Hòa hợp với sếp có phong cách giao tiếp áp đặt

ạn có thể lựa chọn môi trường làm việc, nhưng bạn không thể chọn lựa một nhà lãnh đạo “ phù hợp” với bạn. Nhà lãnh đạo cũng là một con người, họ không thể hoàn hảo, họ chỉ đang cố gắng vươn đến sự hoàn hảo trong công việc. Một số nhà lãnh đạp mang phong cách giao tiếp áp đặt, họ chủ quan cho rằng ý kiến mình là hoàn toàn đúng, một nhân viên- là bạn- bạn không sai, chỉ là bạn đang phải đối mặt với một phương cách giao tiếp hoàn toàn khác bạn. Bạn lựa chọn cách hòa hợp như thế nào với sếp có phong cách giao tiếp áp đặt? Một vài thông tin dưới đây có thể giúp bạn tìm ra điểm chung ấy

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hòa hợp với sếp có phong cách giao tiếp áp đặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hòa hợp với sếp có phong cách giao tiếp áp đặt Bạn có thể lựa chọn môi trường làm việc, nhưng bạn không thể chọn lựa một nhà lãnh đạo “ phù hợp” với bạn. Nhà lãnh đạo cũng là một con người, họ không thể hoàn hảo, họ chỉ đang cố gắng vươn đến sự hoàn hảo trong công việc. Một số nhà lãnh đạp mang phong cách giao tiếp áp đặt, họ chủ quan cho rằng ý kiến mình là hoàn toàn đúng, một nhân viên- là bạn- bạn không sai, chỉ là bạn đang phải đối mặt với một phương cách giao tiếp hoàn toàn khác bạn. Bạn lựa chọn cách hòa hợp như thế nào với sếp có phong cách giao tiếp áp đặt? Một vài thông tin dưới đây có thể giúp bạn tìm ra điểm chung ấy. Đừng vội kết luận, hãy lắng nghe sếp nói Sẽ thật hoang phí thông tin nếu cả hai cùng nói và không có người tiếp nhận ý kiến. Hãy tự hỏi bản thân bạn: + Bạn đang làm việc trong môi trường nào? + Ai là nhà quản lý bạn? + Tranh cãi có giúp bạn giải quyết được tình hình hiện tại? Cách ứng phó đầu tiên với sếp có phong cách giao tiếp áp đặt đó là bạn cần lắng nghe sếp nói. Đúng vậy! Bạn cần phải thực sự hiểu rõ sếp đưa ra những thông tin gì, hãy quyết định thật kỹ bạn phải phản hồi ý kiến của mình ra sao khi tiếp nhận những thông tin ấy! Mâu thuẫn ở chỗ những luồng ý kiến của nhà quản lý lại là những ý kiến trái chiều với nhận định của bạn. Thẳng thắn và vội đưa ra những lập luận của cá nhân ngay lập tức thực sự không phải là cách thức khôn ngoan. Nào! Bạn nên dừng lại một chút! Hãy tập trung sự chú ý của bạn vào thông tin của sếp hơn là chú ý vào giọng nói hay thái độ gay gao của sếp. Mục đích của bạn là thu thập thông tin, hãy chỉ chú trọng đến điều này thôi, như vậy là đủ! Tìm điểm tương đồng. Tại sao không? Thật khó để hòa hợp với một người khi bạn chưa tìm ra điểm hòa hợp giữa bạn và họ, huống hồ chi bạn đang bị đặt trong tình huống giữa sếp- nhân viên, điều này thực sự khó khăn. Từ lâu nay, sự bất đồng giữa sếp và nhân viên luôn là đề tài được nhắc đến hàng ngày, hàng tuần, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa tìm được một phương thức giải quyết rõ ràng, vì chúng ta thiếu sự tìm hiểu và tìm kiếm sự tương đồng của nhau. Vì sao vậy? Phải chăng cái “ tôi”của nhân viên- là bạn quá lớn? Phải chăng thực chất bạn cũng như nhà quản lý đang áp đặt rằng chỉ có nhận định, ý kiến của bạn mới là chính xác nhất. Đừng vội! Điều bạn cần làm là ngồi và suy ngẫm lại, đâu là điểm tương đồng giữa bạn và sếp, có thể bạn sẽ trả lời rằng “ Không”, câu trả lời là “ Chắc chắn có”, hãy tìm chúng! Quan trọng là thái độ! Thái độ quyết định hơn 90% sự thành công của công việc, vì vậy nếu bạn thấy bản thân đang chịu quá nhiều sự thương tổn từ cách giao tiếp của nhà quản lý, thì điều quan trọng lúc này bạn cần phải xoay chuyển lại đó là thái độ của chính bạn. Hãy suy nghĩ tích cực và tìm ra nguyên nhân lý giải vì sao sếp bạn lại tạo cho bản thân phong cách giao tiếp áp đặt như vậy. Một khi bạn đã hiểu, bạn sẽ làm giảm nhẹ lại sự nghiêm trọng của vấn đề, giảm lại sự tổn thương mà sếp “ vô tình” gây ra cho bạn. Bạn hòa hợp không có nghĩa là bạn hòa tan Hòa hợp nghĩa là bạn phải trải qua những quá trình như: giao tiếp, lắng nghe, xem xét, đánh giá để tìm ra điểm chung với nhà quản lý. Bạn hòa tan nghĩa là tất cả mọi mệnh lệnh của sếp bạn đều thực hiện một cách không suy nghĩ. Đừng trở thành một nhân viên bị “ hòa tan”, hãy trở thành một nhân viên biết cách hòa hợp khéo léo, giao tiếp tốt với thái độ điềm đạm, thân thiện không chỉ với sếp- mà còn với tất cả những đồng nghiệp nơi bạn làm việc.