Hiệu quả giảm đau của tê liên tục cạnh cột sống sau phẫu thuật cắt một phần phổi

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giảm đau của tê liên tục cạnh cột sống trong phẫu thuật cắt một phần phổi, thực hiện tạikhoa Phẫu thuật lồng ngực bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 2/2014- 5/2014. Phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu: Qua 32 trường hợp (nhóm 1) tê liên tục cạnh cột sống để giảm đau so sánh với 33 trường hợp (nhóm 2) dùng thuốc giảm đau toàn thân sau mổ cắt một phần phổi chúng tôi nhận thấy hiệu quả giảm đau nhóm 1 tốt hơn nhóm 2 (điểm VAS khi nghỉ và khi ho thấp hơn so với nhóm chứng). Kỹ thuật dễ thực hiện, tỷ lệ thành công cao (97%), ít tai biến, biến chứng. Kết luận: Tê liên tục cạnh cột sống là phương pháp giảm đau hiệu quả, đơn giản và an toàn cho bệnh nhân sau mổ cắt một phần phổi.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả giảm đau của tê liên tục cạnh cột sống sau phẫu thuật cắt một phần phổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 424 HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA TÊ LIÊN TỤC CẠNH CỘT SỐNG SAU PHẪU THUẬT CẮT MỘT PHẦN PHỔI Bùi Công Đoàn*, Nguyễn Thị Thanh**, Nguyễn Hữu Lân*** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giảm đau của tê liên tục cạnh cột sống trong phẫu thuật cắt một phần phổi, thực hiện tạikhoa Phẫu thuật lồng ngực bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 2/2014- 5/2014. Phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu: Qua 32 trường hợp (nhóm 1) tê liên tục cạnh cột sống để giảm đau so sánh với 33 trường hợp (nhóm 2) dùng thuốc giảm đau toàn thân sau mổ cắt một phần phổi chúng tôi nhận thấy hiệu quả giảm đau nhóm 1 tốt hơn nhóm 2 (điểm VAS khi nghỉ và khi ho thấp hơn so với nhóm chứng). Kỹ thuật dễ thực hiện, tỷ lệ thành công cao (97%), ít tai biến, biến chứng. Kết luận: Tê liên tục cạnh cột sống là phương pháp giảm đau hiệu quả, đơn giản và an toàn cho bệnh nhân sau mổ cắt một phần phổi. Từ khóa: tê liên tục cạnh cột sống, phẫu thuật cắt một phần phổi, giảm đau. ABSTRACT CONTINUOUS PARAVERTEBRAL BLOCKADE FOR PART OF LUNG RESECTION Bui Cong Doan, Nguyen Thi Thanh, Nguyen Huu Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 424 - 429 Objective: To evaluatethe analgesic efficacy of continuous paravertebral blockade for a part of lung resection surgeryat Thoracic surgery department of Pham Ngoc Thach hospital from 2/2014 to 5/2014. Methods: Randomized controlled trial. Results: 32 cases (group 1) used continuous paravertebral blockade compared with 33 cases (group2) used systemic analgesia for a part of lung resection surgery,we obtained: the analgesicefficacy in group 1 is much better than those in group 2(VAS score at the rest and during coughingis lower than the control group). We found that continuous paravertebral blockade technique was a simple method with high successful rate (97%), few complications. Conclusion: Continuous paravertebral blockade is easy, safe and efficient for pain management in patients after a part of lung resection surgery. Keywords: continuous paravertebral blockade, anesthesia, a part of lung resection ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật (PT) cắt một phần phổi gây sang chấn mạnh, hậu quả là bệnh nhân (BN) đau nghiêm trọng sau mổ. Đau gây nhiều rối loạn hô hấp, tuần hoàn, ức chế miễn dịch, tăng đáp ứng viêm cho người bệnh. Để giảm đau phải sử dụng nhiều thuốc, trong đó có nhóm morphin. Thuốc nhóm morphin có nhiều tác dụng phụ: ức chế hô hấp, nôn, buồn nôn. Gây tê liên tục ngoài màng cứng đoạn ngực là phương pháp giảm đau thường sử dụng. Nhưng kỹ thuật khó thực hiện, hay gặp tai biến, biến chứng, nhất là tụt huyết áp. Khắc phục khó khăn này, nhiều tác giả đã dùng kỹ thuật gây tê liên tục cạnh cột sống đoạn ngực để thay thế. Gây tê cạnh cột sống ngực (TCCSN) được thực hiện đầu trên thế giới * BV Quân y 4 ** Bộ môn Gây mê- Hồi sức, ĐHYD TP HCM *** BV Phạm Ngọc Thạch, TP HCM Tác giả liên lạc: BsCK2 Bùi Công Đoàn ĐT: 0909927551 Email: buicongddoan@hotmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Gây Mê Hồi Sức 425 bởi Hugo Sellheim năm 1905. Một thời gian dài, TCCSN rơi vào quên lãng, nó được nhìn nhận lại khi Eason và Wyatt thực hiện giảm đau sau PT vùng ngực cùng với việc luồn catheter tiêm thuốc tê liên tục vào năm 1979. Từ đó, có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật này để giảm đau sau PT. Khác với tê ngoài màng cứng, TCCSN chỉ phong bế vận động, cảm giác, giao cảm tại một bên ít gây tác dụng phụ, nhưng vẫn đạt mục đích giảm đau tương đương, kỹ thuật dễ làm, có tỷ lệ thành công cao hơn. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm: đánh giá hiệu quả giảm đau, đặc điểm kỹ thuật, độ an toàn của phương pháp tê liên tục cạnh cột sống giảm đau sau PT cắt một phần phổi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu 65 BN có chỉ định PT cắt một phần phổi tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 2/2014 đến tháng 5/2014 tham gia nghiên cứu chia thành 2 nhóm: - 32 BN nhóm 1: nhóm can thiệp, BN được tê liên tục cạnh cột sống. - 33 BN nhóm 2: nhóm đối chứng, không thực hiện tê liên tục cạnh cột sống, dùng thuốc giảm đau toàn thân. Tiêu chuẩn chọn bệnh: tất cả BN từ 18 tuổi trở lên có chỉ định PT cắt một phần phổi, phân loại ASA I- II, không bị rối loạn đông máu, không có bệnh lý gan thận, không có chống chỉ định gây tê cạnh cột sống, đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Loại khỏi nghiên cứu các trường hợp: dị ứng hoặc có chống chỉ định với các thuốc sử dụng trong nghiên cứu, dị tật cột sống, xảy ra tai biến hoặc biến chứng không liên quan đến gây mê, gây tê. Phương pháp tiến hành Chuẩn bị dụng cụ - Phương tiện, thuốc dùng trong gây mê hồi sức, các phương tiện theo dõi. - Thuốc tê: bupivacain 0,5% (Marcain) của Astra Zeneca, nước muối sinh lý vô trùng, lidocain 1% tê tại chỗ, lidocain 1% pha edrenalin 1/400000 làm liều test. - Bộ kim gây tê Perifix của B-Braun gồm kim Tuohy 17G, catheter 22G, fill lọc khuẩn, bơm tiêm. Chuẩn bị BN - Khám BN trước mổ, đánh giá chung, phân độ nguy cơ PT theo ASA. - BN được giải thích, ký các cam kết cần thiết nếu đồng thuận tham gia nghiên cứu. Các bước thực hiện Quy trình gây mê chung trên 2 nhóm BN Ghi nhận M, HA khi BN vào phòng mổ, đặt đường truyền tĩnh mạch, khởi mê với propofol 1% 2 mg/kg, sufentanil 0,3 µg/kg, rocuronium 0,6 mg/kg, đặt nội phế quản. Duy trì mê với sevoflurane, sufentanil, rocuronium, cuối mổ BN được truyền TM 1g paracetamol. Ống nội phế quản được rút khi BN tỉnh mê. Sau mổ theo dõi BN trên monitor. Đánh giá điểm đau bằng thang điểm chia độ đau VAS vào các thời điểm: 1, 2, 4, 8, 16, 24 giờ sau mổ. 2 nhóm BN được cho thuốc giảm đau cơ sở là 1gram paracetamol (Perfalgan) truyền TM mỗi 8 giờ. Nếu còn đau lần lượt thuốc giảm đau theo trình tự: ketorolac 30mg/lần tiêm TM, sau 30 phút còn đau, tiêm morphin TM 0.04mg/kg/lần cách 10 phút đến khi điểm đau VAS ≤ 3. Quy trình gây tê liên tục cạnh cột sống Tiến hành trên nhóm 1 khi BN vào phòng mổ, trước khởi mê. - Tiền mê: 0,02 mg/kg midazolam và 50 mcg fentanyl tiêm TM. Chuyển tư thế BN, xác định mốc tê, sát trùng da, trải săng, tê tại chỗ vị trí chọc kim Tuohy. Chọc kim Tuohy vuông góc mặt da, đi kim chạm mỏm ngang đốt sống ngực, xác định độ sâu da- mỏm ngang. Lùi, đổi hướng kim xuống dưới, giữ kim trong bình diện trước Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 426 sau, lắp bơm tiêm chứa nước muối sinh lý, tác động nhẹ trên piston, đi kim chậm. Khoảng 1cm từ khoảng cách da– mỏm ngang thấy “sựt” nhẹ, mất sức cản trên piston, lúc này đầu kim đã vào khoang cạnh cột sống.Bơm hết qua kim lượng nước muối sinh lý để mở rộng khoang, luồn catheter qua kim Tuohy vào khoang cạnh cột sống sâu 3 cm. Tiêm liều test thuốc tê, nếu không bất thường tiêm liều bolus: 10 ml bupivacaine 0,5% qua catheter. Tiến hành khởi mê theo quy trình chung. Truyền bupivacain 0,25% tốc độ 0,1ml/kg/giờ sau 30 phút kể từ lúc tiêm liều bolus. Lưu theo dõi sau mổ tới khi rút catheter. Thu thập và xử lý số liệu Bảng 1: Đặc điểm chung BN của 2 nhóm BN Biến số Nhóm 1 Nhóm 2 P Tuổi* (năm) 50 ± 15 49 ± 15 0,8 Giới† Nam 24 (75) 25 (76) 0,9 Nữ 8 (25) 8 (24) Chiều cao* (cm) 163 ± 5 164 ± 6 0,7 Cân nặng* (kg) 54 ± 6 55 ± 7 0,7 ASA† I 15 (47) 15 (45) 0,9 II 17 (53) 18 (55) *: TB ± ĐLC; †: n (%) Bảng 2: Đặc điểm PT. Biến số Nhóm 1 Nhóm 2 P Bên phổi PT* Phải 14 (44) 20 (61) 0,2 Trái 18 (56) 13 (39) Loại PT phổi* Cắt dưới một thùy 5 (16) 11 (33) 0,1 Cắt thùy 27 (84) 22 (67) Thời gian PT † 130 ± 36 119 ± 30 0,2 (phút) 70- 205‡ 55- 195‡ *: %; †: TB±ĐLC; ‡: tối thiểu, tối đa. 24 giờ sau mổ, khi nghỉ BN nhóm 1 có mức đau nhẹ: điểm VAS ≤ 2. BN nhóm 2 có mức đau vừa: điểm VAS từ 3,0- 3,6, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm khảo sát (p<0,05). BN nhóm 1 khi ho có mức điểm VAS 2,1- 3,1, BN nhóm 2 có điểm VAS 4,3- 4,8, sự khác biệt ý nghĩa thống kê tại tất cả thời điểm khảo sát (P<0,001). Biểu đồ 1: điểm VAS khi nghỉ Biểu đồ 2: Điểm VAS khi vận động Bảng 3: Lượng sufentanil sử dụng trong mổ. Sufentanil (mcg) Nhóm 1 Nhóm 2 p TB ± ĐLC 22,8±7,2 26,8±6,0 0,2 Tối thiểu 10 15 Tối đa 40 40 Bảng 4: Tỷ lệ dùng morphin, lượng morphin, tỷ lệ buồn nôn và nôn 24 giờ sau mổ. Biến số Nhóm 1 Nhóm 2 P BN cần dùng morphin* 3 (9) 19 (58) <0,05 Lượng morphin (mg) 14,3 18,5 Buồn nôn, nôn* 6 (19) 15(46) 0,02 *: n (%) Bảng 5: Đặc điểm liên quan đến kỹ thuật Biến số Min - Max TB ± ĐLC Khoảng cách (cm) Da- mỏm ngang 3,0- 4,0 3,4 ± 0,2 Da- khoang cạnh cột sống 3,8- 5,2 4,4 ± 0,3 Số khoang liên sườn phong bế 4-8 6 ± 1,2 Thời gian thực hiện kỹ thuật (phút) 8- 24 12 ± 4 Lượng bupivacain (mg) 296-434 371±35 Bảng 6: Vị trí gây tê, số lần chọc kim, tai biến, biến chứng. Biến số n % Vị trí gây tê:T5 20 63 T6 12 37 Số lần chọc kim:1 lần 27 84 2 lần 5 16 Kim chọc vào mạch máu 3 9,4 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Gây Mê Hồi Sức 427 Biến số n % Chọc kim vào màng phổi 1 3,1 Tụt huyết áp 5 15,6 Sự biến đổi mạch và huyết áp tại các thời điểm theo dõi trong và sau mổ giữa 2 nhóm BN khác nhau không đáng kể. Nhóm 1 có 15,6% tụt huyết áp lúc khởi mê, trong đó nhóm 2 là 18,2%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,8). Diễn biến về hô hấp: các thời điểm sau mổ nhịp thở, độ bão hòa oxy mao mạch ở 2 nhóm không khác biệt, không trường hợp nào suy hô hấp sau mổ. BÀN LUẬN Hai nhóm nghiên cứu có đặc điểm về tuổi, giới, chiều cao, phân độ ASA cũng như các đặc điểm phẫu thuật là tương đương. Nhóm tê liên tục cạnh cột sống có điểm đau VAS khi nghỉ thấp cho thấy giảm đau đạt hiệu quả tốt hơn so với dùng thuốc giảm đau toàn thân. Nhiều nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự. Garutti(4) thấy điểm VAS trong nhóm đặt catheter cạnh cột sống qua da trước mổ trong 24 giờ là 2,1-2,4 tương đương với chúng tôi. Sagiroglu(14) thấy tê liên tục cạnh cột sống tác dụng giảm đau tương đương với tê liên tục ngoài màng cứng: nhóm tê cạnh cột sống thời điểm 2 giờ sau mổ điểm VAS là 4,6, các thời điểm khác trong 24 giờ điểm VAS từ 1,7- 2,6. Thời điểm 2 giờ điểm VAS cao hơn nghiên cứu của chúng tôi có thể lý giải là do dùng liều nạp và duy trì thuốc tê vào cuối cuộc mổ. Esme(2) đặt catheter cạnh sống ở cuối cuộc mổ lồng ngực, thời điểm 1 giờ sau mổ BN ở mức đau nhiều, những giờ tiếp theo mới giảm dần tới mức đau ít. Zeid và cộng sự(15) tê liên tục cạnh cột sống do BN tự kiểm soát sau PT lồng ngực cho kết quả điểm VAS từ 1,2- 1,9; tỷ lệ BN hài lòng với việc kiểm soát đau đạt 86%. Nguyễn Thị Thanh(10) tiến hành tê liên tục cạnh cột sống giảm đau đạt hiệu quả với điểm VAS sau gây tê 1 giờ là 2,7, sau 4 giờ là 2,2 với 28 BN sau mổ và chấn thương ngực. So với các tác giả khác ở BN sử dụng thuốc giảm đau toàn thân sau PT lồng ngực chúng tôi thấy điểm VAS không khác biệt nhiều: Esme(2) thấy BN sử dụng thuốc giảm đau toàn thân điểm VAS 24 giờ sau mổ là 2,9-3,9; Nguyễn Vân Giang(12) ghi nhận điểm VAS 24 giờ sau mổ: 2,6-3,6 ở BN sử dụng PCA với morphin. Điểm VAS khi ho thấp hơn ở nhóm tê liên tục cạnh cột sống cho thấy tác dụng có lợi của kỹ thuật, nhiều tác giả nhận xét tương tự chúng tôi. Thời điểm 12 giờ sau mổ Fortier(3) thấy nhóm tê liên tục cạnh cột sống với ropivacain 0,2% tốc độ 2ml/h điểm VAS khi ho là 3,6, nhóm dùng PCA là 5,2 sau PT phổi. Garutti(4) nghiên cứu tê liên tục cạnh cột sống với quy trình tương tự trên nhóm BN mổ phổi ghi nhận điểm VAS khi ho ở các thời điểm sau mổ từ 3,2- 4,4. Zeid(15) có kết quả tương đương chúng tôi với điểm VAS khi ho ở BN tê liên tục cạnh cột sống thời điểm 1, 6, 12, 18, 24 giờ sau mổ phổi lần lượt là 2,5; 2,9, 2,9; 3,9; 3,1. Fortier(3) không thấy khác biệt về lượng sufentanil sử dụng ở nhóm có và không tê cạnh cột sống trong PT lồng ngực. Cosmo(1) không thấy sự chênh lệch về lượng fentanil sử dụng trong mổ lồng ngực ở nhóm BN tê liên tục cạnh cột sống trước mổ so với nhóm tê liên tục tại vết mổ. Trong PT phổi, tê cạnh cột sống chỉ có tác dụng ức chế cảm giác đau trên thành ngực, không tác dụng với các kích thích do ống nội phế quản và kích thích trên phổi. Do đó lượng thuốc giảm đau sử dụng cũng không khác nhiều so với chỉ gây mê toàn diện. Số BN cần sử dụng morphin ở nhóm 2 cao hơn so với nhóm 1: 58% so với 9%. Buồn nôn, nôn là tác dụng phụ hay gặp ở BN sử dụng thuốc giảm đau morphin. Chỉ có 19% buồn nôn, nôn ở nhóm 1 trong đó nhóm 2 là 46%. Leaver(7) gặp 5/14 trường hợp. nôn và buồn nôn khi tiến hành tê liên tục cạnh cột sống. Nguyễn Vân Giang(12) thấy tỷ lệ buồn nôn, nôn 73% ở BN mổ lồng ngực khi sử dụng giảm đau với PCA- morphin. Esme(2) nhận thấy tỷ lệ buồn nôn và nôn sau mổ ở BN dùng thuốc giảm đau toàn thân là 20% trong khi không gặp BN nào ở nhóm tê cạnh cột sống. Như vậy, sử dụng nhóm morphin để giảm đau kèm theo nhiều bất lợi. Tê Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 428 liên tục cạnh cột sống ngoài việc giảm đau tốt hơn còn hạn chế việc cần sử dụng thuốc nhóm morphin với nhiều tác dung phụ gây khó chịu cho BN. Vị trí gây tê và luồn catheter ở ngang mức đốt sống ngực T5 và T6 tương ứng với vị trí rạch da. Số lần chọc kim 1 lần vào mỏm ngang cột sống chiếm đa số, không ca nào chọc kim lần thứ 3. Có 1 trường hợp không thành công (3,1%) khi luồn catheter vào khoang màng phổi. Về khoảng cách tới khoang cạnh cột sống của: Nguyễn Trung Thành(11) ở T6 là: 4,1cm; Naja(10) ở T6 là: 4,5cm; chúng tôi ở mức T5 và T6 là 4,4 cm. Thời gian thực hiện kỹ thuật từ chọc kim tới khi luồn xong catheter của chúng tôi trung bình: 12,3 phút. Gulbahar(5) thực hiện đặt catheter trực tiếp bởi PT viên trong mổ có thời gian ngắn hơn chúng tôi khá nhiều là 4,2 phút. Mức lan thuốc tê theo khoang liên sườn phong bế chúng tôi ghi nhận dao động từ 4-8 khoang liên sườn. Karmakar(6) tiêm ở T7 - T8: 20 ml bupivacain 0,5%, truyền liên tục 0,25%- 8 ml/giờ phong bế cảm giác 8- 9 khoang liên sườn. Nguyễn Hồng Thủy(9) tiêm 15-20 ml lidocain 1% phối hợp fentanyl cho thủ thuật can thiệp gan mật phong bế cảm giác từ 4- 7 khoang liên sườn. Chúng tôi sử dụng liều nạp, liều duy trì tương tự Luketich(8), tổng liều 24 giờ thấp hơn do khác biệt trọng lượng BN. Bupivacain là thuốc tê có độc tính trên tim mạch nên chọn liều phù hợp đạt tác dụng, ít tai biến là cần thiết. Không BN nào cần tăng liều thuốc tê, chứng tỏ liều thuốc tương đối phù hợp. Không trường hợp nào biểu hiện ngộ độc thuốc tê trên lâm sàng trong nghiên cứu. Một trường hợp chọc kim và luồn catheter vào khoang màng phổi được phát hiện và xử trí ngay. Richardson(13) bắt gặp tỉ lệ chạm mạch 3,8%; thủng màng phổi 1,1%; tràn khí màng phổi 0,5% trong 367 trường hợp tê cạnh cột sống. Tỷ lệ BN trong nghiên cứu của chúng tôi bị tụt huyết áp là tương đương: 15,6% ở nhóm 1và 18,2% ở nhóm 2. Leaver(7) thấy 2/14 trường hợp tụt huyết áp khi tê liên tục cạnh cột sống. Diễn biến mạch và huyết áp trong nghiên cứu giữa hai nhóm có và không tê liên tục cạnh cột sống khác biệt không đáng kể. Tác giả Cosmo(1) cũng có kết luận tương tự và cho rằng tê liên tục cạnh cột sống không ảnh hưởng nhiều trên tuần hoàn. Zeid(15) gây tê liên tục cạnh cột sống không gặp trường hợp nào bị suy hô hấp. Sagiroglu(14) không thấy biến động chỉ số SpO2 sau mổ ở BN tê liên tục cạnh cột sống. KẾT LUẬN Tê liên tục cạnh cột sống giảm đau hiệu quả hơn dùng thuốc giảm đau toàn thân sau phẫu thuật cắt một phần phổi:điểm đau VAS sau mổ khi nghỉ và khi ho thấp hơn, số bệnh nhân cần dùng morphin sau mổ thấp hơn, giảm tỷ lệ buồn nôn, nôn sau mổ. Tê liên tục cạnh cột sống là kỹ thuật dễ thực hiện với tỷ lệ thành công cao, an toàn, ít tai biến, biến chứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cosmo GD, et al (2012).“Postoperative Analgesia in Thoracic Surgery: A Comparison between Continuous Paravertebral Nerve Block and Continuous Incisional Infusion with OnQ Pain Relief System”. J Anesth Clinic Res, S1-007, pp: 25-29. 2. Esme H, et al (2012). “Comparison between intermittent intravenous analgesia and intermittent paravetebral supleural for pain relief after thoracotomy”. Eu J Car- Thorac Surg, 41, pp: 10-13. 3. Fortier S, et al (2012). “Comparison between systemic analgesia, continuous wound catheter analgesia and continuous thoracic paravertebral block: a randomised, cotrolled trial of postthoracotomy pain management”. Eu J Anaesth, 29(11), pp: 524-530. 4. Garutti I, Quintana B (1999). “Arterial oxygenation during one- lung ventilation combined versus general anesthesia”. AnaesthAnal, 88, pp:494-499. 5. Gulbahar G, et al (2010). “A comparison of epidural and paravertebral catheterization techniques in post-thoracotomy pain management”. Eu J Car-Thorac Surg , 37, pp: 467- 472. 6. Karmakar MK, Ho AM (2003).“Acute pain management of patients with multiple fractured ribs”. J Trauma, 54(3), pp:615-25. 7. Leaver A, Yeomans M, Shelton A (2006). A randomized trial comparing thoracic epidural with paravertebral blocks for postoperative analgesia after pneumonectomy. http: //www.postoppain.org/full References.aspx?pid=2. 8. Luketich JD, et al (2005). “Thoracic epidural versus intercostal nerve catheter plus patient-controlled analgesia: a randomizedstudy”. Ann Thorac Surg, 79, pp: 1845–50. 9. Nguyễn Hồng Thủy, Nguyễn Quốc Anh, Trần Đăng Luân (2012). “Đánh giá tác dụng giảm đau của tê cạnh cột sống ngực bằng hỗn hợp lidocain và fentanyl trên bệnh nhân can thiệp gan mật”. Thông tin y học Việt Nam; tr: 13-17. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Gây Mê Hồi Sức 429 10. Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Trung Thành, Huỳnh Vĩnh Phúc, Lê Đình Trà Mân (2010). “Đánh giá hiệu quả giảm đau của tê cạnh cột sống trong giảm đau sau mổ lồng ngực và trong chấn thương ngực gãy nhiều xương sườn”. Y học TPHCM, 13(6): 236- 240. 11. Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thị Thanh (2011). “Giảm đau bằng tê cạnh cột sống trong phẫu thuật ung thư vú”. Y học TPHCM, 15(3): 51-56. 12. Nguyễn Vân Giang, Nguyễn Thụ (2012). “Hiệu quả vô cảm của phương pháp gây tê ngoài màng cứng vùng ngực bằng bupivacain 0,125% + fentanyl 2mcg/ml kết hợp với gây mê để phẫu thuật lồng ngực ”. Y học thực hành, 835+ 836, tr: 168-172. 13. Richardson J, Lonnqvist PA (1998). “Thoracic paravertebral block”. Br J Anaesth, 81, pp: 771-780. 14. Sagiroglu G, et al (2013). “The efficacy of thoracic epidural and paravertebral blocks for post-thoracotomy pain management”.Kardiochirurgia I Torakochirurgia Polska, 10 (2), pp: 139–148. 15. Zeid HA, et al (2012). “Comparison between intrathecal morphine with paravertebral patient controlled analgesia using bupivacaine for intraoperative and post-thoracotomy pain relief”. Saudi J Anaesth, 6(3), pp: 201- 206. Ngày nhận bài báo: 12/11/2014. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2014. Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015.