Hiệu quả của dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel trong điều trị u xơ tử cung

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ giảm thể tích tử cung sau đặt DCTC-L 6 tháng tại bệnh viện Hùng Vương. Phương pháp: Trong thời gian từ 6/2010 đến 4/2011, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng đánh giá hiệu quả sau 6 tháng đặt dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel (DCTC-L) vào buồng tử cung để điều trị trên 50 trường hợp u xơ tử cung nhỏ có biến chứng rong kinh, đau bụng kinh chưa có chỉ định phẫu thuật. Qua nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng u xơ tử cung nhỏ có biến chứng rong kinh, đau bụng kinh chưa có chỉ định phẫu thuật tại bệnh viện Hùng Vương Kết quả: Tỷ lệ giảm thể tích tử cung là 7,.1%, giảm trung bình 13,67 ± 8,47 (S.D.)cm³, p < 0,05. Tỷ lệ giảm lượng máu mất khi hành kinh là 80,8%. Tỷ lệ giảm đau bụng kinh là 84,7%. Tỷ lệ các tác dụng phụ:Tăng cân: 11,5% (p > 0,05). Rơi DCTC-L: 3,8%. Không ra kinh: 5,8%. Các tác dụng phụ này chiếm tỷ lệ ít và ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ hài lòng với biện pháp điều trị là 80,8%. Kết luận: Dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel là biện pháp điều trị nội khoa hiệu quả, ít có biến chứng nặng nề, nên được mở rộng chỉ định điều trị tại bệnh viện giúp giảm hoặc tránh được cắt tử cung, giảm gánh nặng về tâm lý và chi phí điều trị, gia tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel trong điều trị u xơ tử cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 158 HIỆU QUẢ CỦA DỤNG CỤ TỬ CUNG CHỨA LEVONORGESTREL TRONG ĐIỀU TRỊ U XƠ TỬ CUNG Nguyễn Duy Tài*, Võ Thị Tuyết Mai* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ giảm thể tích tử cung sau đặt DCTC-L 6 tháng tại bệnh viện Hùng Vương. Phương pháp: Trong thời gian từ 6/2010 đến 4/2011, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng đánh giá hiệu quả sau 6 tháng đặt dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel (DCTC-L) vào buồng tử cung để điều trị trên 50 trường hợp u xơ tử cung nhỏ có biến chứng rong kinh, đau bụng kinh chưa có chỉ định phẫu thuật. Qua nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng u xơ tử cung nhỏ có biến chứng rong kinh, đau bụng kinh chưa có chỉ định phẫu thuật tại bệnh viện Hùng Vương Kết quả: Tỷ lệ giảm thể tích tử cung là 7,.1%, giảm trung bình 13,67 ± 8,47 (S.D.)cm³, p < 0,05. Tỷ lệ giảm lượng máu mất khi hành kinh là 80,8%. Tỷ lệ giảm đau bụng kinh là 84,7%. Tỷ lệ các tác dụng phụ:Tăng cân: 11,5% (p > 0,05). Rơi DCTC-L: 3,8%. Không ra kinh: 5,8%. Các tác dụng phụ này chiếm tỷ lệ ít và ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ hài lòng với biện pháp điều trị là 80,8%. Kết luận: Dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel là biện pháp điều trị nội khoa hiệu quả, ít có biến chứng nặng nề, nên được mở rộng chỉ định điều trị tại bệnh viện giúp giảm hoặc tránh được cắt tử cung, giảm gánh nặng về tâm lý và chi phí điều trị, gia tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Từ khóa: đặt dụng cụ tử cung chứa Levonorgestrel, bệnh viện Hùng Vương, rong kinh, đau bụng kinh.. ABSTRACT THE EFFECT OF LEVONORGESTREL – INTRAUTERINE DEVICE IN MYOFIBROMA TREATMENT Nguyen Duy Tai, Vo Thi Tuyet Mai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 158 - 163 Objective: To identify the proportion of uterine volume decrese after 6 month of L-IUD insertion at Hung Vuong Hospital. Methods: A non-controlled clinical trial was conducted at Hung Vuong Hospital from June 2010 to April 2011. The aim of this study was to evaluate the results after 6 months of L-IUD insertion for the treatment of 50 cases of small uterine fibroid with metrorrhagia and dysmenorrhea but still no indication for surgery. Results: The proportion of decreased uterine volume cases was 73.1%. The average volume decrease was 13.67 ± 8.47 (S.D.) cm³, p < 0.05. The proportion of decreased blood loss was 80.8%. The proportion of decreased dysmenorrhea was 84.7%. The rate of side effects were: weight gain: 11.5% (p>0.05). L-IUD expulsion: 3.8%. Amenorrhea: 5.8%. These side effects were few and not severe. The satisfaction rate was 80.8%. Conclusion: L-IUD insertion is an effective medical treatment with few severe complications. Therefore, it should have larger indication in order to avoid hysterectomy, psychologic and financial burden, and increase the life quality for the patients. Keywords: L-IUD insertion, uterine volume, Hung Vuong Hospital, metrorrhagia, dysmenorrheal. *Bộ Môn Sản – Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: GS. Nguyễn Duy Tài ĐT: 0903856439 Email: duytamv2002@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 159 ĐẶT VẤN ĐỀ U xơ cơ tử cung (thường được gọi là u xơ tử cung) là loại u lành tính thường thấy nhất ở tử cung. Điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp u xơ tử cung to tương đương tử cung có thai từ 12 tuần trở lên, u xơ to có biến chứng chèn ép các cơ quan lân cận (nhất là niệu quản) hay u xơ ở những vị trí đặc biệt dễ gây biến chứng (u xơ dưới niêm mạc, u xơ trong dây chằng rộng) hoặc khi nghi ngờ u xơ bị ung thư hóa(1). Ngoài phương pháp điều trị phẫu thuật, hiện nay còn có nhiều biện pháp khác để điều trị u xơ tử cung như kỹ thuật làm tắc động mạch tử cung chọn lọc, hoặc điều trị nội tiết chủ yếu là Progestogen, hay các chất đồng vận GnRH, Danazol...với mục đích làm teo nhỏ khối nhân xơ hay giảm chảy máu từ khối nhân xơ. Tại Bệnh Viện Hùng Vương, hàng năm chúng tôi đã tiếp nhận một số lượng khá lớn bệnh nhân đến khám và điều trị u xơ tử cung. Năm 2010, bệnh viện Hùng Vương đã có 1 099 trường hợp nhập viện để điều trị phẫu thuật vì u xơ tử cung, trong số đó có 832 trường hợp (75,7%) phải cắt tử cung, chiếm tỷ lệ 59,6% tổng số các trường hợp cắt tử cung trên tổng số bệnh phụ khoa có chỉ định mổ. Với mục đích góp phần đa dạng hóa các biện pháp điều trị u xơ tử cung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel (DCTC-L) trong điều trị u xơ tử cung có biến chứng rong kinh, đau bụng kinh, chưa có chỉ định phẫu thuật nhằm tìm hiểu những điểm mạnh và hạn chế của biện pháp này để mở rộng chỉ định điều trị tại bệnh viện, giảm gánh nặng về tâm lý và chi phí điều trị cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ giảm thể tích tử cung sau đặt DCTC-L 6 tháng tại bệnh viện Hùng Vương. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân có u xơ cơ tử cung, có rong kinh, đau bụng kinh, chưa có chỉ định phẫu thuật điều trị bằng đặt dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel tại Bệnh viện Hùng Vương trong thời gian từ tháng 6/2010 đến tháng 4/2011. Tiêu chuẩn nhận vào Bệnh nhân có u xơ tử cung chưa có chỉ định phẫu thuật, có rong kinh, đau bụng kinh, đã có ít nhất một con, có nhu cầu điều trị bảo tồn, đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân có u xơ tử cung chưa có chỉ định phẫu thuật, có rong kinh, đau bụng kinh, điều trị bằng đặt dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel (DCTC-L) tại Bệnh viện Hùng Vương. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân đang có bệnh lý nội, ngoại khoa khác cần điều trị. Bệnh nhân có các chống chỉ định dùng dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel. KẾT QUẢ Phân bố theo nhóm tuổi, địa chỉ Đặc điểm Tần suất Tỉ lệ % ≤ 30 tuổi 31 – 35 t 36 – 40 t 41 – 45 t > 45 tuổi 1 8 14 15 14 1,9 15,4 26,9 28,8 26,9 Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 42 ± 0.8; nhỏ nhất là 29 tuổi, lớn nhất là 50 tuổi. Phân bố theo nghề nghiệp, trình độ văn hóa Đặc điểm Tần suất Tỉ lệ % Nội trợ Buôn bán Công nhân Làm nông Trí thức Khác 23 15 5 7 2 0 44,2 28,8 9,6 13,5 3,8 0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 160 Đặc điểm Tần suất Tỉ lệ % Mù chữ Cấp I Cấp II-III THCN-CĐ ĐH- sau ĐH 0 11 36 3 2 0 21,2 69,2 5,8 3,8 Nhận xét: nghề nghiệp: Nội trợ chiếm tỉ lệ cao nhất 44,2%, kế đến là buôn bán 28.8%, còn lại là các ngành nghề khác. Phân bố theo đặc điểm về số con Đặc điểm Tần suất Tỉ lệ % 1 con 2 con 3 con 4 con 12 31 5 4 23,1 59,6 9,6 7,7 Nhận xét: đa số bệnh nhân có số con còn sống là 2, chiếm tỷ lệ 59,6%; 1 con chiếm 32,1%. Còn lại số bệnh nhân có 3 đến 4 con ít hơn, chiếm tỷ lệ 11,5 và 7,7%. Phân bố theo lý do đến khám và điều trị trước đó Đặc điểm Tần suất Tỉ lệ % Đau bụng kinh Rong kinh Cường kinh Đau bụng kinh + cường kinh 10 9 26 7 19,2 17.3 50,0 13,5 Thuốc giảm đau Thuốc cầm máu Thuốc giảm đau+ cầm máu Progestogen uống Mổ bóc nhân xơ tử cung 17 22 7 7 8 2,7 42,3 13,5 13,5 5,5 Nhận xét: đa số bệnh nhân đến khám là vì lý do rong kinh cường kinh, chiếm 63,7%; khoảng 19,2% là do đau bụng kinh. Trong số các bệnh nhân có 22 người (42,3%) đã từng được điều trị trước đó với thuốc cầm máu, thuốc giảm đau 17 người (32,7%) và progestogen uống là 7 người (13,5%). Có 15,5% các đối tượng đã được phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung trước đó. Thể tích tử cung trung bình (cm³) Thời điểm Thể tích trung bình Giảm trung bình P Trước đặt DCTC-L Sau 1 tháng 105,58 ± 26,3 (S.D.) 103,33 ± 25,7 (S.D.) 97,04 ± 23,85 2,25 ± 3,03 (S.D.) 8,54 ± 5,12 <0,001 Thời điểm Thể tích trung bình Giảm trung bình P Sau 3 tháng Sau 6 tháng (S.D.) 91,90 ± 20,23 (S.D.) (S.D.) 13,67 ± 8,47(S.D.) <0,001 <0,001 Thể tích nhân xơ tử cung trung bình (cm³) Thời điểm Thể tích trung bình Giảm trung bình P Trước đặt DCTC-L Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng 24,32 ± 11,07 (S.D) 23,74 ± 11,08 (S.D) 22,17 ± 10,3 (S.D) 21,35 ± 9,95 (S.D) 0,58 ±1,26 (S.D) 2,15 ± 2,08 (S.D) 2,97 ± 2,14 (S.D) <0,001 <0,001 <0,001 Nhận xét: trong kết quả này, thể tích toàn tử cung và thể tích nhân xơ tử cung đều giảm dần theo thời gian nghiên cứu. Thể tích tử cung trước đặt DCTC-L là 105,58 ± 26,33 (S.D.) cm³, sau đặt 6 tháng là 91,90 ± 20,23 (S.D.) cm³; như vậy thể tích tử cung giảm từ 2,25 ± 3,03 (S.D.) cm³ đến 13,67 ± 8,47 (S.D.) cm³, bằng phép kiểm định T- test với t = 5,348 và 11,632, độ tự do là 51 và p= 0,001 có ý nghĩa thống kê. Tương tự như vậy, thể tích nhân xơ tử cung giảm từ 0,58 ± 1,26 (S.D.) cm³ đến 2,97 ± 2,14 (S.D.) cm³, với t = 3,00 và 8,98, độ tự do là 41, p = 0,001 (<0,05), có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ máu mất khi hành kinh Thời điểm Giảm trung bình P Trước đặt DCTC-L Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng 100 47,2 ± 24,5 58,7 ± 18,9 80,8 ± 14,2 <0,001 <0,001 <0,001 Mức độ mất máu khi hành kinh Thời điểm Rất nhiều Nhiều Vừa Ít Không kinh Trước đặt DCTC-L Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng 26,9 11,5 1,9 40,4 28,8 9,6 1,9 32,7 57,7 65,4 38,0 1,9 25,0 51,9 5,8 Nhận xét: kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ máu mất khi hành kinh giảm rõ khi so sánh thời điểm trước đặt DCTC-L và các thời điểm sau đặt 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng; bằng phép Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 161 kiểm định phi tham số Wilcoxon với trị số z lần lượt là -4,234, -5,718, -6,312 và p = 0,001, có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ giảm đau bụng kinh Thời điểm Giảm đau bụng P Trước đặt DCTC-L Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng 100 47,8 ± 40,1 75,6 ± 25,0 84,7 ± 22,4 0,04 <0,001 <0,001 Có 44 đối tượng thấy có giảm đau bụng kinh rõ rệt, từ đau nhiều và rất nhiều trước đặt DCTC-L đến chỉ còn đau ít hoặc không đau sau đặt 6 tháng, chiếm tỷ lệ 84,7%, với p < 0,001. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Trước đặt Sau đặt 1 tháng Sau đặt 3 tháng Sau đặt 6 tháng Rất nhiều Nhiều Vừa Ít Mức độ đau bụng kinh Nhận xét: Như vậy, triệu chứng đau bụng kinh diễn tiến theo chiều hướng tốt với mức độ đau giảm dần theo thời gian đặt DCTC-L. Sau 6 tháng, mức độ đau rất nhiều và đau nhiều giảm mạnh từ 30,7% xuống 0% và mức độ đau ít hoặc không đau tăng từ 57,6% lên đến 98,1%. Kết quả này khi so sánh bằng phép kiểm định phi tham số Wilcoxon cho ra trị số p=0,001, có ý nghĩa thống kê. Thay đổi nồng độ hemoglobin trong máu (g/dl) Trước đặt DCTC -L Sau đặt 6 tháng Tăng trung bình P Nồng độ hemoglobin trung bình 10,96 ± 2,15 12,24 ± 2,23 1,28 ± 0,78 < 0,001 Nhận xét: Nồng độ hemoglobin trung bình trước đặt DCTC-L là 10,96 ± 2,15 S.D. g/dl. Sau đặt 6 tháng là 12,24 ± 2,23 S.D. g/dl. Như vậy sau 6 tháng nồng độ hemoglobin trung bình tăng 1,28 ± 0,78 S.D. g/dl, p = 0,001, có ý nghĩa thống kê. Thay đổi cân nặng (kg) Trước đặt DCTC-L Sau 6 tháng Tăng trung bình P Cân nặng trung bình 49,38 ± 5,02 49,60 ± 4,84 0,21 ± 0,91 0,102 Nhận xét: Có 6 đối tượng (11,5%) tăng cân so với thời điểm trước đặt DCTC-L. Cân nặng trung bình trước khi đặt là 49,38 ± 5,02 S.D. kg và cân nặng sau đặt 6 tháng là 49,60 ± 4,84 S.D. kg, như vậy mức độ tăng cân rất ít, chỉ là 0,21 ± 0,91S.D. kg, không có ý nghĩa thống kê với p = 0,102 (> 0,05). 11.5 3.8 5.8 0 5 10 15 Tăng cân Rơi DCTC-L Không ra kinh Biểu đồ: Tỷ lệ các tác dụng phụ Nhận xét: trong số 52 đối tượng nghiên cứu có 11 đối tượng (20,1%) gặp các tác dụng phụ thường thấy khi đặt DCTC-L; trong đó tăng cân là 11.5%, không ra kinh là 5,8% và 3,8% bị rơi DCTC-L. Tuy nhiên tỷ lệ các tác dụng phụ này thấp và ít hơn so với y văn đã nêu(3). Không có đối tượng nào yêu cầu gỡ DCTC-L vì các tác dụng phụ nêu trên. 1.9% 80.8% 7.7% 9.6% Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng Không có ý kiến Biểu đồ. Mức độ hài lòng với biện pháp điều trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 162 Nhận xét: Tỷ lệ các đối tượng hài lòng với việc điều trị bằng DCTC-L cao, chiếm 80,8%, chỉ có 1 người (1,9%) không hài lòng. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, các đối tượng đến khám vì rong kinh chiếm tỷ lệ 17,3%, tương đương với tỷ lệ nêu trên. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ có u xơ tử cung có biến chứng nên kết quả ghi nhận lý do đến khám nhiều nhất là cường kinh, chiếm tỷ lệ 50,0 %, đau bụng khi hành kinh là 19,2%; đây cũng là những triệu chứng thường gặp của u xơ tử cung(4). Ghi nhận từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 53,8 % đối tượng nghiên cứu đã đươc điều trị trước đó với thuốc giảm đau không steroid (NAIDs) (26,9%), thuốc cầm máu tranexamic acid (36,5%), các progestogen uống (13,5%) và có 15,5% các trường hợp đã từng mổ bóc nhân xơ tử cung. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy DCTC-L làm giảm thể tích tử cung và thể tích nhân xơ tử cung có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Thể tích toàn tử cung và thể tích nhân xơ tử cung đều giảm dần theo thời gian nghiên cứu. Tỷ lệ giảm thể tích tử cung là 73,1%. Thể tích trung bình tử cung giảm 13,67 ± 8,47 (S.D.) cm³ (từ 105,58 ± 26,33 (S.D.)cm³ xuống còn 91,90 ± 20,23 (S.D.)cm³. So sánh với kết quả của các tác giả khác, kết quả giảm thể tích trung bình của tử cung trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của tác giả Grigorieva và cộng sự(3) (giảm trung bình 13,3 ±8,1cm³), nhưng thấp hơn so với kết quả của tác giả J. Magalhães (giảm trung bình 35,9 ± 15,3cm³); tuy nhiên sự so sánh này chỉ ở mức độ tương đối vì nghiên cứu được thực hiện ở những quốc gia khác nhau, có sự khác biệt về chủng tộc, địa lýCòn theo nghiên cứu của tác giả Rosa e Silva JC(8) thì thể tích trung bình của tử cung giảm không đáng kể sau điều trị 6 tháng, từ 203,4 28,01cm³ đến 187,0 43,5cm³, với p= 0,11, không có ý nghĩa thống kê. Thể tích nhân xơ tử cung cũng giảm từ 24,32 ± 11,07cm³ xuống còn 22,17 ± 10.43cm³ sau 3 tháng điều trị và sau 6 tháng giảm còn 21,35 ± 9,95cm³ (p< 0,001). Cũng so sánh với các tác giả trên thì kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả của tác giả Grigorieva và cộng sự; còn theo nghiên cứu của tác giả J. Magalhães thì thể tích nhân xơ tử cung giảm ít, chỉ 5,2± 3,1 cm³ sau 3 năm theo dõi, không có ý nghĩa thống kê (p= 0,4099). DCTC-L không chỉ ngừa thai mà còn có thể ức chế u xơ tử cung phát triển(3). Một nghiên cứu dân số đa trung tâm so sánh DCTC-L và dụng cụ tử cung có đồng cho thấy DCTC-L làm giảm sự phát triển của u xơ tử cung và chỉ có tỷ lệ thấp phải phẫu thuật sau 5 năm sử dụng(8). Rất nhiều báo cáo và thử nghiệm lâm sàng cho thấy kết quả giảm kích thước nhân xơ tử cung cũng tương tự như kết quả giảm xuất huyết âm đạo ở những phụ nữ sử dụng DCTC-L(2). Một số nghiên cứu cho rằng DCTC-L có thể làm giảm thể tích tử cung ở bệnh nhân có rong kinh rong huyết cho dù có hay không có u xơ tử cung(3). Nó có tác dụng trên nội mạc tử cung từ đó làm giảm lượng máu mất trong thời gian ngắn sau đặt(5). Trên lâm sàng, việc giảm thể tích nhân xơ tử cung và giảm thể tích toàn tử cung tuy ít nhưng rõ ràng và có ý nghĩa. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây đã chứng minh có giảm kích thước tử cung ở những phụ nữ bị lạc nội mạc trong cơ tử cung được điều trị bằng DCTC-L. Điều này trái ngược với dấu hiệu giảm thể tích quan sát được sau dùng các thuốc khác như leuprolide acetate hay mifepristone(7). Theo nghiên cứu của các tác giả J. Magalhães và cộng sự(9), Grigorieva và cộng sự(3) cho thấy sau khi đặt DCTC-L cho những phụ nữ rong kinh rong huyết do u xơ tử cung có sự cải thiện chu kỳ kinh nguyệt có ý nghĩa sau thời gian theo dõi và giảm rõ rệt lượng máu mất khi hành kinh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 163 Theo nghiên cứu của chúng tôi, lượng máu mất khi hành kinh giảm đáng kể sau đặt DCTC- L. Tỷ lệ giảm lượng máu kinh đến 80,8%. Có khoảng một nửa số đối tượng đến khám vì rong kinh cường kinh, tỷ lệ ra kinh nhiều và rất nhiều giảm từ 67,3% trước khi đặt DCTC-L xuống 40,3% sau một tháng và đến sau 6 tháng thì tỷ lệ này chỉ còn 3,8%. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả J. Magalhães và cộng sự(9) thì tỷ lệ giảm lượng máu mất sau 3 tháng của chúng tôi cao hơn (22% so với 17,5%) và sau 6 tháng thì tương đương (25,5% và 27,5%). Trong nghiên cứu của tác giả Xiao B. Trung Quốc(11) thì trong tháng đầu tiên sau đặt DCTC-L, lượng máu kinh giảm đến 35% (±12%) và sau một năm giảm 83,8% so với trước điều trị. DCTC-L chủ yếu tác động tại chỗ, nồng độ levonorgestrel tăng cao tại mô nội mạc tử cung nhưng lại thấp trong tuần hoàn nên có tác động rất ít đến chức năng buồng trứng. Levonorgestrel ức chế sự phát triển của nội mạc tử cung; khi nội mạc tử cung tiếp xúc liên tục với levonorgestrel gây tác động làm giảm các thụ thể estrogen, từ đó ức chế sự kích thích của estrogen lên nội mạc tử cung, hậu quả là làm teo nội mạc tử cung gây thiểu kinh, vô kinh. Một tác dụng phụ khác được ghi nhận trong nghiên cứu này là rơi DCTC-L chiếm tỷ lệ 3,8%. Tỷ lệ rơi DCTC-L nêu trong y văn là 2,9% ở những phụ nữ dùng DCTC-L chỉ để tránh thai và 8,9 – 13,6% ở những phụ nữ dùng DCTC-L để điều trị xuất huyết âm đạo. Hai trường hợp rơi DCTC-L này là các đối tượng có thể tích tử cung lớn (176cm³), lượng máu kinh và thể tích tử cung giảm ít sau đặt DCTC-L. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ hài lòng của các đối tượng đối với biện pháp điều trị là 80,8%, là một tỷ lệ cao. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng đánh giá hiệu quả sau 6 tháng đặt dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel (DCTC-L) vào buồng tử cung để điều trị u xơ tử cung nhỏ có biến chứng rong kinh, đau bụng kinh chưa có chỉ định phẫu thuật tại bệnh viện Hùng Vương, từ tháng 6/2010 đến tháng 4/2011, chúng tôi rút ra những kết luận sau: Tỷ lệ giảm thể tích tử cung là 73,1%, giảm trung bình 13,67 ± 8,47 (S.D.)cm³, p < 0,05. Tỷ lệ giảm lượng máu mất khi hành kinh là 80,8%. Tỷ lệ giảm đau bụng kinh là 84,7%. Tỷ lệ các tác dụng phụ: Tăng cân: 11,5% (p > 0,05). Rơi DCTC-L: 3,8%. Không ra kinh: 5,8%. Các tác dụng phụ này chiếm tỷ lệ ít và ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ hài lòng với biện pháp điều trị là 80,8%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Môn Phụ Sản Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (2008). “U xơ cơ tử cung”, Sản Phụ Khoa, Nhà xuất bản Y Học, Tập II, trang 832- 841. 2. Fong YF, Singh K (1999). “Effect of levonorgestrel-releasing intrauterine system on uterine myomas in a renal transplant patient”, Contrception, 60: 51-3. 3. Grigorieva V, Chen-Mok M, Tarasova M, Mikhailov A (2003). “Use of a levonorgestrel-releasing intrauterine system to treat bleeding related to uterine leiomyomas”, Fertil Steril, 79(5): 1194- 8. 4. Kaunitz AM., et al. (2009). “Levonorgestrel – releasing intrauterine system and endometrial ablation in heavy menstrual bleeding: a systematic review and meta – analysis”, Obstet Gynecol, 113(5): p.1104-16. 5. Lethaby A, Cooke I, Rees Margaret C (2005). “Progesterone or progestogen-releasing int
Tài liệu liên quan