Hiệu quả của Mifepristone và Misoprostol trong chấm dứt thai kỳ dưới 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại Bệnh viện Sóc Trăng

Mở đầu: Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng cao dẫn đến số người mang thai có vết mổ lấy thai cũ ngày càng tăng. Có thai ngoài ý muốn vẫn còn là vấn đề sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, do đó cùng với tỷ lệ MLT cao số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn có vết mổ cũ cũng tăng theo. Phá thai nội khoa (PTNK) có thể hạn chế được các tai biến của hút nạo thai trên tử cung có sẹo mổ cũ. Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả và sự an toàn của phác đồ PTNK bằng Mifeprisone và Misoprostol trong chấm dứt thai kỳ dưới 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên 170 phụ nữ có thai ngoài ý muốn tuổi thai dưới 49 ngày vô kinh có vết mổ cũ (VMC) lấy thai tại khoa Sản Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng từ tháng 06/2009 đến 05/2010. Phác đồ sử dụng uống 200mg Mifepristone và 36- 48 giờ sau uống 400µg Misoprostol, lặp lại liều 400µg Misoprostol ở những trường hợp không ra thai sau 4 giờ dùng liều đầu Misoprostol. Kết quả: Tỷ lệ thành công 90% (KTC 95% 84- 94%). Thời gian ra huyết âm đạo trung bình 11,1 ± 4,9 ngày. Các tác dụng phụ sau uống Misoprostol: đau bụng (68,2%), buồn nôn (18,8%), ớn lạnh/ run (15,3%), tiêu chảy (4,1%), nôn (1,8%), sốt (0,6%). Không có tai biến: vỡ tử cung, choáng mất máu, nhiễm trùng. Kết luận: Phá thai nội khoa với Mipfepriston and Misoprostol an toàn và hiệu quả cao ở thai phụ có vết mổ lấy thai cũ.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của Mifepristone và Misoprostol trong chấm dứt thai kỳ dưới 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại Bệnh viện Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 41 HIỆU QUẢ CỦA MIFEPRISTONE VÀ MISOPROSTOL TRONG CHẤM DỨT THAI KỲ DƯỚI 49 NGÀY VÔ KINH Ở PHỤ NỮ CÓ VẾT MỔ CŨ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN SÓC TRĂNG Lê Hồng Cẩm*, Lê Thị Giáng Châu** TÓM TẮT Mở đầu: Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng cao dẫn đến số người mang thai có vết mổ lấy thai cũ ngày càng tăng. Có thai ngoài ý muốn vẫn còn là vấn đề sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, do đó cùng với tỷ lệ MLT cao số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn có vết mổ cũ cũng tăng theo. Phá thai nội khoa (PTNK) có thể hạn chế được các tai biến của hút nạo thai trên tử cung có sẹo mổ cũ. Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả và sự an toàn của phác đồ PTNK bằng Mifeprisone và Misoprostol trong chấm dứt thai kỳ dưới 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên 170 phụ nữ có thai ngoài ý muốn tuổi thai dưới 49 ngày vô kinh có vết mổ cũ (VMC) lấy thai tại khoa Sản Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng từ tháng 06/2009 đến 05/2010. Phác đồ sử dụng uống 200mg Mifepristone và 36- 48 giờ sau uống 400µg Misoprostol, lặp lại liều 400µg Misoprostol ở những trường hợp không ra thai sau 4 giờ dùng liều đầu Misoprostol. Kết quả: Tỷ lệ thành công 90% (KTC 95% 84- 94%). Thời gian ra huyết âm đạo trung bình 11,1 ± 4,9 ngày. Các tác dụng phụ sau uống Misoprostol: đau bụng (68,2%), buồn nôn (18,8%), ớn lạnh/ run (15,3%), tiêu chảy (4,1%), nôn (1,8%), sốt (0,6%). Không có tai biến: vỡ tử cung, choáng mất máu, nhiễm trùng. Kết luận: Phá thai nội khoa với Mipfepriston and Misoprostol an toàn và hiệu quả cao ở thai phụ có vết mổ lấy thai cũ. Từ khóa: Phá thai nội khoa, mổ lấy thai, thử nghiệm lâm sàng. ABSTRACT THE EFFECTIVENESS OF MIFEPRISTONE AND MISOPROSTOL FOR MEDICAL ABORTION OF PREGNANCY OF LESS THAN 49 DAYS IN WOMEN WITH PREVIOUS CAESAREAN SECTION AT SOC TRANG HOSPITAL Le Hong Cam, Le Thi Giang Chau * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 41 - 46 Background: The more the rate of caesarean section has been rising, the more pregnancy with previous caesarean scar is increasing. Unwanted pregnancy has been a common health problem in women of reproductive age. Unwanted pregnancy in women with previous caesarean scar increases when the rate of caesarean section rises. Therefore, medical abortion can limit complications of surgical abortion on uterus with caesarean scar. Objective: To evaluate the effectiveness and safety of medical abortion with Mifepristone and Misoprostol for termination of early pregnancy up to 49 days of amenorrhea on women with caesarean scarred uterus. Methods: This was a non-controlled clinical trial conducted on 170 women with previous caesarian section, having unwanted pregnancy of less than or equal to 49 days at Department of Obstetrics and Gynecology, Soc Trang General Hospital from 06/2009 to 05/2010. The study participants received mifepristone 200 mg orally *Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM ** Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng Tác giả liên lạc: PGS. TS. Lê Hồng Cẩm, ĐT: 0913645517 email: lehongcam61@yahoo.com, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em 42 and followed by 400µg of misoprostol orally at 36 – 48 hours later. A repeated dose of 400µg of misoprostol was administered 4 hours after the first dose if there was no fetal tissue expulsion. Result: The success rate was 90% (95% CI: 84- 94%). Mean bleeding time was 11.1 ± 4.9 days. Side effects of oral misoprostol: abdominal painfulness (68.2%), nausea (18.8%), chill (15.3%), diarrhea (4.1%), vomitting (1.8%), fever (0.6%). There was no uterine rupture, shock or uterine infection. Conclusion: Medical abortion with mifepristone and misoprostol is safe and effective for women with previous caesarean section. Keyword: Medical abortion, caesarean section, clinical trial. MỞ ĐẦU Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng cao trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong những năm gần đây dẫn đến số người mang thai có vết mổ lấy thai cũ ngày càng tăng. Có thai ngoài ý muốn vẫn còn là vấn đề sức khỏe sinh sản của người phụ nữ do không ngừa thai hay biện pháp tránh thai đang sử dụng không hiệu quả. Phá thai nội khoa trở thành phương pháp thay thế cho nạo hút thai và ngày càng được nhiều phụ nữ mang thai ngoài ý muốn cũng như người cung cấp dịch vụ lựa chọn khi chấm dứt thai kỳ sớm không mong muốn trong ba tháng đầu. Phá thai bằng thuốc hiệu quả và an toàn với tỷ lệ sẩy thai hoàn toàn cao, tác dụng phụ có thể chấp nhận được, không ảnh hưởng đến tương lai sản khoa cũng như mang tính riêng tư và có vẻ tự nhiên hơn so với nạo hút thai. Ở người đã mổ lấy thai trước đó, hút nạo thai có nguy cơ xảy ra tai biến cao do thực hiện thủ thuật khó khăn trên tử cung có sẹo mổ cũ. Phá thai nội khoa (PTNK) không chống chỉ định đối với người có vết mổ cũ lấy thai và có thể hạn chế được các tai biến của can thiệp ngoại khoa. Hiện nay trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về PTNK ở thai phụ có vết mổ lấy thai cũ cũng như chưa có ghi nhận trường hợp nào vỡ tử cung khi chấm dứt thai kỳ sớm ở đối tượng này(0),(0),(0),(1). Tại Việt Nam, chỉ có nghiên cứu của Hoàng Thị Diễm Tuyết đánh giá hiệu quả PTNK ở bệnh nhân có vết mổ lấy thai cũ thực hiện tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2007(0). Tử cung có sẹo mổ cũ vẫn còn là tiêu chuẩn loại trừ trong một số nghiên cứu về phá thai bằng thuốc ở nước ta, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài hiệu quả của phác đồ phá thai nội khoa bằng Mifepristone và Misoprostol trong chấm dứt thai kỳ ≤ 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng nhằm mục đích khảo sát hiệu quả và sự an toàn của phương pháp này. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ thành công của phác đồ phá thai nội khoa bằng Mifepristone và Misoprostol ở tuổi thai ≤ 49 ngày vô kinh trên người có vết mổ lấy thai cũ tại khoa Sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Xác định tỷ lệ các tai biến (vỡ tử cung, chảy máu âm đạo nhiều, nhiễm trùng) và tác dụng phụ hay gặp (đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ớn lạnh/ run, sốt) của phá thai nội khoa ở người có vết mổ cũ lấy thai. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. Dân số nghiên cứu Các phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai mang thai ngoài ý muốn với tuổi thai ≤ 49 ngày vô kinh có nguyện vọng chấm dứt thai kỳ bằng PTNK tại phòng khám khoa Sản BVĐK Sóc Trăng từ tháng 06/2009 đến 05/2010, đồng ý tham gia nghiên cứu, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ. Cỡ mẫu N = Z21-α/2. P(1-P) / d2 Z: trị số từ phân phối chuẩn; α: xác suất sai lầm loại 1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 43 Chọn α = 0,05 ⇒ Z= 1,96 (khoảng tin cậy 95%). Chọn P = 87,6% = 0,88 (6). d = 0,05: sai số cho phép 5%. Cỡ mẫu tối thiểu N= 163 người. Tiêu chuẩn loại trừ Giống như các tiêu chuẩn loại trừ của phá thai nội khoa còn thêm một số tiêu chuẩn như sau: Đã mổ lấy thai theo phương pháp dọc thân tử cung, mổ bóc nhân xơ tử cung, mổ lấy thai >2 lần, có biến chứng nhiễm trùng sau mổ lấy thai, siêu âm thấy túi thai làm tổ ở đoạn eo tử cung, nghi ngờ thai tại sẹo mổ cũ hay nhau cài răng lược. Phác đồ dùng trong nghiên cứu Phác đồ sử dụng Mifepristone kết hợp Misoprostol: Mifepristone (biệt dược Mifestad) uống 200mg (1 viên). Misoprostol (biệt dược là Cytotec): 36- 48 giờ sau uống 400μg (2 viên), nếu không ra thai sau 4 giờ đầu uống lặp lại liều thứ hai 400μg (2 viên). Cách tiến hành Thai phụ sẽ được siêu âm đầu dò để chẩn đoán tuổi thai, xét nghiệm máu, tư vấn. Sau khi thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ ký vào bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu. Thai phụ được cho uống 1 viên Mifepristone 200mg tại phòng khám và theo dõi 30 phút: tình trạng toàn thân và các tác dụng phụ của thuốc. Thai phụ sẽ nhận phiếu theo dõi tại nhà và được hướng dẫn cách đánh dấu vào phiếu mỗi ngày. Sau uống Mifepristone 36- 48 giờ (ngày 3), thai phụ trở lại bệnh viện: được cho uống 400μg Misoprostol và theo dõi tại phòng khám 4 giờ: mạch, huyết áp, tình trạng ra huyết âm đạo, dấu hiệu ra thai và các tác dụng phụ của thuốc. Sau 4 giờ những trường hợp chưa ra thai sẽ được cho uống liều thứ hai 400μg Misoprostol. Sau đó thai phụ về nhà, dặn dò kỹ thai phụ các dấu hiệu cần tự theo dõi: ra huyết âm đạo, đau bụng, dấu hiệu gợi ý đến ra thai (nếu chưa ra thai) và các tác dụng phụ. Hướng dẫn thai phụ lịch tái khám, các số điện thoại cần liên hệ khi có vấn đề thắc mắc, các dấu hiệu bất thường cần trở lại bệnh viện ngay. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của phương pháp PTNK PTNK thành công Khi sẩy thai trọn, thai được tống xuất khỏi buồng tử cung hoàn toàn mà không cần phải can thiệp bằng thủ thuật cho đến lúc kết thúc quá trình theo dõi qua khám lâm sàng và siêu âm. PTNK thất bại Khi phải can thiệp thủ thuật nạo hút buồng tử cung do bất kỳ lý do trong suốt thời gian nghiên cứu. Xử lý số liệu Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi- data 3.1. Xử lý phân tích số liệu bằng phần mềm STATA 10.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu nhận 170 đối tượng thỏa điều kiện tham gia và đạt được một số kết quả sau: Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (n = 170). Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ (%) Tuổi 20- 24 tuổi 18 10,6 25- 29 tuổi 56 32,9 30- 34 tuổi 60 35,3 ≥ 35 tuổi 36 21,2 Nơi ở Thành phố Sóc Trăng 65 38,2 Thị trấn 84 49,4 Xã 21 12,4 Dân tộc Kinh 146 85,9 Khơmer 14 8,2 Hoa 10 5,9 Tôn giáo Không tôn giáo 142 83,5 Phật 24 14,1 Thiên chúa 2 1,2 Tin lành 2 1,2 Nghề nghiệp Nội trợ 53 31,2 Buôn bán 47 27,7 Trí thức 24 14,1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em 44 Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ (%) Nghề khác 23 13,5 Làm ruộng 13 7,6 Công nhân 10 5,9 Trình độ học vấn Mù chữ và cấp 1 22 12,9 Cấp 2 62 36,5 Cấp 3 55 32,3 Trung cấp 2 1,2 Cao đẳng- đại học 29 17,1 Nhận xét: Tuổi thai phụ nhỏ nhất là 20, tuổi lớn nhất là 42, tập trung nhiều nhất ở tuổi từ 25- 34 tuổi chiếm 68,2%, trung bình 30,7 ± 5,2 tuổi. Địa chỉ: tập trung ở thị trấn và thành phố với tỷ lệ lần lượt là 49,4% và 38,2%. Đa số là dân tộc Kinh 85,9%. Không tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhất 83,5%. Nghề nghiệp nội trợ 31,2% và buôn bán 27,7% chiếm tỷ lệ cao hơn các nghề còn lại. Trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3 chiếm tỷ lệ cao 68,8%. Bảng 2. Đặc điểm về tiền căn mổ lấy thai (n = 170). Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ (%) Số lần mổ 1 lần 141 82,9 2 lần 29 17,1 Thời gian mổ gần nhất cách nay < 12 tháng 24 14,1 12 – 24 tháng 65 38,2 >24 tháng 81 47,7 Nhận xét: Đa số là MLT 1 lần chiếm tỷ lệ 82,9%. Thời gian MLT trên 24 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 47,7 %, có 24 trường hợp MLT cách lần mang thai này < 12 tháng chiếm 14,1%. Bảng 3. Tuổi thai. Tuổi thai Tần suất Tỷ lệ(%) 5 tuần 109 64,1 Từ >5- 6 tuần 51 30 Từ >6- 7 tuần 10 5,9 Tổng số 170 Nhận xét: Nhóm tuổi thai 5 tuần chiếm tỷ lệ nhiều nhất 64,1%, có 10 trường hợp tuổi thai >6- 7 tuần tỷ lệ 5,9%. Bảng 4. Hiệu quả của phác đồ PTNK. Kết quả Số trường hợp Tỷ lệ(%) Sấy thai trọn 153 90 Sót nhau 13 7,6 Thai lưu 3 1,8 Thai tiếp tục phát triển 1 0,6 Nhận xét: Có 153 trường hợp sẩy thai trọn với phác đồ PTNK này tỷ lệ thành công là 90%, khoảng tin cậy 95%: 84% đến 94%. Thất bại gồm các nguyên nhân: sót nhau, thai lưu và thai sống chiếm tỷ lệ 10%. Bảng 5. Phân bố các yếu tố liên quan đến hiệu quả phá thai nội khoa (n = 170). Đặc tính Thành công Thất bại Tuổi thai P= 0,1 (Fisher) 5 tuần 99 (90,8%) 10(9,2%) Từ >5- 6 tuần 47(92,2%) 4(7,8%) Từ >6- 7 tuần 7(70%) 3(30%) Số lần MLT P= 0,75 1 lần 126(89,4%) 15 (10,6%) 2 lần 27(93,1%) 2(6,9%) Thời gian MLT <12 tháng 21(87,5) 3(12,5%) 12- 24 tháng 60(92,3%) 5(7,7%) >24 tháng 72(88,9%) 9(11,1%) Nhận xét: Tỷ lệ thành công cao nếu tuổi thai < 6 tuần vô kinh, không có sự khác biệt về số lần mổ và thời gian mổ với tỷ lệ thành công của phá thai nội khoa. Bảng 5. Đặc điểm ra huyết âm đạo (n = 170). Tính chất Tần số Tỷ lệ (%) Thời điểm bắt đầu ra huyết Sau khi uống Mifepristone 55 32,4 Sau uống Misoprostol liều 1 107 62,9 Sau uống Misoprostol liều 2 8 4,7 Mức độ ra huyết Rất ít hơn kinh nguyệt 3 1,8 Ít hơn kinh nguyệt 9 5,3 Giống như kinh nguyệt 41 24,1 Nhiều hơn kinh nguyệt 77 45,3 Rất nhiều hơn kinh nguyệt 40 23,5 Thời gian ra huyết ≤ 7 ngày 47 27,7 7 ngày đến ≤ 14 ngày 86 50,6 >14 ngày đến ≤ 21 ngày 31 18,2 >21 ngày 6 3,5 Nhận xét: Đa số thai phụ ra huyết âm đạo sau uống Misoprostol liều 1 chiếm tỷ lệ 62,9%. Mức độ ra huyết âm đạo nhiều hơn hay rất nhiều hơn kinh chiếm tỷ lệ 68,8%. Chiếm đa số trường hợp là ra huyết âm đạo từ 7 đến 14 ngày 50,6%. Thời gian ra huyết âm đạo kéo dài trung Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 45 bình 11,1 ± 4,9 ngày, ngắn nhất là 5 ngày và dài nhất là 33 ngày. Bảng 6. Tác dụng phụ của Mifepristone và Misoprostol. Tác dụng phụ Sau uống Mifepristone Số trường hợp (tỷ lệ %) Sau uống Misoprostol Số trường hợp (tỷ lệ%) Đau bụng 17 (10) 116 (68,2) Buồn nôn 33 (19,4) 32 (18,8) Nôn 5 (2,9) 3 (1,8) Tiêu chảy 0 7 (4,1) Ớn lạnh/run 17 (10) 26 (15,3) Sốt 0 1 (0,6) Nhận xét: Sau uống Mifepristone: 10% trường hợp đau bụng, buồn nôn 19,4%, nôn 2,9%, ớn lạnh/run 10%, không trường hợp nào tiêu chảy hay sốt. Sau uống Misoprostol: buồn nôn 18,8%, nôn 1,8%, tiêu chảy 4,1%, ớn lạnh/ run 15,3%, chỉ 1 trường hợp sốt 0,6. Không trường hợp nào dị ứng với Mifepristone hay Misoprostol. BÀN LUẬN Phác đồ của nghiên cứu chúng tôi sử dụng liều lặp lại Misoprostol cho những trường hợp không ra thai sau 4 giờ đầu dùng liều thứ nhất với mong muốn liều lặp lại này sẽ giúp tăng hiệu quả sẩy thai trọn, tăng tỷ lệ tống xuất thai sớm và có thể giảm thời gian ra huyết âm đạo kéo dài ở đối tượng PTNK có VMC lấy thai. So với các nghiên cứu khác ở đối tượng có VMC lấy thai, tỷ lệ thành công của nghiên cứu chúng tôi cũng giống như kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Diễm Tuyết ở thai phụ ít nhất 1 con có VMC lấy thai với tuổi thai ≤ 49 ngày vô kinh sử dụng phác đồ 200mg Mifepristone và sau 48 giờ chỉ uống 1 liều 400μg Misoprostol tỷ lệ sẩy thai hoàn toàn là 87,6%, như vậy việc lập lại liều Misoprostol không làm tăng hiệu quả của phá thai nội khoa. So với nghiên cứu của Xu ở 35 thai phụ chỉ MLT 1 lần với tuổi thai ≤ 49 ngày VK dùng liều 150mg Mifepristone chia ra uống trong 3 ngày và 600μg Misoprostol vào ngày thứ 4, tỷ lệ thành công 94,29%. Nghiên cứu của Gao (1999) ở 213 phụ nữ có VMC lấy thai, tuổi thai < 70 ngày VK với liều 150mg Mifepristone và sau đó uống 1 lần 600μg Misoprostol vào ngày thứ 3 tỷ lệ thành công 92,5%. Nghiên cứu của Gautam gồm 66 thai phụ có tiền căn đã mổ lấy thai 1 hay 2 lần, tuổi thai ≤ 60 ngày VK với phác đồ Methotrexate 50mg tiêm bắp ở ngày 1, đặt âm đạo 800μg Misoprostol vào ngày 2 - 3, lặp lại liều thứ 2 Misoprostol 400μg (uống hoặc đặt âm đạo) nếu không ra thai sau liều đầu, tỷ lệ thành công 94%, không trường hợp nào vỡ tử cung. Các nghiên cứu của các tác giả như trên cho kết quả cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên phác đồ khác với nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ thành công trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn kết quả của các phác đồ PTNK với Mifepristone và Misoprostol ở người không có VMC lấy thai với cùng tuổi thai ≤ 49 ngày vô kinh. Nghiên cứu của Nguyễn Bạch Tuyết có dùng liều lặp lại Misoprostol đặt dưới lưỡi 400μg, tỷ lệ sẩy thai trọn đến 98,7%. Nghiên cứu của Đỗ Thị Ánh với liều tăng thêm 200μg Misoprostol uống, hiệu quả thành công 95,6%. Hiệu quả của PTNK tùy thuộc vào tuổi thai, khi tuổi thai càng lớn tỷ lệ sẩy thai hoàn toàn giảm đi. Nghiên cứu của chúng tôi ở những đối tượng có VMC lấy thai với tuổi thai ≤ 49 ngày vô kinh, nhóm tuổi thai >6- 7 tuần có tỷ lệ thành công là 70% thấp hợn tỷ lệ thành công ở nhóm tuổi thai < 6 tuần là 90-92% với p <0, 5; kết quả này cũng giống như nghiên cứu của Hoàng Thị Diễm Tuyết. Số lần MLT (1 hay 2 lần) và thời gian MLT gần nhất cách lần PTNK này (< 12 tháng, 12- 24 tháng và >24 tháng) không liên quan đến tỷ lệ thành công hay thất bại của phác đồ này khi kiểm định thống kê. Thời điểm bắt đầu ra huyết âm đạo tập trung nhiều nhất quanh 4 giờ đầu uống Misoprostol liều 1 với 95,3% trường hợp. Đa số các phụ nữ nhận định mức độ huyết ra từ nhiều hơn (45,3%) đến rất nhiều hơn kinh nguyệt (23,5%), tập trung quanh thời điểm ra thai và giảm dần sau đó. Ba thai phụ (1,8%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em 46 thấy ra huyết âm đạo rất ít hơn kinh bình thường đều không đạt được kết cuộc sẩy thai trọn. Không có trường hợp nào băng huyết sau sẩy thai phải truyền máu. Thời gian ra huyết âm đạo ≤ 14 ngày chiếm tỷ lệ 78,3%. Các trường hợp ra huyết âm đạo kéo dài >14 ngày thường là ra huyết rỉ rả, lượng ít, có khi cách khoảng từng đợt vài ngày không ra huyết. Ra huyết âm đạo kéo dài thường xảy ra ở những người có bất thường về kết quả siêu âm lúc tái khám sau 2 tuần uống Mifepristone khi kết hợp với khám lâm sàng còn ra huyết, được tư vấn và đồng ý tiếp tục theo dõi đến lúc sạch kinh chu kỳ sau. PTNK kết hợp Mifepristone và Misoprostol đều có thể có các tác dụng không mong muốn của từng loại thuốc dù sử dụng ở người có VMC lấy thai hay không. Đối với Mifepristone đa số các phác đồ dùng liều 200mg và chỉ có đường uống. Đường dùng và liều lượng khác nhau của Misoprostol trong mỗi phác đồ có thể dẫn đến tỷ lệ các tác dụng phụ khác nhau. Đau bụng là tác dụng phụ thường gặp nhất trong phá thai bằng thuốc. Trong nghiên cứu của chúng tôi mức độ đau bụng được đánh giá bằng thang đo trực quan với điểm từ 0 đến 5 là đau nhiều nhất. Đau rất nhiều 5%, đau nhiều 14%. Có 14% cần dùng thuốc giảm đau. Các tác dụng phụ khác như buồn nôn, lạnh run, tiêu chảy và sốt đều cao hơn nghiên cứu của Hoàng thị Diễm Tuyết có lẽ do chúng tôi dùng liều Misoprostol cao hơn. Tư vấn đầy đủ cho đối tượng trước khi thu nhận vào nghiên cứu về các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình PTNK theo chúng tôi là kỹ năng cần thiết giúp người phụ nữ sẵn sàng đối mặt với những vấn đề không thuận lợi khi tự nguyện áp dụng biện pháp phá thai không can thiệp thủ thuật này. KẾT LUẬN Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng xác định tỷ lệ thành công của phác đồ phá thai nội khoa bằng uống Mifepristone và Misoprostol ở tuổi thai ≤ 49 ngày vô kinh trên 170 phụ nữ có vết mổ lấy thai cũ tại khoa Sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi có kết quả như sau: Tỷ lệ thành công của nghiên cứu là 90% (Khoảng tin cậy 95%: 84- 94%). - Thời gian ra huyết âm đạo trung bình: 11,1 ± 4,9 ngày. Các tác dụng phụ sau uống Misoprostol: đau bụng (68,2%), buồn nôn (18,8%), ớn lạnh/ run (15,3%), tiêu chảy (4,1%), nôn (1,8%), sốt (0,6%). Không có tai biến: vỡ tử cung, choáng mất máu, nhiễm trùng. Phá thai nội khoa bằng Mifepristone và Misoprostol an toàn và hiệu quả đối với phụ nữ có VMC lấy thai ngay cả khi tăng liều Misoprostol. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Abuabara K, Blum J (2004). Providing medical abortion in developing countries. Gynuity Health Projects, NewYork, pp. 1-20. 2 Đỗ Thị Ánh (2009). "Phá thai nội khoa dưới 49 ngày vô kinh tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỉnh Bình Thuận". Luận văn Thạc sĩ Y học, tr. 42, 56, 73. 3 Gao P, Wang P (1999). "Clinic
Tài liệu liên quan