kết cuộc tử vong và sống còn qua diện tích dưới đường cong ROC là 0888. Khi BN được chia vào các nhóm phụ theo nguy cơ tử vong tiên lượng có sự phù hợp tương đối giữa kết cuộc tử vong quan sát và dự đoán trong các phân tầng theo bách phân vị xác suất tử vong. Điều này cho thấy thang điểm PRISM II phân tầng tốt chứng tỏ khả năng định cỡ tốt trên bệnh nhân sống và tử vong. Qua khả năng phân cách và định cỡ tốt trên bệnh nhân sống và tử vong thang điểm PRISM II cho thấy có giá trị đánh giá mức độ nặng trên bệnh nhân sốc SXH Dengue. KẾT LUẬN Thang điểm PRISM II có giá trị trong việc đánh giá mức độ nặng trên bệnh nhân sốc sốt xuất huyết Dengue. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bạch Văn Cam Nguyễn Minh Tiến (2003). “Bước đầu tìm hiểu chỉ số nguy cơ tử vong ở trẻ bệnh nằm khoa hồi sức”. Y học Thành phố Hồ Chí Minh tập 7 phụ bản số 1 tr. 71 – 77. 2 Bộ Y Tế (2010). Tài liệu tập huấn công tác điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue năm 2010. Hà Nội. 3 Đinh Thế Trung Đông Thị Hoài Tâm Lê Thị Thu Thảo Trần Tịnh Hiền Jeremy Farrar Cameron Simmons Bridget Wills (2009). “Rối loạn đông máu trong bệnh nhiễm Dengue cấp ở người lớn”. Nỗ lực đối phó với dịch bệnh virus. Hội thảo khoa
Tài liệu liên quan