Mở đầu-Mục đích : hội chứng chuyển hóa đã được xác định là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Căn nguyên
hội chứng chuyển hóa chính là tình trạng đề kháng insulin, do đó tỉ lệ mắc hội chứng này khá cao trên bệnh nhân
đái tháo đường típ 2. Tuy nhiên, tỉ suất bệnh sẽ thay đổi theo từng chủng tộc và vùng địa lý. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện Vĩnh Long.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 362 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện tỉnh
Vĩnh Long, từ tháng 11/2008 đến tháng 8/2009. Hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán theo tiêu chuẩn IDF cụ
thể bao gồm béo bụng và thêm 2 trong 4 tiêu chuẩn tăng huyết áp, tăng triglyceride, giảm HDL, rối loạn đường
huyết đói.
Kết quả: Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF là 59% và xu hướng tăng theo tuổi. Tỉ suất hội
chứng chuyển hóa ở nữ gặp nhiều hơn nam. Tăng triglyceride chiếm tỉ lệ cao nhất 87,1%, tăng huyết áp, giảm
HDL-C và béo bụng tỉ lệ gần tương đương, lần lượt 67,8%; 64,7%; 65%; trong đó 49,1% bệnh nhân có đủ 5
tiêu chuẩn hội chứng chuyển hoá. Nguy cơ hội chứng chuyển hóa tỉ lệ thuận với tuổi, BMI, thành tố của hội
chứng chuyển hoá.
Kết luận: hội chứng chuyển hóa thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Tỉ lệ thay đổi tùy theo
tiêu chuẩn chẩn đoán.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 271
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH LONG
Lê Thanh Đức*, Nguyễn Văn Trí**, Nguyễn Đức Công**
TÓM TẮT
Mở đầu-Mục đích : hội chứng chuyển hóa đã được xác định là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Căn nguyên
hội chứng chuyển hóa chính là tình trạng đề kháng insulin, do đó tỉ lệ mắc hội chứng này khá cao trên bệnh nhân
đái tháo đường típ 2. Tuy nhiên, tỉ suất bệnh sẽ thay đổi theo từng chủng tộc và vùng địa lý. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện Vĩnh Long.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 362 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện tỉnh
Vĩnh Long, từ tháng 11/2008 đến tháng 8/2009. Hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán theo tiêu chuẩn IDF cụ
thể bao gồm béo bụng và thêm 2 trong 4 tiêu chuẩn tăng huyết áp, tăng triglyceride, giảm HDL, rối loạn đường
huyết đói.
Kết quả: Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF là 59% và xu hướng tăng theo tuổi. Tỉ suất hội
chứng chuyển hóa ở nữ gặp nhiều hơn nam. Tăng triglyceride chiếm tỉ lệ cao nhất 87,1%, tăng huyết áp, giảm
HDL-C và béo bụng tỉ lệ gần tương đương, lần lượt 67,8%; 64,7%; 65%; trong đó 49,1% bệnh nhân có đủ 5
tiêu chuẩn hội chứng chuyển hoá. Nguy cơ hội chứng chuyển hóa tỉ lệ thuận với tuổi, BMI, thành tố của hội
chứng chuyển hoá.
Kết luận: hội chứng chuyển hóa thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Tỉ lệ thay đổi tùy theo
tiêu chuẩn chẩn đoán.
Từ khóa: hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường típ 2, béo bụng, đề kháng insulin.
ABSTRACT
METABOLIC SYNDROME IN TYPE 2 DIABETES MELLITUS IN VINH LONG HOSPITAL
Le Thanh Duc, Nguyen Van Tri, Nguyen Duc Cong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 270 - 275
Background-Objectives: The relationship between metabolic syndrome and cardiovascular disease is
well-etablished and consistent. The root cause of metabolic syndrome is insulin resistance, and it has a
substantially increased in people with type 2 diabetes accordingly. However, the prevalence slightly varies in
demographic and geographic conditions. We conducted a study to determine the prevalence of metabolic
syndrome in Vinh Long hospital.
Methods: A cross-sectional study of 362 subjects with type 2 diabetes in Vinh Long General Hospital from
November 2008 to August 2009. Metabolic syndrome is defined according to the International Diabetes
Federation (IDF) criteria, including abdominal obesity with at least two of high triglycerides, low high-density
lipoprotein cholesterol, elevated blood pressure and high blood glucose.
Results: The prevalence of metabolic syndrome using IDF criteria was 59% in subjects with type 2 diabetes,
with higher rate in females than males. The highest proportion was hypertriglyceridaemia about 87.1%; rates of
hypertension, decreased HDL-C and abdominal obesity was nearly equal 67.8%, 64.7%, 65% respectively. There
was 49.1% patients meeting five criteria for the metabolic syndrome. The high prevalence of MS was associated
with age, body mass index (BMI) and hypertension.
* BV Đa Khoa Vĩnh Long, ** Bộ Môn Lão, ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Lê Thanh Đức ĐT: 0913175182 Email:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 272
Conclusion: metabolic syndrome is extremely common in population of type 2 diabetes mellitus.
Key words: metabolic syndrome, type 2 diabetes mellitus, abdominal obesity, insulin resistance
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chuyển hóa bao gồm nhiều tình
trạng như béo bụng-mỡ nội tạng, rối loạn đường
huyết-tiền đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa
lipid máu, tăng huyết áp. Nó được xác định như
là yếu tố nguy cơ độc lập bệnh tim mạch và
được cho rằng tồn tại trước khi xuất hiện bệnh
đái tháo đường típ 2. Bệnh sinh của hội chứng
này chủ yếu béo phì-béo bụng, đề kháng insulin
và những tình trạng khác như cao tuổi, tình
trạng tiền viêm, yếu tố tăng đông và vài yếu tố
nội tiết(6). Phát hiện sớm hội chứng chuyển hóa
và điều trị tích cực để làm giảm nguy cơ tim
mạch lâu dài. Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán
hội chứng chuyển hoá như của tổ chức y tế thế
giới WHO(2); chương trình giáo dục quốc gia về
cholesterol NCEP – ATP III(5); hiệp hội nội tiết
lâm sàng Hoa kỳ (AACE)(6); liên đoàn đái tháo
đường Quốc tế (IDF)(1,16). Tỉ lệ và biểu hiện hội
chứng chuyển hóa thay đổi theo từng chủng tộc
và vùng địa lý, đặc biệt cao trên nhóm bệnh
nhân đái tháo đường. Do đó, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ hội chứng
chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF ở bệnh nhân đái
tháo đường típ 2 tại bệnh viện Vĩnh Long.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu
P = 0,62 từ nghiên cứu tác giả Mai Lê Hiệp(11).
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo
đường theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ(3):
Đường huyết đói ≥ 126 mg/dL (≥ 7,0
mmol/L); ít nhất 2 lần thử.
Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (≥ 11,1
mmol/L), kèm triệu chứng tăng đường huyết.
Nghiệm pháp dung nạp glucose: đường
huyết 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 200 mg/dL.
Bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo
đường và đang điều trị thuốc hạ đường huyết
hay insulin.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đái tháo đường đang bị rối loạn
chuyển hóa cấp.
Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường
típ 1.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hoá(1)
Béo phì trung tâm, tiêu chuẩn dành cho
người Châu Á: vòng eo nam ≥ 90cm và nữ ≥
80cm.
Kết hợp 2 trong các yếu tố sau:
Triglyceride ≥ 1,7mmol/l (150mg/dl) hoặc đã
được chẩn đoán và đang điều trị đặc hiệu rối
loạn lipid này.
HDL - C < 1,03mmol/l (40mg/dl) đối với nam
và < 1,29mmol/l (< 50mg/dl) đối với nữ hoặc đã
được chẩn đoán và đang điều trị đặc hiệu rối
loạn lipid này.
Tăng huyết áp: HA tâm thu ≥ 130mmHg,
HA tâm trương ≥ 85mmHg, hoặc đã được chẩn
đoán và điều trị THA.
Glucose máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/l (100mg/dl)
hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường típ 2.
Định nghĩa biến số
Chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index) =
Trọng lượng cơ thể (kg)/ (chiều cao cơ thể
(m))2(kg/m2)
Bảng 1: Phân loại chỉ số khối cơ thể
Phân loại BMI (kg/ m2)
Thiếu cân < 18,5
Bình thường 18,5 – 24,9
Thừa cân 25 – 29,9
Béo phì độ 1 30 – 34,9
Béo phì độ 2 35 – 39,9
Béo phì độ 3 ≥ 40
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 273
Đo vòng eo: đo bằng thước dây không co dãn,
có độ chính xác tới 1 cm. Người được đo đứng
thẳng, cân đối, hai chân song song, hai bàn chân
dạng cách nhau 8-10 cm, thở đều, đo vào lúc thở
ra nhẹ tránh co cơ. Đo buổi sáng khi chưa ăn
uống, đo theo mặt phẳng nằm ngang qua điểm
giữa bờ dưới xương sườn và đỉnh mào chậu,
thường đo ngang qua rốn. Đo hai lần vào giữa
thì thở ra, lấy trị số trung bình. Nếu khác biệt
giữa hai lần đo ≥ 2cm thì sẽ đo lần ba rồi lấy trị
số trung bình của hai lần đo có trị số gần nhất.
Béo bụng khi:vòng bụng nam ≥ 90 cm và vòng
bụng nữ ≥ 80cm
Đo huyết áp: trước khi đo huyết áp phải đảm
bảo bệnh nhân được nghỉ ngơi trước đó ít nhất
15 phút, không hút thuốc, uống rượu, cà phê
trước đó ít nhất 60 phút.
Đồng thời người khám phải giải thích để
bệnh nhân yên tâm. Huyết áp được đo theo
phương pháp Korotkoff. Phân độ huyết áp theo
JNC VII.
Bảng 2: Phân độ huyết áp theo JNC VII người ≥ 18
tuổi
Phân độ HATT (mmHg) HATTr
(mmHg)
Bình thường < 120 < 80
Tiền THA 120 – 139 và/ hoặc 80 – 90
THA độ I 140 – 159 và/ hoặc 90 – 99
THA độ II ≥ 160 và/ hoặc ≥ 100
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90
Xử lý số liệu: nhập số liệu bằng phần mềm
EpiData 3.1 và xử lý với phần mềm Stata 10.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian 9 tháng, chúng tôi thu thập
được 363 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 theo
tiêu chuẩn chọn mẫu
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Bảng 3: Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân đái
tháo đường típ 2
(N = 363) Phần trăm
Giới tính: Nam
Nữ
90
273
24,8
75,2
Tuổi (±độ lệch chuẩn) 57,9 ± 11
(N = 363) Phần trăm
< 40 12 3,3
40-49 55 15,2
50-59 162 44,6
60-69 79 21,8
Nhóm
tuổi
≥ 70 54 15,1
Thời gian ĐTĐ 5,4 ± 4,54
Vòng eo Nam
Nữ
84,5 ± 10,2
84,3 ± 8,1
Béo bụng 127 35,0
BMI 23,9 ± 3,5
<18,5 18 5,0
18,5 – < 25 225 62,0
≥ 25 120 33,0
Glucose (mmol/l) 11,38 ± 4,72
Triglycerid (mmol/l) 3,77 ± 3,86
Cholesterol (mmol/l) 6,00 ± 4,50
HDL–C (mmol/l): Nam
Nữ
1,14 ± 0,30
1,20 ± 0,26
LDL–C (mmol/l) 3,29 ± 0,98
Về phân bố giới tính, tỉ lệ nữ gấp 3 lần nam.
Trong đa số các nghiên cứu về bệnh nhân đái
tháo đường, thì nữ luôn chiếm đa số như nghiên
cứu của Mai Lê Hiệp, nữ gấp 2 lần nam(11), của
Nguyễn Huy Cường gấp 2,4 lần. Tuổi trung
bình là 57,9 ± 11, tương tự như những nghiên
cứu của các tác giả khác và nhóm tuổi chiếm tỉ lệ
cao nhất 50-59 tuổi(7,8,9). Thời gian bị đái tháo
đường trung bình khoảng 5 năm, béo bụng
chiếm 35%, và thừa cân béo phì cũng khoảng
33%. Đa số bệnh nhân có đường huyết đói khá
cao, rối loạn lipid máu chủ yếu là tăng
triglyceride.
Vòng eo trong nghiên cứu này gần bằng với
nghiên cứu của Mai Lê Hiệp(11) vòng eo nam
89,29 ± 9,03 và nữ là 88,26 ± 9,63 và nghiên cứu
của Nguyễn Thành Công(13) vòng eo nam 88,9 ±
7,8 và nữ là 84,8 ±7,6. Đối với nữ thì thỏa tiêu
chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hoá vì vậy
mà tạo ra sự khác biệt tỉ lệ hội chứng chuyển
hoá giữa nam và nữ sẽ nêu ở dưới đây. Tuy
nhiên trong nghiên cứu của Song(15) thì cao hơn
hơn hẳn với vòng eo nam 112,9 ± 13,8 và nữ
112,7 ± 14,6. Sự khác nhau này có thể do sự
không đồng nhất về chủng tộc và lối sống, chế
độ ăn uống.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 274
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển
hoá theo IDF
Trong 363 bệnh nhân đái tháo đường có
214 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn hội chứng
chuyển hoá theo IDF chiếm 59%; trong khi nếu
chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn của NCEP-ATP
III thì tỉ lệ hội chứng chuyển hoá đến 88,4%. Tỉ
lệ này tương tự nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Thu Thảo trên 120 bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 là 69,2% và nghiên cứu của
Moshen Janghorbani(12) tỉ lệ HCCH theo NCEP
– ATP III sử dụng chỉ số BMI ≥ 25kg/m2 thay
cho vòng eo là 65%. Tỉ lệ nghiên cứu này thấp
hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn
Thành Công trên 608 bệnh nhân(13) tỉ lệ HCCH
theo IDF là 86%, sự khác biệt có thể do dân số
chọn mẫu của 2 khác nhau và tiêu chuẩn chẩn
đoán khác nhau. Còn trong nghiên cứu của
Song và Hardisty(15) sử dụng cả hai tiêu chuẩn
của IDF và NCEP – ATP III thì tỉ lệ HCCH rất
cao lần lượt là 93,1% và 90,5%.
Tỉ lệ HCCH trong nghiên cứu này ở nam chỉ
chiếm 24,4% (n=22/90) và nữ chiếm tới 70%
(n=192/273). Tỉ lệ HCCH ở nữ cao hơn hẳn ở
nam. Trong khi tỉ lệ này trong các nghiên cứu
khác (bảng 4) thì không quá chênh lệch giữa
nam và nữ nhưng tỉ suất lại cao hơn nhiều so
với nghiên cứu này. Lý do có thể giải thích cho
sự khác nhau này, thứ nhất là do trong dân số
đái tháo đường tỉ lệ nữ luôn luôn cao hơn nam
trong đa số các nghiên cứu; thứ hai là do tiêu
chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hoá theo
IDF thì phải thoả tiêu chuẩn vòng eo, mà nữ dễ
thoả tiêu chuẩn này như đã lý giải ở mục trên
nên tỉ lệ nữ cao hơn hẳn nam. Chính vì vậy mà
nghiên cứu này tỉ lệ nữ mắc hội chứng chuyển
hoá cao hơn hẳn nam.
Bảng 4: Phân bố giới tính của các nghiên cứu về hội
chứng chuyển hoá trên bệnh nhân ĐTĐ
Nghiên cứu Nam Nữ
Mai Lê Hiệp (11) 61,7% 70,3%
Nguyễn Thành Công (13) 72,6% 90,7%
Mohsen J và Masoud A (12) 55,6% 71,7%
Song SH và Hardisty CA (15) 87,6% 94,2%
Các thành tố của hội chứng chuyển hoá
Bảng 5: Phân bố tiêu chuẩn hội chứng chuyển hóa
Tiêu chuẩn Số N Phần trăm
Glucose 363 100
Triglycerid 316 87,1
Huyết áp 246 67,8
Vòng eo 236 65,0
HDL–C 235 64,7
Tất cả bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn
glucose của IDF, kế đến là tiêu chuẩn tăng
triglyceride và 3 tiêu chuẩn còn lại tăng huyết
áp, vòng eo và tăng HDL-C có tỉ lệ gần bằng
nhau. Đây là lý do tại sao bệnh nhân bị đái tháo
đường nguy cơ cao bị hội chứng chuyển hoá, vì
cả hội chứng chuyển hoá và đái tháo đường típ
2 có cùng cơ chế sinh bệnh học là tình trạng đề
kháng insulin và hiện diện những yếu tố tiền
viêm, yếu tố đông máu.
Gần đây dựa vào các kết quả nghiên cứu
quan sát các tác giả nhận thấy: béo phì dựa vào
BMI không phản ánh chính xác thành phần béo
phì trung tâm. Vì tăng chu vi vòng bụng hay còn
gọi béo phì dạng nam được cho là yếu tố quyết
định sự xuất hiện hội chứng chuyển hoá. Do đó
trong tiêu chuẩn IDF chọn vòng eo là yếu tố bắt
buộc trong tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng
chuyển hoá. Mô mỡ được xem như là cơ quan
nội tiết sản xuất các chất làm tăng yếu tố nguy
cơ. Các chất này gồm các acid béo chưa ester
hóa, các cytokin, PAI – 1 và adiponectin. Nồng
độ các acid béo tăng làm tế bào gan và mô cơ
quá tải lipid, góp phần làm gia tăng mức đề
kháng insulin. CRP tăng trong béo phì đồng
nghĩa với tăng quá mức cytokin và các yếu tố
tiền viêm khác. Tăng PAI – 1 làm gia tăng tình
trạng tiền viêm. Liên kết chặt chẽ giữa béo phì,
nhất là béo bụng và các yếu tố nguy cơ là lý do
khiến ATP – III quan niệm: HCCH là nhóm biến
chứng của béo phì.
Ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh có những thay
đổi trọng lượng và phân bố mỡ cơ thể. Họ có
khuynh hướng tăng cân, bắt đầu từ năm đầu
tiên và biểu hiện bằng sự tái phân bố mỡ cơ thể
từ dạng béo vùng thấp đến dạng béo bụng kiểu
nam giới.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 275
Kết quả nghiên cứu của đa số tác giả trên thế
giới đều nhận thấy tầm quan trọng của việc thay
đổi các chỉ số nhân trắc ở các đối tượng có yếu tố
nguy cơ xuất hiện HCCH. Nên tiêu chuẩn bắt
buộc có HCCH của IDF: tăng chu vi vòng bụng
≥ 90cm (nam) và ≥ 80cm (nữ). Các tiêu chuẩn
khác còn lại gồm: rối loạn lipid máu (tăng
triglyceride, giảm HDL – C); huyết áp động
mạch ≥ 130/85mmHg; glucose máu lúc đói ≥
5,6mmol/l. 4 tiêu chuẩn khác ngoài tiêu chuẩn
vòng eo đều ở mức giới hạn cao của các chỉ số
chứ chưa thật sự thỏa mãn điều kiện tăng cao
tuyệt đối của các chỉ số này.
Tăng triglycerid biểu hiện tình trạng thiếu
hay đề kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo
đường típ 2. Lý do là giảm hoạt tính men
lipoproterin lipase nên giảm hiện tượng ly giải
triglycerid từ chylomicron (CM) và VLDL, làm ứ
đọng hai chất này. Thứ hai là tăng hoạt tính men
lipase nội bào phụ thuộc hormon, men này có
nhiều ở mô mỡ, do đó làm tăng ly giải
triglycerid thành acid béo tự do và glycerol, acid
béo tự do gia tăng trong máu sẽ được chuyển về
gan và được tổng hợp thành VLDL. Thứ ba là
tăng tiết VLDL từ gan, từ đó tăng chylomicron
nhất là sau ăn và tăng chủ yếu VLDL ở bệnh
nhân ĐTĐ. Đây là 2 chất chứa nhiều triglycerid
nên làm tăng triglycerid. Trong nghiên cứu này
số đối tượng trong nhóm ĐTĐ có nồng độ
triglycerid > 1,7mmol/l chiếm tỉ lệ cao 83,5%.
Giảm HDL – C ở bệnh nhân ĐTĐ giảm hoạt
tính men lipoprotein lipase gây ứ đọng
chylomecron, ít tạo ra phospholipid và ApoA1
để tạo thành HDL. Thiếu ApoA1 làm giảm hoạt
tính men lecithin-cholesteryl acyl-transferase
làm giảm khả năng chuyên chở cholesterol tự do
từ tế bào ngoại vi. Tăng hoạt tính men hepatic
lipase làm thủy phân triglycerid từ HDL2 tạo
HDL3 có kích thước nhỏ dễ bị dị hóa hơn. Trong
nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ giảm HDL – C <
0,9mmol/l chỉ là 9,9%.
Nồng độ LDL – C huyết thanh ở bệnh đái
tháo đường có thể bình thường nhưng tăng LDL
nhỏ, đậm đặc do giảm hoạt tính của men
lipoproterin lipase làm tăng VLDL giàu
triglycerid, đây là tiền chất của LDL nhỏ đậm
đặc. Tăng hoạt tính của men CETP và HL sẽ làm
tăng tạo LDL nhỏ đậm đặc. Trong nghiên cứu
này số trường hợp có nồng độ LDL – C > 3,4
mmol/l chiếm 41%.
Bảng 6: Tỉ lệ các kiểu tổ hợp tiêu chuẩn chẩn đoán
hội chứng chuyển hóa theo IDF
(n = 214)
Các kiểu tổ hợp
n %
Tăng VE + ĐTĐ và tăng huyết áp 1 0,5
Tăng VE + ĐTĐ và giảm HDL –C 4 1,9
Tăng VE + ĐTĐ và tăng triglycerid 15 7,0
Tăng VE + ĐTĐ + giảm HDL –C và tăng huyết áp 11 5,1
Tăng VE + ĐTĐ + tăng triglycerid và giảm HDL-C 33 15,4
Tăng VE + ĐTĐ + tăng triglycerid và tăng huyết
áp
45 21,0
Đủ 5 tiêu chuẩn 105 49,1
Trong nghiên cứu này, chẩn đoán hội
chứng chuyển hoá ngoài tiêu chuẩn vòng eo là
bắt buộc, bệnh nhân đã đủ tiêu chuẩn đường
huyết, nên chỉ xét đến tiêu chuẩn là huyết áp,
triglycerid, HDL – C. Chúng tôi nhận thấy:
Triglycerid ≥ 1,7mmol/l chiếm tỉ lệ cao nhất
92,5%, huyết áp ≥ 135/85mmHg chiếm tỉ lệ
75,7% và thấp nhất là HDL – C (< 1,03mmol/l ở
nam và < 1,26mmol/l ở nữ) chiếm 71,5%. Trong
nghiên cứu của Nguyễn Thành Công(13) quan
sát 608 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại
Trung tâm chẩn đoán y khoa nhận thấy: các
tiêu chuẩn chẩn đoán để tạo ra HCCH, trong
đó cao nhất là tăng huyết áp 84,5%, kế đến
giảm HDL – C (70,3%), tăng triglycerid
(63,2%), tăng vòng eo (76,7%). Một nghiên cứu
khác của Mohsen(12) thì tăng huyết áp, tăng
triglycerid, giảm HDL – C gần tương đương (tỉ
lệ lần lượt 88,4%; 87,1%; 88,3%).
Kết quả nghiên cứu Framingham cho thấy
25% đối tượng có HCCH có nguy cơ bệnh tim
mạch, 20% nguy cơ bệnh mạch vành trong 5
năm tiếp theo, đột quỵ não tăng 3 lần. Tỉ lệ tử
vong ở đối tượng có HCCH tăng cao (12% so
với 2,2%).
Đối tượng có HCCH có đủ 5 tiêu chuẩn
trong nghiên cứu này chiếm tỉ lệ cao 49,1%. Đây
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 276
là những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 nên khả năng
xuất hiện nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch của
HCCH, và nguy cơ được tính tương đương
bệnh mạch vành.
Những yếu tố nguy cơ liên quan đến hội
chứng chuyển hoá
Bảng 7: So sánh nguy cơ mắc HCCH giữa các nhóm
tuổi
Có HCCH
(n = 214)
Không
HCCH
(n = 149)
n % n %
Giá trị
p OR
Giới tính
Nam 22 10,3 68 45,6
Nữ 192 89,7 81 54,4
< 0,05
Nhóm tuổi
< 40 4 33,3 8 66,7 1,00
40 – 49 27 49,1 28 50,9 1,47
50 – 59 90 55,6 72 44,4 1,67
60 – 69 53 67,1 26 32,9 2,01
≥ 70 39 72,2 15 27,8
< 0,05
2,17
BMI
18,5 – < 23 56 39,7 85 60,3 1,00
≥ 23 56 26,2 103 69,1
< 0,05
6,3
Tăng huyết
áp
150 70,1 73 49 < 0,05 2,44
Rối loạn lipid
máu
171 79,9 105 70,5 < 0,05 1,66
Hút thuốc lá 2 9,1 15 22,1 > 0,05
Thời gian
ĐTĐ
(> 10 năm)
23 10,8 14 9,3 > 0,05
Tỉ lệ xuất hiện HCCH tăng theo tuổi và giới
nữ. Kết quả này tương tự như các nghiên cứu
của Nguyễn Thành Công (13), Mai Lê Hiệp (11),
Mohsen và Masoud (12) ở BN ĐTĐ típ 2. Những
thành tố của HCCH và chỉ số BMI (>23kg/m2)
làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong khi, hút
thuốc lá thời gian mắc bệnh đái tháo đường
không liên quan đến sự xuất hện HCCH.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ HCCH theo tiêu chuẩn IDF ở BN ĐTĐ
típ 2 là 59,0%. Tỉ lệ ở nữ gặp nhiều hơn nam.
Nguy cơ HCCH tăng theo tuổi, BMI và thành tố
hội chứng chuyển hoá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A new IDF worldwide definition of the metabolic syndrome:
the rationale and the results (2006). Diabetes Voice Vol. 50
Issue 3
2. Alberti KG, Zimmet PZ. (1998) Definition, diagnosis and
classification of diabetes mellitus and its complications. Part 1:
Diagnosis and classification of diabetes mellitus provisional
report of a WHO consultation. Diabet Med. 1998;15:539-553.
(WHO)
3. American Diabetes Association. Standards of Medical Care in
Diabetes (2006). Diabetes Care. 29 (suppl 1) S4-S42.
4. Einhorn D, Reaven GM, Cobin RH, et al. (2003) American
College of Endocrinology position statement on the insulin
resistance syndrome. Endocr Pract. 9: pp 237-252.
5. Expert Panel (ATP III) (2001). Executive Summary of The
Third Report of The N