Mục tiêu: Hiệu quả Ipratropium/Fenoterol trong điều trị ĐCBPTNMT mức độ trung bình‐nặng.
Đối tượng: Bệnh nhân điều trị đợt cấp tại bệnh viện 87 Hải Quân, từ 04‐2011 đến 03‐2013.
Phương pháp: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
Kết quả: 46 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình 75,3 ± 8,9; nam giới 80,4%; hút thuốc lá
76,1%. Nguyên nhân gây đợt cấp đa số do viêm đường hô hấp trên (52,2%). 49,9% bệnh nhân có 1‐2 bệnh phối
hợp, thiếu máu cơ tim 23,9%; tăng huyết áp 19,6% và đái tháo đường type 2 15,2%. Ipratropium/Fenoterol cải
thiện mức độ khó thở 92,6%/thang điểm BMRC‐MRC, tác dụng phụ không đáng kể. Thời gian nằm viện trung
bình 13,2±4,3 ngày.
Kết luận: Viêm đường hô hấp trên là nguyên nhân chủ yếu gây ra đợt cấp. Thiếu máu cơ tim, tăng huyết
áp và đái tháo đường type 2 là các bệnh phối hợp thường gặp. Ipratropium/ Fenoterol có hiệu quả cao trong điều
trị ĐCBPTNMT, tương đối an toàn, ngày điều trị ngắn giúp giảm tần suất nhiễm khuẩn bệnh viện và chi phí
điều trị.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của ipratropium/ fenoterol phun khí dung trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ trung bình ‐ nặng tại bệnh viện 87 Hải Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 257
HIỆU QUẢ CỦA IPRATROPIUM/ FENOTEROL PHUN KHÍ DUNG
TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH MỨC
ĐỘ TRUNG BÌNH ‐ NẶNG TẠI BỆNH VIỆN 87 HẢI QUÂN
Nguyễn Thị Thanh Mai*, Ngô Thế Hoàng**, Trịnh Viết Thắng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Hiệu quả Ipratropium/Fenoterol trong điều trị ĐCBPTNMT mức độ trung bình‐nặng.
Đối tượng: Bệnh nhân điều trị đợt cấp tại bệnh viện 87 Hải Quân, từ 04‐2011 đến 03‐2013.
Phương pháp: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
Kết quả: 46 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình 75,3 ± 8,9; nam giới 80,4%; hút thuốc lá
76,1%. Nguyên nhân gây đợt cấp đa số do viêm đường hô hấp trên (52,2%). 49,9% bệnh nhân có 1‐2 bệnh phối
hợp, thiếu máu cơ tim 23,9%; tăng huyết áp 19,6% và đái tháo đường type 2 15,2%. Ipratropium/Fenoterol cải
thiện mức độ khó thở 92,6%/thang điểm BMRC‐MRC, tác dụng phụ không đáng kể. Thời gian nằm viện trung
bình 13,2±4,3 ngày.
Kết luận: Viêm đường hô hấp trên là nguyên nhân chủ yếu gây ra đợt cấp. Thiếu máu cơ tim, tăng huyết
áp và đái tháo đường type 2 là các bệnh phối hợp thường gặp. Ipratropium/ Fenoterol có hiệu quả cao trong điều
trị ĐCBPTNMT, tương đối an toàn, ngày điều trị ngắn giúp giảm tần suất nhiễm khuẩn bệnh viện và chi phí
điều trị.
Từ khóa: Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (ĐCBPTNMT), kháng cholinergic, kích thích beta 2.
ABSTRACT
EFFICACY OF NEBULIZER IPRATROPIUM/ FENOTEROL FOR THERAPY ACUTE EXACERBATION
OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE WITH MODERATE ‐ SEVERE GRADE IN 87
NAVAL HOSPITALS
Nguyen Thi Thanh Mai, Ngo The Hoang, Trinh Viet Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 257 ‐ 262
Objectives: Effective Ipratropium/Fenoterol in treating AECOPD with moderate‐severe grade.
Patients: Patients treated with AECOPD in 87 Naval hospitals, from April 2011 to March 2013.
Methods: Prospective, descriptive, and cross‐sectional.
Results: Of the 44 patients, 80.4% male, mean age 75.3 ± 8.9, 76.1% smokers. Upper respiratory tract
infections are the main causes of AECOPD. 49.9% patients had 1‐2 coordinate diseases, ischemic heart disease is
usually 23.9%, hypertension 19.6% and type 2 diabetes 15.2%. Ipretropium/Fenoterol improves dyspnea
92.6%/BMRC‐MRC scale, no significant side effects. Average length of stay was 13.2 ± 4.3 days.
Conclusions: Upper respiratory tract infection is a major cause of AECOPD. Ischemic heart disease,
hypertension and type 2 diabetes are common diseases in collaboration. Ipratropium/ Fenoterol effective for the
treatment of AECOPD, relatively safe, short day treatment reduced the incidence of infections and hospital
treatment costs.
*BV 87 Hải Quân **BV Thống Nhất TPHCM
Tác giả liên lạc: BSCKII.Ngô Thế Hoàng ĐT: 0908418109 Email: thekhangngo@gmail.com.vn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 258
Keywords: Acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease (AECOPD), anticholinergics,
beta‐2 agonists.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là
một trong những nguyên nhân gây mắc bệnh và
tử vong trên thế giới(2). Đến năm 2020, bệnh lý
này sẽ đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong
trên toàn cầu. Đặc trưng của bệnh là sự tắc
nghẽn dần dần và không hồi phục cũng như sự
tái tạo quá mức của đường dẫn khí, liên quan
trực tiếp với độc tính của khói thuốc lá. Trong
một nghiên cứu tiến hành tại Việt nam ở người
hút thuốc lá trên 40 tuổi, tần suất BPTNMT là
13,5%(6). Điều trị BPTNMT chủ yếu bằng thuốc
dãn phế quản. Một trong những mục tiêu chính
yếu của việc điều trị là giảm tần suất và tử vong
liên quan đến các đợt cấp. Vì vậy, điều trị hiệu
quả ĐCBPTNMT là một thách thức lớn trong
thực hành lâm sàng, đặc biệt đối với các bệnh
viện đa khoa hạng 2. Chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này với các mục tiêu:
Mô tả một số đặc điểm của đợt cấp BPTNMT.
Đánh giá hiệu quả Ipratropium/ Fenoterol
trong điều trị đợt cấp mức độ trung bình‐nặng.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đợt cấp BPTNMT mức độ trung
bình và nặng vào điều trị tại bệnh viện Hải
Quân từ 2011 đến 2013. Chẩn đoán và đánh giá
mức độ nặng theo Anthonisen và ATS/ERS(Error!
Reference source not found.).
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
Cách thức tiến hành nghiên cứu
Chọn bệnh nhân ngẫu nhiên, chia thành 2
nhóm dùng thuốc dãn phế quản:
Nhóm 1: phun khí dung Ipratropium/
Fenoterol (Berodual®) 3 lần/ngày, nếu không có
chống chỉ định.
Nhóm 2: Ventoline 2,5mg 5ml phun khí
dung 4 lần/ngày và/hoặc phối hợp Diaphylline
4,8% 5ml pha trong Natrichlorur 0,9% 500ml
truyền tĩnh mạch trong vòng 12 giờ.
Trong trường hợp thuốc không có hiệu quả
hoặc xảy ra tác dụng phụ phải ngừng nghiên
cứu, ngày đánh giá lâm sàng và xét nghiệm vào
ngày rời nghiên cứu.
Các điều trị hỗ trợ khác theo hướng dẫn của
GOLD.
Đánh giá hiệu quả
Đánh giá sự cải thiện mức độ khó thở bằng
thang điểm BMRC‐MRC(3) và VAS.
Các thông số lâm sàng (nhịp thở, mạch,
huyết áp tối đa và SpO2) được đánh giá vào
lúc nhập viện (N0), ngày thứ 1 (N1), ngày ra
viện (Nrv).
Đánh giá tác dụng phụ theo 3 mức độ
Tốt (không có); vừa (nhẹ, tiếp tục điều trị);
kém (nặng, đe dọa tính mạng, ngừng điều trị).
Sử dụng bệnh án mẫu
Thu thập số liệu từ các bảng theo dõi bệnh
nhân, các xét nghiệm có trong bệnh án. Xử lý số
liệu bằng phần mềm SPSS 13.0 for Window.
Phép kiểm T, ANOVA một chiều kiểm định các
biến định lượng, phép kiểm chi bình phương để
kiểm định các biến định tính. Mức khác biệt có ý
nghĩa với p < 0.05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu
dung được 46 bệnh nhân tham gia nghiên cứu:
nhóm 1 27/46 bệnh nhân (58,7%), nhóm 2 19/46
bệnh nhân (41,3%). Tuổi trung bình 75,3 ± 8,9
(thấp nhất 57, cao nhất 88 tuổi). Nam 80,4%
(37/46), nữ 19,6% (9/46); tỉ lệ nam/nữ 4/1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 259
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ giữa hai nhóm.
Đặc điểm Nhóm 1 n, %
Nhóm 2
n, % Tổng n, %
Nhóm tuổi
<60 3 (6,5) 1 (2,2) 4 (8,7)
60-69 3 (6,5) 5 (10,9) 8 (17,4)
70-79 9 (19,6) 5 (10,9) 15 (32,6)
≥80 12 (26,1) 7 (15,2) 19 (41,3)
Giới tính
Nam 20 (43,5) 17 (37,0) 37 (80,5)
Nữ 7 (15,2) 2 (4,3) 9 (19,5)
Hút thuốc
lá
Có 22 (47,8) 13 (28,3) 35 (76,1)
Không 5 (10,9) 6 (13,0) 11 (23,9)
Bệnh phổi
mạn
Lao phổi 8 (17,4) 6 (13,0) 14 (30,4)
VPQM 13 (28,3) 11 (23,9) 24 (52,2)
Khác 6 (13,0) 2 (4,3) 8 (17,3)
Tổng 27 (58,7) 19 (41,3) 46 (100)
Nhận xét: 73,9% bệnh nhân trên 70 tuổi.
76,1% bệnh nhân hút thuốc lá. Tỉ lệ tiền sử mắc
bệnh lao khá cao 30,4%. Các đặc điểm phân bố
về nhóm tuổi, giới, tiền sử hút thuốc lá cũng như
bệnh phổi mạn tính giữa hai nhóm không khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 2: Nguyên nhân gây đợt cấp.
Nguyên nhân Nhóm 1 n,
%
Nhóm 2 n, % Tổng n, %
Viêm hô hấp trên 16 (34,8) 8 (17,4) 24 (52,2)
Suy tim phải 1 (2,2) 3 (6,5) 4 (8,7)
Rối loạn nhịp 1 (2,2) 2 (4,3) 3 (6,5)
Tràn khí MP 0 2 (4,3) 2 (4,3)
Không rõ NN 9 (19,6) 4 (8,7) 13 (28,3)
Tổng 27 (58,7) 19 (41,3) 46 (100)
Nhận xét: Đa số bệnh nhân nhập viện do
nhiễm khuẩn hô hấp 52,2%. Suy tim phải
và/hoặc rối loạn nhịp 15,2%. Tràn khí màng phổi
tự phát 2 bệnh nhân (4,3%), trong đó 1 bệnh
nhân được dẫn lưu khí tối thiểu.
41,4
34,7
15,2
8,7
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
không 1 bệnh 2 bệnh 3 bệnh
Biểu đồ 1: Số bệnh phối hợp.
Nhận xét: 58,6% bệnh nhân BPTNMT có
bệnh phối hợp, thêm 1 bệnh 34,7%; thêm 2 bệnh
15,2%; thêm 3 bệnh 8,7%.
Bảng 3: Tần suất bệnh lý kèm theo.
Bệnh kèm theo Nhóm 1 n, % Nhóm 2 n, % Tổng n, %
Tăng HA 5 (10,9) 4 (8,7) 9 (19,6)
TMCT 5 (10,9) 6 (13,0) 11 (23,9)
NMCT cũ 1 (2,2) 1 (2,2) 2 (4,3)
ĐTĐ type 2 5 (10,9) 2 (4,3) 7 (15,2)
Bệnh lý DD-TT 2 (4,3) 1 (2,2) 3 (6,5)
Suy thận mạn 1 (2,2) 1 (2,2) 2 (4,3)
Viêm gan mạn 0 2 (4,3) 2 (4,3)
Cushing 2 (4,3) 1 (2,2) 3 (6,5)
U xơ TLT 0 3 (6,5) 3 (6,5)
Nhận xét: Có 9 nhóm bệnh phối hợp, cao
nhất là thiếu máu cơ tim 23,9%; tăng huyết áp
19,6% và đái tháo đường type 2 15,2%.
Hiệu quả
Bảng 4: Kết quả điều trị.
Kết quả Nhóm 1 Nhóm 2 p
Cải
thiện
khó
thở
BMRC-
MRC
N1 21 (77,8%) 8 (42,1%)
0,033
Nrv 25 (92,6%) 13 (68,4%)
VAS
N1 61,1 ± 6,8 69,8±4,9 0,043
Nrv 29,6 ± 10,5 32,7±10,6 0,075
Thời gian điều trị 12,9±3,7 13,5±5,2 0,049
Nhận xét: Mức độ khó thở giảm có khác biệt
giữa 2 nhóm theo thang điểm BMRC‐MRC và
theo thang VAS (chỉ N1). Thời gian điều trị
trung bình 13,2±4,3 ngày, nhưng có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p=0,049).
Bảng 5: Các thông số đánh giá lâm sàng.
Các thông số LS Nhóm 1 p Nhóm 2 p
Mạch l/p
N0 108,4±19,2
0,01
102,8±10,2
0,053N1 94,4±8,8 98,2±11,4
Nrv 86,4±8,3 94,2±6,7
HA tâm
thu
mmHg
N0 137,7±31,7
0,01
127,4±16,6
0,002N1 125,5±14,2 121,3±12,6*
Nrv 118,7±9,1 120,5±10,7
Nhịp thở
l/p
N0 27,4±3,9
0,001
23,8±2,1
0,025N1 24,0±4,0 21,3±1,2
Nrv 20,7±1,9 20,4±1,3
SpO2 %
N0 79,8±2,9
0,035
80,1±2,6
0,051N1 93,9±2,2 91,6±1,9
Nrv 95,3±1,4 93,7±2,3
*không có ý nghĩa thống kê.
Nhận xét: các thông số đánh giá lâm sàng
thay đổi đáng kể ở nhóm 1 (p<0,05), mạch và
SpO2 có cải thiện ở nhóm 2 khác nhưng không
có ý nghĩa (p>0,05).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 260
Tác dụng phụ
Bảng 6: Tác dụng phụ.
Tác dụng phụ Tổng n, % Nhóm 1 n, %
Nhóm 2 n,
% p
Nhức đầu 8 (17,3) 4 (8,7) 4 (8,7) 0,43
Hồi hộp 5 (10,8) 2 (4,3) 3 (6,5) 0,33
Run chi 8 (17,3) 2 (4,3) 6 (13,0) 0,042
Khô miệng 5 (10,8) 2 (4,3) 3 (6,5) 0,33
Hạ kali máu 6 (13,1) 1 (2,2) 5 (10,9) 0,036
Nhận xét: Chỉ gặp 5 tác dụng phụ, cao nhất
là nhức đầu và run chi 17,3%; hạ kali máu 13,1%.
Tỉ lệ run chi và hạ kali máu có khác biệt giữa 2
nhóm (p<0,05).
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
Tuổi trung bình của các đối tương nghiên
cứu là 75,3 ± 8,9 (thấp nhất 57, cao nhất 88 tuổi).
Nhóm từ 70 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ 73,9% (bảng
1). Phù hợp với một số nghiên cứu gần đây tại
các bệnh viện lớn ở TPHCM, đối tượng nhập
viện do đợt cấp đa số trên 75 tuổi(8,9). Hút thuốc
lá là yếu tố nguy cơ quan trọng hàng đầu của
BPTNMT, đồng thời cũng là yếu tố thúc đẩy
bệnh diển tiến nặng nhanh hơn. Bestall J.C. và
cộng sự khảo sát 138 bệnh nhân nam, tuổi trung
bình là 70, thấy 97% số bệnh nhân có tiền căn
hút thuốc lá và 27% vẫn còn hút trong giai đoạn
bệnh ổn định(3). Trong nghiên cứu này tỉ lệ hút
thuốc lá là 76,1%; chủ yếu ở nam giới (bảng 1).
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Minh 67% bệnh
nhân ĐCBPTNMT có tiền sử hút thuốc, trong đó
2/3 là nam giới(Error! Reference source not found.). Điều này
cũng giải thích cho tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm
ưu thế so với bệnh nhân nữ trong dân số nghiên
cứu. Tỉ lệ tiền sử lao phổi khá cao (30,4%) cho
thấy việc phòng ngừa và kiểm soát lao tại địa
phương còn hạn chế hoặc do ý thức của người
dân chưa thực sự tốt. Nguyên nhân chính,
thường gặp và có ý nghĩa quan trọng nhất trong
các ĐCBPTNMT là nhiễm khuẩn, nhiều nghiên
cứu cho thấy khoảng 50‐70% do nhiễm khuẩn
hô hấp (vùng mũi họng, khí quản, phế quản và
viêm phổi). Trong nghiên cứu này tỉ lệ viêm hô
hấp trên là 52,2%; suy tim phải và/hoặc rối loạn
nhịp là 15,2% (bảng 2); tương tự kết quả của
Nguyễn Quang Minh lần lượt là 53,6% và
18,8%(Error! Reference source not found.). Chúng tôi không
gặp các nguyên nhân gây đợt cấp khác như
thuyên tắc mạch phổi, chấn thương ngực, biến
chứng cấp tính của đái tháo đường hay do dùng
các thuốc an thần, lợi tiểu, ức chế giao cảm.
Nhưng có 2 trường hợp tràn khí màng phổi tự
phát, trong đó 1 bệnh nhân phải dẫn lưu tối
thiểu. Tuy nhiên, 28,3% trường hợp không xác
định được nguyên nhân của đợt cấp (bảng 2),
phù hợp với nhận xét của GOLD cho rằng có
khoảng 1/3 các trường hợp đợt cấp vẫn không
tìm được nguyên nhân. Điều này có thể là do
nhiễm siêu vi liên quan đến thay đổi thời tiết
hay do những yếu tố môi trường khác(7). Ở
người mắc BPTNMT thì bệnh lý kèm theo có thể
đóng một vai trò quan trọng trong lượng giá
chất lượng cuộc sống, làm tăng tần suất nhập
viện và tỉ lệ tử vong, các bệnh lý này là yếu tố
tiên đoán nguy cơ tử vong hoặc là nguyên nhân
tử trực tiếp gây vong hơn do chính BPTNMT.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, gần ½ dân số
nghiên cứu (49,9%) có kèm theo từ 1‐2 bệnh
(biểu đồ 1), tỉ lệ cao gồm thiếu máu cơ tim
23,9%; tăng huyết áp 19,6% và đái tháo đường
type 2 15,2% (bảng 3). Nghiên cứu của Nguyễn
Quang Minh, 96,2% số bệnh nhân có thêm từ 1
đến 4 bệnh phối hợp, đa số trong khoảng 1 đến
2 bệnh (78,3%). Tương tự với một nhận định khi
khảo sát trong cộng đồng người cao tuổi cho
thấy tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính khá cao. Các
nhóm bệnh thường gặp theo thứ tự giảm dần
gồm các bệnh lý về giác quan, tim mạch, xương
khớp, nội tiết ‐ chuyển hoá, tiêu hoá, tâm thần
kinh, hô hấp, thận tiết niệu. Người cao tuổi
thường mắc nhiều bệnh đồng thời, trung bình
một người mắc 2,69 bệnh(9). Do đó khi điều trị
cần chú ý tầm soát, ngăn ngừa và kết hợp điều
trị bệnh lý đi kèm ở bệnh nhân BPTNMT.
Hiệu quả điều trị
Trong nghiên cứu này, tuy dân số nghiên
cứu còn ít nhưng chúng tôi đã thực hiện ngẫu
nhiên chọn nhóm và các đặc điểm dịch tễ cơ bản
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 261
như nhóm tuổi, giới tính, bệnh phổi mạn, tiền sử
thuốc lá ở cả hai nhóm đều được so sánh. Kích
thích beta 2 tác dụng ngắn dạng hít và kháng
cholinergic được xem là phương thức điều trị
chính đối với đợt cấp nhờ hiệu quả làm giảm
khó thở và cải thiện sự tắc nghẽn luồng khí.
Bệnh nhân đợt cấp BPTNMT có thể được điều
trị với các thuốc hoặc kích thích beta 2 hoặc
kháng cholinergic hoặc phối hợp cả hai khi một
thuốc chưa đủ đáp ứng(7). Mặt khác để lượng giá
mức độ cải thiện triệu chứng khó thở của bệnh
nhân chúng tôi đã sử dụng 2 thang điểm dễ thực
hiện, độ tin cậy cao. Thang điểm BMCR‐MRC
giúp đánh giá mức độ khó thở tại một thời điểm
và khi so sánh điểm số ở những lần theo dõi tiếp
theo có thể giúp phát hiện sự cải thiện của khó
thở trong thời gian vừa qua. ATS đã cải biên
thành phiên bản MRC tập trung chủ yếu vào
mức độ khó thở khi đi bộ gồm 5 mức từ 0 đến
4(3). Thang điểm VAS là một đường thẳng dài
100 mm, bệnh nhân được yêu cầu chỉ ra một
điểm tương ứng với mức độ khó thở của họ. Độ
dài đo được giúp biết được mức khó thở của
bệnh nhân. Kết quả của nghiên cứu này, mức độ
khó thở giảm có khác biệt giữa 2 nhóm theo
thang điểm BMRC vào cuối điều trị (54,3% và
28,3%; p = 0,033) và N1 theo thang VAS (61,1±
6,8 và 69,8±4,9; p=0,043) (bảng4). Các thông số
đánh giá lâm sàng thay đổi đáng kể ở nhóm 1,
mạch và SpO2 có cải thiện ở nhóm 2 khác nhưng
không có ý nghĩa (bảng 5). Số ngày nằm viện
trung bình trong nghiên cứu này 13,2±4,3 ngày,
nhưng giữa 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống
kê (12,9±3,7 và 13,5±5,2; p=0,049) (bảng 4) cao
hơn so với nghiên cứu cứu của Stenfors N ở 76
bệnh nhân BPTNMT giai đoạn IV (rất nặng)
theo tiêu chuẩn GOLD, tuổi trung bình 71 tuổi,
thời gian nằm viện trung bình là 8,6±9,3 ngày(11).
Tương tự kết quả của Nguyễn Công Trung tại
bệnh viện Chợ Rẫy là 13,2±8,9 ngày khi khảo sát
457 trường hợp BPTNMT, tuổi trung bình
72,7±9,9 tuổi(8), nhưng thấp hơn so với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Quang Minh tại bệnh
viện Thống Nhất, số ngày nằm viện trung bình
là 25,9±12,5 ngày (ngắn nhất 8, dài nhất 65
ngày)(Error! Reference source not found.).
Tác dụng phụ
Do phân bổ nhanh vào hệ thống dịch cơ thể
và thấm qua màng não nên kháng cholinergic
(ipratropium) gây khô miệng, nhịp nhanh, mặt
đỏ, giảm bài niệu, thay đổi trạng thái thần kinh.
Đôi khi gây co thắt phế quản đảo nghịch. Bên
cạnh đó, ngày càng có nhiều bằng chứng cho
thấy kích thích beta 2 tác dụng ngắn có thể làm
tăng nguy cơ tác dụng phụ tim mạch (hồi hộp,
nhịp thất sớm) ở bệnh nhân BPTNMT, nhất là
đối với bệnh nhân có bệnh tim mạch tiềm ẩn đi
kèm. Run cơ (do liều cao), hạ kali máu, tăng tiêu
thụ oxy và rối loạn giấc ngủ. Giảm trao đổi dưới
ngưỡng lâm sàng trong vòng 30‐90 phút khí
dung kèm hạ oxy máu và/hoặc tăng khuyng độ
oxy giữa động mạch và phế nang và giảm cung
lượng tim là những tai biến thường gặp(7,10). Tuy
nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ gặp 5
nhóm tác dụng phụ, cao nhất là nhức đầu và
run chi 17,3%; hạ kali máu 13,1%. Run chi và hạ
kali máu có khác biệt giữa 2 nhóm điều trị.
Không có trường hợp nào do tác dụng phụ phải
ngừng điều trị. Phù hợp với nhận định của
nhiều nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy hiệu quả
của sự phối hợp tốt hơn tác dụng của từng loại
thuốc hoặc kích thích beta 2 hoặc kháng
cholinergic kể cả khi dùng dạng hít định liều
hay phun khí dung nhờ có tác dụng hiệp đồng
của các thuốc, tác dụng trên các vùng khác nhau
của cây phế quản, thâm nhập vào các vùng khác
nhau của nhu mô phổi, giảm được liều điều trị
của các thuốc và giảm được tần số các tác dụng
phụ(7,10).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 46 bệnh nhân ĐCBPTNMT
mức độ trung bình‐nặng cho thấy:
Trên 70% bệnh nhân ngoài 70 tuổi, chủ yếu ở
nam giới, ¾ bệnh nhân có hút thuốc lá, tiền sử
lao phổi hơn 30%. Viêm hô hấp trên là nguyên
nhân chủ yếu gây đợt cấp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 262
Bệnh lý kèm theo thường gặp gồm thiếu
máu cơ tim, tăng huyết áp và đái tháo đường
type 2.
Thuốc phối hợp Ipratropium/Fenoterol
(Berodual®) hiệu quả và tương đối an toàn để
điều trị ĐCBPTNMT, ngày điều trị ngắn giúp
giảm tần suất nhiễm khuẩn bệnh viện và chi phí
điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anthonisen NR, Manfreda J, Warren CP, Hershfield ES,
Harding GK, Nelson NA (1987). Antibiotic therapy in
exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. Ann Intern
Med; 106: P.196‐204.
2. Barnes PJ (2007). Chronique obstructive pulmonary disease: a
growing but neglected global epidemic. PLoS Med; 4:p112‐118.
3. Bestall JC (1999). Usefullness of the Medical Research Council
(MRC) dyspnea scale as a measure of disability in patients with
COPD.Thorax; 54(7): p 581‐586.
4. Dương Quý Sỹ (2011). The effectiveness of combination therapy in
chronic obstructive pulmonary diseas. J Fran Viet Pneu; 02(04): p
1‐90.
5. Celli BR, Mac Nee W; ATS/ERS Task Force (2004). Standards for
the diagnosis and treatment of patients with COPD: a summary of
the ATS/ERS position paper. Eur Respir J 23: 932‐946.
6. GOLD (2013). Manage Exacerbations. Global Strategy for the
Diagnosis, Management and Prevention of Chronic
Obstructive Pulmonary Disease.
7. Nguyễn Công Trung (2004). Đặc điểm lâm sàng 457 trường hợp
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội t