Những năm qua, vấn đề về rác thải vẫn là đề tài gây nhức nhói, khó chịu với đời sống con
người; đặc biệt là các loại rác thải nhựa khó phân hủy. Có nhiều nguyên nhân làm lượng rác
thải ngoài môi trường ngày càng tăng nhanh như: thói quen sử dụng các đồ dùng một lần
bằng nhựa của con người, thói quen dùng túi ni-lông ở bất cứ đâu, chưa có sự hiểu biết về
tác hại của rác thải nhựa, ý thức kém dù rác thải nhựa ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
thường ngày của mọi người,. Đó chỉ là một vài nguyên nhân cơ bản có thể nhắc đến. Nhà
nước và UBTW MTTQ Việt Nam cần mau chóng tìm hiểu và đưa ra các biện pháp hợp lý và
hiệu quả để giải quyết tình trạng này một cách nhanh chóng và triệt để
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp về phòng - chống rác thải nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1462
GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG - CHỐNG RÁC THẢI NHỰA
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Ngọc Mai Thy, Nguyễn Ý Nhi
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Trịnh Ngọc Anh
TÓM TẮT
Những năm qua, vấn đề về rác thải vẫn là đề tài gây nhức nhói, khó chịu với đời sống con
người; đặc biệt là các loại rác thải nhựa khó phân hủy. Có nhiều nguyên nhân làm lượng rác
thải ngoài môi trường ngày càng tăng nhanh như: thói quen sử dụng các đồ dùng một lần
bằng nhựa của con người, thói quen dùng túi ni-lông ở bất cứ đâu, chưa có sự hiểu biết về
tác hại của rác thải nhựa, ý thức kém dù rác thải nhựa ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
thường ngày của mọi người,... Đó chỉ là một vài nguyên nhân cơ bản có thể nhắc đến. Nhà
nước và UBTW MTTQ Việt Nam cần mau chóng tìm hiểu và đưa ra các biện pháp hợp lý và
hiệu quả để giải quyết tình trạng này một cách nhanh chóng và triệt để
Từ khóa: giải pháp, phòng chống, ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa, TP. Hồ Chí Minh.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ô nhiễm môi trường hiện đang là một đề tài cấp bách đối với toàn cầu nói chung và Việt
Nam nói riêng. Nó đe dọa đến biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và nhiều
hệ lụy khác mà con người ta phải gánh chịu,... Hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, tình
trạng rác thải rải rác trên khắp từ các con đường lớn đến hẻm nhỏ ở các quận. Đặc biệt là
các loại rác thải bằng nhựa như chai nhựa, túi ni-lông, cốc nhựa, ống hút,... Chúng có đặc
tính khó phân hủy nên trực tiếp tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của con
người chúng ta. Để giải quyết tình trạng số lượng rác thải nhựa ngày càng tăng theo cấp số
nhân, Hội đồng Tư vấn Khoa học – Giáo dục và Môi trường (UBTW MTTQ Việt Nam) đã tổ
chức nhiều cuộc thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp để khác phục tình trạng này. Vậy
nguyên nhân từ đâu mà rác thải nhựa lại xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội dù nó đem
lại những hậu quả tiêu cực không hề nhỏ cho đời sống con người? Vì giá thành của đồ dùng
nhựa rẻ nên được nhiều người sử dụng, do mọi người không đảm bảo thải bỏ nhựa đúng
cách, do con người không biết tái chế để tiếp tục sử dụng,... Đó có thể là một trong những
nguyên nhân khiến rác thải thựa ngày càng tăng, nhưng nguyên nhân tất yếu vẫn là vì
những hành động thiếu ý thức của con người, không loại bỏ rác thải nhựa đúng quy định.
Vấn đề rác thải nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thách thức lớn và cần
có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Vậy câu hỏi được đặt ra là chúng ta
cần phải làm gì để giảm lượng rác thải nhựa ở tại Thành phố Hồ Chí Minh? Để trả lời cho
câu hỏi này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và nêu lên thực trạng chung hiện nay tại thành phố;
Đồng thời đề ra những biện pháp hữu hiệu và thiết thực giúp làm giảm tối thiểu lượng rác
thải nhựa một cách hiệu quả nhất.
1463
2 THỰC TRẠNG
Tình trạng rác thải nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung đang rất báo động và là hệ
quả của những nguyên nhân chính như các đồ nhựa sử dụng một lần ngày càng tăng, thói
quen sử dụng túi ni-lông của người dân khó thay đổi, thị trường cạnh tranh giá cả nên các
quán nước, tạp hóa sử dụng đồ dùng nhựa nhiều vì giá thành rẻ, tỷ lệ rác thải nhựa được
đào thải ra ngoài môi trường cao hơn trong khi đội ngũ dọn vệ sinh đường phố của thành
phố làm việc có giới hạn thời gian và tính chất công cũng một phần ảnh hưởng đến sức
khỏe của họ,...
Hiện nay, người dân Thành phố Hồ Chí Minh đang chán ngán bởi những lần ngập nước do
mưa lớn, nước cống trào ngược,... nhưng không rút nước được nhanh kịp thời vì những nắp
cống bị tắc nghẽn bởi rác thải nhựa. Rác thải nhựa làm ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng
tiêu cực đến sức khỏe con người từ trẻ em đến người già. Con người không biết tái chế rác
thải nhựa gây lãng phí, xáo trộn cuộc sống và làm những người dọn vệ sinh đường phố cực
nhọc hơn. Theo thống kê số liệu thì mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi ni-lông và 40% nhựa
sản xuất ra khong được sử dụng đến. Riêng Việt Nam, mỗi năm thải ra môi trường khoảng
1,8 triệu tấn nhựa; trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn ½ số lượng rác thải nhựa
được thải ra môi trường hàng năm. Đây thật sự là một con số khổng lồ.
Nhóm chúng em đã tiến hành khảo sát 400 người ngẫu nhiên tại thành phố với nhiều độ tuổi
khác nhau và thu lại được 360 phiếu khảo sát hợp lệ với bảng kết quả sau: có 324 người ở
độ tuổi 18 – 40 chiếm 90%; 15 người dưới độ tuổi 18 chiếm 4,17% và 21 người ở độ tuổi
chiếm 5,83%. Trong đó, có 341 người đã và đang sử dụng sản phẩm nhựa chiếm 94,7%;
19 người sử dụng song song sản phẩm nhựa và sản phẩm thay thế.
Bảng 1. Kết quả việc khảo sát về phòng chống rác thải nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung đánh giá
Mức độ (đơn ị: % )
Rấ đồng ý Đồng ý Không đồng ý
Bạn cảm thấy tình trạng ô nhiễm môi
trường tại thành phố có bị ảnh hưởng từ rác
thải nhựa hay không?
85,6 14,4 0
Bạn đã và đang sử dụng các loại sản phẩm
từ nhựa làm ảnh hưởng đến môi trường
(chai nhựa, ly nhựa, túi ni-lông)?
83,3 14,7 2
Ô nhiễm m i trường từ chất thải nhựa (rác
thải nhựa) có ảnh hưởng đến cuộc sống
thường ngày của bạn?
69,4 2,5 0,6
Bạn có đồng ý sẽ thay thế túi ni-lông bằng
những loại túi khác (túi giấy, túi vải, túi sợi
đay,...) để bảo vệ m i trường?
88,9 11,1 0
Bạn có đồng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo
dục về phòng, chống rác thải nhựa?
97,2 2,8 0
1464
Thông qua bảng thống kê số liệu trên, ta có thể thấy được nhu cầu sử dụng các sản phẩm,
đồ dùng bằng nhựa của con người rất cao (100% người đều sử dụng) và tình trạng rác thải
nhựa bị đào thải ra môi trường cũng rất thường xuyên (chiếm đếm 85,6% người rất đồng
tình) làm ảnh hưởng đến đời sống, công việc của con người,... những tác động nhỏ đó nếu
không giải quyết kịp thời về lâu dài sẽ gây ra những hậu quả to lớn về sau.
3 GIẢI PHÁP
Để giải quyết tình trạng rác thải nhựa ngày càng tăng, nhóm chúng em đã nghiên cứu, tìm
hiểu và quyết định đưa ra một số giải pháp hữu hiệu sau đây:
- Khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường
như thay thế túi ni-lông bằng túi giấy, túi vải, túi cối,... để có thể tái sử dụng nhiều lần
và không gây ô nhiễm môi trường.
- Mua đồ dùng có bao bì/hộp bằng giấy, đũa, muỗng gỗ thay vì đũa, muỗng nhựa như
trước kia.
- Nên mua các đồ dùng thay thế các sản phẩm bằng nhựa với số lượng lớn để sử dụng
lâu dài và giá cả sẽ rẻ hơn một phần so với mua với số lượng ít.
- Dùng chai/lọ thủy tinh nếu có thể để thay thế cho chai nhựa cũng làm góp phần giảm
lượng số lượng rác thải nhựa ra bên ngoài.
- Mang theo đồ đựng riêng như (túi vải, bình đựng nước,) của bản thân để thay thế
các túi nilong, chai nhựa nếu có thể.
- Vận động người dân gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống từ
những hành động nhỏ như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải; sử dụng tiết kiệm
nguyên, nhiên liệu; kịp thời lên án các hành vi gây ô nhiễm môi trường;...
- Khuyến khích người dân tự phân loại rác thải; thành lập các hợp tác xã thu gom ve
chai, nhựa có thể tái chế.
- Lồng ghép các chiến dịch truyền thông với các hoạt động dọn d p đường phố để nâng
cao ý thức của người dân một cách hiệu quả.
- Nâng cao ý thức của mỗi người dân bằng các chương trình tuyên truyền, giáo dục về
tác hại của rác thải nhựa tại địa phương và trường học.
- Ngoài ra, đầu tư vào nhựa sinh học để thay thế cho nhựa plastic cũng đang là một
hướng đi mới của con người.
- Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản
xuất các sản phẩm nhựa. Các đề tài cấp thành phố có hỗ trợ kinh phí để tăng tinh thần
làm việc.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và ưu đãi đối với các hoạt động thu
gom, tái chế, xử lý rác thải nhựa và túi ni-lông.
1465
4 KẾT LUẬN
Từ những phân tích về thực trạng và nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường từ rác thải
nhựa và đưa ra các biện pháp phòng chống rác thải nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh như
nhóm đã đề cập trước đó, có thể thấy ý thức người dân còn kém, việc phòng chống rác thải
nhựa vẫn còn là một vấn đề nan giải, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để
có thể giải quyết tình trạnh rác thải nhựa tại thành phố một cách nhanh chóng và triệt để,
Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và triển khai áp dụng các biện pháp một cách đồng
bộ để có thể mang lại hiệu quả cao nhất như mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://tuoitre.vn/rac-thai-nhua-tang-len-dang-ke-can-chung-tay-giam-thieu-ngay-luc-
nay-20201204150452607.htm
[2] m.mattran.org.vn/hoat-dong/tim-giai-phap-chong-rac-thai-nhua-35493.htm
[3] https://dangcongsan.vn/xa-hoi/tim-giai-phap-bao-ve-moi-truong-va-chong-rac-thai-
nhua-568416.htm