Tín dụng đen còn gọi là tín dụng phi chính
thức, một dạng tín dụng hoạt động không qua
hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức. Thời
gian qua, tín dụng phi chính thức có nhiều
diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến đời
sống kinh tế xã hội của một số địa phương.
Bài viết tìm hiểu về thực trạng tín dụng đen ở
nước ta trong thời gian qua, đồng thời đề xuất
các giải pháp nhằm hạn chế loại hình tín dụng
này trong giai đoạn tới
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp hạn chế tín dụng đen ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÍN DỤNG ĐEN Ở VIỆT NAM
Vũ Văn Thực *
TÓM TẮT
* TS. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố hồ Chí Minh, Chi nhánh Tân Bình
Tín dụng đen còn gọi là tín dụng phi chính
thức, một dạng tín dụng hoạt động không qua
hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức. Thời
gian qua, tín dụng phi chính thức có nhiều
diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến đời
sống kinh tế xã hội của một số địa phương.
Bài viết tìm hiểu về thực trạng tín dụng đen ở
nước ta trong thời gian qua, đồng thời đề xuất
các giải pháp nhằm hạn chế loại hình tín dụng
này trong giai đoạn tới
Từ khóa: tín dụng đen, tín dụng phi chính
thức
SOLUTIONS TO RESTRICT THE DEVELOPING OF THE BLACK CREDIT
IN VIỆTNAM
ABSTRACT
“Black credit” is referred toa term as an
informal credit which is not operated through
formal credit institutions. Up to now, the Black
credit has causedcountless negative impacts
on the socio-economic life incertain localities
in Vietnam. This paper’s purpose is to explore
the situation of the black credit in our country
recently, which urges us to find solutionsto
restrict the developing of this unofficial credit
in the future.
Key words: Black credit, informal credit
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tín dụng đen, hay còn gọi là tín dụng phi
chính thức luôn tồn tại song song với tín dụng
chính thức. Xét trên một góc độ nhất định thì
tín dụng phi chính thức cũng có mặt tích cực
của nó như đáp ứng nhu cầu vốn trong sản
xuất, kinh doanh, tiêu dùng của một bộ phận
dân cư do hệ thống tín dụng chính thức chưa
đáp ứng được. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng
định rằng dưới tác động mạnh mẽ của ma lực
đồng tiền, tín dụng phi chính thức đang thoát
ly khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ luôn rình rập đối
với loại hình tín dụng này. Những năm qua,
tín dụng đen đã có nhiều diễn biến phức tạp,
tình trạng vỡ nợ “tín dụng đen” liên tục xảy ra,
khiến nhiều gia đình khuynh gia, bại sản, ảnh
hưởng xấu đến trật tự an ninh xã hội của nhiều
địa phương trong cả nước. Do đó, rất cần có
những nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm hạn
chế tín dụng đen, qua đó giúp nền tài chính
Việt Nam phát triển bền vững, an toàn, lành
mạnh, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội
của đất nước
2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐEN Ở VIỆT
NAM
Tín dụng đen ở nước ta không phải mới
xuất hiện gần đây mà đã hình thành từ rất lâu,
song gần đây đã có chiều hướng gia tăng, đã có
không ít vụ đổ bể, đòi nợ theo kiểu xã hội đen,
giải pháp hạn chế tín dụng đen ở Việt nam
74
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
hệ lụy của nó không chỉ là làm méo mó, hủy
hoại nền kinh tế, mà còn liên quan đến cả sức
khỏe và tính mạng con người. Tín dụng đen
đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, nó
không chỉ phát triển ở vùng nông thôn mà còn
len lỏi đến nhiều ngõ ngách của nhiều thành
phố, thị xã, thị trấn trong cả nước; không chỉ
những người lao động nghèo mà còn có cả
các doanh nghiệp, thậm chí là những người
có chức vụ ở bộ máy nhà nước cũng dính vào
tín dụng đen. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ
năm 2010-2014, cả nước liên tiếp xảy ra hàng
trăm vụ vỡ nợ lớn với thiệt hại lên tới hàng
ngàn tỷ đồng, ảnh hưởng đến nhiều cá nhân,
gia đình, tổ chức, cụ thể cả nước đã xảy ra
6.367 vụ việc, trong đó có 41 vụ giết người,
318 vụ cố ý gây thương tích, 588 vụ cướp tài
sản, 1.089 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.707 vụ lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, 2.496 vụ lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản, 104 vụ hủy hoại tài
sản, con số trên chắc chắn chưa phản ánh hết
được thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam[3].
Dưới đây là một số vụ tín dụng đen điển hình
ở một số địa phương trong cả nước:
Ngay tại Thủ đô Hà Nội, tín dụng đen
cũng có nhiều tiềm ẩn, có thể kể ra đây một
vài vụ tín dụng đen như: ngày 23-6-2017, cơ
quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội
đã bắt quả tang 6 đối tượng do Nguyễn Thị
Duyên, trú tại phường Duyên Hải, TP Lào
Cai cầm đầu đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản
của một phụ nữ ở quận Long Biên, TP. Hà
Nội. Trước đó, vào cuối năm 2015, nạn nhân
vay của Duyên 300 triệu đồng và trả lãi 5.000
đồng/1 triệu/ngày; thật kinh khủng, chỉ sau 18
tháng, món nợ vay từ 300 triệu đồng đã lên tới
1,5 tỷ đồng. Khi người vay có biểu hiện mất
khả năng thanh toán nợ, Nguyễn Thị Duyên
đã huy động một số đối tượng lưu manh đến
đe dọa “chặt chân”, “đập nát nhà” và dùng loa
công suất lớn để đòi nợ.[7]
Qua các mối quan hệ xã hội, bà H, trú
tại phố Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội quen biết với Cao Hoàng Khánh, trú
tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và đặt vấn
đề muốn vay tiền của Khánh, sau đó tại một
quán cà phê, nhóm của Khánh hướng dẫn bà
H viết giấy vay nợ số tiền 12 triệu đồng. Tuy
nhiên, số tiền thực tế mà bà H nhận về chỉ là
10 triệu đồng, có nghĩa là tiền lãi bà H phải
chịu 2 triệu đồng. Khánh đưa ra quy định, bà
H sẽ phải đóng mỗi ngày 200.000 đồng cho
nhóm của Khánh liên tục trong vòng 60 ngày,
sau khi trả nợ cũ bà tiếp tục vay thêm 2 lần
nữa với tổng số tiền hơn 17 triệu đồng; do có
việc đi thăm bà con ở xa nên bà không liên lạc
và cũng không đóng tiền họ hàng ngày cho
Khánh trong thời gian này. Nghĩ rằng bà H cố
tình trốn tránh việc trả tiền, Khánh đã chỉ đạo
nhóm đệ tử liên tiếp khủng bố gia đình con nợ
bằng cách mang keo, chất bẩn đổ vào nhà bà
này. Sau khi bà H trở về Hà Nội tiếp tục đóng
họ cho Khánh mỗi ngày 200.000 đồng, nhưng
chỉ được 10 ngày, do không còn khả năng
chi trả, bà H đành xin Khánh cho khất nhưng
Khánh không đồng ý. Ngay lập tức, đối tượng
này đã phóng xe máy đến tìm bà H. Khi nhìn
thấy bà H đi bộ một mình ở đầu ngõ, Khánh đã
chửi bới, tát bà H và yêu cầu bà ngày hôm sau
phải trả đủ 400.000 đồng cho Khánh.[8]
Vào đầu năm 2017, bà Đ.T.T.V, ngụ tại
Quận 10, TP.Hồ Chí Minh có vay 7 triệu đồng
của nhóm tín dụng đen, đến hạn nhưng bà V
không có tiền trả nên đã bỏ trốn. Ngay sau đó,
chủ nợ điều đàn em đến nhà bà V để đòi nợ,
không gặp bà V họ đã bắt ông T.T.Ch, ngụ tại
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh là anh ruột của bà
V trả nợ thay. Khi bị ông Ch từ chối nhóm này
đã liên tục gọi điện thoại, nhắn tin đe dọa tính
mạng của ông Ch. Không dừng lại ở đó, tối
ngày 2.4, Hoàng Ngọc Tiến, 22 tuổi, ngụ Hà
Nội, tạm trú Quận 2, TP. Hồ Chí Minh cùng 5
thanh niên mang mã tấu, roi điện truy sát làm
75
bị thương ông Ch. và anh T.C.L là cháu ruột
ông Ch, rất may Công an Phường 13, Quận
10, TP. Hồ Chí Minh đã kịp thời có mặt để
giải quyết vụ việc, nếu không hậu quả không
biết sẽ còn đi đến đâu.[5]
Một con nợ khác là Ông H, một chủ nhà
hàng ở đường Lê Hồng Phong, Quận 10, TP.
Hồ Chí Minh ban đầu vay nóng của T vài trăm
triệu đồng làm ăn nhưng thất bại, chỉ trong thời
gian ngắn số nợ đã lên hơn 1 tỉ đồng, T định
“siết nhà” của ông H, nhưng nhà này thuộc
sở hữu người khác nên T kéo đàn em đến nhà
hàng quậy phá, đến nhà đánh đập cả ba của
ông H, đến nước này Ông H. buộc phải sang
lại nhà hàng để trả nợ cho T.[5]
Thời gian qua, dư luận vẫn còn rất bất
bình khi xem clip nhóm đòi nợ đã dùng gạch
đá tấn công nhà anh Đ.M.P trên đường Phan
Văn Trị, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh chỉ
vì em gái anh P vay nhóm này 100 triệu đồng,
cộng thêm lãi suất vay là 150 triệu đồng, mặc
dù em gái anh P không ở chung, nhưng nhóm
người này vẫn vô cớ xông vào nhà, ép anh P
phải trả nợ thay cho em gái anh; thấy quá vô
lý, anh P mời nhóm này ra thì bất ngờ họ tấn
công rồi còn lấy gạch, khung sắt ném vào cửa
kính nhà anh P.[5]
Một vụ vay tín dụng đen khác xảy ra ở
TP. Hồ Chí Minh là vụ của ông Hoàng, thấy
bạn bè đầu tư đất ở quận 2, 9, Thủ Đức chỉ sau
một, hai tháng kiếm lãi bạc tỷ nên cũng muốn
thử một phen với hy vọng kiếm chút ít lời.
Tuy nhiên, thế chấp nhà để vay ngân hàng thì
không chứng minh được mục đích vay và thu
nhập nên ông quyết định vay 3 tỷ đồng ở bên
ngoài với lãi suất 8%/tháng, thời gian vay là 3
tháng.Vay được tiền ông Hoàng hùn với một
người bạn mua khu đất vườn rộng 3.000m2 ở
phường Long Phước, quận 9 với giá 6 tỷ đồng.
Ông Hoàng nuôi hy vọng sau một, hai tháng
bán lại kiếm lãi 1 triệu đồng/m2 thì khi trả nợ
xong cũng còn kiếm lời cả tỷ đồng.Tuy nhiên,
khi chuyển nhượng đất xong thì cơn sốt đất
bong bóng cũng xì hơi dần, đất bán chẳng ai
mua, ông Hoàng đành mất trắng căn nhà trị
giá hơn 6 tỷ đồng của cha mẹ cho khi ông lập
gia đình. [6].
Tháng 7.2016, một chủ cây xăng ở Bình
Dương đã vay của T. “bờm” hơn 1 tỉ đồng, đến
hạn nợ chủ cây xăng phải trả cho T lên đến 5
tỉ đồng( cả gốc và lãi), để được yên ổn làm ăn,
chủ cây xăng đành phải thế chấp giấy tờ nhà
vay tiền để trả để trả nợ cho T, nếu không T
cho người đến “siết cây xăng”. [5]
Chị Thúy, làm ở một nhà hàng ở Quận 1,
TP. Hồ Chí Minh, sau khi công việc làm cảm
thấy ổn định hơn, nghĩ đến căn nhà dột nát ở
dưới quê đang trong mùa mưa lũ nên khi được
quản lý gợi ý vay tiền gởi về quê, chị đã nhờ
quản lý đứng ra bảo lãnh vay 30 triệu đồng, dù
lãi suất lên đến 30%/tháng; vay xong chị phải
è cổ ra để trả nợ với lãi suất cắt cổ như trên.[6]
Ông Rmah Yi ở thôn Ama H’Lăk,xã Chư
Mố, huyện Krông Pa, Gia Lai đi vay của 1
người trong xã số tiền 60 triệu đồng. Song
không may ông bị tai nạn giao thông, không
còn khả năng lao động nữa nên cho người
khác thuê đất. Nhiều năm nay, mặc dù số tiền
ông trả cho chủ nợ rất lớn, nhưng tiền nợ vẫn
còn hơn 65 triệu đồng. Ở cùng thôn với Rmah
Yi, gia đình anh Ksor Thun cũng cùng chung
số phận. Năm 2012 do bị mất mùa, anh Thun
không có tiền đầu tư cho vụ trồng mì mới nên
vợ chồng anh phải đi vay của một người kinh
doanh trong làng 40 triệu đồng, lãi suất 30.000
đồng/triệu/tháng. Sau hơn 5 năm làm ăn vất vả
để dồn lực để trả nợ nhưng số nợ vẫn còn tới
hơn 43 triệu đồng, đắng cay hơn nông sản làm
ra anh đều buộc phải bán cho chủ nợ với giá
thấp hơn thị trường từ 5-7 giá.
Ông Nay Nam, cư trú tại buôn Ơi Múi, xã
Chư Gu, huyện Krông Pa của chủ nợ số tiền
giải pháp hạn chế tín dụng đen ở Việt nam
76
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
có 4 triệu đồng, cộng với số tiền nợ vay để đầu
tư vào cây mì, lãi suất hàng năm phải trả cho
chủ nợ lên đến gần 200 triệu đồng; do không
đủ tiền trả, gia đình ông đành gán khu đất rẫy
hơn 4.000m2 và còn bị chủ nợ đến siết thêm
9 con bò, cuộc sống khốn khổ của anh đã khổ
ngày càng khốn khổ hơn.[4]
Con nợ tín dụng đen khá đa dạng về thành
phần, nhân thân, họ không chỉ là người nông
dân, buôn bán nhỏ, doanh nhân mà còn có
người có chức vụ nhất định trong các cơ quan,
doanh nghiệp, điển hình Vụ bà Trương Thị
Hải Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường
Trung học phổ thông Dân lập Phương Nam,
Hà Nội, hay con nợ từng được tín nhiệm bầu
vào cơ quan đại diện ở địa phương, như bà
Lê Thị Thúy Giám đốc Công ty TNHH Hanh
Thúy, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hải
Dương khóa XV, vay của người dân huyện
Nam Sách hơn 160 tỷ đồng nhưng bị vỡ nợ.[2]
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ
TÍN DỤNG ĐEN
Hệ lụy tín dụng đen đối với xã hội là rất
lớn, nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân của
người đi vay mà còn ảnh hưởng xấu đến trật
tự an ninh xã hội của đất nước. Nhằm hạn chế
tín dụng đen, chúng tôi đề xuất một số giải
pháp sau:
Một là, sửa đổi và hoàn thiện các văn bản
pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng
đen nhằm quản lý, ngăn chặn và xử lý những
hệ quả nguy hiểm của loại hình tín dụng này.
Các qui định của pháp luật hình sự về phát
hiện, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm
về tín dụng đen cần được sửa đổi phù hợp để
xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật liên
quan đến tín dụng đen nhằm đảm bảo tính răn
đe đối với các đối tượng cho vay nặng lãi.
Hai là, mở rộng, phát triển hệ thống tài
chính vi mô và đơn giản hóa thủ tục cho vay:
nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng
chính sách xã hội, huy động tối đa nguồn lực
trong và ngoài nước cho ngân hàng chính sách
xã hội có thêm nhiều tiềm lực về vốn để cho
vay đối với các đối tượng chính sách. Tiếp
tục phát triển các tổ chức tài chính vi mô để
người dân, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp
cận nguồn vốn của các tổ chức này; mở rộng
hệ thống ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân
đến vùng sâu, vùng xa; mở rộng đối tượng
cho vay không cần bảo đảm tài sản nhằm thực
hiện một số mục tiêu chính sách, xã hội. Bên
cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần xem xét đơn
giản hóa thủ tục hồ sơ cho vay đối với khách
hàng, qua đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp,
cá nhân dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn
vay chính thống, hạn chế tình trạng vay nóng.
Ba là, chính quyền, đoàn thể phối hợp
với các cơ quan báo chí tăng cường tuyên
truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến các
tầng lớp dân cư nhằm nâng cao nhận thức của
người dân, từ đó giúp người dân nhận thức rõ
kiến thức pháp luật; hỗ trợ phổ biến các thông
tin về tín dụng chính thức để người dân tiếp
cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Bên
cạnh đó, chính quyền cần tăng cường thanh,
kiểm tra ngành nghề kinh doanh nhạy cảm
như dịch vụ cầm đồ, xử lý nghiêm các chủ
kinh doanh vi phạm pháp luật liên quan đến
tín dụng đen.
Bốn là, các cơ quan chức năng cần tăng
cường xử lý vi phạm bằng biện pháp hành
chính, trường hợp tái phạm có thể chuyển qua
xử lý hình sự: phát hiện sớm các vi phạm và
cần xử lý hành chính thật mạnh tay, liên tục
đối với các đối tượng vi phạm, trường hợp đối
tượng tái phạm nhiều lần cần chuyển qua hình
sự để xử lý theo qui định của pháp luật.
Năm là, lực lượng chức năng, nòng cốt là
lực lượng công an chủ động phối hợp với các
tổ dân phố, thôn, bản để nắm bắt tình hình cho
77
vay tín dụng đen, kịp thời phát hiện những dấu
hiệu tín dụng đen, từ đó tham mưu, đề xuất
với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp
về các biện pháp xử lý, ngăn chặn ngay khi
phát hiện.
Sáu là, sửa đổi, bổ sung các quy định về
xử phạt vi phạm hành chính không chỉ đối với
hành vi cho vay nặng lãi của người dân, mà
còn đối với hành vi huy động vốn lãi suất cao.
Đối với hành vi cho vay lãi suất cao hơn mức
lãi suất trần từ gấp ba hoặc bốn lần so với qui
định của pháp luật thì tịch thu sung vào công
quỹ toàn bộ tiền lãi thu lợi bất chính.
Tóm lại: hạn chế tín dụng đen giúp cho thị
trường tín dụng phát triển an toàn, lành mạnh,
đảm bảo an ninh trật tự xã hội là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà
nước ta trong các giai đoạn phát triển. Bài viết
đã tìm hiểu thực trạng tín dụng đen ở nước
ta trog thời gian qua, qua đó đề xuất một số
giải pháp nhằm hạn chế tín dụng đen. Hy vọng
rằng những giải pháp được đề xuất nếu được
triển khai áp dụng đồng bộ sẽ hạn chế tín dụng
đen tại Việt Nam trong thời gian tới, qua đó
góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội, giúp
cho một bộ phận người dân có cuộc sống tốt
đẹp hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Huy (2016). Sóng ngầm “tín dụng
đen”. Công an nhân dân
[2]. Đỗ Cảnh Thìn (2016) Ảnh hưởng của “tín
dụng đen” và giải pháp phòng ngừa, đấu
tranh, đảm bảo an ninh trật tự. Tạp chí cảnh
sát nhân dân
[3].
doi/trao-doi-binh-luan/giai-phap-ngan-
chan-tin-dung-den-73758.htm
[4].
lot-nong-dan-ngheothong-long-lai-suat-
siet-co-828515.html
[5]. https://thanhnien.vn/thoi-su/hai-hung-tin-
dung-den-863137.html
[6].
tin-dung-den-o-Sai-thanh-437903/
[7]. https://baomoi.com/xu-ly-triet-de-tin-dung-
den/c/22703868.epi
[8]. Nguyên Hương (2017). Đánh sập hàng loạt
ổ tín dụng đen ở Hà Thành. Báo Phụ Nữ
giải pháp hạn chế tín dụng đen ở Việt nam