Hội chứng viêm do phục hồi miễn dịch ở người nhiễm HIV/AIDS (IRIS) được gây ra do sự phục hồi phản
ứng viêm đối với các tác nhân nhiễm khuẩn một khi cơ thể này được điều trị với thuốc kháng retrovirus, làm gia
tăng trở lại tình trạng miễn dịch. Khảo sát hiện tượng này là một điều cần thiết cho các nhà lâm sàng điều trị
HIV. Nghiên cứu được thực hiện từ 2006 đến 2009 tại BV Bệnh Nhiệt Đới.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mới mắc, thời điểm khởi phát, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện
IRIS ở bệnh nhân HIV/AIDS sau 6 tháng điều trị HAART.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả.
Kết quả: 260 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu ( 78,5% là nam, 57,7% có yếu tố nguy cơ là tiêm
chích ma túy, trị số CD4 trung vị trước điều trị là 41 tế bào/ mm3). Tỷ lệ mới mắc IRIS là 19,5%,với thời điểm
trung vị là 8 tuần sau điều trị (31,6% xảy ra trong vòng 1 tháng, 39,5% xảy ra từ 1 đến 3 tháng). IRIS do
Mycobacterium tuberculosis chiếm tỉ lệ cao nhất: 41 trường hợp (53,9%, đặc biệt là lao phổi và lao hạch), kế đến
là Zona (14,5%), viêm võng mạc do CMV (9,2%). Những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự xuất hiện IRIS là
tuổi trẻ (dưới 30 tuổi) lúc bắt đầu HAART (p=0,009), CD4 trước điều trị thấp: dưới 50/mm3) (p= 0,004). Tỷ lệ
tử vong do IRIS là 6,8%, chủ yếu là bệnh lý nhiễm khuẩn thần kinh trung ương.
Kết luận: Những bệnh nhân HIV/AIDS có tình trạng suy giảm miễn dịch tiến triển lúc mới bắt đầu
HAART có nguy cơ cao biểu hiện IRIS nên cần được theo dõi và tầm soát IRIS đúng mức.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội chứng viêm do phục hồi miễn dịch ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị kháng Retrovirus hoạt tính cao tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới từ 1/2006 đến 12/2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 510
HỘI CHỨNG VIÊM DO PHỤC HỒI MIỄN DỊCH Ở BỆNH NHÂN
HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ KHÁNG RETROVIRUS HOẠT TÍNH CAO
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TỪ 1/2006 ĐẾN 12/2009
Nguyễn Thị Cẩm Hường*, Nguyễn Hữu Chí*, Đông Thị Hoài Tâm*
TÓM TẮT
Hội chứng viêm do phục hồi miễn dịch ở người nhiễm HIV/AIDS (IRIS) được gây ra do sự phục hồi phản
ứng viêm đối với các tác nhân nhiễm khuẩn một khi cơ thể này được điều trị với thuốc kháng retrovirus, làm gia
tăng trở lại tình trạng miễn dịch. Khảo sát hiện tượng này là một điều cần thiết cho các nhà lâm sàng điều trị
HIV. Nghiên cứu được thực hiện từ 2006 đến 2009 tại BV Bệnh Nhiệt Đới.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mới mắc, thời điểm khởi phát, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện
IRIS ở bệnh nhân HIV/AIDS sau 6 tháng điều trị HAART.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả.
Kết quả: 260 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu ( 78,5% là nam, 57,7% có yếu tố nguy cơ là tiêm
chích ma túy, trị số CD4 trung vị trước điều trị là 41 tế bào/ mm3). Tỷ lệ mới mắc IRIS là 19,5%,với thời điểm
trung vị là 8 tuần sau điều trị (31,6% xảy ra trong vòng 1 tháng, 39,5% xảy ra từ 1 đến 3 tháng). IRIS do
Mycobacterium tuberculosis chiếm tỉ lệ cao nhất: 41 trường hợp (53,9%, đặc biệt là lao phổi và lao hạch), kế đến
là Zona (14,5%), viêm võng mạc do CMV (9,2%). Những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự xuất hiện IRIS là
tuổi trẻ (dưới 30 tuổi) lúc bắt đầu HAART (p=0,009), CD4 trước điều trị thấp: dưới 50/mm3) (p= 0,004). Tỷ lệ
tử vong do IRIS là 6,8%, chủ yếu là bệnh lý nhiễm khuẩn thần kinh trung ương.
Kết luận: Những bệnh nhân HIV/AIDS có tình trạng suy giảm miễn dịch tiến triển lúc mới bắt đầu
HAART có nguy cơ cao biểu hiện IRIS nên cần được theo dõi và tầm soát IRIS đúng mức.
Từ khóa: Nhiễm HIV, Hội chứng phục hồi miễn dịch (IRIS),Điều trị thuốc kháng Retrovirus hoạt tính cao
(HAART).
ABSTRACT
IMMUNE RECONSTITUTION INFLAMMATORY SYNDROME IN HIV PATIENTS FOLLOWING
HAART AT THE HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES FROM 1/2006 TO 12/2009
Nguyen Thi Cam Huong, Nguyen Huu Chi, Đong Thi Hoai Tam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 511 - 515
Background: The Immune Reconstitution Inflammatory Syndrome in HIV patients (IRIS) receiving
HAART therapy was due to the recovery of the immune system leading to an important inflammatory reaction to
infectious pathogens. A study on IRIS was conducted at the Hospital for Tropical Diseases from 2006 to 2009.
Objectives: To investigate the incidence, the onset time, the manifestations and the risk factors of IRIS in
HIV/AIDS patients following the first 6 months of HAART.
Method: A prospective descriptive study.
Results: A total of 260 patients were included (78.5% male, 57.7% IDUs and the median baseline CD4 cell
count before treatment 41x106 cells/L). From this, 19.5% patients experienced IRIS at a median of 8 weeks after
*Bộ môn nhiễm Đại học Y Dược TPHCM.
Liên hệ: ThS BS. Nguyễn Thị Cẩm Hường ĐT: 0983773915 E-mail:camhưong37@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 511
HAART (31.6% after 1 month, 39.5% from 1- 3 months). IRIS due to Mycobacterium tuberculosis had the
highest incidence: 41 cases (53,9%), especially pulmonary and lymph nodes TB, then Zona infection (14,5%),
and CMV retinitis (9,2%). The strongest independent predictors of IRIS were young age (under 30) at initiation
of HAART (p=0.009), low baseline CD4 cell count (especially <50x 106 cells/L) (p= 0.004). The mortality rate
was 6,8%, mainly due to central nervous system infection.
Conclusion: Patients with advanced immunodeficiency at HAART initiation were at great risk of
developing IRIS, should be appropriately monitored for this event.
Key words: HIV, Immune Reconstitution Inflammatory Syndrome (IRIS), Highly Active Antiretroviral
Therapy (HAART).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 1995, trị liệu kháng retrovirus hoạt
tính cao (HAART = Highly Active antiretroviral
therapy) đã làm giảm số tử vong của những
bệnh liên quan đến AIDS, giảm tỉ lệ mới mắc
cũng như cải thiện về lâm sàng của các nhiễm
khuẩn cơ hội (NTCH). Tuy nhiên, khi được điều
trị HAART, một số bệnh nhân lại có biểu hiện
lâm sàng xấu đi do phản ứng viêm mạnh mẽ
xảy ra đối với tác nhân nhiễm khuẩn và không
nhiễm khuẩn(2,3). Hiện tượng này được gọi là hội
chứng phục hồi miễn dịch (Immune
Reconstitution Syndrome - IRS) hay hội chứng
viêm do phục hồi miễn dịch (Immune
Reconstitution Inflammatory Syndrome - IRIS).
Một số trường hợp IRIS đã được ghi nhận ở các
bệnh nhân AIDS điều trị tại Bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới, nhưng chưa có khảo sát nào thật sự
cho biết tần suất IRIS xảy ra là bao nhiêu? hoặc
IRIS xảy ra vào thời điểm nào và có những đặc
điểm gì? Đây là vấn đề cần được quan tâm.
Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi muốn khảo sát các đặc điểm của
hội chứng viêm do phục hồi miễn dịch ở bệnh
nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại BV Bệnh Nhiệt
Đới, qua việc:
- Xác định tỉ lệ mới mắc của IRIS.
- Xác định thời điểm khởi phát IRIS.
- Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
xử trí và diễn tiến của các bệnh nhiễm khuẩn
thường gặp với IRIS.
- Xác định những yếu tố liên quan đến sự
xuất hiện IRIS.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang có
phân tích.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Bệnh nhân được khảo sát và theo dõi tại
Phòng Khám ngoại trú, và một số khoa nội viện:
Khoa Hồi sức Cấp cứu tích cực Chống độc
người lớn, khoa Nhiễm Việt Anh, khoa nhiễm E
của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 1/2006
đến tháng 12/2009.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân người lớn (>15 tuổi) nhiễm
HIV/AIDS được điều trị HAART tại BV Bệnh
Nhiệt Đới.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân người lớn (>15 tuổi) bị nhiễm
HIV/AIDS, xác định bằng xét nghiệm tìm kháng
thể chống HIV, có tiêu chuẩn điều trị HAART
theo Tài liệu Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị
nhiễm HIV/ AIDS của Bộ Y Tế (1), (2).
- Bệnh nhân tuân thủ tốt với điều trị trong 6
tháng.
-Bệnh nhân có đáp ứng hiệu quả về phương
diện lâm sàng, đáp ứng miễn dịch và đáp ứng
virus với HAART.
Phân tích và xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 11.05. Tần số của các biến số
nền được tính tỉ lệ %, biến số liên tục thể hiện
bằng trung vị và khoảng giá trị tối thiểu - tối đa.
Trong phần so sánh 2 nhóm có và không có biểu
hiện IRIS, sử dụng phép kiểm Chi bình phương
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 512
đối với biến số không liên tục. Đối với biến số
không liên tục, chúng tôi sử dụng phép kiểm
trung vị hay Man- Whitney U.
KẾT QUẢ và BÀN LUẬN
Chúng tôi đã ghi nhận được 260 trường hợp
đủ tiêu chuẩn chọn mẫu như đã trình bày, trong
đó có 231 trường hợp từ phòng khám ngoại trú
và 29 trường hợp điều trị nội trú.
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu
(n=260).
Đặc tính Tần suất Tỷ lệ %
Phái: nam 204 78.5
nữ 56 21.5
Nhóm tuổi:
<30 152 58,5
>30 108 41,5
Tuổi trung bình (năm) 30 ± 7,32
Nơi cư ngu:
TPHCM 185 71,2
Tỉnh 75 28,8
Yếu tố nguy cơ
Tiêm chích ma túy 120 46,2
QHTD không an tòan 92 35,4
Tiêm chích ma túy & QHTD
không an toàn
30 11,5
Không khai thác được 18 6,9
Tiền căn điều trị ARV
3 loại ARV (đã ngưng) 34 16,9
2 loại thuốc ARV 4 1,6
Không dùng 202 81,5
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên
cứu(n=260).
Đặc tính Tần suất/ trung bình(%)
BMI 18,83 ± 2,5 (13- 26)
Cân nặng (kg) 50,4 ± 7,6 (31- 71)
Khả năng vận động (Điểm Karnofsky)
50 – 70 50 (19,2)
80 – 100 210 (80,8)
Giai đoạn lâm sàng
I – II 43 (16,5)
III 130 (50)
IV 87 (33,5)
Tải lượng virus trước điều trị
(log10) (n=62)
4,96 ( 3,4- 5,7)
Số lượng TCD4+ trước điều trị
(/mm3)
<50 144 (57,4)
50 - 100 51 (19,6)
Đặc tính Tần suất/ trung bình(%)
101 - 200 51 (19,6)
>200 14 (5,4)
Tỉ lệ mới mắc IRIS
Qua theo dõi 231 trường hợp tại phòng
khám ngoại trú liên tục qua 6 tháng, chúng tôi
thu thập được 45 trường hợp có biểu hiện IRIS
sau 2 tuần điều trị, chiếm tỉ lệ 19,5%. Tỉ lệ mới
mắc của IRIS trong nghiên cứu của chúng tôi
thấp hơn so với nghiên cứu của nhóm tác giả
French năm 2000, qua 132 trường hợp có đáp
ứng với HAART thì có 25% trường hợp có biểu
hiện IRIS(4), do chúng tôi không đưa vào tiêu
chuẩn chẩn đoán IRIS 16 trường hợp nghi nghờ
viêm gan HBV hay HCV do IRIS.
Thời điểm xuất hiện IRIS
IRIS được ghi nhận qua 45 trường hợp ngoại
trú và 29 trường hợp nội trú. Có 2 trường hợp
xảy ra IRIS 2 lần trong 6 tháng đầu điều trị
HAART. Thời điểm xuất hiện được tính trên 76
trường hợp. Thời điểm trung vị xuất hiện hội
chứng này là 56 ngày (8 tuần). 31,6% xảy ra
trong vòng 1 tháng, 39,5% xảy ra từ 1 đến 3
tháng và 28,9% xảy ra sau khi bắt đầu HAART
từ 3 đến 6 tháng.
Thời điểm khởi phát IRIS trong nghiên cứu
của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của
tác giả Ratnam là 12 tuần sau khi bắt đầu
HAART (4 -24 tuần)(7), phần lớn thời điểm khởi
phát IRIS trong các nghiên cứu khác ghi nhận
trong vòng 8 - 10 tuần đầu sau điều trị.
Tỉ lệ các loại bệnh nhiễm khuẩn do IRIS (n
= 76)
Mycobacterium tuberculosis chiếm tỉ lệ cao
nhất: có 41 trường hợp (53,9%), kế đến là Zona:
có 11 trường hợp (14,5%), viêm võng mạc do
CMV có 7 trường hợp (9,2%), viêm màng não do
Cryptococcus neoformans có 5 trường hợp (6,6%),
viêm não do Toxoplasma gondii có 4 trường hợp
(5,3%), nhiễm nấm Penicillium marneffei có 3
trường hợp (3,9%), Herpes sinh dục có 2 trường
hợp (2,6%), viêm phổi do Pneumocystis jiroveci có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 513
2 trường hợp (2,6%), bệnh lý não chất trắng đa ổ
tiến triển có 1 trường hợp (1,3%).
Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc lao trong dân số cao
và nhiễm HIV làm nguy cơ mắc bệnh lao tăng,
do đó có thể giải thích được tỉ lệ bệnh lao xảy ra
sau HAART là cao trong khảo sát này. Nghiên
cứu của tác giả Sungkanuparph, Somnuek tại
Thái Lan vào năm 2003 qua 48 tuần theo dõi sau
HAART, cho thấy bệnh lao cũng chiếm hơn 1/2
trường hợp(9), còn với nghiên cứu của tác giả
Haddow và cộng sự tại Nam Phi, lao do IRIS
chiếm 1/3 các trường hợp(5).
Xử trí và diễn tiến của nhóm IRIS
Khi xảy ra IRIS các bệnh nhân tuân thủ tốt
với điều trị thuốc ARV và thuốc điều trị đặc
hiệu. Đa số bệnh nhân tiếp tục điều trị HAART
(97,3%), có 7 bệnh nhân được điều trị
corticosteroides (9,5%) trong bệnh cảnh
Toxoplasma não và viêm phổi do Pneumocystis
jiroveci do tình trạng bệnh nặng.
Đối với nhóm IRIS, chúng tôi mất theo dõi 3
trường hợp sau 6 tháng, 5 trường hợp tử vong
(6,8%), chủ yếu liên quan đến bệnh lý hệ thần
kinh trung ương, 7 trường hợp viêm võng mạc
do CMV không cải thiện thị lực. Trong 59
trường hợp còn lại, thời gian trung vị cải thiện
về lâm sàng là 45 ngày (14 - 90 ngày).
Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện IRIS.
Đặc tính Bệnh nhân
có IRIS
(n= 74)
Bệnh nhân
không có IRIS
(n= 186)
p – OR
(khoảng tin
cậy 95%)
Tuổi trung vị 27 29 0,009
<30 53 (34,6%) 100 (65,4%) Nhóm
tuổi >30 21 (19,6%) 86 (80,4%)
0,008 - 2,17
(1,2 - 3,9)
nam 65(31,9%) 139(68,1%) Giới
nữ 9 (16,1%) 47(83,9%)
0,02 - 2,4
(1,1 - 5,3)
Trung vị CD4
trước điều trị
24 52 0,004
<50 52(36,1%) 92 (63,9%)
50-100 10(19,6%) 41 (80,4%)
Nhóm
CD4
>100 12(18,5%) 53 (81,5%)
0,01
Số lượng
TCD4+ lúc 6
tháng (trung vị)
164 (23 - 638) 186 (51 - 737) 0,16
Biến thiên
TCD4+ sau 6
tháng (trung vị)
115 (16 - 365) 110 (- 95 - 463) 0,97
Đặc tính Bệnh nhân
có IRIS
(n= 74)
Bệnh nhân
không có IRIS
(n= 186)
p – OR
(khoảng tin
cậy 95%)
Tải lượng virus
trước điều trị
(trung vị) (n=62)
5,22 (4,1 -
5,7)
4,95 (3,4 - 5,7) 0,21
Tải lượng virus
sau 6 tháng
(trung vị) (n=62)
<2,4 (<2,4 -
3,98)
<2,4 (<2,4 -
4,2)
0,72
Độ giảm tải
lượng virus
(trung vị) (n=62)
4,78 (0,94 -
5,7)
4,7 (0,77 - 5,7) 0,16
Nhóm bệnh nhân có IRIS thường nhỏ tuổi,
27 tuổi; nhóm dưới 30 tuổi có nguy cơ xảy ra
IRIS gấp 2,17 lần so với nhóm trên 30 tuổi. Tuổi
lớn hơn được xem là yếu tố dẫn đến đáp ứng
dưới mức tối ưu và không có sự tương hợp giữa
đáp ứng CD4 và đáp ứng virus với HAART. Vì
vậy, khi bắt đầu HAART ở lứa tuổi trẻ có thể
dẫn đến phục hồi miễn dịch tốt hơn, nhưng điều
này lại làm gia tăng nguy cơ xuất hiện IRIS.
Nhóm IRIS có số lượng TCD4+ trước điều trị
thấp hơn (24/mm3 so với 52/mm3). Nếu bệnh
nhân thuộc nhóm có TCD4+ dưới 50/mm3, nguy
cơ xảy ra IRIS cao gấp 2,5 lần hơn nhóm có
TCD4+ >100/mm3. Điều này cũng được ghi nhận
qua nhận xét của nhóm tác giả Sexton, tác giả
French và tác giả Valin và có thể được giải thích
do tình trạng khởi phát IRIS liên quan đến sự
phục hồi miễn dịch nhanh và sự giảm nhanh tải
lượng virus. IRIS được ghi nhận nhiều hơn ở
bệnh nhân có số lượng TCD4+ thấp vì ở những
bệnh nhân này có lượng kháng nguyên cao
trong máu(3,8,10).
Số lượng trung vị của TCD4+ lúc 6 tháng và
mức độ biến thiên của 2 nhóm có và không có
IRIS tương đương nhau. Điều này cũng được
ghi nhận tương tự qua 3 nghiên cứu của nhóm
tác giả M.A. French năm 2000, tác giả Ratnam(4,7).
Chúng tôi có 62 bệnh nhân được làm xét nghiệm
tải lượng virus trước và sau điều trị 6 tháng.
Nếu so sánh tải lượng virus trước và sau điều trị
6 tháng, độ giảm tải lượng virus không khác biệt
giữa 2 nhóm. Theo nghiên cứu của tác giả Valin
và cộng sự năm 2010 ghi nhận nhóm lao do IRIS
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 514
xảy ra ở nhóm có tải lượng virus cao hơn và
giảm tải lượng virus >3 log 10 sau 4 tháng điều
trị(10). Còn tác giả Murdoch và cộng sự thực hiện
nghiên cứu ở Nam Phi cũng ghi nhận không có
sự khác biệt về tải lượng virus giữa 2 nhóm sau
6 tháng(6).
KẾT LUẬN
Khảo sát về hội chứng viêm do phục hồi
miễn dịch trên 260 trường hợp bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS điều trị HAART trong vòng 6 tháng,
chúng tôi có những nhận định như sau:
Tỉ lệ mới mắc IRIS là 19,5%. Thời điểm xuất
hiện IRIS trung vị là 56 ngày (8 tuần).
Mycobacterium tuberculosis là bệnh nhiễm khuẩn
cơ hội chiếm tỉ lệ cao nhất (53,9%), tỷ lệ tử vong
IRIS là 6,8%. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ xảy ra
IRIS thường nhỏ tuổi (dưới 30 tuổi), giới nam, có
TCD4+ trước điều trị thấp. Ở bệnh nhân thuộc
nhóm có TCD4+ dưới 50/mm3, nguy cơ xảy ra
IRIS cao gấp 2,5 lần hơn nhóm có TCD4+
>100/mm3.
Vậy những bệnh nhân HIV/AIDS có tình
trạng suy giảm miễn dịch tiến triển lúc mới bắt
đầu HAART có nguy cơ cao biểu hiện IRIS nên
cần được theo dõi và tầm soát IRIS đúng mức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (3/2005) "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Nhiễm
HIV/AIDS", Quyết định số 06/2005/QD-BYT.
2. Bộ Y Tế (8/2009) "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Nhiễm
HIV/AIDS", Quyết định số 3003/QD-BYT.
3. Haddow LJ, Easterbrook PJ, Mosam A, Khanyile NG,
Parboosing R, Moodley P, et al. (2009), “Defining immune
reconstitution inflammatory syndrome: evaluation of expert
opinion versus 2 case definitions in a South African cohort”,
Clin Infect Dis, 49(9): pp 1424-1432.
4. Martyn FA et al. (2000), "Immune restoration disease after the
treatment of immunodeficient HIV-infected patients with
highly active antiretroviral therapy", HIV Medicine(1): pp 107 -
115.
5. Martyn FA, Price P (2002), “Immune restoration disease in
HIV patients: aberrant immune responses after antiretroviral
therapy”, J HIV Ther, 7(2): pp 46-51.
6. Murdoch DM, Venter WD, Feldman C, Van Rie A (2008),
“Incidence and risk factors for the immune reconstitution
inflammatory syndrome in HIV patients in South Africa: a
prospective study”, AIDS, 22(5): pp 601-610.
7. Ratnam I, Chiu C, Kandala NB, Easterbrook PJ (2006),
"Incidence and risk factors for immune reconstitution
inflammatory syndrome in an ethnically diverse HIV type 1-
infected cohort", Clin Infect Dis (42): pp 418-427.
8. Sexton JD, Pien B (2005), "Immune reconstitution
inflammatory syndrome", Up to date online 13.2.
9. Sungkanuparph S, Vibhagool A, Mootsikapun P, et al. (2003),
"Opportunistic infections after the initiation of highly active
antiretroviral therapy in advanced AIDS patients in an area
with a high prevalence of tuberculosis", AIDS 17(14): pp 2129-
2131.
10. Valin, N., Pacanowski, J., Denoeud, L., Lacombe, K., Lalande,
V., Fonquernie, L., et al. (2010), “Risk factors for 'unmasking
immune reconstitution inflammatory syndrome' presentation
of tuberculosis following combination antiretroviral therapy
initiation in HIV-infected patients”. AIDS, 24(10): pp 1519-
1525.