Hiệu quả của biện pháp cấp thuốc Arterakin tự điều trị sốt rét cho người ngủ rẫy tại hai huyện Tây Sơn và Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định

Mục tiêu nghiên cứu: nhằm đánh giá thực trạng sử dụng thuốc sốt rét tự điều trị trong chương trình phòng chống sốt rét hiện nay và hiệu quả giảm mắc sốt rét cho nhóm người ngủ rẫy được cấp thuốc Aterakin tự điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: là cộng đồng dân ngủ rẫy trên 15 tuổi với thiết kế nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu can thiệp có đối chứng. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu tỷ lệ đến nhận thuốc tự điều trị sốt rét của người dân khi ngủ rẫy chiếm 55,64% (CI95% từ 52,01%-59,23%). Thuốc cấp tự điều trị sốt rét gồm 53,22% là artesunat, 30,79% là chloroquin và 15,59% là thuốc Arterakin. Người dân đến nhận thuốc tự điều trị ở y tế thôn bản chiếm 62,77%. Tỷ lệ sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét đủ ngày theo hướng dẫn chiếm tỷ lệ 24,18%. Nguyên nhân không uống thuốc đủ ngày là do 43,10% người hết triệu chứng sốt, 22,41% trở về nhà uống tiếp, 12,07% không nhớ và 22,41% không muốn uống tiếp. Cấp thuốc Arterakin tự điều trị làm giảm tỷ lệ nhiễm KSTSR. Năm 2008, tỷ lệ KSTSR ở nhóm can thiệp là 3,31% giảm so với nhóm đối chứng là 7,56%. Năm 2009, tỷ lệ nhiễm KSTSR ở nhóm can thiệp là 2,73% giảm so với nhóm đối chứng là 7,69% (p<0,05). Hiệu quả giảm mắc của biện pháp ở người Kinh có sự khác biệt có ý nghĩa, trong khi ở người Ba Na không có khác biệt ý nghĩa thống kê. Khuyến nghị: Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến cáo nên truyền thông giáo dục về biện pháp cấp thuốc tự điều trị để người dân đến nhận thuốc khi đi ngủ rẫy, theo dõi tình trạng bệnh và việc sử dụng thuốc tự điều trị sau khi đi rẫy về, cung cấp các thuốc tự điều trị ngắn ngày và đào tạo lại y tế thôn bản theo dõi bệnh tại thôn bản.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của biện pháp cấp thuốc Arterakin tự điều trị sốt rét cho người ngủ rẫy tại hai huyện Tây Sơn và Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 58 HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP CẤP THUỐC ARTERAKIN TỰ ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT CHO NGƯỜI NGỦ RẪY TẠI HAI HUYỆN TÂY SƠN VÀ VĨNH THẠNH TỈNH BÌNH ĐỊNH Hồ Văn Hoàng*, Triệu Nguyên Trung* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: nhằm đánh giá thực trạng sử dụng thuốc sốt rét tự điều trị trong chương trình phòng chống sốt rét hiện nay và hiệu quả giảm mắc sốt rét cho nhóm người ngủ rẫy được cấp thuốc Aterakin tự điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: là cộng đồng dân ngủ rẫy trên 15 tuổi với thiết kế nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu can thiệp có đối chứng. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu tỷ lệ đến nhận thuốc tự điều trị sốt rét của người dân khi ngủ rẫy chiếm 55,64% (CI95% từ 52,01%-59,23%). Thuốc cấp tự điều trị sốt rét gồm 53,22% là artesunat, 30,79% là chloroquin và 15,59% là thuốc Arterakin. Người dân đến nhận thuốc tự điều trị ở y tế thôn bản chiếm 62,77%. Tỷ lệ sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét đủ ngày theo hướng dẫn chiếm tỷ lệ 24,18%. Nguyên nhân không uống thuốc đủ ngày là do 43,10% người hết triệu chứng sốt, 22,41% trở về nhà uống tiếp, 12,07% không nhớ và 22,41% không muốn uống tiếp. Cấp thuốc Arterakin tự điều trị làm giảm tỷ lệ nhiễm KSTSR. Năm 2008, tỷ lệ KSTSR ở nhóm can thiệp là 3,31% giảm so với nhóm đối chứng là 7,56%. Năm 2009, tỷ lệ nhiễm KSTSR ở nhóm can thiệp là 2,73% giảm so với nhóm đối chứng là 7,69% (p<0,05). Hiệu quả giảm mắc của biện pháp ở người Kinh có sự khác biệt có ý nghĩa, trong khi ở người Ba Na không có khác biệt ý nghĩa thống kê. Khuyến nghị: Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến cáo nên truyền thông giáo dục về biện pháp cấp thuốc tự điều trị để người dân đến nhận thuốc khi đi ngủ rẫy, theo dõi tình trạng bệnh và việc sử dụng thuốc tự điều trị sau khi đi rẫy về, cung cấp các thuốc tự điều trị ngắn ngày và đào tạo lại y tế thôn bản theo dõi bệnh tại thôn bản. Từ khóa: Tự điều trị ABSTRACT THE EFFECTIVENESS OF STANDBY-ARTERAKIN TREATMENT FOR PLOT-HUT POPULATION IN TAY SON AND VĨNH THANH DISTRICTS, BINH DINH PROVINCE Ho Van Hoang, Trieu Nguyen Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 58 - 64 The study objectives: were to evaluation the situation of the usage of standby-treatment Arterakin of Plot- Hut population and to evaluate effectiveness of the usage of standby-treatment Arterakin in Plot-Hut population. Study design: The cross-sectional study and interventional study (providing Arterakin for plot-hut population more than 15 ages). Results of the study: showed that the proportion of receiving the standby-treatment drugs of plot-hut population 55.64% (CI95%: 52.01%-59.23%). The stanby antimalarials were artesunate (53.22%), chloroquine (30.79%) and Arterakin (15.59%). The people coming and receiving the standby antimalarials at village health workers were 62.77%. The full dose usage of the standby-treatment drugs following the regimens of Ministry of  Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn Tác giả liên lạc: TS. Hồ Văn Hoàng ĐT: 0914004629 Email:ho_hoang64@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 59 Health was 24.18%. The reasons of not full dose usages were due to fever clearance (43.10%), coming back home and continuing (22.41%), not remember (12.07%) and dislike to continue (22.41%). The standby Arterakin has decreased malaria parasite rate for plot-hut population. In 2008, malaria parasite rate of interventional goup was 3.31%, lower than that of control group (7.56%). In 2009, malaria parasite rate of interventional goup was 2.73%, lower than that of control group (7.69%). The malaria parasite rate decreased with the significant difference at Kinh community, but not significant difference at Ba Na community. Recommedation: The study recommended that we should provide the health education on the standby treatment drugs in order to the people coming and receiving antimalarials at the commune health station or village health workers when going to and sleeping overnight in the plot hut areas, following the malaria patients and the usage of the drugs after coming back home from the plot huts, retraining the village health workersand also providing the short antimalarials. Key word: Standby-treatment ĐẶT VẤN ĐỀ Tình hình sốt rét nhiều vùng trên thế giới cũng như ở Việt Nam có xu hướng giảm, nhưng nguy cơ mắc sốt rét ở một số vùng có dân giao lưu với rừng hoặc có hoạt động đi rừng, ngủ rẫy là rất cao và đáng quan tâm(3, 8). Kết quả điều tra về sốt rét trong thời gian gần đây cho thấy nhóm có nguy cơ mắc sốt rét cao là những người thường xuyên có hoạt động và ngủ trong rừng, trong nhà rẫy(3, 4, 5, 6, 7). Hiện nay, phun tồn lưu nhà ở và tẩm màn với hoá chất diệt muỗi là các biện pháp chính được sử dụng để phòng chống véc tơ sốt rét ở Việt Nam. Hai biện pháp này đều có hiệu quả cao trong phòng chống sốt rét cho cộng đồng dân sống cố định. Tuy nhiên, để bảo vệ cho những người có hoạt động và ngủ trong rẫy, thì cả phun tồn lưu và tẩm màn là rất khó thực hiện vì ở trong rừng họ thường ngủ trong những ngôi lều tạm thời hoặc thậm chí ngủ ngoài trời. Để bảo vệ đối tượng này, Bộ y tế và Dự án Quốc gia phòng chống sốt rét đã có chính sách cấp thuốc tự điều trị khi đi xa cơ sở y tế, tuy nhiên việc quản lý thuốc cũng như sử dụng của người dân chưa được đánh giá đầy đủ(1). Mục tiêu của đề tài này nhằm: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc sốt rét tự điều trị trong chương trình phòng chống sốt rét hiện nay. Đánh giá hiệu quả giảm mắc sốt rét cho nhóm người ngủ rẫy được cấp thuốc Aterakin tự điều trị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại 2 huyện Tây Sơn (2 xã Bình Tường, Vĩnh An) và Vĩnh Thạnh (Vĩnh Hòa, Vĩnh Thuận) tỉnh Bình Định. Đây là 2 huyện có nhiều người dân làm rẫy và ngủ rẫy. Đối tượng điều tra là người có ngủ rẫy trên 15 tuổi Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả dịch tễ học: - Thiết kế nghiên cứu cắt ngang: xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét, tỷ lệ nhận thuốc và sử dụng thuốc tự điều trị của người dân có hoạt động ngủ rẫy tại 2 xã được chọn. Cỡ mẫu tính toán theo công thức nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thiết kế can thiệp So sánh hiệu quả của việc cấp thuốc Arterakin tự điều trị có hướng dẫn cho người ngủ rẫy. Hai nhóm nghiên cứu gồm: Nhóm can thiệp: chọn người ngủ rẫy tại huyện Tây Sơn, cấp dihydrroartemisinin- piperaquin có hướng dẫn. Nhóm đối chứng: chọn người ngủ rẫy tại huyện Vĩnh Thạnh, các biện pháp cấp thuốc theo quy định của chương trình. Kỹ thuật và công cụ nghiên cứu Xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 60 (KSTSR) theo phương pháp nhuộm giêm sa, Khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân sốt rét. Phỏng vấn trực tiếp người ngủ rẫy Phương pháp thống kê y sinh học Phần mềm EPI INFO để phân tích số liệu Thời gian nghiên cứu 2008-2010 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng sử dụng thuốc sốt rét tự điều trị trong chương trình phòng chống sốt rét hiện nay Tỷ lệ người dân ngủ rẫy đến nhận thuốc tự điều trị khi đi ngủ rẫy Bảng 1: Tỷ lệ người dân ngủ rẫy đến nhận thuốc tự điều trị TT Điểm điều tra Điều tra Nhận thuốc % CI 95% 1 Tây Sơn 375 204 54,40 49,21-59,52 2 Vĩnh Thạnh 378 215 56,88 51,72-61,93 Tổng 753 419 55,64 52,01-59,23 Điều tra cơ bản 753 người hoạt động ngủ rẫy cho thấy có 419 người đến nhận thuốc sốt rét mang theo tự điều trị trong thời gian ngủ rẫy chiếm 55,64%. Tại huyện Tây Sơn tỷ lệ người ngủ rẫy nhận thuốc tự điều trị là 54,40%, tỷ lệ này tại huyện Vĩnh Thạnh là 56,88%. Loại thuốc nhận khi đi rừng ngủ rẫy Bảng 2: Tỷ lệ người dân ngủ rẫy đến nhận thuốc tự điều trị TT Điểm điều tra Số nhận thuốc Loại thuốc artesunat Arterakin chloroquin SL % SL % SL % 1 Tây Sơn 204 98 48,04 67 32,84 39 19,12 2 Vĩnh Thạnh 215 125 58,14 0 0.00 90 41,86 Tổng 419 223 53,22 67 15,99 129 30,79 Phân tích 419 đối tượng ngủ rẫy nhận thuốc tự điều trị cho thấy có 53,22% nhận thuốc artesunat; 30,79% người nhận thuốc chloroquin và 15,59% nhận thuốc Arterakin. Nơi đến nhận thuốc tự điều trị của người ngủ rẫy Bảng 3: Nơi đến nhận thuốc tự điều trị của người đi ngủ rẫy TT Điểm điều tra Số có nhận thuốc Y tế xã Y tế thôn bản Số người % Số người % 1 Tây Sơn 204 72 35,29 132 64,71 2 Vĩnh Thạnh 215 84 39,07 131 60,93 Tổng 419 156 37,23 263 62,77 Phân tích nơi đến nhận thuốc tự điều trị cho thấy tỷ lệ người dân đến nhận thuốc tự điều trị ở y tế thôn bản là 62,77%, tỷ lệ người dân đến nhận thuốc ở y tế xã (37,23%) ở cả 2 huyện. Sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét của người dân ngủ rẫy Bảng 4: Tỷ lệ uống thuốc và số ngày sử dụng thuốc tự điều trị của người dân TT Loại thuốc Số nhận thuốc Số có uống 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4-<7 ngày SL % SL % SL % SL % SL % 1 Arterakin 223 86 38,57 18 20,93 41 47,67 27 31,40 0 0 2 Chloroquin 129 42 32,56 17 40,48 15 35,71 10 23,81 0 0 3 Artesunat 67 25 37,31 7 28,00 12 48,00 4 16,00 2 8,00 Tổng 419 153 36,52 42 27,45 68 44,44 41 26,80 2 1,31 Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ có uống thuốc tự điều trị trong thời gian ngủ rẫy là 36,52%. Tỷ lệ sử dụng đủ 3 ngày (đủ ngày) đối với Arterakin là 31,40%, đối với chloroquin là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 61 23,81%. Đối với artesunat chỉ có 8% sử dụng đến ngày thứ 4-<7, không có trường hợp nào uống đủ 7 ngày, số còn lại chỉ uống từ 1-3 ngày. Nguyên nhân không uống thuốc đủ ngày khi ngủ rẫy Bảng 5: Phân tích nguyên nhân không uống thuốc tự diều trị đủ ngày Phân tích nguyên nhân không uống thuốc đủ ngày cho thấy có 43,10% hết sốt, 22,41% trở về nhà uống tiếp, 12,07% không nhớ và 22,41% không muốn uống tiếp. Đánh giá hiệu quả giảm mắc sốt rét của Arterakin đối với người đi rẫy Hiệu quả giảm tỷ lệ KSTSR ở nhóm dân ngủ rẫy được cấp Arterakin Bảng 6: So sánh tỷ lệ nhiễm KSTSR ở các nhóm nghiên cứu Kết quả phân tích kết quả sau 2 lần điều tra theo dõi hiệu quả biện pháp cấp thuốc Arterakin tự điều trị có hướng dẫn cho thấy tỷ lệ KSTSR ở nhóm can thiệp giảm so với trước can thiệp và giảm so với nhóm đối chứng (p<0,05). Vào thời điểm theo dõi lần 1 (năm 2008), tỷ lệ KSTSR sau can thiệp ở nhóm can thiệp là 3,31% giảm so với trước can thiệp (8,16%) và giảm so với nhóm đối chứng là 7,56%. Theo dõi lần 2 vào tháng 10 năm 2009 cho thấy tỷ lệ KSTSR sau can thiệp ở nhóm can thiệp là 2,73% giảm so với trước can thiệp (6,90%) và giảm so với nhóm đối chứng (7,56%). Tỷ lệ BNSR qua các lần điều tra ở 2 nhóm dân ngủ rẫy Bảng 7: So sánh tỷ lệ BNSR ở các nhóm nghiên cứu Theo dõi Thời gian Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng p Điều tra BNSR % SRAT/TV Điều tra BNSR % SRAT/TV 1 Trước đi rẫy 7-9/2008 245 22 8,98 0/0 241 23 9,54 0 >0,05 Sau đi rẫy về 10-12/2008 242 9 3,72 0/0 238 20 8,40 0 <0,05 2 Trước đi rẫy 7-9/2009 261 20 7,66 0/0 252 22 8,73 0 >0,05 Sau đi rẫy về 10-12/2009 256 9 3,52 0/0 247 20 8,10 0 <0,05 Kết quả theo dõi số bệnh nhân sốt rét tại các nhóm nghiên cứu qua 2 lần điều tra cho thấy số bệnh nhân sốt rét (BNSR) ở nhóm cấp thuốc Arterakin giảm so với trước can thiệp và so với nhóm đối chứng. Cả 2 thời điểm theo dõi không có trường hợp sốt rét ác tính và tử vong nào xảy ra. Phân tích số mắc ở thời điểm theo dõi lần 1 (năm 2008), tỷ lệ BNSR sau can thiệp ở nhóm can thiệp là 3,72% giảm so với trước can thiệp (8,98%) và giảm so với nhóm đối chứng ( 8,40%) Theo dõi lần 2 vào tháng 10 năm 2009 cho thấy tỷ lệ BNSR sau can thiệp ở nhóm can thiệp là 3,52% giảm so với trước can thiệp (7,66%) và TT Điểm điều tra Uống không đủ ngày Hết sốt Trở về nhà uống tiếp Không nhớ Không muốn uống tiếp SL % SL % SL % SL % 1 Tây Sơn 52 22 42,31 12 23,08 6 11,54 12 23,08 2 Vĩnh Thạnh 64 28 43,75 14 21,88 8 12,50 14 21,88 Tổng 116 50 43,10 26 22,41 14 12,07 26 22,41 Theo dõi Thời gian theo dõi Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng p Điều tra KSTSR (+) % Điều tra KSTSR (+) % 1 Trước đi rẫy 7-9/2008 245 20 8,16 241 21 8,71 >0,05 Sau đi rẫy về 10-12/2008 242 8 3,31 238 18 7,56 <0,05 2 Trước đi rẫy 7-9/2009 261 18 6,90 252 20 7,94 >0,05 Sau đi rẫy về 10-12/2009 256 7 2,73 247 19 7,69 <0,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 62 giảm so với nhóm đối chứng (8,10%). Phân tích tỷ lệ nhiễm KSTSR ở người Kinh có hoạt động ngủ rẫy Bảng 8: So sánh tỷ lệ nhiễm KSTSR ở người Kinh có hoạt động ngủ rẫy Theo dõi Thời gian Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng P Điều tra KSTSR (+) % Điều tra KSTSR (+) % 1 Trước đi rẫy 7-9/2008 97 8 8,25 101 9 8,91 >0,05 Sau đi rẫy về 10-12/2008 96 1 1,04 99 8 8,08 <0,05 2 Trước đi rẫy 7-9/2009 102 6 5,88 112 8 7,14 >0,05 Sau đi rẫy về 10-12/2009 98 2 2,04 109 9 8,26 <0,05 Phân tích tỷ lệ nhiễm ở người Kinh qua 2 lần theo dõi cho thấy tại nhóm cấp Arterakin tỷ lệ KSTSR giảm so với trước và so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ nhiễm KSTSR tại 2 điểm nghiên cứu trước can thiệp là không có khác biệt ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên sau khi can thiệp tỷ lệ nhiễm KSTSR tại điểm can thiệp giảm, điều tra lần 1 năm 2008 cho thấy tỷ lệ nhiễm tại nhóm can thiệp là 1,04% giảm so với 8,08% tại nhóm đối chứng, điều tra lần 2 năm 2009 cho thấy tỷ lệ nhiễm tại nhóm can thiệp là 2,04% giảm so với 8,26% tại nhóm đối chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Phân tích tỷ lệ nhiễm KSTSR ở người Ba Na có hoạt động ngủ rẫy Bảng 9: So sánh tỷ lệ nhiễm KSTSR ở người Ba Na có hoạt động ngủ rẫy Theo dõi Thời gian Nhóm can thiệp Nhóm đối chứng P Điều tra KSTSR (+) % Điều tra KSTSR (+) % 1 Trước đi rẫy 7-9/2008 148 12 8,11 140 12 8,57 >0,05 Sau đi rẫy về 10-12/2008 146 7 4,79 139 10 7,19 >0,05 2 Trước đi rẫy 7-9/2009 159 12 7,55 140 12 8,57 >0,05 Sau đi rẫy về 10-12/2009 158 5 3,16 138 10 7,25 >0,05 Phân tích kết quả điều tra vào các thời điểm theo dõi khác nhau cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTSR (+) của người Ba Na tại nhóm can thiệp giảm so với nhóm đối chứng. Kết quả sau can thiệp lần 1 năm 2008 cho thấy tỷ lệ nhiễm tại nhóm can thiệp là 4,79% giảm so với 7,19% tại nhóm đối chứng, theo dõi lần 2 năm 2009 tỷ lệ nhiễm tại nhóm can thiệp là 3,16% giảm so với 7,25% tại nhóm đối chứng; tuy nhiên tỷ lệ giảm tại cả 2 thời điểm đều chưa có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (p>0,05). BÀN LUẬN Cho đến nay rất ít báo cáo điều tra về tỷ lệ người dân đến nhận thuốc khi họ đi rừng ngủ rẫy mặc dù đã có hướng dẫn từ năm 2003. Trên thực tế vẫn có người dân đến nhận thuốc tự điều trị, trong những trường hợp này cán bộ y tế xã hoặc y tế thôn bản cấp 1 liều thuốc sốt rét. Tuy nhiên mỗi nơi cấp một loại thuốc, sau khi trở về ít khi người dân đến báo cáo lại có sử dụng thuốc hay không. Tại các điểm điều tra trong nghiên cứu này tỷ lệ người dân đi rừng ngủ rẫy đến nhận thuốc tự điều trị là 55,56%. Kết quả này cho thấy vẫn còn tỷ lệ rất cao không đến nhận thuốc mặc dù chính sách thuốc tự điều trị đã được ban hành từ năm 2003 kèm theo những biện pháp truyền thông giáo dục để người dân đến nhận thuốc. Theo điều tra tại một số cộng đồng dân ngủ rẫy tại miền Trung-Tây Nguyên (2005) thì tỷ lệ người dân đến nhận thuốc chỉ chiếm <50%(3). Tình trạng vẫn còn tỷ lệ cao người dân không nhận thuốc có thể do bệnh sốt rét giảm, người dân chủ quan; cũng có thể do công tác truyền thông chưa đạt hiệu quả cao nên không thay đổi được thái độ và hành vi của người dân Về thuốc được cán bộ y tế cấp nhiều nhất là chloroquin chiếm tỷ lệ 53,22%, so với điều tra năm 2010 tại Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định tỷ lệ cấp thuốc Arterakin chiếm tỷ lệ đến 60%. Đây là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 63 do năm 2009, Bộ y tế có hướng dẫn cho phép tuyến xã cấp thuốc này cho người dân khi đi rừng ngủ rẫy, hơn nữa thuốc có hiệu quả, ít tác dụng phụ so với chloroquin. Các hướng dẫn về thuốc tự điều trị không chỉ rõ cấp thuốc nào nên cán bộ y tế có thể cấp các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên Arterakin là loại thuốc dùng ngắn ngày (3 ngày), hiệu quả cao nên cán bộ y tế thường chọn thuốc này(1). Người dân đi ngủ rẫy đến nhận thuốc ở y tế thôn bản chiếm tỷ lệ 62,77% cao hơn so với đến Trạm y tế xã (30%). Điều này là do người dân ở các xã này có thôn rất xa trạm y tế nhưng gần với y tế thôn bản hơn. Người dân rất ít khi dùng đủ liều, đối với thuốc có liệu trình 3 ngày như Arterakin cho thấy chỉ có 31,405% uống đủ 3 ngày; đối với artesunat chỉ có 1,31% uống 4-7 ngày. Trong số các trường hợp không uống đủ liều có đến 43,10% không uống tiếp do hết sốt, 22,41% trở về nhà uống tiếp, 12,07% không nhớ để uống tiếp và 22,41% không muốn uống tiếp. Như vậy trong việc cấp thuốc tự điều trị nên sử dụng các loại thuốc ngắn ngày, tốt nhất là loại thuốc điều trị ngắn ngày như arterakin (liều 3 ngày). Kết quả điều tra cơ bản cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTSR ở người dân có hoạt động ngủ rẫy là 8,16% (Tây Sơn) và 8,71% (Vĩnh Thạnh) cao hơn nhiều so với tỷ lệ KSTSR theo thống kê số liệu ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên (0,69%). Một số điều tra trong những năm trước đây tại một số điểm có dân đi rừng, ngủ rẫy cho thấy tỷ lệ nhiễm cũng rất cao: Ngọc Lây (Kon Tum) 8,85%, Dak Rin (Kon Tum) 6,80%, Ia O (Gia Lai) 7,08%, Sơn Thái (Khánh Hoà) là 29,77%, Khánh Thượng (Khánh Hòa) 8,16%, Thanh (Quảng Trị) 6,77%(3). Áp dụng biện pháp cấp thuốc tự điều trị cho thấy đã giảm tỷ KSTSR ở nhóm có cấp thuốc với hướng dẫn của cán bộ y tế. Năm 2008, tỷ lệ KSTSR ở nhóm can thiệp là 3,31% giảm so với nhóm đối chứng là 7,56%. Theo dõi năm 2009, tỷ lệ KSTSR ở nhóm can thiệp là 2,73% giảm so với nhóm đối chứng là 7,56% (p<0,05). Tỷ lệ KSTSR ở nhóm người kinh giảm so với nhóm đối chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kế (p<0,05), tuy nhiên tỷ lệ KSTSR ở nhóm người Ba Na giảm so với nhóm đối chứng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy hiệu quả cấp thuốc tự điều trị cho người Ba Na còn hạn chế, có thể do người Ba Na uống thuốc thường không đủ liều hoặc không sử dụng thuốc. KẾT LUẬN Thực trạng sử dụng thuốc sốt rét tự điều trị trong chương trình phòng chống sốt rét hiện nay Tỷ lệ đến nhận thuốc tự điều trị sốt rét của người dân mang theo khi ngủ rẫy chiếm 55,64% (CI95% từ 52,01%-59,23%). Tỷ lệ nhận thuốc tại huyện Tây Sơn là 54,40%, tại huyện Vĩnh Thạnh là 56,88%. Thuốc cấp tự điều trị sốt rét gồm 53,22% là artesunat, 30,79% là chloroquin và 15,59% là thuốc Arterakin cho người dân mang theo tự điều trị trong thời gian ngủ rẫy. Người dân đến nhận thuốc tự điều trị ở y tế thôn bản là 62,77% cao hơn so với tỷ lệ 37,23% nhận thuốc ở y tế xã. Tỷ lệ sử dụng đủ 3 ngày đối với Arterakin là 31,40%, đối với chloroquin là 23,81%, đối với artesunat không có trường hợp nào uống đủ 7 ngày. Tỷ lệ sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét đủ ngày theo hướng dẫn chiếm tỷ lệ 24,18%. Nguyên nhân không uống thuốc đủ ngày là do 43,10% người hết triệu chứng sốt, 22,41% trở về nhà uống tiếp, 12,07% không nhớ và 22,41% không muốn uống tiếp. Hiệu quả giảm mắc sốt rét của Arterakin đối với người đi rẫy Cấp thuốc Arterakin tự điều trị làm giảm tỷ lệ nhiễm KSTSR. Năm 2008, tỷ lệ KSTSR ở nhóm can thiệp là 3,31% giảm so với nhóm đối chứng là 7,56%. Năm 2009, tỷ lệ nhiễm KSTSR ở nhóm can thiệp là 2,73% giảm so với nhóm đối chứng là 7,56% (p<0,05). Hiệu quả giảm mắc đối với người Kinh: Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở nhóm cấp thuốc Arterakin giảm so với nhóm đối chứng, sự khác biệt có ý
Tài liệu liên quan