Giao tiếp với những mẫu người khó chịu như thế nào?

1. Người thích phô trương bản thân Những người như vậy hẳn là chẳng ai muốn trò chuyện lâu, thế nhưng vì lý do công việc, thăm hỏi xã giao .bạn thường xuyên phải tiếp xúc với họ. Với mẫu người này, đừng quá tâng bốc hay nịnh nọt: họ sẽ nghĩ bạn ngưỡng mộ họ và lại càng thích “tra tấn” bạn bằng những câu chuyện khoe khoang của mình. Cách tốt nhất là hãy giữ thái độ thân thiện khi lắng nghe, thỉnh thoảng (ít thôi nhé) khen ngợi thành tựu của họ, và hướng họ đi theo một câu chuyện mà các bên cần bày tỏ quan điểm. Thể hiện là bạn có thiện cảm với họ, nhưng bạn muốn chủ đề cuộc trò chuyện là hướng khác chứ không phải là bản thân họ.Đừng để cho họ có cơ hội phô trương bản thân quá nhiều, bạn sẽ mệt mỏi đấy!

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao tiếp với những mẫu người khó chịu như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao tiếp với những mẫu người khó chịu như thế nào? 1. Người thích phô trương bản thân Những người như vậy hẳn là chẳng ai muốn trò chuyện lâu, thế nhưng vì lý do công việc, thăm hỏi xã giao.bạn thường xuyên phải tiếp xúc với họ. Với mẫu người này, đừng quá tâng bốc hay nịnh nọt: họ sẽ nghĩ bạn ngưỡng mộ họ và lại càng thích “tra tấn” bạn bằng những câu chuyện khoe khoang của mình. Cách tốt nhất là hãy giữ thái độ thân thiện khi lắng nghe, thỉnh thoảng (ít thôi nhé) khen ngợi thành tựu của họ, và hướng họ đi theo một câu chuyện mà các bên cần bày tỏ quan điểm. Thể hiện là bạn có thiện cảm với họ, nhưng bạn muốn chủ đề cuộc trò chuyện là hướng khác chứ không phải là bản thân họ. Đừng để cho họ có cơ hội phô trương bản thân quá nhiều, bạn sẽ mệt mỏi đấy! 2. Người ít nói, không có lập trường (thường tự ti vào bản thân) Đây là một trong những mẫu người tẻ nhạt nhất quả đất! Họ không có phản ứng mạnh mẽ với vấn đề nào, không tỏ ra thích thú hay buồn phiền khi bạn kể cho họ nghe điều gì đó. Những người này có ưu điểm là lắng nghe tốt, song không có phản hồi gì. Thực ra, những người như thế này đều có một điểm mạnh nhất định về một lĩnh vực gì đó mà bạn không biết, và họ cũng ngại thể hiện. Hãy tìm hiểu và khơi gợi họ ở những lĩnh vực mà họ quan tâm, nắm rõ. Thử đưa ra một vấn đề nhỏ nào đó và khiêu khích họ tranh luận. Dần dần, thói quen thích được trao đổi, nêu ý kiến sẽ hình thành và họ sẽ bớt nhàm chán hơn nhiều đấy. Bạn cũng có thể thử trêu chọc họ một cách hài hước và đề cao họ. 3. Người hay than thở Cứ một phút lại than thở, với những chủ đề bất mãn khác nhau, mẫu người này làm bạn mệt mỏi thay cho bản thân họ. Thay vì im lặng hoặc tìm cách an ủi, hãy thử trách mắng họ và giúp họ nhận ra bản chất vấn đề. Bạn có thể an ủi họ theo kiểu “thôi nào, cậu có thấy ngoài kia bao nhiêu người đói khổ, vô gia cưhay không? Cậu còn sướng chán!” Đừng tỏ ra cảm thông với họ vì họ sẽ bám lấy bạn như phao cứu sinh và trút mọi nỗi niềm lên bạn. Bạn hãy thường xuyên kể cho họ nghe (như kiểu vô tình thôi) những câu chuyện truyền cảm hứng, các nhân vật có hoàn cảnh khó khăn vượt lên số phận, hoặc các nhân vật có hoàn cảnh thật éo leSự tác động này sẽ ngấm ngầm khiến họ thay đổi. 4. Người hay buôn dưa lê Lấy câu chuyện của bác hàng xóm, anh đồng nghiệp, một người thân ở quênhững người như thế này không bao giờ cạn đề tài để “tám” với bạn. Đôi khi bạn hứng thú, đôi khi bạn chán ngấy khi phải trò chuyện với họ. Trong những trường hợp như thế này, hãy thẳng thắn nói rõ suy nghĩ của bạn, nếu hai người là bạn thân. Nếu không thân thiết, tốt nhất hạn chế gặp gỡ hoặc tránh không cho họ có cơ hội buôn chuyện lâu với bạn. Bạn cũng có thể lấy độc trị độc khi thử “buôn” với họ một buổi, và đóng vai một nhân vật nhiều chuyện để họ tự cảm nhậnChắc chắn họ cũng không hào hứng khi là người bị động trong cuộc trò chuyện như vậy
Tài liệu liên quan