Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
(BCĐMV) dựa trên sự thay đổi của men tim, thuốc tăng co bóp cơ tim (TCBCT), tỉ lệ bệnh nhân bị sốc điện sau
tháo kẹp động mạch chủ, sự ổn định của huyết động trong và sau mổ, kết quả phẫu thuật ngắn hạn trong vòng 30
ngày sau mổ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tiền cứu từ 3/2010 đến 5/2011 tại Viện
Tim Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhóm nghiên cứu gồm 64 bệnh nhân được chia làm hai nhóm, 34 bệnh nhân ở
nhóm sevoflurane, 30 bệnh nhân nhóm propofol, được lựa chọn ngẫu nhiên phương pháp gây mê theo phương
pháp chuyển vị nhóm ngẫu nhiên phân tầng theo nhóm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Kết quả: Các đặc điểm về gây mê hồi sức và phẫu thuật đều tương đồng nhau ở hai nhóm bệnh nhân. Đặc
điểm về hiệu quả bảo vệ cơ tim, nhóm sevoflurane có tỉ lệ sốc điện sau khi tháo kẹp động mạch chủ là 5,9% so với
nhóm propofol 43,3% (p = 0,001). Tỉ lệ sử dụng thuốc dãn mạch của nhóm sevoflurane trong mổ là 20,6% so với
nhóm propofol 56,7% (p= 0,003). Tỉ lệ sử dụng thuốc tăng co bóp cơ tim là 46,7% so với nhóm propofol 70,6%
(p= 0,05). Sau mổ, các thuốc dãn mạch và co mạch được sử dụng ở phòng hồi sức cũng ít hơn ở nhóm
sevoflurane: dãn mạch 14,3% so với 48,3% ở nhóm propofol (p= 0,02), co mạch 20% so với 31% nhóm propofol
(p= 0,05). Tuy nhiên, giữa hai nhóm không có sự khác biệt nhau về sự thay đổi của men tim troponin I và CKMB cũng như các đặc điểm về thời gian rút nội khí quản, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện, các biến
chứng và tỉ lệ tử vong sau mổ.
Kết luận: Nhóm bệnh nhân sevoflurane có huyết động ổn định hơn nhóm propofol, hiệu quả bảo vệ cơ tim
trên nhóm bệnh nhân sử dụng sevoflurane được thể hiện rõ nét qua sự giảm tỉ lệ sử dụng TCBCT và thuốc vận
mạch trong và sau mổ. Tuy nhiên không có sự khác biệt nhau về kết quả phẫu thuật ngắn hạn trong vòng 30
ngày sau mổ giữa 2 nhóm bệnh nhân.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 277
HIỆU QUẢ BẢO VỆ CƠ TIM CỦA SEVOFLURANE
TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH
Hồ Thị Xuân Nga*, Nguyễn Thị Qúy*, Hoàng Anh Khôi*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
(BCĐMV) dựa trên sự thay đổi của men tim, thuốc tăng co bóp cơ tim (TCBCT), tỉ lệ bệnh nhân bị sốc điện sau
tháo kẹp động mạch chủ, sự ổn định của huyết động trong và sau mổ, kết quả phẫu thuật ngắn hạn trong vòng 30
ngày sau mổ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tiền cứu từ 3/2010 đến 5/2011 tại Viện
Tim Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhóm nghiên cứu gồm 64 bệnh nhân được chia làm hai nhóm, 34 bệnh nhân ở
nhóm sevoflurane, 30 bệnh nhân nhóm propofol, được lựa chọn ngẫu nhiên phương pháp gây mê theo phương
pháp chuyển vị nhóm ngẫu nhiên phân tầng theo nhóm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Kết quả: Các đặc điểm về gây mê hồi sức và phẫu thuật đều tương đồng nhau ở hai nhóm bệnh nhân. Đặc
điểm về hiệu quả bảo vệ cơ tim, nhóm sevoflurane có tỉ lệ sốc điện sau khi tháo kẹp động mạch chủ là 5,9% so với
nhóm propofol 43,3% (p = 0,001). Tỉ lệ sử dụng thuốc dãn mạch của nhóm sevoflurane trong mổ là 20,6% so với
nhóm propofol 56,7% (p= 0,003). Tỉ lệ sử dụng thuốc tăng co bóp cơ tim là 46,7% so với nhóm propofol 70,6%
(p= 0,05). Sau mổ, các thuốc dãn mạch và co mạch được sử dụng ở phòng hồi sức cũng ít hơn ở nhóm
sevoflurane: dãn mạch 14,3% so với 48,3% ở nhóm propofol (p= 0,02), co mạch 20% so với 31% nhóm propofol
(p= 0,05). Tuy nhiên, giữa hai nhóm không có sự khác biệt nhau về sự thay đổi của men tim troponin I và CK-
MB cũng như các đặc điểm về thời gian rút nội khí quản, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện, các biến
chứng và tỉ lệ tử vong sau mổ.
Kết luận: Nhóm bệnh nhân sevoflurane có huyết động ổn định hơn nhóm propofol, hiệu quả bảo vệ cơ tim
trên nhóm bệnh nhân sử dụng sevoflurane được thể hiện rõ nét qua sự giảm tỉ lệ sử dụng TCBCT và thuốc vận
mạch trong và sau mổ. Tuy nhiên không có sự khác biệt nhau về kết quả phẫu thuật ngắn hạn trong vòng 30
ngày sau mổ giữa 2 nhóm bệnh nhân.
Từ khóa:Sevoflurane, bảo vệ cơ tim, phẫu thuật bắc cầu mạch vành
ABSTRACT
EVALUATION OF CARDIOPROTECTIVE EFFECTS OF SEVOFLURANE IN PATIENTS
UNDERGOING CORONARY ARTERY BYPASS GRAFS.
Ho Thi Xuan Nga, Nguyen Thi Quy, Hoang Anh Khoi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 277 - 283
Objective: To evaluate cardioprotective effects of sevoflurane in patients undergoing coronary artery bypass
grafs
Design: prospective, randomized, controlled.
Setting: uni- institution
Participants: 64 patients undergoing CABG were included in the study. 34 patients were randomized to
receive sevoflurane, 30 patients served as controls.
Viện Tim TP.HCM
Tác giả liên lạc: Ths. Hồ Thị Xuân Nga, ĐT:0946460064, Email: ngahobs@yahoo.com,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 278
Interventions: Target control infusion anesthesia was provided for both study and control groups by
infusion propofol, sufentanil and rocuronium. Sevoflurane 1-2% was added after induction phrase in the
experimental group.
Results: sevoflurane were associated with significant reductions of positive inotropic drugs 46,7% versus
70,6% in the propofol group (p= 0,05). And vasodilatators were used 20,6% versus 56,7% (p=0,003) in control
groups, vasocontrictors were used 20% versus 31% (p= 0,05).
Conclusions: sevoflurane decreases the rate of positive inotropic drugs. Patients in the experimental group
have a hemodynamic stability than the control group. However, there are not different between two group about
the changing biochemical markers and outcomes after cardiac surgery.
Key words: coronary artery bypass grafs, cardioprotective effects, positive inotropic drugs, myocardial
infractus, cardio-pulmonary bypass.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật BCĐMV là một loại phẫu thuật
lớn với những biến chứng hậu phẫu nặng nề và
phức tạp như thiếu máu cơ tim (TMCT), nhồi
máu cơ tim (NMCT), làm gia tăng tỉ lệ tử vong
sau mổ, ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí chăm
sóc y tế. Bảo vệ cơ tim tốt trong lúc phẫu thuật
là vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi sự phối
hợp của 3 yếu tố: gây mê hồi sức, phẫu thuật và
tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT). Mục đích
nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá hiệu quả
bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật
bắc cầu động mạch vành (BCĐMV) dựa trên sự
thay đổi của men tim, thuốc tăng co bóp cơ tim
(TCBCT), tỉ lệ bệnh nhân bị sốc điện sau tháo
kẹp động mạch chủ, sự ổn định của huyết động
trong và sau mổ, kết quả phẫu thuật ngắn hạn
trong vòng 30 ngày sau mổ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu can thiệp tiền cứu, chọn mẫu
ngẫu nhiên. Đối tượng nghiên cứu: tất cả bệnh
nhân mổ chương trình, có chỉ định phẫu thuật
BCĐMV có tuổi từ 30 đến 80, ASA từ I đến IV,
NYHA từ I đến IV, có bệnh lý hẹp một hay
nhiều nhánh động mạch vành nặng hoặc trung
bình, có thể kèm theo bệnh lý hở van hai lá do
đứt dây chằng là biến chứng thường gặp trong
quá trình thiếu máu cơ tim trước đó. Hoặc bệnh
nhân có kèm các bệnh lý về van động mạch chủ
bẩm sinh hay hậu thấp từ tháng 3/2010 đến
tháng 5/2011 tại Viện Tim Thành Phố Hồ Chí
Minh. Bệnh nhân được đánh giá trước mổ để
phát hiện các bệnh lý đi kèm như nhồi máu cơ
tim trước mổ, đái tháo đường, cao huyết áp, suy
thận mạn, rối loạn chuyển hóa lipid, bệnh phổi.
Đánh giá mạch vành trước mổ, các xét nghiệm
về đông cầm máu.
Phương pháp gây mê
Tại phòng mổ, bệnh nhân được đặt catheter
huyết áp động mạch xâm lấn, nối với máy
Flotrac để theo dõi chỉ số tim (CI) và kháng lực
mạch hệ thống (SVR) liên tục. Đặt catheter đo áp
lực tĩnh mạch trung ương và 1-2 catheter tĩnh
mạch ngoại vi. Các phương tiện kiểm báo gồm:
ECG 5 điện cực, huyết áp xâm lấn, độ bảo hòa
oxy mạch nẩy, thán đồ, thông tiểu. Phương
pháp vô cảm là gây mê toàn thể với thuốc mê
tĩnh mạch qua máy TCI (target control infusion),
đặt nội khí quản để duy trì thông khí kiểm soát.
Nồng độ thuốc mê ở não ban đầu là 0,25-0,3
ng/ml cho sufentanil, 2-3 µg/ml cho propofol,
sau khi bệnh nhân mất tri giác, tiêm tĩnh mạch
rocuronium liều 1mg/kg và đặt nội khí quản 1
phút sau đó. Hai nhóm bệnh nhân được duy trì
mê theo hai cách khác nhau:
Nhóm propofol: duy trì mê suốt cuộc mổ
với thuốc mê tĩnh mạch propofol 2,0-3,0 µg/ml
và sufentanil 0,25-0,3 ng/ml, rocuronium 0,3-0,6
mg/kg/phút.
Nhóm sevoflurane: duy trì mê với nồng độ
sevoflurane từ 1-2% ngay sau khi hoàn tất việc
đặt nội khí quản kết hợp với TCI sufentanil
nồng độ não từ 0,2-0,4 ng/ml. Thời điểm bắt đầu
sử dụng sevoflurane từ ngay sau khi đặt nội khí
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 279
quản cho đến hết cuộc mổ, rocuronium 0,3-0,6
mg/kg/phút.
Trong mổ, bệnh nhân được tiêm heparin liều
3mg/kg, kiểm tra ACT >400 giây thì cho phép
bắt đầu THNCT. Trong lúc này, bệnh nhân được
duy trì mê bằng sevoflurane qua hệ thống bình
bốc hơi nối với máy THNCT cho đến khi bệnh
nhân được thở máy trở lại thì tiếp tục duy trì
sevoflurane qua máy thở.
Sau mổ, bệnh nhân được trung hòa heparin
bằng protamin theo tỉ lệ 1:1, được điều chỉnh các
thông số huyết động, Hct, ion đồ và các yếu tố
đông máu khi có chỉ định. Thuốc vận mạch và
thuốc TCBCT được cho dựa trên cây quyết định
như sau:
Tại phòng hồi sức, bệnh nhân sẽ được theo
dõi về hô hấp, men tim, huyết áp, mạch, CI,
SVR, CVP mỗi 4 giờ trong 24 giờ đầu tiên, ECG,
các biến chứng như TMCT, NMCT trong thời
gian nằm tại hồi sức và các ngày nằm viện sau
đó cũng được ghi nhận. Tiêu chuẩn chẩn đoán
NMCT sau mổ(15) :
Men tim tăng cao gấp 5 lần giá trị bình
thường trong 72 giờ đầu theo dõi
Xuất hiện sóng Q mới
Bloc nhánh trái
Chụp mạch vành thấy tắc nghẽn cầu nối
hoặc tắc nghẽn động mạch vành nguyên thủy.
Phân tích và xử lý số liệu
Thống kê phân tích được thực hiện bằng
phần mềm SPSS 11.5. Kết quả được diễn tả dưới
dạng trị số trung bình ± độ lệch chuẩn (nếu biến
có phân phối bình thường) hoặc trung vị (nhỏ
nhất, lớn nhất) nếu biến không có phân phối
bình thường. Tính tần suất và tỉ lệ % cho các
biến định tính, so sánh các biến liên tục bằng
phép kiểm t hoặc phép kiểm Mann-Whitney. So
sánh tỉ lệ bằng phép kiểm Fisher. Các trị số
huyết động thay đổi theo thời gian trong từng
nhóm được so sánh với phép kiểm ANOVA đo
lường lập lại. Trị số p < 0,05 được xem là có ý
nghĩa về mặt thống kê.
KẾT QUẢ
Nhóm nghiên cứu gồm 64 trường hợp (TH)
phẫu thuật BCĐMV tại Viện Tim Thành Phố Hồ
Chí Minh: 34 TH gây mê với sevoflurane phối
hợp với sufentanil và 30 TH gây mê với
propofol phối hợp với sufentanil.
Đặc điểm về gây mê hồi sức
Cả hai nhóm không khác biệt nhau về các
đặc điểm tuổi, giới, BMI, ASA, NYHA,
EUROSCORE, các bệnh lý đi kèm cũng như các
đặc điểm cận lâm sàng và lượng thuốc dãn cơ
rocuronium, thuốc sufentanil sử dụng trong
suốt cuộc mổ.
Đặc điểm của bệnh nhân trong lúc phẫu
thuật
Bảng 1: So sánh đặc điểm trong mổ của 2 nhóm
Đặc điểm Nhóm propofol Nhóm
sevoflurane
p
Thời gian mổ
(phút)
281,43±44,94 275±60 0,66
Thời gian
THNCT (phút)
124,17±20,38 128,58±26,64 0,47
Thời gian kẹp
ĐMC(phút)
74,55±18,23 71,15±18,36 0,47
Tỉ lệ hạ thân
nhiệt (%)
93,3% 91,2% 0,82
Số cầu nối trung
bình(cầu nối)
3,21±0,72 3,19±0,74 0,49
Đặc điểm về hiệu quả bảo vệ cơ tim
Bảng 2: Tỉ lệ sử dụng thuốc vận mạch, thuốc tăng co
bóp cơ tim trong mổ:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 280
Tỉ lệ (%)
thuốc
Nhóm
propofol
Nhóm
sevoflurane
P
Dãn mạch 56,7% 20,6% 0,003
Tăng co bóp
cơ tim
70,6% 46,7% 0,05
Bảng 3: Tỉ lệ sử dụng thuốc vận mạch, thuốc tăng co
bóp cơ tim sau mổ:
Tỉ lệ (%)
thuốc
Nhóm propofol Nhóm
sevoflurane
P
Co mạch 31% 20% 0,05
Dãn mạch 48,3% 14,3% 0,02
Biểu đồ 1: Tỉ lệ bệnh nhân bị sốc điện sau khi tháo
kẹp ĐMC ở 2 nhóm
Biểu đồ 2: Sự thay đổi men tim TnI ở 2 nhóm Biểu đồ 3: Sự thay đổi men tim CK-MB ở 2 nhóm
Đặc điểm về kết quả phẫu thuật ngắn hạn
Bảng 4: So sánh các đặc điểm sau mổ của 2 nhóm:
Đặc điểm Nhóm
propofol
Nhóm
sevoflurane
p
Thời gian rút
NKQ(giờ)
11(2-120) 10 (7-360) 0,6
Thời gian nằm
HS (giờ)
24 (24-384) 24 (24-360) 0,75
Thời gian nằm
viện (ngày)
16,83± 3,1 (4-
90)
15,64±1,6 (6-50) 0,46
Bảng 5: Các biến chứng và tỉ lệ tử vong giữa 2
nhóm:
Đặc điểm Nhóm
propofol
Nhóm
sevoflurane
p
Viêm phổi 6 (20%) 3 (8,8%) 0,109
Suy thận 2 (6,7%) 3 (8,8%) 0,3
Nhiễm khuẩn
huyết
3 (10%) 1 (2,9%) 0,2
NMCT sau
mổ
3 (10%) 0 (0%) 0,06
Tử vong 2 (6,7%) 0 (0%) 0,129
BÀN LUẬN
Hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane
Như đã phân tích ở phần kết quả nghiên
cứu, hiệu quả BVCT được tìm thấy qua sự thay
đổi của men tim, tỉ lệ sử dụng thuốc vận mạch,
thuốc TCBCT cũng như tình trạng sốc điện sau
khi tháo kẹp động mạch chủ. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, troponin I được định lượng ngay
sau khi khởi mê và sau tháo kẹp động mạch chủ
60 phút, ở hai thời điểm này trong cùng một
nhóm, lượng men tim khác biệt đáng kể nhưng
sự chênh lệch giữa hai nhóm thì không có ý
nghĩa thống kê (p=0,57). Theo các tác giả trên thế
giới, sự khác biệt nhau về phương pháp sử dụng
sevoflurane trong lúc mổ sẽ đưa đến sự khác
biệt về phóng thích men tim (bảng 6), còn với tác
giả Nguyễn Thị Quý(14) trong một nghiên cứu
trên các BN PTBCĐMV tại Viện Tim, sự gia tăng
của men tim còn phụ thuộc vào thời gian kẹp
ĐMC, chất lượng tái tưới máu của các cầu nối
mạch vành sau phẫu thuật và các dung dịch liệt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 281
tim được sử dụng trong quá trình THNCT.
Tương tự với nghiên cứu của chúng tôi, Serge K.
Nkodo và cs(13) ghi nhận troponin I phóng thích
ở thời điểm G0 của nhóm isoflurane là 4,6±4,0
ng/ml so với nhóm propofol là 5,2±6,0 ng/ml
(p=0,38). Sự khác biệt này và ngay cả những thời
điểm sau đó cũng không có ý nghĩa thống kê,
nhưng Giovanni Landoni và cs(9) nghiên cứu
trên 1922 BN, Elena Bignami và cs(6) trong
nghiên cứu trên 64 trung tâm tim mạch ở Ý, Eun
Jung Cho và cs(11) đều đi đến kết luận rằng với
sevoflurane, các BN PTBCĐMV giảm rõ rệt nhu
cầu sử dụng thuốc TCBCT và vận mạch trong
và sau mổ, và đồng thời nó cải thiện tỉ lệ NMCT
chu phẫu, tử suất, giảm chi phí điều trị thông
qua giảm ngày nằm hồi sức và thời gian nằm
viện.
Bảng 6: Sự thay đổi của men tim qua các nghiên cứu trên thế giới:
Tác giả
Loại thuốc mê và liều
lượng
Phương pháp sử
dụng
Cỡ mẫu Nhóm chứng Kết quả men tim
Julier
2003 (10)
sevoflurane
2 MAC
10 phút trước khi kẹp
ĐMC
72 Propofol
TIVA
TnI, CK-MB: không khác
biệt
Nader
2004
(12)
sevoflurane
2%
Trong thời gian kẹp
ĐMC
21 Propofol
TIVA
TnI G6:giảm
CK-MB:không khác biệt
DeHert 2004
(4)
sevoflurane
0,5-2%
Sau THNCT
200 Propofol
TIVA
TnI:
không khác biệt
DeHert 2004 (5) sevoflurane
0,5-2%
Suốt cuộc mổ 320 Propofol
TIVA
TnI: giảm
Landoni 2007
(8)
sevoflurane
0,5-2%
Suốt cuộc mổ 60 Propofol
TIVA
TnI:
không khác biệt
Nghiên cứu chúng
tôi
sevoflurane
0,5-2%
Suốt cuộc mổ 64 Propofol
TCI
TnI:
không khác biệt
Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi,
sự khác biệt rõ rệt về tỉ lệ sử dụng thuốc
TCBCT giữa hai nhóm trong và sau mổ cũng
cho thấy nhóm sevoflurane có kết quả bảo vệ
cơ tim tốt hơn, giảm được hiện tượng choáng
váng cơ tim sau mổ sớm hơn so với nhóm
propofol một cách có ý nghĩa thống kê, điều
này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác
(16,4,8). Tại phòng hồi sức, huyết động bệnh
nhân ổn định, kháng lực mạch máu hệ thống
luôn ở trong mức giới hạn bình thường với
lượng thuốc vận mạch được sử dụng ít hơn
điều này chứng tỏ sevoflurane ít gây ảnh
hưởng đến kháng lực mạch máu hệ thống hơn
là propofol, kết quả này phù hợp với kết luận
của De Hert và cs(4) về tỉ lệ thuốc vận mạch
được sử dụng trên các BN gây mê với
propofol luôn cao hơn các thuốc khác để duy
trì ổn định huyết động.
Khi tháo kẹp động mạch chủ, tỉ lệ rung thất
cần phải sốc điện cao hơn có ý nghĩa ở nhóm
propofol cho dù không có sự khác biệt có y
nghĩa về thời gian kẹp ĐMC, thời gian THNCT,
và mức độ hạ thân nhiệt trong quá trình THNCT
giữa 2 nhóm nghiên cứu. Điều này chứng tỏ sự
hồi phục cơ tim sau thời gian thiếu máu trên
nhóm sevoflurane nhanh hơn so với nhóm
propofol, đây cũng là một dấu hiệu tích cực về
mặt BVCT của nhóm sevoflurane.
Đánh giá kết quả phẫu thuật tim ngắn hạn
trong vòng 30 ngày sau mổ của nhóm
sevoflurane
Theo kết quả nghiên cứu, không có sự khác
biệt giữa hai nhóm về thời gian rút NKQ, thời
gian nằm HS và thời gian nằm viện. De Hert và
cs(3) nghiên cứu trên 320 bệnh nhân sử dụng
sevoflurane trong suốt cuộc mổ cho thấy có
giảm thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm
viện so với nhóm chỉ sử dụng sevoflurane trước
hoặc sau THNCT mà thôi. Fabio Guarracino và
cs(7) cũng cho thấy giảm thời gian nằm viện đối
với nhóm sử dụng sevoflurane, trong khi đó B.
Bein và cs(1) không tìm thấy sự khác biệt rõ rệt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 282
giữa hai nhóm về thời gian rút NKQ, thời gian
nằm hồi sức cũng như thời gian nằm viện.
NMCT sau mổ là biến chứng quan trọng
nhất mà hầu hết các nhà nghiên cứu đều quan
tâm theo dõi. Việc chẩn đoán NMCT cấp sau
PTBCĐMV còn nhiều khó khăn vì quá trình
thiếu máu cơ tim trong khi kẹp động mạch chủ
đã làm gia tăng các chất đánh dấu tổn thương cơ
tim. Theo Giovanni Landoni(9), tỉ lệ NMCT sau
mổ ở nhóm sevoflurane là 2,4% so với nhóm
propofol là 5,1%. Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ
lệ NMCT sau mổ ở nhóm sevoflurane là 0% so
với 10% ở nhóm propofol (p=0,06) nhưng do cỡ
mẫu còn hạn chế nên chúng tôi chưa thể kết
luận có hay không mối liên quan giữa
sevoflurane với biến chứng NMCT ở những
ngày đầu hậu phẫu.
Tử vong trong nghiên cứu của Carl-
Jakobsen(2) là 2,84% ở nhóm sevoflurane so với
3,3% ở nhóm propofol (p=0,18). Tỉ lệ này chỉ có
2,2% trong nghiên cứu đa trung tâm của Elena
Bignami (p=0,022) (6) và 0,4% trong nghiên cứu
của Giovanni Landoni(8). Đặc biệt, các tác giả
đều cho thấy thời gian sử dụng thuốc mê thể khí
càng dài thì tỉ lệ tử vong càng thấp. Các nghiên
cứu trên đây đều ghi nhận có rất nhiều các yếu
tố nguy cơ trước, trong và sau phẫu thuật có
liên quan đến tỉ lệ tử vong sớm và NMCT hậu
phẫu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu
của mình, chúng tôi chỉ theo dõi và mô tả các
yếu tố thường xuất hiện trong dân số bệnh
mạch vành tại Viện Tim Tp Hồ Chí Minh trong
một thời gian ngắn hạn, thiết nghĩ vẫn còn
nhiều yếu tố nguy cơ khác mà chúng tôi chưa
phân tích được hết qua nghiên cứu này.
KẾT LUẬN
Sevoflurane là thuốc mê có hiệu quả bảo
vệ cơ tim, làm giảm đáng kể tỉ lệ sử dụng
thuốc tăng co bóp cơ tim, thuốc vận mạch,
đồng thời giữ ổn định huyết động, cải thiện
chức năng co bóp cơ tim nhanh hơn sau mổ.
Tuy nhiên, lượng men tim phóng thích không
giảm so với nhóm propofol và kết quả phẫu
thuật ngắn hạn trong vòng 30 ngày sau mổ,
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bein B, Renner J, Caliebe D, Hanss R, et al (2008). « The effects of
interupted or continous administration of sevoflurane on
preconditioning before cardio-pulmonary bypass in coronary
artery surgery: comparison with continous propofol ».
Anaesthesia, 63, 1046-1055.
2. Carl- Johan J, Henrik B, et al (2007). “ The influence of propofol
versus sevoflurane anesthesia on outcome in 10,535 cardiac
surgical procedure”. Journal of cardiothoracic and vascular
anesthesia, 21, (No 5), 664-671.
3. De Hert SG, Cromheecke S, et al (2003). “ Effects of propofol,
desflurane, and sevoflurane on recovery of myocardial function
after coronary surgery in elderly high-risk patients”.
Anesthesiology, 99, 314-23.
4. De Hert SG, Van Der Linden PJ, Cromheecke S, et al (2004). “
Cardioprotective property of sevoflurane in patients undergoing
coronary surgery with cardiopulmonary bypass are related to
the modalities of its administration.” Anesthesiology, 97, 42-49.
5. De Hert SG, Van Der Linden PJ, Cromheecke S, et al (2004). “
Choice of primary anesthetic regimen can influence intensive
care unit length of stay after coronary surgery with
cardiopulmonary bypass.” Anesthesiology, 101, 9-20.
6. Elena B, et al (2009), “Volatile anesthetics reduce mortality in
cardiac surgery”. Journal of cardiothoracic and vascular anesthesia,
23, (No 5), 594-599.
7. Fabio G, et al (2006). “ Myocardial damage prevented by volatile
anesthetics: a multicenter randomized controlled study”. Journal
of cardiothoracic and vascular anesthesia, 20, (No 4), 477-483.
8. Giovanni L, Elena B, et al (2009). « Halogenated anaesthetics and
cardiac protection in cardiac and non-cardiac anaesthesia ».
Annals of cardiac anaesthesia, 12,(No 1), 4-9.
9. Giovanni L, et al (2007). “ Desflurane and sevoflurane in cardiac
surgery: a meta-analysis of randomized clinical trials”. Journal of
cardiothoracic and vascular anesthesia, 21, (No 4), 502-511.
10. Julier K, Da Silva R, Garcia C, et al (2003). “ Preconditioning by
sevoflurane decreases biochemical markers for myocardial and
renal dysfunction in coronary artery bypass graft sugery: a
double-blinded, placebo-controlled, multicenter study.”
Anesthesiology, 98, 1315-1327.
11. Jung CE, et al (2009). « The effects of sevoflurane on systemic
and pulmonary inflammatory responses after cardiopulmona