Đặt vấn đề: Trong quá trình đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều chuyển đổi tiến bộ, số lượng các
cơ sở khám tế ngày càng tăng dẫn đến việc tăng khối lượng chất thải nguy hại cần được xử lý đúng cách. Chính
vì vậy nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn y tế (CTRYT) tại các bệnh viện
nhằm đưa ra các đề xuất khắc phục kịp thời tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình hình quản lý và xử lý CTRYT tại 22 bệnh viện (BV) thuộc khu vực
phía Nam và đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 22 BV nhằm đánh giá tình hình
thực hiện các thủ tục hành chính liên quan; việc trang bị các dụng cụ, trang thiết bị lưu giữ và xử lý CTRYT.
Kết quả nghiên cứu: 9/9 BV thực hiện xử lý CTRYT cho các đơn vị bên ngoài chưa có giấy phép hành nghề
quản lý chất thải nguy hại theo quy định. Tỷ lệ BV thực hiện tốt việc chứa rác sau phân loại trong các túi đúng
màu là 86,4% và 90,9% BV thực hiện phân loại chất thải đúng (không lẫn rác y tế vào túi rác sinh hoạt và ngược
lại). Không có BV nào đáp ứng tất cả tiêu chí về nhà lưu giữ của Quy chế Quản lý chất thải y tế và 7/22 BV
không có nhà lưu giữ cho chất thải thông thường (chất thải được lưu giữ ở nơi không hợp vệ sinh hoặc khu vực
ngoài trời). Trong số các BV tiến hành thiêu đốt chất thải tại chỗ có 93,3% BV khảo sát chưa có biện pháp xử lý
tro thải từ lò đốt. 80% số BV trong quá trình hoạt động có phát sinh chất thải phóng xạ đáp ứng đầy đủ các tiêu
chí theo quy định.
Kết luận: Các BV cần tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát cũng như đảm bảo tuân thủ các yêu cầu
theo quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng công tác quản lý xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện khu vực phía Nam năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 118
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN KHU VỰC PHÍA NAM NĂM 2012
Đặng Ngọc Chánh*, Lê Ngọc Diệp*, Ngô Khần*, Nguyễn Thị Trang*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong quá trình đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều chuyển đổi tiến bộ, số lượng các
cơ sở khám tế ngày càng tăng dẫn đến việc tăng khối lượng chất thải nguy hại cần được xử lý đúng cách. Chính
vì vậy nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn y tế (CTRYT) tại các bệnh viện
nhằm đưa ra các đề xuất khắc phục kịp thời tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình hình quản lý và xử lý CTRYT tại 22 bệnh viện (BV) thuộc khu vực
phía Nam và đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 22 BV nhằm đánh giá tình hình
thực hiện các thủ tục hành chính liên quan; việc trang bị các dụng cụ, trang thiết bị lưu giữ và xử lý CTRYT.
Kết quả nghiên cứu: 9/9 BV thực hiện xử lý CTRYT cho các đơn vị bên ngoài chưa có giấy phép hành nghề
quản lý chất thải nguy hại theo quy định. Tỷ lệ BV thực hiện tốt việc chứa rác sau phân loại trong các túi đúng
màu là 86,4% và 90,9% BV thực hiện phân loại chất thải đúng (không lẫn rác y tế vào túi rác sinh hoạt và ngược
lại). Không có BV nào đáp ứng tất cả tiêu chí về nhà lưu giữ của Quy chế Quản lý chất thải y tế và 7/22 BV
không có nhà lưu giữ cho chất thải thông thường (chất thải được lưu giữ ở nơi không hợp vệ sinh hoặc khu vực
ngoài trời). Trong số các BV tiến hành thiêu đốt chất thải tại chỗ có 93,3% BV khảo sát chưa có biện pháp xử lý
tro thải từ lò đốt. 80% số BV trong quá trình hoạt động có phát sinh chất thải phóng xạ đáp ứng đầy đủ các tiêu
chí theo quy định.
Kết luận: Các BV cần tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát cũng như đảm bảo tuân thủ các yêu cầu
theo quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế.
Từ khóa: Chất thải y tế, phân loại và lưu giữ, lò đốt rác thải y tế.
ABSTRACT
MANAGEMENT AND DISPOSAL OF SOLID MEDICAL WASTE IN HOSPITALS IN SOUTHERN
PROVINCES, 2012
Dang Ngoc Chanh, Le Ngoc Diep, Ngo Khan, Nguyen Thi Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 118 – 125
Background: During the renovation process, Vietnamʹs Health System has made a lot of progress. The
increase in the number of healthcare facilities has led to an increase in the amount of hazardous medical waste.
Therefore, this study was conducted to assess the management of solid healthcare waste in hospitals in order to
recommend corrective actions to prevent environmental pollution.
Objectives: Toassess medical waste management and disposal in 22 hospitals in Southern provinces.
Method: A cross‐sectional study was carried out in 22 hospitals in Southern provinces.
Results: In nine out of 22 hospitals, the treatment occurred off‐site but all medical waste disposal units had
not license. The proportions of hospitals where medical waste was stored in medical waste bags and sorted
properly were 86.4% and 91% respectively. None of hospitals met all criteria for storage areas. Out of 22
* Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Ngô Khần ĐT: 0949 047 661 Email: ngokhan@ihph.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 119
hospitals, 7 didn’t have proper places to store general waste. 93.3% of hospitals with on‐site incinerators had no
proper methods to dispose of incinerator ash. 80% of hospitals producing radioactive waste from health care
activities were in full compliance with regulations.
Conclusion: Strengthening medical waste management should be considered to protect the environment.
Keywords: management, disposal, solidmedical waste, sort, store.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình đổi mới, hệ thống y tế Việt
Nam đã có nhiều chuyển đổi tiến bộ, hệ thống
bệnh viện đã được củng cố và phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Báo cáo thống kê của Cục
khám chữa bệnh năm 2009 cho thấy cả nước có
13.511 cơ sở y tế và năm 2010 tăng lên 13.640 cơ
sở(1, 2).Vấn đề quản lý CTRYT là vấn đề ưu tiên
cần được quan tâm do mức độ xả thải ngày càng
tăng cao, tính lây nhiễm cũng như khả năng gây
thương tích từ kim tiêm và các vật sắc nhọn khá
lớn. Số liệu điều tra từ năm 2009‐2010, tổng
lượng CTRYT trong toàn quốc khoảng 100‐140
tấn/ngày, trong đó có 16‐30 tấn/ngày là CTRYT
nguy hại(2) và dự báo tổng khối lượng CTRYT
nguy hại phát sinh trong năm 2015 trên cả nước
là 50.071 kg/ngày, trong đó riêng đối với khu
vực Đông Nam Bộ là 12.839 kg/ngày và tại đồng
bằng Sông Cửu Long là 6.600 kg/ngày(3). Kết quả
quan trắc môi trường y tế của Viện Y tế công
cộng thực hiện trong năm 2011 trên 14 BV cho
thấy có 14,3% BV còn tình trạng phân loại chất
thải sai quy định, 92,9% số BV có xây dựng nhà
chứa rác tuy nhiên không có nhà chứa rác nào
tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng
cũng như tính an toàn về khả năng cách ly
nguồn ô nhiễm. Trong số 8 BV có sử dụng lò đốt
chỉ có 50% lò còn hoạt động tốt, số còn lại đang
trong tình trạng xuống cấp(5). Chính vì vậy
nghiên cứu được thực hiện trên diện rộng tại các
BV đa khoa tuyến tỉnh cũng như các BV tuyến
trung ương thuộc 19 tỉnh thành khu vực miền
Nam nhằm cung cấp dữ liệu về hiện trạng ô
nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế làm cơ sở
cho việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trong BV, bảo vệ sức khỏe
cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình hình quản lý và xử lý CTRYT
tại 22 BV thuộc khu vực phía Nam và đề xuất
các biện pháp can thiệp phù hợp.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu: nhằm đánh giá tình
hình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan;
việc trang bị các dụng cụ, trang thiết bị lưu giữ
và xử lý CTRYT tại 22 BV bao gồm: 04 BV tuyến
trung ương và 18 BV đa khoa tuyến tỉnh/thành
thuộc 19 tỉnh thành khu vực phía Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế
nghiên cứu cắt ngang mô tả, áp dụng kết hợp
giữa phương pháp thu thập số liệu dựa trên
phiếu điều tra soạn sẵn và quan sát thực tế dựa
trên bảng kiểm. Nội dung khảo sát căn cứ theo
Quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm
theo Quyết định số 43/2007/QĐ‐BYT ngày
30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
KẾT QUẢ ‐ BÀN LUẬN
Công tác quản lý CTRYT
Bảng 1: Sự phân bố về quy mô giường bệnh của 22 BV
Nội dung Tuyến trung ương
(n=4)
Tuyến tỉnh/ thành
(n=18)
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
vị
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
vị
Số giường
bệnh theo
quy hoạch
800
1.800 1075 420 1.350 790
Số giường
bệnh thực kê
986 2.245 1.181 425 1.450 876
Hiệu suất sử
dụng giường
bệnh (%)
130,7 135,8 120,5 48,4 156 112,1
BV tuyến trung ương có số giường bệnh theo
quy hoạch và thực kê lớn hơn so với BV tuyến
tỉnh/thành. Tại tuyến trung ương, BV Chợ Rẫy
có số giường bệnh theo quy hoạch và thực kê lớn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 120
nhất (1.800 giường). Tại tuyến tỉnh/thành, BV đa
khoa Kiên Giang có số giường bệnh theo quy
hoạch và thực kê lớn nhất (1.350 giường). BV đa
khoa Lê Lợi là BV có quy mô nhỏ nhất khu vực
miền Nam với tổng số giường bệnh theo quy
hoạch là 420 giường và số giường bệnh thực kê
là 425 giường.
Bảng 2: Thống kê số lượng CTRYT
Đơn vị tính: kg/ngày
Nội dung Trung vịKhoảng tứ vị Thấp nhất
Cao
nhất
Lượng chất thải
thông thường 1237,5 700-2000
335
(Tâm thần
TW2)
6000
(Chợ
Rẫy)
Lượng chất thải
lây nhiễm 230,5 135-462,5
18
(Tâm thần
TW2)
1354
(Chợ
Rẫy)
Lượng chất thải
tái chế 50 20-100
1,5
(Kiên
Giang)
525,9
(Chợ
Rẫy)
Tỷ lệ BV có sổ theo dõi lượng chất thải phát
sinh hàng ngày khá cao (chiếm 95,5%), trong đó
100% BV tuyến trung ương đều có sổ theo dõi
chất thải phát sinh. Tỷ lệ BV có theo dõi hàng
ngày lượng chất thải phát sinh đối với chất thải
lây nhiễm, chất thải thông thường và lượng chất
thải tái chế phát sinh lần lượt là 77,3%, 54,6% và
59,1%. Trong đó lượng trung vị chất thải thông
thường phát sinh khoảng 1.200 kg/ngày, chất
thải lây nhiễm là 230 kg/ngày và chất thải tái chế
là 50 kg/ngày.
Bảng 3: Hoạt động quản lý, xử lý CTRYT và các thủ
tục pháp lý bảo vệ môi trường
Nội dung
Số BV đạt, n (%)
Chung
(n = 22)
Tuyến
trung
ương
(n = 4)
Tuyến
tỉnh/thành
(n = 18)
Hợp đồng với công ty có giấy
phép, có chức năng tái chế
chất thải BV
18 (81,8) 03 (75,0) 15 (83,3)
Có hợp đồng với công ty có
giấy phép, có chức năng tái
chế chất thải BV
02 (9,1) 00 (0) 02 (11,1)
Có hợp đồng nhưng công ty
không có giấy tờ chứng minh
chức năng tái chế
Không 02 (9,1) 01 (25,0) 01 (5,6)
Nội dung
Số BV đạt, n (%)
Chung
(n = 22)
Tuyến
trung
ương
(n = 4)
Tuyến
tỉnh/thành
(n = 18)
Xử lý CTRYT nguy hại tại BV
Có 15 (68,2) 01 (25,0) 14 (77,8)
Không 07 (31,8) 03 (75,0) 04 (22,2)
Thực hiện xử lý CTRYT cho
đơn vị bên ngoài (n = 15)
Có 09 (60,0) 00 (0) 09 (64,3)
Không 06 (40,0) 01 (100) 05 (35,7)
Giấy phép hành nghề quản lý
chất thải nguy hại
Có 00 (0) 00 (0) 00 (0)
Không 09 (100) 00 (0) 09 (100)
Đăng ký chủ nguồn thải chất
thải nguy hại
Đã đăng ký 18 (81,8) 04 (100) 14 (77,8)
Đang làm hồ sơ 01 (4,6) 00 (0) 01 (5,5)
Chưa đăng ký 03 (13,6) 00 (0) 03 (16,7)
Báo cáo đánh giá tác động
môi trường hoặc đề án bảo
vệ môi trường
Có 13 (59,1) 02 (50,0) 11 (61,1)
Không 09 (40,9) 02 (50,0) 07 (38,9)
Số lượng BV thực hiện xử lý CTRYT nguy
hại tại chỗ là 15/22 BV (chiếm tỷ lệ 68,2%), trong
đó 09/15 BV thuộc tuyến tỉnh/thành (chiếm 60%)
có thực hiện xử lý CTRYT cho các đơn vị bên
ngoài (các đơn vị y tế tư nhân, BV tuyến huyện,
trung tâm y tế dự phòng,). Tuy nhiên, các BV
chưa có giấy phép hành nghề quản lý chất thải
nguy hại theo quy định tại Thông tư số
12/2011/TT‐BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại. Trên tổng
số BV khảo sát, có 81,8% BV đã đăng ký chủ
nguồn thải chất thải nguy hại, trong đó tất cả các
BV tuyến trung ương đều đã tiến hành đăng ký
đầy đủ.
Bảng 4: Công tác tổ chức hoạt động thường quy về
quản lý CTRYT
Nội dung
Số BV đạt, n (%)
Chung
(n = 22)
Tuyến
trung
ương
(n = 4)
Tuyến
tỉnh/thành
(n = 18)
Tổ chức kiểm tra, giám sát
công tác phân loại, thu
gom và vận chuyển rác y
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 121
Nội dung
Số BV đạt, n (%)
Chung
(n = 22)
Tuyến
trung
ương
(n = 4)
Tuyến
tỉnh/thành
(n = 18)
tế
Giám sát hàng tuần hoặc
tháng
20 (90,9) 04 (100) 16 (88,9)
Giám sát hàng quý 02 (9,1) 00 (0) 02 (11,1)
Không 00 (0) 00 (0) 00 (0)
Tổ chức tập huấn và tập
huấn lại quy chế quản lý
chất thải y tế cho nhân
viên y tế
≥2 lần/năm 14 (63,6) 03 (75,0) 11 (61,1)
< 2 lần/năm 06 (27,3) 00 (0) 06 (33,3)
Không 02 (9,1) 01 (25,0) 01 (5,6)
Tổ chức đào tạo chuyên
môn cho nhân viên xử lý
chất thải y tế
Có 18 (81,8) 04 (100) 14 (77,8)
Không 04 (18,2) 00 (0) 04 (22,2)
Giám sát môi trường định
kỳ
Có 16 (72,7) 04 (100) 13 (72,2)
Không 06 (27,3) 00 (0) 06 (33,3)
Nhìn chung nhân lực tham gia trực tiếp vào
công tác quản lý chất thải y tế tại các BV khá
mỏng (chiếm 3,5% trên tổng số nhân viên BV),
trong đó tỷ lệ cán bộ tham gia trực tiếp vào công
tác quản lý chất thải y tế tại BV trực thuộc tuyến
trung ương gần gấp đôi so với BV tuyến
tỉnh/thành (4,6% so với 2,6%). Đơn vị phụ trách
lập kế hoạch tập huấn và giảng dạy chính tại các
BV là khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (có thể kết
hợp với phòng Điều dưỡng). Tỷ lệ BV tổ chức
kiểm tra giám sát công tác phân loại khá cao
(90,9%), các hoạt động kiểm tra, giám sát thường
có sự phối hợp giữa khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn, phòng Hành chính quản trị và phòng
Điều dưỡng. Bên cạnh đó, 100% BV tuyến trung
ương thực hiện tốt công tác giám sát môi trường
định kỳ hàng quý và có báo cáo giám sát theo
quy định, tuy nhiên vẫn còn một số BV tuyến
tỉnh/thành chưa thực hiện đúng như quy định
06/22 BV (27,3%).
Phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu
giữ CTRYT
Phương tiện phân loại, thu gom CTRYT tại
nguồn
Bảng 5: Sự phân bố các đặc tính về túi đựng chất thải
Tỷ lệ BV trang bị túi đựng chất thải đúng theo
Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo
Quyết định số 43/2007/QĐ‐BYT của Bộ Y tế là
45,5%. Kết quả khảo sát cho thấy các BV cũng đã
trang bị các túi có màu sắc (68,2%) và thể tích
thành túi (90,9%) đúng quy định. Tuy nhiên, do
gặp khó khăn về kinh phí và tìm nhà cung cấp túi
rác đúng theo quy cách yêu cầu của Bộ Y tế nên
một số BV vẫn còn chưa thực hiện đúng các quy
định khác về độ dày thành túi (31,8%), không có
vạch báo ¾ và dòng chữ (45,4%), biểu tượng
không đúng quy định (36,4%).
Bảng 6: Sự phân bố các đặc tính về thùng đựng chất thải
Nội dung
Số BV đạt
(n = 22)
Tần số Tỷ lệ %
Vật liệu nhựa hoặc kim loại, thành
dày, cứng 22 100
Có nắp đậy 21 95,5
Có chân đạp để đậy, mở nắp 12 54,6
Màu sắc đúng quy định 10 45,4
Có vạch 3/4 và biểu tượng theo quy
định 03 13,6
Đáp ứng tất cả các tiêu chí trên 03 13,6
- Tuyến trung ương 01 25,0
- Tuyến tỉnh/thành 02 11,1
Theo kết quả khảo sát tỷ lệ BV trang bị thùng
đựng chất thải đúng tiêu chuẩn khá thấp chiếm
13,6%. Nguyên nhân do các BV khó có thể trang
bị các thùng rác theo đúng quy định và đồng bộ,
Nội dung
Số BV đạt
(n = 22)
Tần số Tỷ lệ %
Màu sắc đúng quy định 15 68,2
Thành túi dày đúng quy định 15 68,2
Thể tích theo quy định 20 90,9
Có vạch 3/4 và dòng chữ theo quy
định 12 54,6
Có biểu tượng theo quy định 14 63,6
Đáp ứng tất cả các tiêu chí trên 10 45,5
- Tuyến trung ương 01 25,0
- Tuyến tỉnh/thành 09 50,0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 122
một số thùng đựng rác là xô nhựa hoặc thùng
rác thông thường được sơn màu lại và được tận
dụng nên không có nắp đậy hoặc có nắp đậy
nhưng không có chân đạp để mở nắp, màu sắc
của thùng cũng chưa đúng với qui định. Một số
thùng rác nhỏ tại các khoa/phòng chỉ được dán
nhãn giúp nhận biết loại chất thải, màu sắc của
thùng không cùng màu với túi đựng rác bên
trong.Túi đựng CTRYT mà các BV sử dụng
thường chưa đúng ở các tiêu chí về màu sắc;
thùng không có vạch ¾ và biểu tượng theo quy
định; không có nắp đậy và không có chân đạp
để đậy, mở nắp.
Bảng 7: Sự phân bố các đặc tính về dụng cụ đựng
chất thải sắc nhọn
Nội dung
Số BV đạt
(n = 22)
Tần số Tỷ lệ %
Vật liệu không rò rỉ, không thiêu đốt
được 15 68,2
Vật liệu không rò rỉ, thiêu đốt được 20 90,9
Màu vàng theo quy định 13 59,1
Có vạch báo ¾ và biểu tượng theo
quy định 11 50,0
Có ghi nhãn “Chỉ đựng chất thải
sắc nhọn” 17 77,3
Có quai hoặc kèm theo hệ thống
cố định 21 95,5
Đáp ứng tất cả các tiêu chí trên 08 36,4
- Tuyến trung ương 02 50,0
- Tuyến tỉnh/thành 06 33,3
Việc sử dụng dụng cụ đựng chất thải sắc
nhọn đúng quy định ở các BV chiếm tỷ lệ khá
thấp (36,4%) do các BV tận dụng sử dụng kèm
các bình nhựa lọc thận màu trắng hoặc các bình
nước suối để đựng chất thải sắc nhọn. Các tiêu
chí về dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn mà các
BV chưa đáp ứng được thường là các tiêu chí về
màu sắc, không có vạch ¾ kèm biểu tượng và
không có nhãn “Chỉ đựng chất thải sắc nhọn”.
Hoạt động phân loại, thu gom CTRYT trong BV
Hình 1: Tỷ lệ BV đáp ứng các tiêu chí về phân loại,
thu gom CTRYT theo Quy chế quản lý chất thải y tế
Kết quả ở hình 1 cho thấy, số BV thực hiện
đúng tất cả tiêu chí là 02 BV (chiếm 11,1%) và các
BV này đều thuộc tuyến tỉnh/thành. Trong đó
90,9% BV có xử lý ban đầu đối với chất thải có
nguy cơ lây nhiễm cao (đa số xử lý bằng hóa
chất javel); 9,1% BV có tình trạng để lẫn rác y tế
vào rác sinh hoạt và ngược lại. Tuy nhiên, các
quy định khác về thu gom chất thải rắn trong BV
vẫn chưa được thực hiện như còn tình trạng
thùng đựng và túi rác bên trong khác màu, còn
để lẫn các túi rác khác màu vào cùng 1 thùng,
lượng rác trong túi và thùng chứa quá vạch ¾
cũng như chưa đảm bảo việc tất cả các túi rác có
ghi tên xuất xứ khoa phòng.
Hoạt động vận chuyển CTRYT trong BV
Bảng 8: Sự phân bố các đặc tính về phương tiện vận
chuyển CTRYT
Nội dung
Số BV đạt
(n = 22)
Tần số Tỷ lệ %
Vận chuyển bằng xe chuyên dụng riêng
cho chất thải y tế nguy hại và thông
thường
14 63,6
Đường vận chuyển riêng về nơi lưu giữ
không qua khu vực chăm sóc người
bệnh
01 4,6
Quy định giờ vận chuyển chất thải 21 95,5
Xe được đậy kín nắp khi vận chuyển 15 68,2
Đáp ứng tất cả các tiêu chí 1 4,5
- Tuyến trung ương 0 0
- Tuyến tỉnh/thành 1 5,5
Tỷ lệ BV đáp ứng tất cả tiêu chí quy định về
vận chuyển CTRYT theo Quy chế quản lý chất
thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ‐BYT của Bộ Y tế chiếm tỷ lệ rất thấp,
90.9
54.5
81.8
72.7
77.3
45.5
45.5
90.9
86.4
59.1
86.4100
0 102030405060708090100
Xử lý ban đầu chất
Túi rác trong thùng
Không lẫn các túi rác
Lượng rác không quá
Rác sau phân loại
Có quy định vị trí đặt
%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 123
chỉ có duy nhất 01 BV đa khoa thuộc tuyến
tỉnh/thành đảm bảo (chiếm 4,5%). Những tồn tại
trong việc vận chuyển CTRYT trong BV: vẫn còn
36,4% BV sử dụng chung xe để vận chuyển
chung chất thải nguy hại và chất thải thông
thường, đồng thời do công tác này chưa được
giám sát thường xuyên nên còn tình trạng một
số BV đã trang bị xe vận chuyển riêng nhưng
nhân viên vận chuyển vẫn vận chuyển chung
trên cùng một xe. Đây là vấn đề nghiêm trọng sẽ
gây phát sinh hiện tượng lây nhiễm chéo đối với
chất thải thông thường dẫn đến việc tất cả các
loại chất thải đều cần phải được xử lý như chất
thải nguy hại. Bên cạnh đó, còn trường hợp BV
chưa trang bị xe vận chuyển chuyển chất thải,
các hộ lý phải xách bằng tay các túi chất thải từ
khoa phòng về nơi lưu giữ rác. Do hạn chế về
thiết kế và diện tích hầu hết các BV chưa có lối
dành riêng cho đường vận chuyển chất thải y tế
từ các khoa phòng về nơi lưu giữ mà không qua
khu vực chăm sóc người bệnh (chiếm 95,4%).
Hoạt động lưu giữ CTRYT trong BV
Bảng 9: Sự phân bố các đặc tính về nhà lưu giữ CTRYT
Nội dung
Số BV đạt
(n = 22)
Tần số Tỷ lệ %
Cách buồng bệnh, nhà ăn, lối đi
công cộng >10m 15 68,2
Diện tích phù hợp với lượng chất
thải lưu giữ 15 68,2
Mái che 19 86,4
Khóa cửa 16 72,7
Biển báo cấm người không phận
sự vào 09 40,9
Rào bảo vệ 15 68,2
Súc vật, gặm nhấm không xâm
nhập vào được 07 31,8
Hệ thống cống thoát nước 14 63,6
Các buồng lưu giữ riêng chất thải
nguy hại, thông thường và tái chế 10 45,4
Buồng lạnh để lưu giữ chất thải 05 22,7
Đường riêng để xe chuyên chở
chất thải từ bên ngoài tới 17 77,3
Nước, xà phòng rửa tay 16 76,2
Phương tiện bảo hộ cá nhân (găng
tay, ủng, khẩu trang) 16 76,2
Dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh 16 76,2
Đáp ứng tất cả các tiêu chí 00 0
Đánh giá nhà lưu giữ chất thải y tế, kết quả
cho thấy tất cả BV có nhà lưu giữ chất thải chưa
đảm bảo đúng theo quy định. Một số BV sử dụng
nhà chứa rác tạm bợ hoặc sử dụng khu vực lò đốt