Mục tiêu: Đánh giá suy hô hấp ở trẻ sơ sinh trước và sau bơm surfactant. Đánh giá hiệu quả của công tác
chăm sóc trẻ sau khi bơm surfactant.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu và mô tả cắt ngang. Nghiên cứu 35 bệnh nhi được bác
sĩ chỉ định bơm Surfactant.
Kết quả: Surfactant được dùng sớm sau khi có chỉ định có hiệu quả tốt, sớm nhất là 1 giờ sau sinh chiếm
37,14% và muộn nhất là 8 giờ sau sinh 2,86%. Surfactant làm cải thiện rõ rệt các biểu hiện của suy hô hấp ở trẻ
sơ sinh như tím, chỉ số Silverman, SpO2, Chăm sóc điều dưỡng tốt giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường
và rút ngắn thời gian nằm viện.
Kết luận: Surfactant được dùng sớm sau khi có chỉ định có hiệu quả tốt. Chăm sóc điều dưỡng tốt giúp phát
hiện sớm các dấu hiệu bất thường và rút ngắn thời gian nằm viện.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả công tác chăm sóc trẻ sơ sinh sử dụng Surfactant tại Phòng sơ sinh khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 58
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH
SỬ DỤNG SURFACTANT TẠI PHÒNG SƠ SINH KHOA NHI
- BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Trần Thị Yến Linh*, Lê Thị Hảo*, Lê Thị Hằng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá suy hô hấp ở trẻ sơ sinh trước và sau bơm surfactant. Đánh giá hiệu quả của công tác
chăm sóc trẻ sau khi bơm surfactant.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu và mô tả cắt ngang. Nghiên cứu 35 bệnh nhi được bác
sĩ chỉ định bơm Surfactant.
Kết quả: Surfactant được dùng sớm sau khi có chỉ định có hiệu quả tốt, sớm nhất là 1 giờ sau sinh chiếm
37,14% và muộn nhất là 8 giờ sau sinh 2,86%. Surfactant làm cải thiện rõ rệt các biểu hiện của suy hô hấp ở trẻ
sơ sinh như tím, chỉ số Silverman, SpO2,Chăm sóc điều dưỡng tốt giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường
và rút ngắn thời gian nằm viện.
Kết luận: Surfactant được dùng sớm sau khi có chỉ định có hiệu quả tốt. Chăm sóc điều dưỡng tốt giúp phát
hiện sớm các dấu hiệu bất thường và rút ngắn thời gian nằm viện.
Từ khóa: Trẻ sơ sinh, công tác chăm sóc, surfactant.
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF NURSING CARE IN NEWBORN WITH SURFACTANT USE AT THE
NEONATAL WARD, PEDIATRIC DEPARTMENT, HUE CENTRAL HOSPITAL
Tran Thi Yen Linh, Le Thi Hao, LeThi Hang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 58- 63
Objectives: Assessment of respiratory failure in newborn before and after surfactant injection. Assessing the
effectiveness or nursing care in newborn after surfactant injection.
Subjects and study methods: Prospective and descriptive cross-sectional. This study is carried out on 35
neonates with surfactant use. Results: Early use of surfactant shows high effectiveness, the earliest use of
surfactant as 1 hours after birth is carried out on 37,14% of patients, the later use of surfactant as 8 hours after
birth is given on 2,86% of patients. Surfactant use has improved obviously the respiratory manifestations such as
cyanosis, Silverman score, SpO2...
Conclusions: Early use of surfactant shows high effectiveness. A good nursing care helps to find out the
abnormal signs early and to shorten the hospitalization duration.
Key words: Newborn, nursing care, surfactant.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy hô hấp là một trong những nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh, trong
đó suy hô hấp do bệnh màng trong, do hít phân
su là những nguyên nhân hay gặp nhất(4).
Theo các nghiên cứu trên thế giới, bệnh
màng trong chiếm tỷ lệ 1% ở trẻ sơ sinh nói
chung, ở trẻ sinh non là 10%, đặc biệt ở trẻ < 30
tuần là 50%. Tử vong do bệnh màng trong
chiếm 1/3 tử vong sơ sinh(6).
* *Bệnh viện Trung Ương Huế
Tác giả liên lạc: CN Trần Thị Yến Linh, ĐT: 0982 756 480, Email: linhbvhue@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 59
Liệu pháp surfactant thay thế đã làm giảm tỷ
lệ tử vong ở trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân ở
nhiều nước trên thế giới(3).
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều báo cáo của
các bệnh viện về việc sử dụng hiệu quả
surfactant nhưng ít có đề tài đánh giá về chăm
sóc và theo dõi trẻ. Vì vậy chúng tôi tiến hành
đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá suy hô hấp ở trẻ sơ sinh trước và
sau bơm surfactant.
2. Đánh giá hiệu quả của công tác chăm sóc
trẻ sau khi bơm surfactant.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 35 bệnh nhi sơ sinh nhập viện tại
phòng Nhi sơ sinh, Khoa Nhi Bệnh viện trung
ương Huế vì suy hô hấp và được chỉ định bơm
surfactant.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2009
đến 01/2010.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại suy hô
hấp:
+ Thay đổi nhịp thở: Nhịp thở tăng > 60
lần/phút hoặc chậm < 30 lần/phút.
+ Dấu hiệu phản ứng: được thể hiện qua chỉ
số Silverman:
Điểm
Triệu chứng
0 1 2
Tiếng thở rên Không Nghe bằng
ống nghe
Nghe bằng
tai thường
Rút lõm hõm ức Không Ít Nhiều
Co kéo liên sườn Không Ít Nhiều
Cánh mũi phập phồng Không Ít Nhiều
Di động ngực bụng Cùng
chiều
Ngược chiều
ít
Ngược
chiều rõ
+ Xanh tím ở nồng độ khí trời FiO2 = 21% ở
quanh môi, đầu chi, hoặc toàn thân do PaO2
trong máu động mạch giảm(4,1).
Phương pháp nghiên cứu
- Tiến cứu và mô tả cắt ngang.
- Trong thời gian tiến hành nghiên cứu,
chúng tôi có được 35 trẻ sơ sinh suy hô hấp vào
viện được chỉ định bơm surfactant:
+ Đánh giá dịch tể học: Bệnh nhi vào viện
được khai thác tiền sử (tiền sử mẹ để đánh giá
tuổi thai, giờ sinh, cân nặng...).
+ Đánh giá suy hô hấp trước và sau khi bơm
surfactant (Tím, tần số thở, chỉ số Silverman,
SpO2,...)
+ Chăm sóc và theo dõi phát hiện các biến
chứng ở bệnh nhi cho đến khi trẻ tự thở được
(hoặc tử vong).
Quy trình chăm sóc bệnh nhi trước và sau bơm
surfactant
Khi trẻ được đưa đến cơ sở y tế, đánh giá
ngay các dấu hiệu nguy hiểm để đưa ra kế
hoạch chăm sóc ngay:
Đặt trẻ lên một mặt phẳng ấm, có đèn sưởi
(bàn hồi sức)
Hồi sức ngay bằng bóp bóng qua mặt nạ nếu
trẻ:
- Ngừng thở hoàn toàn ngay cả khi có kích
thích, thở ngáp hoặc nhịp thở < 20 lần/phút.
- Có biểu hiện xuất huyết hoặc sốc.
Đánh giá khi trẻ đã ổn định:
- Cân trẻ, đo nhiệt độ.
- Màu da
- Nhịp thở, nhịp tim, dấu gắng sức,
- Tư thế, vận động
- Các dị tật
- Nếu đánh giá trẻ có suy hô hấp:
- Hút mũi họng.
- Đặt một ống thông dạ dày.
- Cho thở oxy.
- Mắc monitoring theo dõi trẻ.
- Phụ giúp bác sĩ bơm surfactant nếu có chỉ
định.
Không hút dịch nội khí quản trong vòng 6
giờ sau bơm thuốc.
** Chú ý: Tư thế nghỉ ngơi giữ thân nhiệt ổn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 60
định, đảm bảo thông thoáng đường thở, giữ gìn
vệ sinh, phòng tránh nhiễm khuẩn, thực hiện
đúng y lệnh, đảm bảo dinh dưỡng.
* Theo dõi bệnh nhân suy hô hấp (trước và
sau khi bơm surfactant)
- Theo dõi toàn trạng, hô hấp, tuần hoàn,
thần kinh
- Theo dõi và ghi lại dấu hiệu tím, nhịp
thở, dấu gắng sức (chỉ số Silverman), cơn
ngưng thở của trẻ, SpO2, nhịp tim 1h/lần cho
đến khi trẻ không cần thở oxy và tiếp tục theo
dõi thêm 24 giờ.
Theo dõi đáp ứng của trẻ với oxy và với liệu
pháp surfactant.
Theo dõi các biến chứng.
- Báo bác sĩ khi trẻ không cải thiện, nặng lên
hoặc tím trung tâm (biểu hiện của biến chứng)(7).
* Giáo dục phòng bệnh cho bố mẹ
Giáo dục phòng ngừa sinh non: hạn chế lao
động nặng trong 3 tháng cuối thai kỳ,
Khi có dấu hiệu dọa sinh non: ra mè tây, vỡ
ối lúc chưa đủ tháng, nên đến cơ sở y tế càng
sớm càng tốt để được theo dõi và dùng thuốc
giúp trưởng thành phổi nếu cần.
Giải thích cho bố mẹ biết tình trạng của
bệnh.
Hướng dẫn cho bố mẹ biết về triệu chứng và
các biến chứng của bệnh.
Xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê y học.
KẾT QUẢ
Đánh giá dịch tễ học
Bảng 1: Phân nhóm bệnh nhân theo giới
Số bệnh nhân Tỷ lệ % P
Nam 20 57,14
Nữ 15 42,86
Tổng số 35 100
> 0,05
Nhận xét: Tỷ lệ trẻ nam là 57,14%, trẻ nữ là
42,86%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Bảng 2: Phân nhóm bệnh theo tuổi thai lúc sinh
Tuổi thai Số bệnh nhân Tỷ lệ %
< 28 tuần 04 11,43
28- < 32 tuần 16 45,71
32- < 37 tuần 14 40,00
> 37 tuần 01 2,86
Nhận xét: Trong 35 bệnh nhân của nhóm
nghiên cứu.
- Tuổi thai thấp nhất là 25 tuần.
- Tuổi thai cao nhất là 39 tuần (chẩn đoán
suy hô hấp do hít nước ối).
- Tuổi thai trung bình là 29,58 2,83 tuần.
Bảng 3: Phân nhóm nghiên cứu theo cân nặng
Trọng lượng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
<1000g 4 11,43
1000 - <1500 16 45,71
1500 - <2000 13 37,14
> 2000 2 5,71
Trong nhóm nghiên cứu, cân nặng trẻ thấp
nhất là 900g, cao nhất là 2600g.
Nhận xét: Trong 35 bệnh nhân của nhóm
nghiên cứu có trọng lượng từ 1000-<1500 chiếm
tỉ lệ nhiều nhất (16 bệnh nhân có tỉ lệ là 45,71%).
Bảng 4: Phân nhóm số bệnh nhân theo giờ tuổi lúc
điều trị
Giờ tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ %
1 giờ 13 37,14
2-7 giờ 21 60,00
8 giờ 01 2,86
Trong 35 bệnh nhân của nhóm nghiên cứu,
trẻ được bơm surfactant sớm nhất là 1 giờ sau
sinh (13 trường hợp, chiếm 37,14%), muộn nhất
là 8 giờ sau sinh (1 trường hợp, chiếm 2,86%).
Trung bình là 2,85 2,00 giờ.
Các triệu chứng lâm sàng trước và sau khi
bơm surfactant
Bảng 5: Phân nhóm nghiên cứu triệu chứng tím
Triệu chứng
Trước bơm
(số bệnh
nhân)
Sau bơm (số
bệnh nhân) % cải thiện
Tím 18/35 0/35 100%
Nhận xét: Trong 35 bệnh nhân của nhóm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 61
nghiên cứu, có 18 bệnh nhân biểu hiện tím trước
khi bơm surfactant, và tất cả bệnh nhân này cải
thiện triệu chứng sau khi bơm.
Bảng 6: Phân nhóm nghiên cứu tần số thở
Triệu chứng Trước bơm Sau bơm P
Tần số thở 53,76 16,05 50,85 8,43 > 0,05
Nhận xét: Tần số thở ở bệnh nhân sau khi
bơm surfactant có giảm so với trước khi bơm,
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05).
Bảng 7: Phân nhóm nghiên cứu chỉ số Silverman
Triệu chứng Trước bơm (điểm) Sau bơm (điểm) P
Chỉ số
Silverman 4,32 1,82 1,76 1,42 < 0,001
Nhận xét: Chỉ số Silverman ở bệnh nhân sau
khi bơm surfactant là 1,76 1,42 điểm, giảm rõ
so với chỉ số Silverman trước khi bơm surfactant
là 4,32 1,82 điểm, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001, chứng tỏ surfactant có
hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng suy hô
hấp ở trẻ sơ sinh.
Bảng 8: Phân nhóm nghiên cứu độ bảo hòa oxy qua
da
Triệu chứng Trước bơm Sau bơm P
SpO2 86,71 6,49 94,85 5,00 < 0,001
Nhận xét: Độ bảo hòa oxy qua da (SpO2) ở
bệnh nhân sơ sinh suy hô hấp trước khi bơm
surfactant là 86,71 6,49, sau khi bơm có sự cải
thiện rõ rệt với sự tăng SpO2 lên 94,85 5,00. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 9: Các triệu chứng bất thường phát hiện được
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Biến đổi màu sắc da (tím, tái) 3 8,57
Da nổi vân 4 11,43
Cơn ngưng thở 1 2,86
Trào máu qua mũi, miệng, nội khí
quản 2 5,71
Triệu chứng thần kinh bất thường 0 0
Biến đổi trên monitoring (giảm
SpO2, thay đổi nhịp tim)
14 40,00
Nhận xét: Trong 35 bệnh nhân của nhóm
nghiên cứu, có 14 trường hợp có biểu hiện bất
thường, chiếm tỷ lệ 40%, do chúng tôi phát hiện
trong quá trình chăm sóc. Tất cả các bất thường
này đều gây nên biến đổi trên monitoring, ngoài
ra chúng tôi còn phát hiện các triệu chứng khác
như da nổi vân, tím, tái, xuất huyết,...
Bảng 10. Chăm sóc bệnh nhân trước và sau khi sử
dụng Surfactant
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Thực hiện đúng quy trình (n=35) 35 100%
Tỷ lệ phát hiện biến chứng (n=14) 14 100%
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
bệnh nhi sơ sinh suy hô hấp được chỉ định bơm
surfactant gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ chiếm
57,14% so với 42,86%. Tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê.
Trong 35 trẻ của nhóm nghiên cứu, tuổi
thai thấp nhất là 25 tuần (1 trường hợp), và 1
trường hợp trẻ đủ tháng suy hô hấp do hít
nước ối. Chúng tôi nhận thấy những trẻ có
tuổi thai thấp có tỷ lệ gặp phải biến chứng
nhiều hơn. Điều này cũng phù hợp với
nghiên cứu của các tác giả khác: tuổi thai càng
lớn, tỷ lệ thành công càng cao(4).
Theo kết quả ở bảng 3.3, 2 nhóm có trọng
lượng 1000g - <1500g và 1500g - < 2000g chiếm
đa số trường hợp được chỉ định bơm surfactant.
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của các
tác giả trong nước và nước ngoài, vì tỷ lệ thành
công của việc sử dụng thuốc ở 2 nhóm này cao,
ít xảy ra biến chứng(4).
Ở bảng 3.4. trẻ được dùng surfactant sớm
ngay khi trẻ được 1 giờ tuổi là 13 trường hợp,
chiếm 37,14%, muộn nhất là 8 giờ sau sinh, 1
trường hợp, chiếm 2,86%. Surfactant thường
được chỉ định càng sớm càng tốt khi trẻ có biểu
hiện suy hô hấp cần phải can thiệp, tốt nhất
trong vòng 8 giờ đầu. Trong số 35 bệnh nhân,
những trường hợp được dùng thuốc sớm là
những trẻ được sinh tại Khoa Sản BVTW Huế,
việc chuyển bệnh không mất nhiều thời gian.
Chúng tôi nhận thấy những trẻ này có cải thiện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 62
tốt hơn sau khi được bơm thuốc.
Nhận biết các dấu hiệu lâm sàng
Trong 35 bệnh nhân của nhóm nghiên cứu,
có 18 trẻ có biểu hiện tím trước khi bơm
surfactant, và tất cả trẻ này biến mất triệu chứng
tím sau khi được dùng thuốc. Điều này cũng
phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Văn Lộc, sau bơm surfactant, FiO2 giảm được rõ
rệt.
Bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp rõ
trước khi dùng thuốc với chỉ số Silverman là
4,32 1,82 điểm, nhưng cải thiện nhanh sau
khi bơm thuốc với chỉ số Silverman giảm
xuống còn 1,76 1,42 điểm, sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê.
Theo kết quả ở mục 3.6, tần số thở sau khi
bơm thuốc có giảm so với trước khi bơm
thuốc nhưng sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê, điều này có thể do một số
bệnh nhân có cơn ngưng thở dài hoặc có biểu
hiện biến chứng khác phải thở máy nên tần số
thở của bệnh nhân là theo thông số của máy
đã được cài đặt, cố định.
Độ bão hòa oxy qua da (SpO2) cũng tăng
rõ rệt sau khi bệnh nhân được dùng
surfactant, từ 86,71 6,49 lên 94,85 5,00; sự
khác biệt này có ý nghĩa thông kê, cho thấy
trẻ cải thiện tốt sau khi dùng thuốc. Điều này
cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn
Văn Lộc và Nguyễn Thanh Hà(4).
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau bơm
surfactant
Vấn đề chăm sóc bệnh nhi trước và sau khi
sử dụng surfactant góp phần quan trọng trong
việc cứu sống bệnh nhi. Tất cả bệnh nhi từ khi
vào viện, chúng tôi phải đánh giá ngay các dấu
hiệu nguy hiểm, xem trẻ có suy hô hấp để lập
một kế hoạch chăm sóc ngay. Thực hiện đầy đủ
y lệnh của bác sĩ, phụ giúp bác sĩ bơm surfactant
nếu có chỉ định. Điều này thể hiện rất rõ qua kết
quả ở bảng 3.9, trong số 35 bệnh nhân của nhóm
nghiên cứu, có 14 trường hợp xuất hiện biến
chứng. Do những bệnh nhân này luôn được
mắc monitoring theo dõi nên khi có biến đổi
trên monitoring chúng tôi đều phát hiện. Bên
cạnh đó người điều dưỡng luôn theo dõi sát các
triệu chứng để phát hiện kịp thời các biến chứng
có thể xảy ra sau khi bơm surfactant. Nhờ vậy
chúng tôi đã giúp bác sĩ phát hiện 3 trường hợp
trẻ tím tái, 1 trẻ xuất hiện cơn ngưng thở, 2
trường hợp trẻ bị trào máu qua mũi miệng và
nội khí quản. Tất cả những bệnh nhi này sau
một thời gian điều trị và chăm sóc, trẻ bú mẹ tốt,
tăng cân và ra viện trong tình trạng sức khoẻ tốt.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 35 bệnh nhi sơ sinh nhập
viện tại phòng Nhi Sơ sinh -Khoa Nhi BVTW
Huế vì suy hô hấp và được chỉ định bơm
surfactant, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- 100% trẻ nhập viện có biểu hiện suy hô hấp
trước khi có chỉ định bơm Surfactant
- Thời gian nhập viện khi có biểu hiện suy
hô hấp, sớm nhất là 1 giờ sau sinh chiếm 37,14%
và muộn nhất là 8 giờ sau sinh 2,86%.
- Bơm Surfactant kịp thời làm cải thiện rõ
rệt các biểu hiện của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
như tím giảm, chỉ số Silverman giảm, SpO2
tăng,Mức độ cải thiện suy hô hấp sau khi
tiêm Surfactant còn tùy thuộc và thời gian từ
khi sinh ra đến lúc chuyển đến đơn vị Sơ sinh
- Khoa Nhi.
- Sau khi bơm Surfactant, có 40% có biến đổi
các chỉ số theo dõi trên monitoring, ngoài ra còn
có các triệu chứng khác: da nổi vân 11,43%; da
tím tái 8,57%; trào máu qua mũi, miệng, nội khí
quản 5,71%.
- Chăm sóc bệnh nhi trước và sau khi bơm
surfactant theo đúng quy trình điều dưỡng giúp
phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, rút ngắn
thời gian nằm viện và có thể cứu sống bệnh nhi.
KIẾN NGHỊ
1. Giáo dục cho các bà mẹ nên nhập viện
càng sớm khi có dấu hiệu dọa sinh non.
2. Điều dưỡng nên có thái độ tích cực trong
việc chuyển bệnh lên tuyến trên khi có y lệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 63
của bác sĩ để việc bơm surfactant được chỉ định
sớm nếu cần.
3. Điều dưỡng thực hiện bơm Surfactant
đúng y lệnh và kịp thời sau khi có chỉ định của
Bác sĩ.
4. Cần lập kế hoạch theo dõi sát bệnh nhân
sau khi bơm surfactant để phát hiện và xử trí kịp
thời một số biến chứng có thể gặp phải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BV Nhi đồng 1 (2004): Sơ sinh bệnh lý, thủ thuật, Nhà xuất bản y
học. 2004.
2. BV Nhi đồng 1 (2009): Phác đồ điều trị Nhi khoa,. Nhà xuất bản
y học.
3. Cloherty JP, Eichenwald EC, Stark AR (2008) Manual of
Neonatal Care. Lippincott Williams Wilkins. 323-329.
4. Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh (1997) Bài giảng Nhi khoa tập
II,. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
5. Gomella TL, Cunningham MD, Eyal FG, Zenk. KE (2004)
Neonatology: Management, Procedures, On-call Problems,
Diseases, anh Drugs. Lange Medical Books/McGraw-Hill. 58-60.
6. Nguyễn Văn Lộc (2007). Một số nhận xét về sử dụng Surfactant
trong điều trị viêm phổi hít phân su ở trẻ sơ sinh tại khoa hồi sức
Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2007.
7. Taeusch HW, Ballard RA., Gleason CA (2005) Avery’s diseases
of the newborn. Elservier Saunders. 670-683.