Giáo trình Chăn nuôi đà điểu và chim

1.1.1. Đối tượng của môn học Lớp chim với hơn 9600 loài, chia thành 3 nhóm chính : - Nhóm chim bay - Nhóm chim bơi - Nhóm chim chạy Trong giáo trình chăn nuôi gia cầm, chúng tôi đã đề cập đến chăn nuôi gà - một loài chim bay và thủy cầm - một số loài chim bơi. Trong giáo trình này, chúng tôi tiếp tục đề cập đến một loài chim chạy là đà điểu và hai loài chim bay nữa: bồ câu, chim cút, đó là một nhóm động vật thuộc lớp chim, đã được con người thuần hoá từ tổ tiên hoang dại thông qua quá trình thích nghi lâu dài. 1.1.2. Mục đích của môn học Giúp học viên nắm được nguồn gốc tiến hoá và sự hình thành các loài đà điểu, bồ câu và chim cút, đặc điểm giải phẫu, sinh lý, nhu cầu dinh dưỡng, sức sản xuất, kỹ thuật ấp trứng, nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý các loại đà điểu, bồ câu, chim cút ứng dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở nước ta để cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. 1.2.Tình hình chăn nuôi nói chung, chăn nuôi đà điểu, bồ câu và chim cút trên thế giới và ở Việt Nam Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới .

pdf104 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Chăn nuôi đà điểu và chim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM _______________________________ TS. Bùi Hữu Đoàn Giáo trình Chăn nuôi Đà điểu và Chim Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội - 2009 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/ i Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/ LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tăng nhanh sản lượng, chất lượng các sản phẩm chăn nuôi gia súc gia cầm truyền thống như trâu bò, lợn, gà, ngành chăn nuôi nước ta đã hòa nhập với sự phát triển của nền chăn nuôi trên thế giới, bổ sung thêm nhiều đối tượng chăn nuôi mới như đà điểu, bồ câu và chim cút..., làm phong phú thêm các sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Để góp phần vào sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ của nghành, cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên, tài liệu tham khảo cho các học viên, cán bộ nghiên cứu, những độc giả quan tâm đến lĩnh vực này, chúng tôi biên soạn giáo trình Chăn nuôi đà điểu và chim, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về chăn nuôi đà điểu, bồ câu và chim cút - những đối tượng rất mới, có tốc độ phát triển nhanh và giàu tiềm năng, nhiều triển vọng trong ngành chăn nuôi nước ta. Để sử dụng giáo trình có hiệu quả, khi học môn học này các học viên cần tham khảo thêm tài liệu các môn cơ sở như sinh lý, sinh hoá, dinh dưỡng, thức ăn, giống vật nuôi... để hiểu kỹ và ứng dụng tốt các kiến thức trình bày trong tài liệu. Về cấu trúc, giáo trình gồm 2 phần: Phần 1- Kiến thức cơ sở (gồm 4 chương: Nguồn gốc, đặc điểm sinh lý giải phẫu; Dinh dưỡng; Sức sản xuất và Ấp trứng chim) Phần 2- Kỹ thuật nuôi chim (gồm 4 chương: Thiết bị chuồng trại, Chăn nuôi đà điểu; Chăn nuôi bồ câu; Chăn nuôi chim cút). Trong quá trình biên soạn giáo trình, bên cạnh việc tham khảo các tài liệu quý trong và ngoài nước, chúng tôi còn mạnh dạn đưa vào nhiều kết quả nghiên cứu chuyên ngành của nhiều tác giả cũng như những tiến bộ mới trong sản xuất. Khi sử dụng giáo trình, sinh viên cần liên hệ với các bài giảng của giáo viên, với tình hình thực tiễn trong sản xuất, tham khảo thêm tài liệu chuyên môn để hiểu các nội dung được trình bày một cách có hệ thống. Nhân dịp hoàn thành cuốn giáo trình này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và những ý kiến đóng góp hết sức quý báu của nhiều thế hệ các thầy giáo, cô giáo khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thuỷ sản, khoa Thú y, các cán bộ nghiên cứu của Viện Chăn nuôi Quốc gia, các bạn đồng nghiệp; lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật các trang trại chăn nuôi; các thế hệ sinh viên và học viên cao học mà chúng tôi đã có cơ hội được giảng dạy. Hiện nay, các đối tượng chăn nuôi được đề cập đến trong giáo trình đang được coi là mới, những tài liệu được công bố có liên quan còn rất hạn chế... vì vậy, trong phạm vi có thể, chúng tôi đã cố gắng cung cấp được nhiều nhất những thông tin về các con vật mới mẻ này. Chúng tôi cũng hiểu rằng, mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng do thời gian eo hẹp và đặc biệt, những hiểu biết của mình về đà điểu, bồ câu và chim cút còn rất hạn chế, chắc chắn tài liệu sẽ có nhiều thiếu sót. Mong bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình này được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau. Tác giả 1 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/ BÀI MỞ ĐẦU 1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA MÔN HỌC 1.1.1. Đối tượng của môn học Lớp chim với hơn 9600 loài, chia thành 3 nhóm chính : - Nhóm chim bay - Nhóm chim bơi - Nhóm chim chạy Trong giáo trình chăn nuôi gia cầm, chúng tôi đã đề cập đến chăn nuôi gà - một loài chim bay và thủy cầm - một số loài chim bơi. Trong giáo trình này, chúng tôi tiếp tục đề cập đến một loài chim chạy là đà điểu và hai loài chim bay nữa: bồ câu, chim cút, đó là một nhóm động vật thuộc lớp chim, đã được con người thuần hoá từ tổ tiên hoang dại thông qua quá trình thích nghi lâu dài. 1.1.2. Mục đích của môn học Giúp học viên nắm được nguồn gốc tiến hoá và sự hình thành các loài đà điểu, bồ câu và chim cút, đặc điểm giải phẫu, sinh lý, nhu cầu dinh dưỡng, sức sản xuất, kỹ thuật ấp trứng, nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý các loại đà điểu, bồ câu, chim cút ứng dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở nước ta để cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. 1.2.Tình hình chăn nuôi nói chung, chăn nuôi đà điểu, bồ câu và chim cút trên thế giới và ở Việt Nam Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới. 1.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới Thịt và sản phẩm thịt là nguồn cung cấp quan trọng nhất về đạm, vitamin, khoáng chất cho con người. Chất dinh dưỡng từ động vật có chất lượng cao hơn, dễ hấp thu hơn là từ rau quả. Trong khi mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người ở các nước công nghiệp rất cao thì tại nhiều nước đang phát triển, bình quân đạt dưới 10 kg, gây nên hiện tượng thiếu và suy dinh dưỡng. Ước tính, có hơn 2 tỷ người trên thế giới, chủ yếu ở các nước chậm phát triển và nghèo bị thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, iodine, sắt và kẽm, do họ không được tiếp cận với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trái cây và rau quả. Tại một số nước, tình hình tiêu thụ như sau: (mức hiện nay/40 năm trước): Mỹ 124/89; EU: 89/56; TQ: 54/4; Nhật 42/8; Brazin 79/28 kg. Sản lượng sữa toàn cầu năm 2002 là 580 triệu tấn, dự kiến đến năm 2050 là 1043 triệu tấn. Để đủ chất dinh dưỡng, mỗi người cần được ăn trung bình 20 g đạm động vật/ngày hoặc 7,3 kg / năm, tương đương với 33 kg thịt nạc, hoặc 45 kg cá, hoặc 60 kg trứng, hay 230 kg sữa. Thịt được cung cấp chủ yếu từ chăn nuôi các động vật nông nghiệp: bò, lợn, gia cầm; một ít trâu, dê và cừu. Trong đó, thịt lợn là phổ biến nhất, chiếm trên 36%, tiếp theo là gia cầm 33% và thịt bò 24%. Một số khu vực khác còn có thêm thịt lạc đà, bò tây tạng, ngựa, đà điểu, bồ câu, chim cút ngoài ra còn thịt cá sấu, rắn, thằn lằn Bảng 1. Tiêu thụ thịt bình quân (kg/ người) trên thế giới trong một số năm gần đây 2 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tăng 2008 so với 2007 Toàn thế giới 41.6 41.6 42.1 1.1 Các nước phát triển 81.1 82.4 82.9 0.7 Đang phát triển 30.7 30.5 31.1 1.8 Chỉ số tăng giá Năm 2006 2007 2008 Tăng từ 2007 đến 2008 (*) (Lấy giá năm 2000 là100%) 115 121 131* 10% * Tháng 1 đến tháng 4/2008 Nguồn:FAO World Food Outlook, 2008. 1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt và trứng của Việt Nam Bảng 2. Số lượng gia súc gia cầm của nước ta trong một số năm gần đây ĐVT: ngàn con Năm Trâu Bò Lợn Ngựa Dê, cừu Gia cầm(Ngàn con) 2004 2869,8 4907,7 26143,7 110,8 1022,8 218,2 2005 2922,2 5540,7 27435,0 110,5 1314,1 219,9 2006 2921,1 6510,8 26855,3 87,3 1525,3 214,6 2007 2996,4 6724,7 26560,7 103,5 1777,6 226,0 Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Chính phủ đã có Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Theo quyết định đó, đến năm 2010 và 2015, mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008-2010 đạt khoảng 8-9% năm; giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm; Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2010 đạt khoảng 3.200 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn chiếm 68%, thịt gia cầm chiếm 27%, thịt bò chiếm 3%; đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 65%, thịt gia cầm 31%, thịt bò 3%; đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4%; Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2010 đạt khoảng 7 tỷ quả và 380 ngàn tấn; đến năm 2015: khoảng 11 tỷ quả và 700 ngàn tấn; đến năm 2020: khoảng 14 tỷ quả và trên 1.000 ngàn tấn. Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người: đến năm 2010 đạt: 36 kg thịt xẻ, 82 quả trứng, 4,3 kg sữa; đến năm 2015 đạt: 46 kg thịt xẻ, 116 quả trứng, 7,5 kg sữa và đến năm 2020 đạt trên 56 kg thịt xẻ, trên 140 quả trứng và trên 10 kg sữa. Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm 2010 đạt khoảng 15%; đến năm 2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%. Đến năm 2020, tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%. Tổng đàn gà tăng bình quân trên 5% năm, đạt khoảng trên 300 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 33%. Đàn thủy cầm giảm dần còn khoảng 52-55 triệu con; đàn thủy cầm nuôi công nghiệp trong tổng đàn tăng dần, bình quân 8% năm. Đàn bò sữa: tăng bình quân trên 11% năm, đạt khoảng 500 ngàn con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh. Đàn bò thịt: tăng bình quân 4,8% năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó bò lai đạt trên 50%. Đàn trâu: ổn định với số lượng khoảng 2,9 triệu con, nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Đàn dê cừu: tăng bình quân 7% năm, đạt khoảng 3,9 triệu con. 3 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/ 1.2.3.Tình hình chăn nuôi đà điểu (ostrich) trên thế giới Theo ước tính, số lượng đà điểu sinh sản trên toàn thế giới vào khoảng gần 4 triệu con, trong đó 1/3 tập trung ở châu Phi. Trên 90% đà điểu ở châu Phi được nuôi trong các trang trại hoặc các vườn thú, số còn lại sống trong tự nhiên. Mỗi năm, thị trường thế giới cần 10 triệu con đà điểu để lấy thịt. Giá 1 quả trứng giống vào khoảng 350 USD, đà điểu con khoảng 1000 USD, đà điểu một năm tuổi là 5000 USD. Nghề chăn nuôi đà điểu đang phát triển mạnh ở khắp các châu lục. Châu Phi Cộng hòa Nam Phi (RSA) là nước dẫn đầu trên thế giới về chăn nuôi đà điểu. Nơi đây có lịch sử thuần hóa đà điểu từ lâu đời, phát triển mạnh nhất là vùng Little Karoo, trong khi ngành này được bắt đầu tại vùng Đông Cape ( gần mũi Hảo vọng). Các trang trại thương phẩm hàng năm giết mổ từ 3,0 – 3,5 triệu con. Để cân đối cung cầu cũng như giữ giá xuất khẩu, tại Nam Phi người ta đã áp đặt lệnh hạn chế chăn nuôi. Một trong những trại đà điểu nổi tiếng nhất đó là Trại thực nghiệm ở Oudtshoorn, nơi bán đàn giống có chất lượng cao vào bậc nhất thế giới. Do có truyền thống chăn nuôi đà điểu lâu đời và khí hậu phù hợp, RSA vẫn sẽ là nước đứng đầu thế giới về chăn nuôi đà điểu trong thời gian tới. Các nước châu Phi láng giềng như Namibia, Botswana và Zimbabwe cũng bắt đầu quan tâm đến việc thành lập các công ty đà điểu. Trong 3 năm qua, doanh số xuất khẩu thịt và da đà điểu của những nước này sang châu Âu (chủ yếu là Đức) đã tăng gấp đôi. Gần đây, người ta lại chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi đà điểu tại Bắc Phi: Ai Cập, Morocco và Tunisia. Bắc Mỹ Vào cuối thế kỷ XX, hàng nghàn người Mỹ đã nuôi đà điểu và Emu (đà điểu sa mạc -trong đó có một số nuôi làm cảnh). Các trang trại lớn nuôi tới hàng trăm con. Đà điểu được nuôi chủ yếu ở Texas, Oklahoma, Arkansas và Kansas... Trong những năm gần đây, đang có xu hướng tập trung hóa sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, số trang trại giảm đi nhưng quy mô chăn nuôi đà điểu lại tăng lên. Tại Canada, đà điểu được chăn nuôi cả ở vùng lạnh nhất của đất nước - Winnipeg - nơi mà nhiệt độ xuống dưới - 400C trong mùa đông. Australia Có khoảng vài trăm trang trại đà điểu tại Australia. Hầu hết trong số đó tại bang Victoria. Đà điểu cũng được nuôi tại New South Wales, Đông và Nam Australia. Số lượng các trang trại này đã giảm xuống trong những năm gần đây. Cũng giống như ở Bắc Mỹ, ở châu Úc cũng đang có quá trình thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi đà điểu theo hướng tăng quy mô và hiện đại hóa. Châu Á Ở châu Á, các nước và khu vực có nền chăn nuôi đà điểu phát triển mạnh mẽ nhất phải kể đến Israel, Trung Quốc, Đài Loan Đà điểu được nuôi ở Israel vào những năm 1970, khi dân tị nạn chính trị từ Nam Phi đã mang theo một số trứng chất lượng cao vào Israel. Người Israel đặt tên cho chúng là Black African, một cái tên phổ biến đến ngày nay ở khắp nơi ngoài Nam Phi. Chăn nuôi đà điểu công nghiệp tại nước này chính thức bắt đầu vào đầu năm 1980. Hiện tại có khoảng 50 trang trại đà điểu, trong đó có một số trang trại thương mại rất lớn như Công ty Zemach Ostrich, sản xuất một số lượng rất lớn thịt đà điểu hàng năm. Sau Nam Phi, Israel là nước dẫn đầu về đà điểu giết mổ trên thế giới. Ở Israel, thịt đà điểu được cho là không phải ăn kiêng và chủ yếu được bán vào thị trường châu Âu. Đất nước có nền chăn nuôi đà điểu phát triển nhanh chóng cả về số lượng đầu con cũng như quy mô, số lượng trang trại phải kể đến Trung Quốc. Trên đất nước đông dân nhất 4 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/ thế giới này, ngành chăn nuôi đà điểu được quan tâm từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Trong gần 2 thập niên qua, tốc độ phát triển đà điểu tăng rất mạnh. Năm 2000 Trung Quốc mới chỉ có khoảng 60.000 con, nhưng đến năm 2007 Trung Quốc đã có 270.000 con giống, nuôi trong hơn 580 trang trại. Các nước châu Á khác như Nhật Bản cũng có khoảng 60 trang trại đà điểu. Vì đất đai rất đắt nên không có khả năng xây dựng những trang trại rộng lớn. Nhật Bản là 1 trong những nước nhập khẩu thịt và đặc biệt là da đà điểu quan trọng. Gần đây, các trang trại đà điểu cũng được xây dựng tại ấn Độ, Hàn Quốc, các nước Đông nam Á, Syria, tiểu vương quốc Arập thống nhất, Iran và Iraq. Châu Âu Ở châu Âu, số lượng các trang trại cũng như số lượng đàn vẫn đang gia tăng. Số lượng đàn sinh sản đã vượt quá 50.000 con và số lượng trang trại cũng trên 6.500. Đà điểu được nuôi ở hầu hết các nước châu Âu, trong đó nhiều nhất là Italy, đặc biệt là trong 3 năm qua. Trong năm 2000, có 150.000 con được nuôi dưỡng trong 1.400 trang trại. Quy mô các trang trại này khác nhau, lớn nhất là 3.000 con. Ở Tây Ban Nha, có khoảng 700 trang trại. Gần đây, một số trang trại cũng được xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và thậm chí cả ở Bungary. Tại Nga cũng có những trang trại đà điểu, trong đó lớn nhất là LEMEK với trên 200 con, gần Matxcơva, nơi thịt đà điểu được phục vụ trong những nhà hàng sang trọng. Năm 1993, chăn nuôi đà điểu được bắt đầu ở CH Séc và hiện nay, ở đây có khoảng 250 trang trại. Tại Ba Lan, trang trại đà điểu đầu tiên cũng được thành lập vào năm 1993 ở phía bắc, đến năm 2001, đã có 500 trang trại được thành lập với 16.000 - 18.000 con, bao gồm cả 3.500 con sinh sản. Đa số là những trang trại nhỏ, với 3 - 8 con trưởng thành, những trang trại lớn đều là do các công ty liên doanh xây dựng. Chăn nuôi emu và rhea Trang trại Emu thương mại đầu tiên được thành lập ở Australia vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX tại Kalanme. Năm 1991, có 21 trang trại emu với khoảng vài trăm con. Hiện nay, Emu cũng được nuôi ở Hoa Kỳ, Canada và châu Âu để lấy thịt, da và mỡ. Ngoài Nam Mỹ ra, không có nơi nào chăn nuôi rhea thuần. Ở Hoa Kỳ cũng có một số những trang trại nhỏ. Rhea cũng được đưa vào mục đích du lịch nông nghiệp cùng với Emu và đà điểu . Bảng 3. Số lượng đà điểu trên thế giới Nước Khởi đầu 2002 2007 Năm bắt đầu Số lượng trang trại Số lượng trang trại Đầu con giống Số lượng trang trại Đầu con giống Châu Phi 1865 - 500 660.800 800 1.000.000 Châu Âu 1900 3850 200.000 6.500 800.000 Châu Úc 1868 3 200 30.000 257 270.000 Châu Mỹ 1882 600 112.000 830 500.000 Châu Á 510 120.000 1200 450.000 Tổng số 6 5660 1.122.800 10.167 3 230 000 Nguồn: FAO, 2007 Những xu thế chăn nuôi đà điểu hiện nay trên thế giới 5 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/ Trong vài năm qua, chăn nuôi đà điểu phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Một trong những thay đổi cơ bản xảy ra trong thời kỳ này chính là sự bão hòa của thị trường nội địa tại nhiều nước về con giống. Hiện tượng này đã làm giảm mạnh lợi nhuận của người chăn nuôi mà trước đây họ gần như độc quyền sản xuất. Kết quả thị trường bão hòa là giá cả đà điểu giống trên thế giới giảm mạnh. Ví dụ, trong thời gian 5 năm, giá 1 quả trứng ấp tại Mỹ giảm từ 200 xuống còn 20 - 25 USD. Xu hướng tương tự cũng đang xảy ra ở châu Âu, cho dù giá con giống ở đây vẫn cao hơn lục địa châu Mỹ. Giá đà điểu giảm có những lý do kinh tế, bởi vì người chăn nuôi muốn giảm chi phí sản xuất thì giá con giống cũng phải giảm xuống. Có thể, giá đà điểu giảm là một quá trình mà giá trị của sản phẩm đang trở về với giá trị thật của nó, giá trước đây là quá cao, nhiều khi là giá trị ảo, đây cũng là cơ hội để các chủ trang trại và các nước đang phát triển tiếp cận được với ngành chăn nuôi mới một cách dễ dàng hơn. Giá trị thịt và các sản phẩm chăn nuôi đà điểu Hiện nay, giá thịt đà điểu đang được thả nổi trên thị trường thế giới, trong khi chờ đợi có một cơ cấu giá cả hợp lý. Giá cả này sẽ thay đổi tuỳ theo từng khu vực trên thế giới và theo từng loại thịt. Phần lớn thịt được bán dưới dạng thịt nạc ướp lạnh và đóng gói chân không. Giá thịt đà điểu nạc cũng thay đổi tuỳ theo giá FOB (free on board - giao hàng lên tàu, giá hàng hóa chưa bao gồm cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm); hay CIF (cost, insurance and freight = FOB + phí bảo hiểm + cước vận tải). Năm 1997, giá thịt đà điểu đóng gói chân không giao FOB trung bình trên thế giới là 15 USD/kg. Mức giá này chủ yếu áp dụng ở thị trường Viễn Đông. Ở thị trường châu Âu, giá cả cao hơn một chút (17 USD/kg). Nhưng mức giá trên là trung bình trên thị trường. Một số mức giá được đặt ra thấp hơn mức giá trung bình này nhưng mức giá của thịt giao FOB đôi khi lại tăng cao hơn: 23 USD/kg. Những mức giá được đặt ra này đều dựa trên bối cảnh rất thiếu sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ví dụ năm 1997, giá bán lẻ thịt đà điểu nạc trung bình là khoảng 36 USD/kg, trong khi giá thịt tại các cơ sở cung ứng thực phẩm còn cao hơn nhiều. Năm 1997, giá bán buôn trung bình là khoảng 24 USD/kg. Mục tiêu của những người bán lẻ là tăng giá ít nhất 150 % so với bán buôn, do đó mức bán lẻ trung bình sẽ là khoảng 36 USD/kg. Khác với sản phẩm thịt, da đà điểu có một cơ cấu xác định giá cụ thể và dễ dàng hơn. Năm 1997, giá da thô (FOB) trên thị trường quốc tế tăng từ 16 USD lên 27,5 USD/f2 (0,09m2). Một bộ da trung bình 14 f2 được bán với giá 385 USD và những bộ da đà điểu đã thuộc có chất lượng tốt được bán với giá khoảng 45 USD/f2. Mặt khác, nhu cầu về da đà điểu cao hơn trong thời gian tới, cơ cấu định giá ở trên cần được duy trì ổn định. Lông đà điểu Nhu cầu về lông đà điểu hiện nay không nhiều như 20 -30 năm trước đây và thay đổi tuỳ theo chất lượng và vị trí của lông mọc trên cơ thể. Giá lông cánh cao nhất vào năm 1997 là 250 USD/ kg (FOB). Trong khi đó, giá lông đuôi FOB là 25 USD/kg, do đó, lông đuôi được coi là sản phẩm thứ yếu trong chăn nuôi đà điểu. Bảng 4. Sản phẩm của một số nước sản xuất đà điểu chính trên thế giới 6 Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/ Tên nước Mái sinh sản(con) Đà điểu thịt (con) Đà điểu thương phẩm/mái/năm (con) Namibia 2000 Botswana 1000-2000 Nam Phi 30.000-35.000 300.000 9 -10 Zimbabwe 4500 45.000 10 Trung Quốc 1500 15.000 10 Israel 2500-3000 30.000 10 – 12 Canada 2000-3000 15.000 5 Mỹ 20.000 120.000 6 Châu Âu 10.000 40.000 4 Úc 4000 28.000 7 Tổng số 75.500-80.000 2.600.000 Mguồn: FAO, 2007 1.2.4. Tình hình chăn nuôi đà điểu ở nước ta Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi đà điểu hình thành muộn. Năm 1995, Trung tâm NCGC Thụy Phương - Viện Chăn nuôi ấp 2 quả trứng được nhập về từ Úc và nở ra 2 con, nuôi phát triển bình thường. Năm 1996, ấp tiếp 100 quả trứng nhập từ Zimbabwe, ấp nở được 38 con, nuôi cho kết quả tốt. Từ những khảo nghiệm trên, đến năm 1998, Bộ Nông nghiệp & PTNT chính thức phê duyệt dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển chăn nuôi đà điểu tại Ba Vì- Hà Nội
Tài liệu liên quan