Hình dạng cung răng hàm trên ở người trưởng thành từ 18 đến 24 tuổi

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hình dạng của cung răng hàm trên ở người trưởng thành từ 18 đến 24 tuổi theo phân loại các dạng hình học (tam giác, bầu dục, vuông), theo kích thước và các tỷ số cung răng. Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 117 sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt từ 18 đến 24 tuổi (58 nam và 59 nữ) có khớp cắn bình thường và cung răng trên đều đặn. Các mẫu hàm được phân loại theo cung răng dạng tam giác, bầu dục và vuông. Ảnh chụp các mẫu hàm theo một chuẩn thống nhất được xử lý bằng phần mềm AutoCAD để đo đạc kích thước và phần mềm Procluso kết hợp với phần mềm Aps để xác định hình ảnh cung răng trung bình của mỗi loại hình dạng cung răng. Kết quả: Cung răng dạng hình tam giác chiếm 18,8%, hình bầu dục chiếm 61,5% và hình vuông chiếm 19,7%. Cung răng của nam rộng hơn có ý nghĩa so với nữ ở vùng răng cối lớn (p<0,05). Cung răng rộng nhất ở vị trí múi xa răng cối lớn thứ hai với 61,08 mm ở nam và 58,70 mm ở nữ. Chiều rộng gian răng nanh và chiều dài cung răng trước khác nhau có ý nghĩa giữa 3 loại cung răng (p<0,05), thứ tự chiều rộng gian răng nanh là dạng tam giác < bầu dục < vuông, nhưng chiều dài cung răng trước theo thứ tự ngược lại dạng vuông < bầu dục < tam giác. Tỷ số R33/R77X tăng có ý nghĩa từ 0,57 ở cung răng dạng tam giác lên 0,59 ở dạng bầu dục và 0,61 ở dạng vuông, nhưng lại giảm ở tỷ số D13/R33 và D13/D17X, tương ứng từ 0,27 và 0,21 ở dạng tam giác xuống 0,24 và 0,19 ở dạng bầu dục và thấp nhất ở dạng vuông là 0,19 và 0,16. Kết luận: Cung răng dạng bầu dục chiếm đa số. Các loại hình dạng cung răng khác nhau chủ yếu về kích thước ở chiều rộng và chiều dài cung răng ở vùng răng trước. Các tỷ số hình dạng R33/R77X, D13/R33 và D13/D17X là những tỷ số đặc trưng cho các dạng cung răng khi phân loại.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình dạng cung răng hàm trên ở người trưởng thành từ 18 đến 24 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 214 HÌNH DẠNG CUNG RĂNG HÀM TRÊN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TỪ 18 ĐẾN 24 TUỔI Lê Hồ Phương Trang*, Trần Ngọc Khánh Vân*, Lê Võ Yến Nhi* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hình dạng của cung răng hàm trên ở người trưởng thành từ 18 đến 24 tuổi theo phân loại các dạng hình học (tam giác, bầu dục, vuông), theo kích thước và các tỷ số cung răng. Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 117 sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt từ 18 đến 24 tuổi (58 nam và 59 nữ) có khớp cắn bình thường và cung răng trên đều đặn. Các mẫu hàm được phân loại theo cung răng dạng tam giác, bầu dục và vuông. Ảnh chụp các mẫu hàm theo một chuẩn thống nhất được xử lý bằng phần mềm AutoCAD để đo đạc kích thước và phần mềm Procluso kết hợp với phần mềm Aps để xác định hình ảnh cung răng trung bình của mỗi loại hình dạng cung răng. Kết quả: Cung răng dạng hình tam giác chiếm 18,8%, hình bầu dục chiếm 61,5% và hình vuông chiếm 19,7%. Cung răng của nam rộng hơn có ý nghĩa so với nữ ở vùng răng cối lớn (p<0,05). Cung răng rộng nhất ở vị trí múi xa răng cối lớn thứ hai với 61,08 mm ở nam và 58,70 mm ở nữ. Chiều rộng gian răng nanh và chiều dài cung răng trước khác nhau có ý nghĩa giữa 3 loại cung răng (p<0,05), thứ tự chiều rộng gian răng nanh là dạng tam giác < bầu dục < vuông, nhưng chiều dài cung răng trước theo thứ tự ngược lại dạng vuông < bầu dục < tam giác. Tỷ số R33/R77X tăng có ý nghĩa từ 0,57 ở cung răng dạng tam giác lên 0,59 ở dạng bầu dục và 0,61 ở dạng vuông, nhưng lại giảm ở tỷ số D13/R33 và D13/D17X, tương ứng từ 0,27 và 0,21 ở dạng tam giác xuống 0,24 và 0,19 ở dạng bầu dục và thấp nhất ở dạng vuông là 0,19 và 0,16. Kết luận: Cung răng dạng bầu dục chiếm đa số. Các loại hình dạng cung răng khác nhau chủ yếu về kích thước ở chiều rộng và chiều dài cung răng ở vùng răng trước. Các tỷ số hình dạng R33/R77X, D13/R33 và D13/D17X là những tỷ số đặc trưng cho các dạng cung răng khi phân loại. Từ khóa: Hình dạng cung răng, khớp cắn bình thường, cung răng dạng tam giác, cung răng dạng bầu dục, cung răng dạng vuông. ABSTRACT THE MAXILLARY ARCH FORMS IN NORMAL OCCLUSION ADULTS FROM 18 TO 24 YEARS OLD Le Ho Phuong Trang, Tran Ngoc Khanh Van, Le Vo Yen Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 214 - 222 Objective: The aim of this study was to analyse and determine the maxillary dental arch forms of Vietnamese adults from 18 to 24 years-old. Materials and method: 117 maxillary dental casts were obtained from orthodontically non-treated students (58 males and 59 females) with neither dental malposition nor normal occlusion at the Faculty of Odonto- Stomatology, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh city. Dental arches were classified as tapered, ovoid and square form. Photographs of these casts were taken with one set-up system, then analysed with * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: BS. Lê Võ Yến Nhi, ĐT: 0918595956, Email: yennhi_le@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 215 Procluso and Aps superimposition program. The width, length and the ratios of these dimensions were determined for each form using AutoCAD software. Results: Tapered arch form was observed in 18.8% of maxillary arches, ovoid in 61.1% and square in 19.7%. Arch width was significantly larger in males than in females at all levels of molars (p<0.05). And the distance between distal cuspids of second molars was the largest width of the maxillary arch, at 61.08mm in males and 58.70mm in females. The anterior curve or intercanine arch shape increased significantly in width and decreased significantly in length when the arch changed from tapered to ovoid and square form (p<0.05). The ratio R33/R77X increased significantly from 0.57 in tapered arch form to 0.59 in ovoid form and 0.61 in square form, but the ratios D13/R33 and D13/D17X significantly decreased from 0.27 and 0.21 in tapered form to 0.24 and 0.19 in ovoid form and were the lowest at 0.19 and 0.16 in square form. Conclusion: The most frequent maxillary dental arch form was ovoid. The arch form in 3 groups was mainly different in the anterior part of the upper arch. The 3 ratios of the width and length at levels of canine and distal cuspid of the second molar (R33/R77X, D13/R33, D13/D17X) were the most representative in classification of arch forms. Key words: Dental arch form, normal occlusion, tapered form, ovoid form, square form. ĐẶT VẤN ĐỀ Cung răng là một đường cong thường được mô tả và phân loại bằng các phương trình toán học mang tính định lượng hoặc những dạng hình học định tính. Nhiều nghiên cứu cho thấy cung răng ban đầu được định dạng bởi hình thể xương nâng đỡ bên dưới, sự mọc các răng trên cung hàm, hệ thống cơ môi má lưỡi và các lực chức năng bên trong miệng. Hay nói cách khác, hình dạng và kích thước cung răng là sản phẩm của hình thể và sự cân bằng tự nhiên của xương hàm, xương ổ răng và các cơ vùng miệng. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu sau này cũng cho thấy ít có sự khác biệt về hình thái giữa cung răng và xương ổ răng. Hơn một thế kỷ qua, hình thái cung răng đã và đang được nghiên cứu với hy vọng làm tăng sự hiểu biết về hình dạng và kích thước phổ biến của cung răng trong dân số, góp phần vào các ứng dụng lâm sàng trong nhiều lĩnh vực như phục hình, chỉnh hình và phẫu thuật miệng. Để có được dữ liệu tham khảo ngày càng đầy đủ hơn trong thực hành nha khoa hàng ngày có liên quan đến cung răng ở người Việt Nam, nhiều tác giả trong nước đã thực hiện nghiên cứu hình dạng và kích thước cung răng ở nhiều lứa tuổi khác nhau như Hoàng Tử Hùng và Huỳnh Kim Khang (1994)(3), Nguyễn Thị Kim Anh (1994, 2007, 2012)(9,10,11), Ngô Thị Quỳnh Lan (2000)(8), Phạm Thị Hương Loan (2000)(17), Lê Đức Lánh (2002)(5), Phạm Lệ Quyên (2011)(16), Nguyễn Thị Mỹ Linh (2011)(12) Hình dạng cung răng cung cấp nhiều thông tin quan trọng cần lưu ý khi chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị để đạt kết quả tối ưu về thẩm mỹ, chức năng và ổn định lâu dài. Trong điều trị phục hình, đặc biệt ở những bệnh nhân bị mất răng toàn bộ, việc sắp răng theo hình dạng và kích thước cung răng thích hợp sẽ góp phần quan trọng cho hàm giả đạt được hiệu quả thẩm mỹ và vững ổn khi thực hiện chức năng dưới tác động của các cơ vùng miệng. Trong đó, hình dạng và kích thước của cung răng hàm trên, gợi ý cho hình dạng và kích thước của gối sáp hàm trên, đóng vai trò hướng dẫn cho việc xác định hình dạng và kích thước gối sáp hay cung răng giả hàm dưới. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện mô tả cung răng hàm trên ở người trưởng thành từ 18 đến 24 tuổi, theo các dạng hình học tam giác, bầu dục, vuông đi kèm với các kích thước và tỷ số cung răng đặc trưng cho từng dạng. Mục tiêu nghiên cứu Xác định hình dạng, kích thước và các tỷ số cung răng theo giới tính. So sánh sự khác biệt về hình dạng, kích Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 216 thước cung răng giữa nam và nữ. So sánh sự khác biệt về kích thước và các tỷ số cung răng giữa các loại cung răng. Xác định hình dạng trung bình của mỗi loại cung răng. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 117 sinh viên (58 nam và 59 nữ) được chọn lọc từ 530 sinh viên Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 18 đến 24 tuổi, có cha mẹ và ông bà là người Việt Nam. Những sinh viên này đồng ý tham gia nghiên cứu và được khám chọn lọc theo những tiêu chuẩn sau: không có dị dạng hay sai hình hàm mặt; không có tiền sử chấn thương hay phẫu thuật hàm mặt; không có điều trị chỉnh hình răng mặt trước đó; có đầy đủ răng vĩnh viễn trên cung hàm, không thiếu hay thừa răng; các răng sắp xếp đều đặn, đúng vị trí, không có khe hở, không chen chúc, không bị mòn nặng và không có phục hình hoặc miếng trám lớn; khớp cắn Angle hạng I răng cối và răng nanh, cắn phủ và cắn chìa từ 1-3mm; cung răng tương đối cân xứng. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Các bước tiến hành Bước 1 Lấy dấu hàm trên của mỗi đối tượng bằng alginate với khay lấy dấu làm sẵn, đổ mẫu trong vòng 5 phút với thạch cao của hãng GC và mài gọn mẫu hàm sao cho phần đế song song với mặt phẳng nhai. Các dấu không đạt yêu cầu và mẫu hàm bị bọt đều được lấy dấu và đổ mẫu lại. Bước 2 Các mẫu hàm được phân loại theo hình dạng cung răng có dạng tam giác, bầu dục và vuông dựa trên mẫu dây cung của hãng 3M đang được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Việc phân loại được thực hiện bởi hai bác sĩ độc lập, sau đó đối chiếu kết quả phân loại với nhau. Những mẫu hàm có kết quả phân loại không khớp giữa hai bác sĩ được đánh giá lại để xác định cung răng đó có đặc điểm nghiêng về hình dạng nào nhất. Hình 1: Các loại hình dạng dây cung của hãng 3M. Bước 3 Chụp ảnh mặt nhai mẫu hàm với hệ thống giá đỡ mẫu hàm và định vị máy ảnh. Máy ảnh kỹ thuật số được cố định trên giá đỡ sao cho mặt ống kính song song với sàn nhà. Mẫu hàm được đặt trên một ống lò xo đẩy sát một tấm kiếng có gắn thước đo xác định tỷ lệ ở mặt dưới, tấm kiếng cũng được chuẩn hóa song song với sàn nhà bằng thước thủy tĩnh. Mẫu hàm được điều chỉnh sao cho mặt nhai tiếp xúc với tấm kiếng tại ít nhất 3 điểm: một điểm trên răng trước và 2 điểm ở vùng răng sau hai bên. Khoảng cách từ mặt ống kính máy ảnh đến tấm kiếng, chế độ chụp, khẩu độ và tiêu cự đều giống nhau ở các lần chụp. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 217 Hình 2: Hệ thống giá đỡ mẫu hàm và máy ảnh. Hình 3: Hình ảnh chụp mẫu hàm. Bước 4 Xử lý ảnh chụp bằng phần mềm AutoCAD để xác định các kích thước cung răng. Xác định các điểm chuẩn là điểm giữa hai răng cửa giữa, đỉnh múi răng nanh và đỉnh múi ngoài các răng cối nhỏ, răng cối lớn. Hình 4: Các điểm mốc và khoảng cách trong nghiên cứu. Dùng phần mềm AutoCAD để đo đạc các kích thước của cung răng: - Chiều rộng gian răng nanh (chiều rộng cung răng trước): khoảng cách giữa hai đỉnh múi răng nanh (R33). - Chiều rộng gian răng cối nhỏ thứ nhất: khoảng cách giữa hai đỉnh múi ngoài răng cối nhỏ thứ nhất (R44). - Chiều rộng gian răng cối nhỏ thứ hai: khoảng cách giữa hai đỉnh múi ngoài răng cối nhỏ thứ hai (R55). - Chiều rộng gian múi ngoài gần răng cối lớn thứ nhất: khoảng cách giữa hai đỉnh múi ngoài gần răng cối lớn thứ nhất (R66G). - Chiều rộng gian múi ngoài xa răng cối lớn thứ nhất: khoảng cách giữa hai đỉnh múi ngoài xa răng cối lớn thứ nhất (R66X). - Chiều rộng gian múi ngoài gần răng cối lớn thứ hai: khoảng cách giữa hai đỉnh múi ngoài gần răng cối lớn thứ hai (R77G). - Chiều rộng gian múi ngoài xa răng cối lớn thứ hai: khoảng cách giữa hai đỉnh múi ngoài xa răng cối lớn thứ hai (R77X). - Chiều dài cung răng trước: khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến đường thẳng nối hai đỉnh múi răng nanh (D13). - Chiều dài toàn bộ cung răng: khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến đường thẳng nối hai đỉnh múi ngoài xa răng cối lớn thứ hai (D17X). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 218 Các số liệu thu thập sau khi đo đạc được nhập vào máy tính bằng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý thống kê. Bước 5 Xử lý ảnh chụp bằng phần mềm Procluso và Aps để xác định hình dạng trung bình của mỗi loại cung răng. Dùng chương trình Procluso để vẽ cung răng bằng đường nối các điểm đánh dấu vị trí đỉnh múi các răng sau và điểm giữa bờ cắn răng trước. Sau đó dùng chương trình Aps để chồng các hình cung răng vừa được vẽ bằng Procluso để xác định cung răng trung bình cho mỗi loại hình dạng tam giác, vuông và bầu dục. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Hình dạng cung răng hàm trên Theo phân tích thống kê, các mẫu hàm được phân loại theo 3 hình dạng cung răng phân bố như Bảng 1. Bảng 1: Phân bố các loại hình dạng cung răng hàm trên. Loại cung răng Tổng Tam giác Bầu dục Vuông Nam 15 (25,9%) 38 (65,5%) 5 (8,6%) 58 (100%) Nữ 7 (11,9%) 34 (57,6%) 18 (30,5%) 59 (100%) Chung 22 (18,8%) 72 (61,5%) 23 (19,7%) 117 (100%) Cung răng dạng bầu dục chiếm ưu thế ở cả nam và nữ. Tính chung cho cả hai giới, trên 60% cung răng của người trưởng thành có dạng hình bầu dục, các loại cung răng hình tam giác và hình vuông chiếm dưới 20% (Bảng 1). Theo Huỳnh Kim Khang (1994)(3), cung răng hàm trên người Việt đều có dạng ellipse (bầu dục). Các dạng cung răng hình vuông hay tam giác có lẽ là các biến thể trong giới hạn bình thường xoay quanh dạng ellipse, mà theo Izard (1943)(4) cung răng ở người hiện đại biến đổi và có khuynh hướng trở thành dạng ellipse-dạng được coi là hoàn hảo nhất. Những biến thể chiếm tỷ lệ thấp hơn trong dân số cũng nên được nghiên cứu để mở rộng giới hạn bình thường, cung cấp thông tin đa dạng cho công việc chẩn đoán và điều trị. Hình 5: Hình dạng tam giác của cung răng. Hình 6: Hình dạng bầu dục của cung răng. Hình 7: Hình dạng vuông của cung răng. Hình 8: Sự khác biệt giữa cung răng hình tam giác và bầu dục. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 219 Hình 9: Sự khác biệt giữa cung răng hình tam giác và vuông. Hình 10: Sự khác biệt giữa cung răng hình vuông và bầu dục. Phương pháp chồng hình bằng phần mềm Procluso và Aps cho kết quả hình dạng chung của mỗi loại cung răng như Hình 5, 6 và 7. Dạng cung răng hình tam giác thuôn và hẹp hơn cung răng hình bầu dục ở vùng răng trước (Hình 8). Cung răng dạng hình vuông ngắn hơn cung răng dạng tam giác theo chiều trước sau, nhưng lại rộng hơn ở vùng răng nanh và răng cối nhỏ (Hình 9). Sự khác biệt giữa cung răng dạng vuông và bầu dục không rõ ràng, nhưng cung răng dạng vuông tương đối rộng hơn dạng bầu dục, nhất là ở vị trí răng nanh (Hình 10). Kích thước cung răng hàm trên Bảng 2: Các kích thước cung răng hàm trên theo giới tính. Nam (n=58) Nữ (n=59) p R33 (mm) 35,56 ± 1,68 35,10 ± 1,48 0,114 R44 (mm) 44,27 ± 2,12 43,52 ± 3,19 0,140 R55 (mm) 49,90 ± 2,67 48,71 ± 3,53 0,042 R66G (mm) 55,40 ± 3,03 53,32 ± 2,76 0,000* R66X (mm) 57,31 ± 2,75 54,97 ± 2,67 0,000* R77G (mm) 60,80 ± 3,06 58,41 ± 2,84 0,000* R77X (mm) 61,08 ± 2,98 58,70 ± 2,63 0,000* D13 (mm) 8,50 ± 1,21 8,00 ± 1,51 0,05 D17X (mm) 43,46 ± 2,18 42,64 ± 2,31 0,05 Kiểm định t cho hai mẫu độc lập với p<0,05. Kết quả cho thấy tất cả các giá trị kích thước cung răng hàm trên ở nam trưởng thành đều lớn hơn nữ, tuy nhiên chỉ có sự khác biệt về chiều rộng vùng răng cối lớn thứ nhất và thứ hai (R66G, R66X, R77G, R77X) là rất có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 2). Như vậy, kích thước cung răng hàm trên của nam và nữ tương tự nhau từ vùng răng cửa đến vùng răng cối nhỏ, nhưng đến vùng răng cối lớn thì cung răng của nam rộng hơn nữ. Kết quả này khác với kết quả trong nghiên cứu của Phạm Thị Hương Loan (2000)(17), cung răng hàm trên của nam rộng hơn nữ có ý nghĩa ở cả vùng răng cối lớn và răng nanh, còn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Kim Khang (1994)(3) cho thấy kích thước cung răng ở nam lớn hơn nữ ở tất cả các vị trí từ vùng răng cửa đến răng cối lớn. Trong số các kích thước chiều rộng cung răng, kích thước gian đỉnh múi ngoài xa răng cối lớn thứ hai là lớn nhất, cho thấy cung răng rộng nhất vùng này, với 61,08 mm ở nam và 58,70 mm ở nữ. Tương tự kết quả nghiên cứu của Huỳnh Kim Khang (1994)(3) cũng cho rằng cung răng rộng nhất ở vùng răng cối lớn thứ hai với 62,53 mm ở nam và 60,78 mm ở nữ khi điểm mốc đo đạc nằm trên mặt ngoài chứ không phải trên đỉnh múi của răng. Bảng 3: Kích thước cung răng hàm trên theo các loại hình dạng cung răng. Tham số TB ± ðLC Giá trị p1 Giá trị p2 Tam giác Bầu dục Vuông R33 (mm) Nam 34,45 ± 2,19 35,92 ± 1,28 36,20 ± 1,42 p=0,0 09 p△◻<0,05; p△0,p0◻>0,05 Nữ 33,63 ± 1,23 35,03 ± 1,37 35,80 ± 1,35 p=0,0 03 p△0,p△◻<0,05; p0◻>0,05 Chung 34,19 ± 1,95 35,50 ± 1,39 35,89 ± 1,35 p<0,0 01 p△0,p△◻,p0◻<0, 05 R44 (mm) Nam 42,97 ± 2,37 44,56 ± 1,60 45,94 ± 3,13 p=0,0 06 p△0,p△◻<0,05; p0◻>0,05 Nữ 41,78 ± 1,17 43,89 ± 3,83 43,52 ± 2,04 p=0,2 85 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 220 Tham số TB ± ðLC Giá trị p1 Giá trị p2 Tam giác Bầu dục Vuông Chung 42,59 ± 2,11 44,05 ± 2,88 44,24 ± 2,46 p=0,0 41 p△◻<0,05; p△0,p0◻>0,05 R55 (mm) Nam 48,44 ± 2,67 50,20 ± 2,45 51,99 ± 2,60 p=0,0 16 p△◻<0,05; p△0,p0◻>0,05 Nữ 47,28 ± 1,09 48,90 ± 4,08 48,89 ± 2,97 p=0,5 31 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 Chung 48,07 ± 2,33 49,59 ± 3,36 49,57 ± 3,12 p=0,1 34 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 R66G (mm) Nam 54,37 ± 3,75 55,59 ± 2,66 57,06 ± 2,88 p=0,1 86 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 Nữ 53,29 ± 1,93 53,32 ± 3,03 53,34 ± 2,63 p=0,9 99 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 Chung 54,02 ± 3,27 54,51 ± 3,04 54,15 ± 3,05 p=0,7 60 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 R66X (mm) Nam 56,59 ± 3,18 57,47 ± 2,65 58,25 ± 2,02 p=0,4 23 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 Nữ 54,79 ± 1,83 55,03 ± 2,81 54,94 ± 2,80 p=0,9 76 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 Chung 56,02 ± 2,90 56,32 ± 2,97 55,66 ± 2,96 p=0,6 37 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 R77G (mm) Nam 60,81 ± 3,62 60,79 ± 2,88 60,82 ± 3,32 p=1,0 00 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 Nữ 58,81 ± 3,34 58,43 ± 2,88 58,20 ± 2,72 p=0,8 89 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 Chung 60,18 ± 3,58 59,68 ± 3,10 58,77 ± 2,99 p=0,3 13 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 R77X (mm) Nam 61,14 ± 3,31 61,13 ± 2,91 60,54 ± 3,15 p=0,9 17 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 Nữ 59,01 ± 3,25 58,85 ± 2,61 58,31 ± 2,54 p=0,7 49 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 Chung 60,46 ± 3,37 60,05 ± 2,98 58,80 ± 2,77 p=0,1 39 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 D13 (mm) Nam 9,31 ± 1,60 8,41 ± 0,75 6,77 ± 0,70 p<0,0 01 p△0,p△◻,p0◻<0, 05 Nữ 9,62 ± 1,84 8,28 ± 1,31 6,84 ± 0,77 p<0,0 01 p△0,p△◻,p0◻<0, 05 Chung 9,41 ± 1,64 8,35 ± 1,04 6,82 ± 0,74 p<0,0 01 p△0,p△◻,p0◻<0, 05 D17X (mm) Nam 43,88 ± 2,89 43,44 ± 1,86 42,35 ± 2,10 p=0,4 03 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 Nữ 43,66 ± 1,84 42,77 ± 2,71 42,01 ± 1,39 p=0,2 53 p△0,p△◻,p0◻>0, 05 Chung 43,81 ± 2,56 43,12 ± 2,30 42,09 ± 1,52 p=0,0 35 p△◻<0,05; p△0,p0◻>0,05 Kiểm định ANOVA (p1<0,001) kết hợp với kiểm định Tukey (p2<0,05). Kết quả phân loại cung răng hàm trên ở nữ cho thấy các loại cung răng hình tam giác, bầu dục, vuông chỉ khác nhau ở vùng răng nanh. Chiều rộng gian răng nanh ở cung răng hình tam giác nhỏ hơn có ý nghĩa so với cung răng có dạng bầu dục và vuông (p<0,05), nhưng lại không có sự khác biệt rõ giữa cung răng hình bầu dục và hình vuông. Chiều dài cung răng trước khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ba loại cung răng (p<0,05), dài nhất ở cung răng có dạng tam giác (9,62 mm), giảm xuống ở cung răng dạng bầu dục (8,28 mm) và ngắn nhất ở cung răng dạng vuông (6,84 mm) (Bảng 3). Như vậy, cung răng của nữ ở phía trước nhọn và hẹp khi có dạng hình tam giác, càng rộng và ngắn dần khi sang dạng bầu dục và dạng vuông, ở phía sau thì gần như tương tự nhau ở cả ba loại cung răng. Kết quả phân loại cung răng ở nam cho thấy chiều rộng gian răng nanh ở cung răng hình tam giác nhỏ hơn có ý nghĩa so với cung răng dạng vuông (p<0,05), nhưng lại k
Tài liệu liên quan