Hiệu quả của misoprostol đặt dưới lưỡi sau khi uống mifepristone trong chấm dứt thai kỳ từ 50 đến hết 63 ngày vô kinh tại BV Từ Dũ

Mục tiêu: Nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của misoprostol đặt dưới lưỡi sau uống mifepristone trong chấm dứt thai kỳ từ 50 đến hết 63 ngày vô kinh. Phương pháp: Đây là nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca được thực hiện trên 145 thai phụ có thai ngoài ý muốn, tuổi thai từ 50 đến 63 ngày vô kinh muốn chấm dứt thai kỳ đã được đặt dưới lưỡi 800 µg misoprostol sau khi uống 200 mg mifepristone 36 tới 48 giờ tại bệnh viện Từ Dũ. Kết quả: Tỷ lệ sẩy thai hoàn toàn là 97,2%. Thời gian ra huyết âm đạo trung bình là 11,5 ± 4,7 ngày. Các triệu chứng nhức đầu (24,8%), chóng mặt (16,6%), buồn nôn (40%), nôn (38,6%), tiêu chảy (29,7%), ớn lạnh (69,7%) là các tác dụng phụ thường gặp khi đặt dưới lưỡi 800 µg misoprostol, không có trường hợp nào cần phải truyền máu hay truyền dịch. Kết luận: Phá thai nội khoa với mifepristone và misoprostol là một phương pháp hiệu quả và an toàn trong chấm dứt thai kỳ từ 50 tới 63 ngày vô kinh.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của misoprostol đặt dưới lưỡi sau khi uống mifepristone trong chấm dứt thai kỳ từ 50 đến hết 63 ngày vô kinh tại BV Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 225 HIỆU QUẢ CỦA MISOPROSTOL ĐẶT DƯỚI LƯỠI SAU KHI UỐNG MIFEPRISTONE TRONG CHẤM DỨT THAI KỲ TỪ 50 ĐẾN HẾT 63 NGÀY VÔ KINH TẠI BV TỪ DŨ Lê Hồng Cẩm*, Tô Hoài Thư**, Nguyễn Trúc Anh** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của misoprostol đặt dưới lưỡi sau uống mifepristone trong chấm dứt thai kỳ từ 50 đến hết 63 ngày vô kinh. Phương pháp: Đây là nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca được thực hiện trên 145 thai phụ có thai ngoài ý muốn, tuổi thai từ 50 đến 63 ngày vô kinh muốn chấm dứt thai kỳ đã được đặt dưới lưỡi 800 µg misoprostol sau khi uống 200 mg mifepristone 36 tới 48 giờ tại bệnh viện Từ Dũ. Kết quả: Tỷ lệ sẩy thai hoàn toàn là 97,2%. Thời gian ra huyết âm đạo trung bình là 11,5 ± 4,7 ngày. Các triệu chứng nhức đầu (24,8%), chóng mặt (16,6%), buồn nôn (40%), nôn (38,6%), tiêu chảy (29,7%), ớn lạnh (69,7%) là các tác dụng phụ thường gặp khi đặt dưới lưỡi 800 µg misoprostol, không có trường hợp nào cần phải truyền máu hay truyền dịch. Kết luận: Phá thai nội khoa với mifepristone và misoprostol là một phương pháp hiệu quả và an toàn trong chấm dứt thai kỳ từ 50 tới 63 ngày vô kinh. Từ khóa: Phá thai nội khoa, báo cáo loạt ca ABSTRACT THE EFFECTIVENESS OF SUBLINGUAL MISOPROSTOL AFTER ORAL MIFEPRITONE FOR MEDICAL ABORTION OF PREGNANCY FROM 50 TO 63 DAYS AMENORRHEA Le Hong Cam, To Hoai Thu, Nguyen Truc Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 225 - 230 Objective: To evaluate the effectiveness and safety of sublingual 800µg misoprostol after taking 200mg mifepristone for termination of pregnancy from 50 to 63 days of amenorrhoea. Method: This was a case reports study conducted on 145 unwanted pregnant women, who have gestational age from 50 to 63 days amenorrhea to terminate the pregnancy. The study participants received mifepristone 200 mg orally and followed by 800 µg sublingual misoprostol at 36 to 48 hours later at Tu Du Hospital. Results: Complete abortion occurred in 97.2%. Mean vaginal bleeding time was 11.5±4.7 days. Side effects of sublingal misoprostol were: headache (24.8%), dizziness (16.6%), nausea (40%), vomiting (38.6%), diarrhea (29.7%), chills (69.7%), none of which need a blood transfusion or infusion. Conclusion: Medical abortion with mifepristone and misoprostol is safe and effective to women pregnancy termination from 50 to 63 days amenorrhoea. Keyword: Medical abortion, case series study. ĐẶT VẤN ĐỀ Phá thai ba tháng đầu thai kỳ bằng phương pháp hút thai đã được thực hiện từ thập niên 60. Tuy nhiên phương pháp này có can thiệp vào buồng tử cung nên có thể có những biến chứng nguy hiểm. Phá thai nội khoa trở thành một * Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM **Bệnh viện Từ Dũ Tác giả liên lạc: PGS. TS Lê Hồng Cẩm ĐT: 0913645517 Email: lehongcam61@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 226 phương pháp thay thế phá thai ngoại khoa để chấm dứt thai kỳ trong tam cá nguyệt đầu với prostaglandins vào đầu những năm 1970 và với các thuốc kháng progesterones vào những năm 1980. Sự phối hợp giữa mifepristone và misoprostol là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong chấm dứt thai kỳ lên đến 63 ngày vô kinh(7). Hầu hết phụ nữ thích sử dụng misoprostol đường miệng hơn đường âm đạo vì sự riêng tư, kín đáo và tránh được những bất tiện khi đặt thuốc ở đường âm đạo(3). Tại Việt Nam, kể từ năm 2002 khi chuẩn quốc gia về cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản ra đời, phá thai nội khoa đầu tiên được cho phép triển khai thành dịch vụ thường qui. Phá thai nội khoa ngày càng trở nên phổ biến. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới bởi vì phá thai nội khoa không chỉ có nhiều ưu điểm cho người nhận dịch vụ nhưng đồng thời cũng giảm bớt tâm lý nặng nề ở người cung cấp dịch vụ phá thai(4). Từ đầu năm 2003, Bệnh viện Từ Dũ đã triển khai cung cấp dịch vụ phá thai nội khoa cho thai kỳ dưới 50 ngày vô kinh, với tỷ lệ thành công cao. Riêng đối với thai kỳ từ 50 tới 63 ngày vô kinh với phác đồ: uống 200mg mifepristone, 36 tới 48 giờ sau đặt dưới lưỡi 800 µg misoprostol theo Hướng Dẫn Quốc Gia Các Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản 2009 (HDQG DVCSSKSS 2009) chưa được triển khai tại Bệnh Viện Từ Dũ. Theo báo cáo năm 2009 của khoa Kế Hoạch Gia Đình Bệnh viện Từ Dũ có hơn 1.200 ca (trung bình 3 ca mỗi ngày) được hút nạo với thai kỳ từ 50 tới 63 ngày vô kinh. Với mong muốn giúp khách hàng có thêm lựa chọn và giảm những tai biến của phá thai ngoại khoa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm bước đầu áp dụng phác đồ theo HDQG DVCSSKSS 2009 để rút kinh nghiệm và sau đó đưa vào sử dụng thường quy. Mục tiêu chính Xác định tỷ lệ sẩy thai trọn của phác đồ sử dụng thuốc misoprostol đặt dưới lưỡi, sau khi uống Mifepristone 36 – 48 giờ trong chấm dứt thai kỳ có tuổi thai từ 50 đến hết 63 ngày vô kinh tại BVTD. Mục tiêu phụ Xác định tỷ lệ tác dụng phụ xảy ra sau khi dùng thuốc Misoprostol đặt dưới lưỡi, sau khi uống Mifepristone: mức độ và thời gian ra huyết âm đạo, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh và tiêu chảy. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca được thực hiện trên 145 phụ nữ có tuổi thai từ 50 đến 63 ngày vô kinh muốn chấm dứt thai kỳ đã được đặt dưới lưỡi 800 µg misoprostol sau khi uống 200 mg mifepristone trước đó 36 tới 48 giờ tại bệnh viện Từ Dũ. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ, tuần tự theo thời gian đến khám bệnh, đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ cho đến khi đủ số lượng mẫu cần thiết. Quần thể mẫu Thai phụ có thai ngoài ý muốn có tuổi thai từ 50 – 63 ngày vô kinh muốn chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp phá thai nội khoa. Đối tượng nghiên cứu Thai phụ có thai ngoài ý muốn có tuổi thai từ 50 - 63 ngày vô kinh muốn chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp phá thai nội khoa tại khoa Kế hoạch gia đình Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu Thai phụ ≥ 18 tuổi. Có thai trong tử cung và siêu âm ngả âm đạo chẩn đoán thai từ 7 - 9 tuần. Muốn chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp nội khoa tại Khoa KHGĐ BVTD, sau khi đã tư vấn và ký thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 227 Không có chống chỉ định của mifepristone và misoprostol Có điện thoại và địa chỉ liên lạc rõ ràng, cư ngụ tại nơi cách Bệnh viện Từ Dũ không quá 60 phút di chuyển bằng xe. Tiêu chuẩn thành công của nghiên cứu Phá thai nội khoa thành công khi thai sẩy trọn, nghĩa là kết thúc nghiên cứu mà không cần can thiệp thủ thuật vào buồng tử cung. Qui trình Thủ tục thu nhận đối tượng nghiên cứu. Các khách hàng muốn tham gia nghiên cứu được hỏi tiền sử, bệnh sử, khám tổng quát, khám phụ khoa và siêu âm xác định tuổi thai nhằm loại trừ các tiêu chuẩn loại trừ khi thu nhận đối tượng nghiên cứu. Sau khi đã thoả hết các tiêu chuẩn, khách hàng tham gia nghiên cứu ký tên vào bản đồng thuận tham gia nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu hướng dẫn cho khách hàng lịch trình uống thuốc và cách tự theo dõi tại nhà, cũng như các tác dụng phụ có thể gặp. Khách hàng được uống Mifepristone trước mặt cán bộ nghiên cứu, ngày giờ uống thuốc ghi chép cẩn thận vào hồ sơ nghiên cứu, sau đó được hẹn 2 ngày sau quay lại để đặt dưới lưỡi 4 viên misoprostol tại khoa kế hoạch gia đình và theo dõi tại đây 4 giờ đồng hồ. Ngoài ra đối tượng nghiên cứu được cấp phiếu theo dõi để ghi lại các triệu chứng ra huyết âm đạo, đau bụng và các tác dụng phụ khác trong suốt thời gian điều trị. Đối tượng nghiên cứu được hẹn tái khám lại 2 tuần sau đó. Khi đó, được phỏng vấn, kiểm tra phiếu nhật ký, khám tổng quát và phụ khoa, siêu âm để đánh giá kết quả điều trị. Kết quả điều trị được đánh giá dựa vào lâm sàng và siêu âm, bao gồm: nếu ra huyết nhiều ảnh hưởng tổng trạng hoặc khi sót thai, sót nhau, thai lưu hay thai vẫn phát triển sẽ được hút thai. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu Tần suất (n = 145) Tỷ lệ (%) Tuổi Trung bình 23±4.2 Tập trung 20tới 23 tuổi 71 49 Chỉ số khối cơ thể Bình thường* 100 69 Học vấn Sau cấp III 124 83,7 Hôn nhân Chưa kết hôn 83 57,2 Tôn giáo Không tôn giáo 111 76,6 Mức sống Tạm đủ 124 85,5 *Chỉ số khối bình thường: BMI = 18 - 24,9 Trong 145 khách hàng tham gia nghiên cứu, tuổi nhỏ nhất là 18 tuổi, lớn nhất là 42 tuổi. Tuổi trung bình là 23,7 ± 4,2 tuổi. Đa số bệnh nhân ở tập trung từ 20 tới 23 tuổi, chiếm 49%. Đa số các đối tượng tham gia nghiên cứu có chỉ số khối cơ thể bình thường (69%), học vấn trên cấp III có 124 trường hợp (83,7%), chưa kết hôn chiếm đa số 57,2%, 76,6% các thai phụ không theo tôn giáo nào và đa số có mức sống tạm đủ. Bảng 2: Đặc điểm của lần phá thai này Tần suất (n = 145) Tỷ lệ (%) Có thai lần đầu 104 71,7 Tiền căn nạo sẩy thai 16 11 Tiền căn phá thai nội khoa 2 1,4 Sử dụng phương pháp ngừa thai 35 24,1 Con hiện sống: Không có Có 1 hoặc 2 con Có hơn 2 con 115 28 2 79,3 19,3 1,4 Tuổi thai: Từ 7-8 tuần Từ 8-9 tuần 85 60 58,6 41,4 Trong lần phá thai này 71,7% là khách hàng có thai lần đầu, không có tiền căn hút thai 89% và hầu hết chưa có trải qua phá thai nội khoa lần nào (98,6%), đa số các đối tượng tham gia nghiên cứu chưa có con và không sử dụng phương pháp ngừa thai. Nhóm tuổi thai 7 - 8 tuần chiếm tỷ lệ nhiều 58,6%, còn lại là 8 - 9 tuần 41,4%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 228 Bảng 3: Đặc điểm quá trình sẩy thai Tần suất (n = 145) Tỷ lệ (%) Sẩy thai hoàn toàn 141 97,2 Sót nhau 1 0,7 Thai sống 3 2,1 Thành công theo tuổi thai: Từ 7 - 8 tuần 83 97,6 Từ 8 - 9 tuần 58 96,7 Thời gian trung bình sẩy thai 3,1 giờ Thời gian trung bình ra huyết 11,5 ± 4,7 ngày Sẩy thai hoàn toàn chiếm tỷ lệ 97,2%, chỉ có 1 trường hợp sót nhau và thai sống là 3 trường hợp. Tỷ lệ thành công giữa 2 nhóm tuổi thai 7 - 8 tuần và 8 - 9 tuần là như nhau. Thời gian trung bình sẩy thai sau đặt misoprostol dưới lưỡi là 3,1 giờ. Thời gian trung bình ra huyết là 11,5 ± 4,7 ngày. Các tác dụng phụ của mifepristone và misoprostol Bảng 4: Đặc điểm đau bụng Tần suất (n = 145) Tỷ lệ (%) Mức độ đau bụng Rất ít 3 2,1 Ít 32 22,1 Vừa 1 0,7 Nhiều 99 68,3 Rất nhiều 10 6,9 Sử dụng thuốc giảm đau Có 13 9 Không 132 91 68,3% các trường hợp đau bụng nhiều, 22,1% là đau bụng ít, chỉ có 1trường hợp là đau vừa chiếm 0,7%, các trường hợp còn lại rất ít chiếm 2,1% và rất nhiều chiếm 6,9%. Có 13 trường hợp cần dùng thuốc giảm đau chiếm 9%, còn lại không dùng thuốc giảm đau chiếm 91%. Bảng 5: Các tác dụng phụ khác của mifepristone và misoprostol Tác dụng phụ Sau uống mifepristone Tần suất (tỷ lệ %) Sau uống misoprostol Tần suất (tỷ lệ %) Nhức đầu 28 (19,3%) 36 (24,8%) Chóng mặt 13 (9%) 24 (16,6%) Buồn nôn 51 (35,2) 58 (40%) Nôn 21 (14,5%) 56 (38,6%) Tiêu chảy 2 (1,4%) 43 (29,7%) Ớn lạnh 19 (13,1%) 101 (69,7%) Bảng trên là tỷ lệ các các tác dụng phụ của mifepristone và misoprostol đặt dưới lưỡi, ngoài ra không có trường hợp nào cần phải truyền máu hay truyền dịch. Hầu hết các khách hàng đều hài lòng với phương pháp phá thai nội khoa chiếm 81,4%. 95,8% các khách hàng tham gia nghiên cứu đều chọn lại phương pháp này nếu như phải chấm dứt thai kỳ không mong muốn một lần nữa. BÀN LUẬN Sự phối hợp mifepristone và misoprostol là một phương pháp hiệu quả và an toàn trong chấm dứt thai kỳ lên đến 63 ngày vô kinh(7). Tuy nhiên nhiều phác đồ khác nhau được sử dụng ở nhiều nước khác nhau. Phác đồ uống 200 mg mifepristone, 36 – 48 giờ sau đặt âm đạo 800 µg misoprostol là phác đồ phổ biến nhất với tỷ lệ sẩy thai hoàn toàn là 90 – 95%(0). Misoprostol đặt âm đạo có hiệu quả cao có thể là do sinh khả dụng của thuốc cao ở đường đặt âm đạo(8). Tuy nhiên, các nghiên cứu về dược động học cho thấy sự hòa tan của misoprostol đặt âm đạo ở mỗi cá nhân có biên độ rất rộng. Nhiều nghiên cứu trên lâm sàng cũng cho thấy viên misoprostol tan không hoàn toàn sau vài giờ đặt âm đạo(8). Vì vậy mà misoprostol đặt âm đạo có thể có hiệu quả khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Mặt khác, misoprostol rất dễ hòa tan trong nước, và dễ dàng hòa tan trong vòng 15 – 20 phút sau khi được đặt dưới lưỡi. Một nghiên cứu về so sánh dược động học của misoprostol ở các đường dùng đặt dưới lưỡi, đặt âm đạo và uống, cho thấy misoprostol đặt dưới lưỡi có thể đạt được nồng độ đỉnh (Cmax) cao nhất, và thời gian đạt đến nồng độ đỉnh (Tmax) là ngắn nhất. Vì vậy mà sinh khả dụng của misoprostol đặt dưới lưỡi lớn hơn các đường dùng khác(6). Bên cạnh đó, việc đặt misoprostol dưới lưỡi thoải mái hơn, tránh được những khó chịu như khi đặt âm đạo. Chính vì những lí do trên mà misoprostol đặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 229 dưới lưỡi được chọn cho nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ sẩy thai hoàn toàn trong nghiên cứu này là 97,2%, tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của Oi Shan Tang là 97,6%(5)và cũng tương đương với với kết quả nghiên cứu 800 µg misoprostol đặt âm đạo sau uống 200 mg mifepristone 36 tới 48 giờ ở tuổi thai từ 7 tới 9 tuần của Ashok, tỷ lệ sẩy thai hoàn toàn là 96,7%(1). Theo kết quả nghiên cứu được, nhóm tuổi thai từ 7 - 8 tuần có tỷ lệ thành công là 97,6%, nhóm tuổi thai từ 8 - 9 tuần có tỷ lệ thành công là 96,7%. Sự khác biệt giữa hai tỷ lệ này không có ý nghiã thống kê (χ2 = 0,126, p = 0,723). Hiệu quả của phá thai nội khoa từ 50 tới 63 ngày vô kinh ở nghiên cứu này không phụ thuộc vào tuổi thai. Kết quả này tương tự với kết quả của Ashok(0) và của Oi Shan Tang(5) đối với tuổi thai từ 7 - 9 tuần khi sử dụng misoprostol đặt âm đạo và đặt dưới lưỡi. Theo nghiên cứu của Aubeny(2) và cộng sự, hiệu quả sẩy thai hoàn toàn giảm khi tuổi thai càng lớn. Có thể có sự khác biệt này là do trong nghiên cứu của Aubeny, misoprostol được sử dụng qua đường uống, do vậy nồng độ đỉnh misoprostol trong huyết tương thấp hơn so với đặt âm đạo hay đặt dưới lưỡi. Hơn nữa, liều misoprostol trong nghiên cứu của chúng tôi, của Oi Shan Tang và của Ashok cao hơn so với liều uống của Aubeny. Có 1 trường hợp (0,7%) ra thai sau uống mifepristone do thuốc này vẫn có khả năng gây sẩy thai do sự ức chế progesterone dẫn tới phân hủy màng rụng và bóc tách phôi thai, cuối cùng là tống xuất phôi thai trước khi dùng misoprostol. Trường hợp này thai phụ vẫn được cho đặt tiếp misoprostol dưới lưỡi theo đúng phác đồ với mục đích đạt được kết quả sẩy thai trọn ở lần khám tiếp theo. Có đến 97,2% ra thai sau đặt misoprostol dưới lưỡi trong vòng 24 giờ, trong đó 93,8% trường hợp ra thai trong vòng 4 giờ sau sử dụng misoprostol (136 trường hợp), 3,4% ra thai sau 4 giờ nhưng trước 24 giờ sau sử dụng misoprostol. Thời gian trung bình thai sẩy sau đặt dưới lưỡi misoprostol là 3,1 giờ. Như vậy tỷ lệ ra thai tập trung nhiều trong thời gian theo dõi 4 giờ tại cơ sở y tế. Thời gian ra thai trung bình sau sử dụng misoprostol trong nghiên cứu Oi Shan Tang là 3,65 giờ, tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Thời gian trung bình ra thai trong nghiên cứu của chúng tôi và của Oi Shan Tang ngắn hơn so với nghiên cứu 800 µg misoprostol đặt âm đạo của Ashok. Thời gian trung bình ra thai sau sử dụng misoprostol trong nghiên cứu của Ashok là 4,15 giờ. Điều này có thể do misoprostol đặt dưới lưỡi dễ hòa tan hơn đặt ở âm đạo, nồng độ đỉnh Cmax cao hơn và thời gian đạt đến nồng độ đỉnh Tmax là ngắn hơn nhiều so với đường đặt âm đạo. Vì vậy mà thời gian ra thai sau sử dụng misoprostol nhanh hơn so với đường đặt âm đạo. Đánh giá mức độ ra huyết trong nghiên cứu của chúng tôi có tính chủ quan hơn, khi so sánh mức độ ra huyết với mức độ kinh nguyệt của chính khách hàng đó. Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 40,3% khách hàng ra huyết nhiều hơn kinh nguyệt, 51,4% khách hàng ra huyết giống kinh và 8,3% khách hàng ra huyết ít hơn kinh. Như vậy đại đa số khách hàng có mức độ ra huyết giống hoặc nhiều hơn kinh. Mặc dù vậy vẫn không có khách hàng nào cần thiết phải truyền máu hay truyền dịch vì ra huyết âm đạo nhiều không ảnh hưởng đến sinh hiệu. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Oi Shan Tang(5) khi đặt misoprostol dưới lưỡi và Ashok(0) khi sử dụng misoprostol đặt âm đạo. Trong nghiên cứu của Oi Shan Tang, tác giả đã so sánh nồng độ hemoglobin trước khi uống mifepristone với nồng độ hemoglobin sau khi kết luận thai sẩy hoàn toàn ở mỗi khách hàng, sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê(5). Qua đó cho thấy phá thai nội khoa ở tuổi thai từ 50 tới 63 ngày vô kinh với phác đồ nghiên cứu là một phương pháp an toàn, hiệu quả cao, mất máu không đáng kể và ít tai biến. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 230 Thời gian ra huyết trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi 11,5±4,7 ngày ngắn hơn so với nghiên cứu của Oi Shan Tang là 17 ngày. Không thấy dữ liệu này trong nghiên cứu của Ashok. Đau bụng là một trong những triệu chứng gây khó chịu cho khách hàng khi phá thai bằng thuốc. Mức độ đau do chính mỗi người tự cảm nhận cho thông tin chính xác hơn được quan sát bởi người khác, dù rằng có phần chủ quan. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ đau do khách hàng tự cảm nhận với thang đo trực quan mức độ tăng dần từ không đau đến đau rất nhiều được đánh số cho điểm tương ứng từ 0 tới 5. Mức độ đau này tùy thuộc vào ngưỡng đau và mức chịu đựng của từng cá thể khác nhau. Cơn đau thường xảy ra ở vùng hạ vị, đau quặn từng cơn, xảy ra sau khi uống misoprostol, đau tăng lên khi sắp tống xuất thai và giảm đi khi ra thai. Mặc dù có đến 68,2% là đau bụng nhiều nhưng chỉ có 9% khách hàng có yêu cầu sử dụng thuốc giảm đau. Nhìn chung trong phá thai nội khoa, tỷ lệ đau bụng xảy ra sau dùng thuốc phá thai chiếm tỷ lệ cao ở hầu hết ở các nghiên cứu. Tuy nhiên vấn đề mức độ đau và sử dụng thuốc giảm đau khác nhau ở mỗi nghiên cứu. Có thể là do đặc điểm sinh học ở các đối tượng nghiên cứu khác nhau như chủng tộc, sức chịu đựng ở mỗi khách hàng khác nhau và đặc biệt là vấn đề tư vấn cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau ở mỗi khách hàng. Qua đó nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng đau bụng là triệu chứng thường gặp trong phá thai nội khoa nhưng có thể can thiệp dễ dàng và không phải là một trở ngại cho việc mở rộng áp dụng phác đồ. Các tác dụng phụ khác sau khi sử dụng misoprostol đặt dưới lưỡi như chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ớn lạnh xuất hiện thường gặp sau khi đặt misoprostol dưới lưỡi. Nhưng các triệu chứng trên chỉ gây khó chịu thoáng qua và không cần dùng thuốc điều trị. Với kết quả nghiên cứu đạt được chúng tôi nhận thấy phác đồ PTNK cho thai kỳ từ 50 tới 63 ngày vô kinh theo HDQG CSSKSS có thể áp dụng tại BV Từ Dũ vì hiệu quả cao và tác dụng phụ thấp. KẾT LUẬN Nghiên cứu thống kê mô tả xác định tỷ lệ thành công của phác đồ PTNK đặt dưới lưỡi 800 µg misoprostol sau 36 tới 48 giờ uống 200 mg mifepristone áp dụng cho tuổi thai từ 50 tới 63 ngày vô kinh trên 145 khách hàng tại khoa KHGĐ BVTD, chúng tôi có kết quả như sau: Tỷ lệ thành công của nghiên cứu là 97,2% Các tác dụng phụ sau khi đặt dưới lưỡi 800 µg misoprostol: Nhức đầu 24,8% Chóng mặt 16,6% Buồn nôn 40% Nôn 38,
Tài liệu liên quan