Tình trạng mảng bám ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha

Mở đầu: Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt đặc biệt quan trọng ở đối tượng đang mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định vì sự tích tụ mảng bám lâu ngày có thể dẫn đến sút mắc cài, mất khoáng mô răng, sâu răng và bệnh nha chu. Tuy nhiên, tình trạng vệ sinh răng miệng ở đối tượng này ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng mảng bám ở một nhóm bệnh nhân đang điều trị chỉnh nha bằng khí cụ cố định. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 61 bệnh nhân (12 nam, 49 nữ), tuổi từ 12 đến 46, đang mang mắc cài để điều trị chỉnh nha tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM. Tình trạng và tính chất của mảng bám được đánh giá trên lâm sàng bằng mắt thường và sau khi nhuộm gel GC Tri Plaque ID để phân biệt mảng bám non, trưởng thành và acid. Chỉ số PlI (Silness và Löe biến đổi theo Williams) cho đối tượng mang mắc cài, được áp dụng do một người đánh giá duy nhất đã được định chuẩn. Các dữ liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS phiên bản IBM. Kết quả: Trong nhóm khảo sát, 100% đối tượng có mảng bám non, 96,7% có mảng bám trưởng thành và 77% có mảng bám acid. Số vị trí có mảng bám acid và chỉ số mảng bám acid ở nam cao hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và ở nhóm ≤18 tuổi cao hơn 2 nhóm >18 tuổi (p<0,01). Chỉ số mảng bám trung bình PlI = 0,58±0,15; không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, và giữa các giai đoạn điều trị (p>0,05) nhưng ở nhóm ≤18 tuổi cao hơn có ý nghĩa so với nhóm 19-26 tuổi (p<0,05). Số vị trí trung bình có mảng bám là 40,23±11,92; số vị trí có mảng bám trưởng thành là 15,69±10,52 và mảng bám acid là 7,69±7,69. Tỉ lệ có mảng bám acid cao ở vị trí phía nướu, phía gần và 6 răng trước trên. Kết luận: Đánh giá tình trạng mảng bám ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha cho thấy cần lưu ý vệ sinh răng miệng đặc biệt ở nam và đối tượng dưới 18 tuổi, nhất là ở phía nướu và phía gần để hướng dẫn các biện pháp vệ sinh răng miệng tăng cường phù hợp.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng mảng bám ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 58 TÌNH TRẠNG MẢNG BÁM Ở BỆNH NHÂN MANG MẮC CÀI CHỈNH NHA Phạm Lệ Quyên* TÓM TẮT Mở đầu: Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt đặc biệt quan trọng ở đối tượng đang mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định vì sự tích tụ mảng bám lâu ngày có thể dẫn đến sút mắc cài, mất khoáng mô răng, sâu răng và bệnh nha chu. Tuy nhiên, tình trạng vệ sinh răng miệng ở đối tượng này ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng mảng bám ở một nhóm bệnh nhân đang điều trị chỉnh nha bằng khí cụ cố định. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 61 bệnh nhân (12 nam, 49 nữ), tuổi từ 12 đến 46, đang mang mắc cài để điều trị chỉnh nha tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM. Tình trạng và tính chất của mảng bám được đánh giá trên lâm sàng bằng mắt thường và sau khi nhuộm gel GC Tri Plaque ID để phân biệt mảng bám non, trưởng thành và acid. Chỉ số PlI (Silness và Löe biến đổi theo Williams) cho đối tượng mang mắc cài, được áp dụng do một người đánh giá duy nhất đã được định chuẩn. Các dữ liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS phiên bản IBM. Kết quả: Trong nhóm khảo sát, 100% đối tượng có mảng bám non, 96,7% có mảng bám trưởng thành và 77% có mảng bám acid. Số vị trí có mảng bám acid và chỉ số mảng bám acid ở nam cao hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê (p18 tuổi (p<0,01). Chỉ số mảng bám trung bình PlI = 0,58±0,15; không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, và giữa các giai đoạn điều trị (p>0,05) nhưng ở nhóm ≤18 tuổi cao hơn có ý nghĩa so với nhóm 19-26 tuổi (p<0,05). Số vị trí trung bình có mảng bám là 40,23±11,92; số vị trí có mảng bám trưởng thành là 15,69±10,52 và mảng bám acid là 7,69±7,69. Tỉ lệ có mảng bám acid cao ở vị trí phía nướu, phía gần và 6 răng trước trên. Kết luận: Đánh giá tình trạng mảng bám ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha cho thấy cần lưu ý vệ sinh răng miệng đặc biệt ở nam và đối tượng dưới 18 tuổi, nhất là ở phía nướu và phía gần để hướng dẫn các biện pháp vệ sinh răng miệng tăng cường phù hợp. Từ khóa: Mảng bám, mắc cài, điều trị chỉnh chình răng mặt, gel nhuộm màu mảng bám ABSTRACT EVALUATION OF DENTAL PLAQUE ON PATIENTS WEARING ORTHODONTIC BRACKETS Pham Le Quyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 58 - 65 Background: Good oral hygiene is very important in patients treated with fixed orthodontic appliance as dental plaque in advanced stages may cause debonding of brackets, teeth demineralization, caries and periodontal disease. However, oral hygiene status in these subjects has not been thoroughly studied in Vietnam. Objective: Evaluate dental plaque in a sample of patients undergoing orthodontic treatment with fixed appliance. Materials and methods: This cross-sectional study was conducted on 61 patients (12 males, 49 females), aged from 12 to 46 years, wearing orthodontic brackets at the Faculty of Odonto- Stomatology, University of *Khoa Răng Hàm Mặc, Đại học Y dược Tp.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Phạm Lệ Quyên ĐT: 0903716159 Email: plquyen@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 59 Medicine and Pharmacy at HCM city. Dental plaque was evaluated clinically by one calibrated examiner according to PlI (Silness and Löe Plaque Index, modified by Williams for patients with brackets). GC Tri Plaque ID disclosing gel was then applied to classify biofilm as new, mature or containing acidogenic bacteria. Data analysis was done in SPSS IBM. Results: 100% subjects had new biofilm, 96.7% had mature and 77% had acidic biofilm. The number of sites with acidic biofilm was significantly higher in male and ≤18 years-old patients (p<0.05). Average PlI was 0.58±0.15 with no significant difference between the two genders and among different stages of treatment (p>0.05) while it was significantly higher in ≤18 years-old patients compared to 19-26 years-old group (p<0.05). The average number of plaque sites was 40.23±11.92, among which 15.69±10.52 sites had mature biofilm and 7.69±7.69 acidic biofilm. Acidic biofilm was most frequently observed at gingival and mesial sites and on the 6 upper front teeth. Conclusions: The results of this study on dental plaque in subjects undergoing fixed appliance orthodontic treatment showed that reinforced motivation should be required for male and ≤18 years-old patients. On the other hand, sites (gingival and mesial) and teeth at higher risk of plaque retaining should be visualized by the patient and personalized instructions on appropriate oral hygiene method should be given to help improving oral hygiene status. Keywords: Dental plaque, biofilm, brackets, orthodontic treatment, disclosing gel ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhân mang mắc cài chỉnh hình răng mặt luôn gặp khó khăn trong vấn đề giữ gìn vệ sinh răng miệng do bị đau, thao tác chải răng phức tạp vì vướng mắc cài, dây cung, thun liên kết, triển dưỡng nướu Vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn đến nhiều vấn đề, đôi khi rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình và kết quả điều trị chỉnh nha, ví dụ như đốm mất khoáng, ảnh hưởng thẩm mỹ sau khi tháo mắc cài, sâu răng và bệnh nha chu (viêm nướu, tiêu xương, răng lung lay vừa do lực chỉnh hình dịch chuyển răng, vừa do mô nha chu suy yếu). Hơn nữa, pH thấp của mảng bám có thể ảnh hưởng đến keo dán làm dễ sút mắc cài. Để có những hướng dẫn vệ sinh răng miệng phù hợp cho đối tượng này điều đầu tiên cần làm là đánh giá tình trạng mảng bám. Hiện nay có rất nhiều chỉ số mảng bám được sử dụng để đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng ở bệnh nhân điều trị chỉnh hình răng mặt bằng khí cụ cố định, ví dụ như chỉ số mảng bám của Silness và Löe biến đổi theo Williams, chỉ số của Wigley Hein biến đổi theo Turesky, O’Leary, chỉ số Navy biến đổi theo Rustogi, chỉ số Attin 2005(2). Tuy nhiên, hầu hết các chỉ số này đều xuất phát từ các chỉ số thông dụng dùng trong điều tra sức khỏe răng miệng cộng đồng, chưa có sự đồng thuận về một chỉ số có tính thực tế và phù hợp nhất cho nhóm đối tượng này(1,4). Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu khảo sát tình trạng vệ sinh răng miệng ở bệnh nhân mang mắc cài chỉnh nha, so sánh sự thích hợp của các chỉ số, đánh giá hiệu quả của các biện pháp và sản phẩm vệ sinh răng miệng bổ trợ (so sánh các loại đầu bàn chải, nước súc miệng) trực tiếp trên lâm sàng hoặc thông qua việc cấy vi khuẩn trong mảng bám(2,3,5,6,7). Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về tình trạng vệ sinh răng miệng ở nhóm đối tượng này. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát tình trạng vệ sinh răng miệng ở đối tượng mang mắc cài chỉnh nha, thông qua việc đánh giá tình trạng mảng bám và tính chất mảng bám với các mục tiêu chuyên biệt sau: Xác định tỉ lệ người mang mắc cài có mảng bám, mảng bám non, trưởng thành và acid. Đánh giá tình trạng và tính chất mảng bám qua số vị trí có mảng bám và chỉ số mảng bám PlI dành cho đối tượng mang mắc cài. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 60 So sánh tình trạng và tính chất mảng bám giữa 2 giới, giữa các nhóm tuổi và giữa các giai đoạn điều trị chỉnh nha. Mô tả tình trạng mảng bám acid theo các vị trí trên từng răng. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 61 bệnh nhân (12 nam, 49 nữ) đang điều trị chỉnh hình răng mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh được chọn ngẫu nhiên. Tiêu chuẩn chọn vào mẫu: Bệnh nhân đang mang mắc cài chỉnh nha đồng ý tham gia nghiên cứu và có sức khỏe tốt. Tiêu chuẩn loại khỏi mẫu: Bệnh nhân chỉ mang mắc cài 1 hàm, bệnh nhân có bệnh tâm thần ảnh hưởng khả năng giao tiếp và vệ sinh răng miệng, bệnh nhân được cạo vôi trong vòng 3 ngày trước ngày khám. Tình trạng mảng bám được một người khám duy nhất đã được định chuẩn đánh giá bằng mắt thường theo chỉ số PlI (Silness và Löe, biến đổi theo Williams cho đối tượng mang mắc cài) (Hình 1): 0: Không có mảng bám. 1: Mảng bám chỉ thấy được sau khi nhuộm màu hoặc cạo bằng thám trâm. 2: Mảng bám trung bình thấy được bằng mắt thường. 3: Mảng bám nhiều. Hình 1: Chỉ số PlI (Silness và Löe, biến đổi theo Williams cho đối tượng mang mắc cài)(3). Hình 2: Mảng bám sau khi nhuộm màu với GC Tri Plaque ID gel. Sau đó sử dụng GC Tri Plaque ID gel nhuộm màu mảng bám và ghi nhận tính chất mảng bám (Hình 2). Màu hồng/đỏ: Mảng bám non (là mảng bám mới hình thành <24 giờ). Màu xanh đậm/tím: Mảng bám trưởng thành (là mảng bám hình thành >48 giờ). Màu xanh dương nhạt: Mảng bám acid (có chứa vi khuẩn sinh acid). Sau khi ghi nhận tính chất mảng bám, bệnh nhân được hướng dẫn chải răng ở những vị trí có mảng bám. Các số liệu được xử lý với phần mềm SPSS IBM. KẾT QUẢ Mẫu nghiên cứu bao gồm 61 bệnh nhân đang được điều trị chỉnh nha, với 12 nam và 49 nữ; tuổi trung bình là 23,16 tuổi được chia thành 3 nhóm tuổi (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1: Phân bố của mẫu nghiên cứu theo tuổi và giới tính. Tỉ lệ người có mảng bám Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 61 Trong nhóm khảo sát, 100% đối tượng có mảng bám non, 96,7% có mảng bám trưởng thành và 77% có mảng bám acid. Khảo sát những đối tượng được phát hiện có mảng bàm trưởng thành và acid cho thấy có sự phân bố theo giới và nhóm tuổi theo Biểu đồ 2, 3, 4 và 5. Biểu đồ 2: Tỉ lệ đối tượng có mảng bám trưởng thành phân bố theo giới. Biều đồ 3: Tỉ lệ đối tượng có mảng bám trưởng thành phân bố theo tuổi. Biểu đồ 4: Tỉ lệ đối tượng có mảng bám acid phân bố theo giới. Biều đồ 5: Tỉ lệ đối tượng có mảng bám acid phân bố theo tuổi. Tình trạng và tính chất mảng bám Tình trạng mảng bám được đánh giá qua số vị trí có mảng bám và chỉ số mảng bám. Trong mẫu khảo sát, trung bình mỗi đối tượng có 40,23 ± 11,92 vị trí có mảng bám. Chỉ số mảng bám trung bình PlI là 0,58 ± 0,15; trong đó có sự phân biệt theo mảng bám non, trưởng thành và acid theo Bảng 1 và Bảng 2. So sánh giữa hai giới cho thấy số vị trí có mảng bám acid và chỉ số mảng bám acid ở nam cao hơn có ý nghĩa so với ở nữ (p<0,05). Bảng 1: Phân bố số vị trí có mảng bám theo giới. Nam Nữ Chung TB ðLC TB ðLC TB ðLC p Số vị trí có MB 42,50 12,24 39,67 11,90 40,23 11,92 * Số vị trí có MB non 34,42 13,30 32,80 9,63 33,11 10,34 * Số vị trí có MB TT 17,42 8,24 15,27 10,92 15,69 10,52 * Số vị trí có MB acid 12,25 8,32 6,57 7,18 7,69 7,69 ** *p>0,05; **p<0,05 Bảng 2: Phân bố chỉ số mảng bám theo giới. Nam Nữ Chung TB ðLC TB ðLC TB ðLC p PlI 0,61 0,17 0,58 0,15 0,58 0,15 * Chỉ số MB non 0,49 0,18 0,48 0,12 0,48 0,13 * Chỉ số MB TT 0,25 0,13 0,22 0,15 0,23 0,15 * Chỉ số MB acid 0,18 0,13 0,10 0,11 0,11 0,12 ** *p>0,05; **p<0,05 Khảo sát tình trạng mảng bám giữa các nhóm tuổi cho thấy số vị trí có mảng bám acid và chỉ số mảng bám acid ở nhóm ≤18 tuổi cao hơn có ý nghĩa so với 2 nhóm còn lại (p<0,01). Chỉ số mảng bám trung bình chung PlI chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm ≤18 tuổi và nhóm 19-26 tuổi (p<0,05). Bảng 3: Phân bố số vị trí có mảng bám theo tuổi. =27 tuổi TB ðLC TB ðLC TB ðLC p Số vị trí có MB 44,59 14,56 37,04 9,43 40,94 11,92 * Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 62 =27 tuổi TB ðLC TB ðLC TB ðLC p Số vị trí có MB non 34,65 11,69 31,00 8,71 34,94 11,30 * Số vị trí có MB TT 19,12 11,94 14,04 9,70 14,88 10,10 * Số vị trí có MB acid 13,65 8,40 6,33 6,90 3,88 4,18 ** *p>0,05; **p<0,05 Khảo sát tình trạng và tính chất mảng bám ở những bệnh nhân thuộc các giai đoạn điều trị chỉnh nha khác nhau cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 4). Bảng 4: Phân bố chỉ số mảng bám theo tuổi. =27 tuổi TB ðLC TB ðLC TB ðLC p PlI 0,66 0,19 0,55 0,12 0,56 0,13 ** Chỉ số MB non 0,51 0,14 0,46 0,12 0,48 0,13 * Chỉ số MB TT 0,29 0,18 0,20 0,13 0,20 0,13 * Chỉ số MB acid 0,20 0,13 0,09 0,10 0,05 0,05 ** *p>0,05; **p<0,05 Bảng 5: Phân bố số vị trí có mảng bám và chỉ số mảng bám theo giai đoạn điều trị chỉnh nha. Làm ñều Di xa răng nanh Lui răng cửa Hoàn tất TB ðLC TB ðLC TB ðLC TB ðLC p Số vị trí có MB 43,25 13,74 43,00 11,50 44,86 7,01 36,21 13,84 * Số vị trí có MB non 33,50 6,35 32,55 9,78 36,14 7,90 29,57 11,71 * Số vị trí có MB TT 17,25 13,28 19,64 13,18 21,29 7,39 12,07 9,83 * Số vị trí có MB acid 6,25 8,77 10,27 9,26 5,86 5,11 5,21 5,96 * PlI 0,65 0,24 0,63 0,15 0,64 0,09 0,52 0,15 * ðiểm số MB non 0,50 0,12 0,48 0,12 0,51 0,09 0,43 0,15 * ðiểm số MB TT 0,26 0,21 0,28 0,18 0,31 0,11 0,17 0,12 * ðiểm số MB acid 0,10 0,14 0,15 0,14 0,08 0,07 0,07 0,08 * *p>0,05 Vị trí tích tụ mảng bám acid Biểu đồ 6: Phân bố mảng bám acid theo vị trí trên từng răng hàm trên. Biểu đồ 7: Phân bố mảng bám acid theo vị trí trên từng răng hàm dưới. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 63 Mảng bám acid là loại mảng bám đã tích tụ lâu và có nguy cơ gây sâu răng cao nhất nên chúng tôi phân tích những vị trí trên răng có sự hiện diện của loại mảng bám này. Tính theo tỉ lệ có mảng bám acid đối với từng mặt răng cho thấy nhìn chung, mảng bám acid hiện diện nhiều nhất ở phía nướu và phía gần nhiều hơn phía xa, ít nhất ở phía nhai, ở các răng trước nhiều hơn các răng sau, răng hàm trên nhiều hơn hàm dưới. BÀN LUẬN Khảo sát tình trạng và tính chất mảng bám ở đối tượng mang mắc cài cho thấy tất cả các đối tượng đều có mảng bám trong đó tỷ lệ có mảng bám đã tích tụ trên 48 giờ chiếm 96,7%. Ngoài ra, số vị trí có mảng bám trung bình cho mỗi đối tượng là 40,23 chiếm 50% tổng số vị trí khảo sát. Điều này nói lên sự khó khăn trong việc tự chăm sóc vệ sinh răng miệng ở nhóm đối tượng này. Mặc dù tỉ lệ nam trong nghiên cứu thấp nhưng sự khác biệt về số vị trí và chỉ số mảng bám acid vẫn có ý nghĩa giữa 2 giới, cho thấy nam là nhóm đối tượng cần được lưu ý hơn về vệ sinh răng miệng. 2 chỉ số này ở bệnh nhân ≤18 tuổi cũng cao hơn so với 2 nhóm còn lại cho thấy bệnh nhân vị thành niên có xu hướng thiếu chú ý đến vệ sinh răng miệng hoặc chưa giữ vệ sinh răng miệng được hiệu quả. Do vậy, cần tăng cường nhắc nhở và hướng dẫn các biện pháp vệ sinh răng miệng phù hợp cho nhóm đối tượng này. Trong quá trình đánh giá, chúng tôi nhận thấy phần lớn mảng bám chỉ ghi nhận được sau khi bôi thuốc nhuộm màu (mức độ 1), phù hợp với kết quả chỉ số mảng bám trung bình PlI < 1. Tình trạng mảng bám cũng không có sự khác biệt đáng kể giữa các giai đoạn điều trị cho thấy bệnh nhân có quan tâm đến vệ sinh răng miệng trong suốt quá trình điều trị. Tuy nhiên, tính chất phân hóa mạnh của các dữ liệu (độ lệch chuẩn lớn), phù hợp với nhận định lâm sàng cho thấy có bệnh nhân giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt và có bệnh nhân lại rất chểnh mảng điển hình như trong mẫu khảo sát có một bệnh nhân (nam) có mức độ 3. Khó đối chiếu kết quả PlI trong nghiên cứu này với các nghiên cứu khác cũng sử dụng PlI do độ tuổi chọn mẫu không tương ứng hoặc PlI ban đầu ở nghiên cứu khác được chọn lọc ở mức cao nhất định nhằm đánh giá hiệu quả làm giảm mảng bám của các biện pháp hoặc công cụ vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, do chưa có chỉ số quy ước để đánh gíá mảng bám ở người mang mắc cài nên một số các nghiên cứu dùng những chỉ số mảng bám khác, với cách bố trí vùng ghi nhận và mức độ khác nhau, hoặc dùng chỉ thị cấy khúm vi khuẩn thay vì gel phát hiện mảng bám(2,3,4,5,6,7). Sử dụng GC Tri Plaque ID gel có ưu điểm là cho phép khảo sát trực quan tính chất của mảng bám. Qua nghiên cứu này chúng tôi thấy tại một vị trí quy định theo chỉ số PlI được sử dụng, mảng bám có thể có nhiều tính chất khác nhau. Điều này cho thấy muốn đánh giá tính chất của mảng bám, sử dụng những chỉ số có sự phân vùng chi tiết hơn như chỉ số Quigley-Hein biến đổi, chỉ số Navy biến đổi... có thể thuận lợi hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến tính thực tiễn của sự phân vùng của chỉ số sử dụng, nhằm đơn giản hóa trong việc hướng dẫn cho bệnh nhân. Dù sao sử dụng gel ba màu cho phép phân biệt loại mảng bám đã tồn tại lâu (>48 giờ) và/ hoặc có nguy cơ gây mất khoáng để có thể hướng dẫn biện pháp xử lý cụ thể và thiết lập vệ sinh răng miệng thích hợp nhất cho từng cá nhân. Cách phân tích theo vị trí trên từng răng mà chúng tôi sử dụng cho phép đánh giá một cách tương đối những vị trí dễ tích tụ mảng bám lâu dài hơn, cần lưu ý bệnh nhân chải kỹ hơn. Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy có một số răng không đánh giá được như răng cối lớn thứ nhất và thứ hai thường mang khâu, một số răng lệch lạc nhiều chưa được gắn mắc cài trong các giai đoạn điều trị sớm hoặc sút mắc cài. Những răng này đã bị loại ra khỏi việc đánh giá vì có thể gây sai lệch dữ liệu. So sánh giữa các vị trí cho thấy vùng tiếp cận nướu là vị trí dễ tích tụ mảng bám nhất, tiếp theo là phía gần và phía xa, đặc biệt các răng có chiều cao thân răng lâm sàng thấp, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 64 nằm cao về phía hành lang, có nướu triển dưỡng đều khó chải sạch. Trong khi đó, vị trí phía mặt nhai ở một số răng có chỉ số bằng 0. Những điều này cho thấy bệnh nhân có xu hướng chải ngang, không chải kỹ vùng cận nướu, vùng dưới dây cung hoặc thun chuỗi. Do vậy, cần hướng dẫn và động viên bệnh nhân tích cực sử dụng bàn chải kẽ răng, tăm nước và có thể phối hợp với tác dụng hóa học của nước súc miệng kháng khuẩn, giảm mảng bám để tăng cường làm sạch ở những vùng này. Đây chỉ mới là nghiên cứu thăm dò để có những dữ liệu ban đầu giúp xây dựng nghiên cứu kế tiếp với cỡ mẫu lớn hơn, sự phân bố theo giới và theo giai đoạn điều trị cân đối hơn nhằm đưa ra kết quả so sánh giữa các nhóm đối tượng một cách xác đáng hơn. KẾT LUẬN Đánh giá mảng bám trên 61 đối tượng nghiên cứu cho thấy nói chung bệnh nhân có quan tâm đến vệ sinh răng miệng, thể hiện bằng chỉ số PlI tương đối thấp, nhưng vẫn chưa đúng mức và chưa đồng đều. Nhóm đối tượng nam và ≤18 tuổi có tình trạng vệ sinh răng miệng kém hơn các đối tượng khác. Không thấy có sự khác biệt về tình trạng mảng bám giữa các giai đoạn điều trị. Phát hiện và đánh giá tính chất mảng bám bằng GC Tri Plaque ID gel có thể giúp hiển thị mảng bám tồn tại đã lâu ở những vị trí trên từng răng để hướng dẫn biện pháp vệ sinh tăng cường thích hợp tại các vị trí đó, cụ thể nhất là ở vùng cổ răng để tránh tình trạng viêm nướu và sâu răng có thể xảy ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acharya S, Goyal A, Utreja AK, Mohanty U (2011). Effect of three different motivational techniques on oral hygiene and gingival health of patients undergoing multibracketed orthodontics. Angle Orthod, 81: 884-888. 2. Attin R (2005). Introduction of a new plaque index designed for control and motivation of orthodontic patients. Inf Orthod Kieferorthop, 37: 271-273. 3. Clerehugh V, Williams P, Shaw WC, Worthington HV, Warren P (1998). A practice-based randomized controlled trial of the efficacy of an electric and a manual toothbrush on gingival health in patients with fixed orthodontic appliances. J Dent, 26: 633-639. 4. Costa MA, Silva VC, Miqui MN, Sakima T, Spolidorio DMP, Cirelli JA (2007). Efficacy of ultrasonic, electric and manual toothbrushes in patients with fixed orthodontic appliances. Angle Orthod, 77: 361-366. 5. Cugini MA, Thompson M, Warren PR (2006). Correlations between two plaque indices assessment of toothbrushes effectiveness.