Tổng quan: Phần lớn các bệnh nhân bướu lành tuyến tiền liệt đến điều trị do các triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Thang điểm IPSS được dùng để đánh giá ban đầu các bệnh nhân có hội chứng tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, thang điểm này thường khó tự trả lời đối với các bệnh nhân lớn tuổi. Nghiên cứu nhằm mục đích giúp các bệnh nhân trả lời đúng các câu hỏi của thang điểm IPSS bằng sử dụng các câu hỏi phụ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu thực hiện ở 41 bệnh nhân bướu lành tuyến tiền liệt được đánh giá điểm IPSS trước phẫu thuật cắt đốt nội soi tại khoa Ngoại Bệnh viện Thống Nhất. Kết quả: 41 bệnh nhân bướu lành tuyến tiền liệt với sự giúp đỡ của điều dưỡng đã trả lời đúng thang điểm IPSS trước phẫu thuật. Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 74,95 ± 9,42, Điểm IPSS trung bình là 26,05 ± 7,29, 82,93% bệnh nhân có triệu chứng nặng. Kết luận: Thang điểm IPSS dùng lượng giá các triệu chứng của bướu lành tuyến tiền liệt. Thang điểm IPSS quan trọng trong xác định độ nặng của bệnh lý này cũng như để theo dõi sự đáp ứng với điều trị. Các câu hỏi phụ giúp các bệnh nhân lớn tuổi hiểu và trả lời thang điểm IPSS dễ dàng hơn.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn bệnh nhân tự đánh giá triệu chứng bướu lành tuyến tiền liệt bằng thang điểm IPSS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 217
HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN TỰ ĐÁNH GIÁ TRIỆU CHỨNG
BƯỚU LÀNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG THANG ĐIỂM IPSS
Lê Thị Kim Chi*, Nguyễn Thanh Thúy*, Nguyễn Thị Nhàn*
TÓM TẮT
Tổng quan: Phần lớn các bệnh nhân bướu lành tuyến tiền liệt đến điều trị do các triệu chứng gây khó chịu,
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Thang điểm IPSS được dùng để đánh giá ban đầu các bệnh nhân có
hội chứng tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, thang điểm này thường khó tự trả lời đối với các bệnh nhân lớn tuổi.
Nghiên cứu nhằm mục đích giúp các bệnh nhân trả lời đúng các câu hỏi của thang điểm IPSS bằng sử dụng các
câu hỏi phụ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu thực hiện ở 41 bệnh nhân bướu lành tuyến
tiền liệt được đánh giá điểm IPSS trước phẫu thuật cắt đốt nội soi tại khoa Ngoại Bệnh viện Thống Nhất.
Kết quả: 41 bệnh nhân bướu lành tuyến tiền liệt với sự giúp đỡ của điều dưỡng đã trả lời đúng thang điểm
IPSS trước phẫu thuật. Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 74,95 ± 9,42, Điểm IPSS trung bình là 26,05 ±
7,29, 82,93% bệnh nhân có triệu chứng nặng.
Kết luận: Thang điểm IPSS dùng lượng giá các triệu chứng của bướu lành tuyến tiền liệt. Thang điểm
IPSS quan trọng trong xác định độ nặng của bệnh lý này cũng như để theo dõi sự đáp ứng với điều trị. Các câu
hỏi phụ giúp các bệnh nhân lớn tuổi hiểu và trả lời thang điểm IPSS dễ dàng hơn.
Từ khóa: IPSS, tuyến tiền liệt.
ABSTRACT
GUIDING THE BPH PATIENTS HOW TO USE THE IPSS FOR ASSESMENT SYMPTOMS
OF PROSTATISM
Le Thi Kim Chi, Nguyen Thanh Thuy, Nguyen Thi Nhan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 217 -220
Background: Most patients seeking treatment for BPH do so because of bothersome symptoms that effect the
quality of their life. The IPSS is recomended as the symptom scoring instrument to be used in the initial
assesment of each patient presenting with symptoms of prostatism. However, it is often difficult to answer these
questions for the elderly patients. Purpose: Using additional questions to help the patient corectly answer the
IPSS questions.
Patients and methods: A prospective study on 41 BPH patients was assessed the IPSS before TURP at
Surgical department of Thong Nhat Hospital.
Results: 41 patients with helping of the nurses corectly answer the IPSS questions. The mean patient age is
74.95 ± 9.42, the mean IPSS is 26.05 ± 7.29, 82.93% patients are severe BPH.
Conclusion: The IPSS quantifies the symptoms of BPH. It is impotant to determine the severity of the
disease and to document the response to therapy, to assess the patient's symptoms. The additional questions help
the elderly patients to understand and answer the IPSS questions easier.
Key words: IPSS, Prostate.
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ĐD. Lê Thị Kim Chi ĐT: 0913 004 549 Email : lethikimchi@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 218
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bướu lành tiền liệt tuyến (BLTLT) thường
gây nhiều khó chịu trong đời sống cho các bệnh
nhân nam lớn tuổi. Khác với một số bệnh khác,
có bướu là phải mổ nhưng với BLTLT nếu
không có hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ thì không
cần can thiệp phẫu thuật. Vì vậy đánh giá mức
độ nặng của triệu chứng BLTLT rất quan trọng,
là căn cứ để chỉ định điều trị(1,2).
Năm 1992, Hiệp hội niệu khoa Hoa kỳ đã
đưa ra thang điểm IPSS (International Prostate
Symptom Score) được dùng để lượng giá mức
độ nặng nhẹ của triệu chứng bướu lành tuyến
tiền liệt. Thang điểm IPSS dựa trên các triệu
chứng: tiểu không hết, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng,
tiểu vội, tiểu đêm, tia nước tiểu yếu, gồm 7 câu
hỏi, mỗi câu hỏi được cho từ 0-5 điểm. Tùy theo
tổng số điểm thu được mà các bệnh nhân được
chia làm 3 nhóm: Nhóm có các triệu chứng nhẹ
(0-7 điểm), nhóm có các triệu chứng vừa (8-19
điểm) và nhóm có các triệu chứng nặng (20-35
điểm)(2). Tuy nhiên để trả lời đầy đủ và chính
xác bảng điểm thường gặp khó khăn cho các
bệnh nhân trong các lần trả lời đầu tiên.
BLTLT là bệnh lý khá phổ biến tại khoa
Ngoại BV Thống Nhất. Việc áp dụng thường
quy thang điểm IPSS cho tất cả bệnh nhân bướu
lành tuyến tiền liệt là điều cần thiết.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu là soạn thêm các câu
hỏi nhỏ để giúp bệnh nhân lớn tuổi trả lời các
câu hỏi của thang điểm IPSS dễ dàng hơn.
Đối tượng nghiên cứu
41 bệnh nhân BLTLT được mổ cắt đốt nội soi
(CĐNS) tại khoa Ngoại Tổng Quát bệnh viện
Thống Nhất, TPHCM từ tháng 02/2011 đến
tháng 10/2011.
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tiền cứu
- Bệnh nhân nhập viện để mổ CĐNS, được
hướng dẫn trả lời bảng điểm IPSS trước mổ.
Thang điểm đánh giá triệu chứng IPSS
Hoàn toàn
không
Có ít hơn
1/5 lần
Có ít hơn
1/2 lần
Có khoảng
1/2 lần
Có hơn
1/2 lần
Hầu như
thường xuyên
1.Khoảng 1 tháng qua, bao nhiêu lần ông có cảm giác
còn nước tiểu trong bàng quang sau khi tiểu xong?
2. Khoảng 1 tháng qua, sau khi tiểu xong có bao nhiêu
lần ông phải đi tiểu lại trong khoảng thời gian chưa
đến 2 giờ?
3. Khoảng 1 tháng qua, có bao nhiêu lần ông thấy khi
đang đi tiểu thì bị ngưng và sau đó phải tiểu lại nhiều
lần như vậy?
4. Khoảng 1 tháng qua, có bao nhiêu lần ông cảm thấy
khó nín tiểu?
5. Khoảng 1 tháng qua, có bao nhiêu lần ông cảm thấy
tia nước tiểu nhỏ và yếu?
6. Khoảng 1 tháng qua, có bao nhiêu lần ông phải rặn
hoặc cố sức mới có thể bắt đầu tiểu được?
Không 1 lần 2 lần 3 lần 4 lần ≥ 5 lần
7. Khoảng 1 tháng qua, ban đêm có bao nhiêu lần ông
phải tỉnh dậy để đi tiểu?
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tuổi của bệnh nhân
Bảng 1: Phân bố tuổi bệnh nhân
Nhóm tuổi <60 60-69 70-79 80-89 ≥ 90 Tổng
Số bệnh
nhân
2 8 19 11 1 41
Tỷ lệ % 4,87 19,52 46,34 26,83 2,43 100
Tuổi trung bình của bệnh nhân: 74,95 ± 9,42
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 219
Bệnh nhân tuổi cao nhất là: 95
Bệnh nhân tuổi thấp nhất là: 51
Với sự phát triển của xã hội, đời sống được
ổn định, tuổi thọ của con người tăng cao hơn
trước, bệnh BLTLT được phát hiện nhiều hơn và
độ tuổi ngày càng cao.
Thời gian mắc bệnh
Bảng 2: Thời gian mắc bệnh
Thời gian n Tỷ lệ %
<1 năm 4 9,76
Năm 15 36,58
> 3 năm 22 53,66
Tổng 41 100
Số bệnh nhân mắc bệnh trên 1 năm là
91,24%, hầu như các bệnh nhân đều có điều trị
nội khoa trước đó.
Lý do vào viện
Bảng 3: Lý do vào viện
Bệnh cảnh vào viện n Tỷ lệ %
Bí tiểu cấp 17 41,46
Rối loạn tiểu tiện 24 58.54
Tổng 41 100
Các bệnh lý kèm theo
Bảng 4: Các bệnh lý kèm theo
Tên bệnh n Tỷ lệ %
Tăng huyết áp 14 34,15
Stent mạch vành 2 4,88
Đã mổ thay van ĐMC 1 2,22
Tai biến MMN 1 2,22
COPD 3 6,66
Ung thư phổi 1 2,22
Ung thư thanh quản 1 2,22
Tiểu đường 1 2,22
Suy thận 6 13,32
Sỏi bàng quang 2 4,88
Sỏi niệu quản 1 2,22
Thoát vị bẹn 2 4,88
Phẫu thuật cắt đốt nội soi hiện nay có độ an
toàn cao nên có thể tiến hành cho các bệnh nhân
lớn tuổi và có nhiều bệnh lý kèm theo.
Điểm IPSS trước mổ
Bảng 5: Điểm IPSS trước mổ
IPSS trước mổ (điểm) n Tỷ lệ %
<= 7 0 0
8-19 7 17,07%
IPSS trước mổ (điểm) n Tỷ lệ %
>= 20 34 82,93
Tổng 41 100
41 bệnh nhân đều được mổ cắt đốt nội soi,
các bệnh nhân có triệu chứng vừa và nặng,
trong đó 82,93% các bệnh nhân có rối loạn tiểu
tiện mức độ nặng.
Điểm IPSS và tình trạng lúc nhập viện
Bảng 6: Điểm IPSS và tình trạng lúc nhập viện
n IPSS trung bình
Bí tiểu 16 27,50 ± 7,66
Không bí tiểu 25 25,12 ± 7,04
Bệnh nhân nhập viện do bí tiểu có điểm IPSS
là 27,50 ± 7,66, bệnh nhân nhập viện không bí
tiểu có điểm IPSS là 25,12 ± 7,04, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p=0,31).
Điểm IPSS và lứa tuổi
Bảng 7: Điểm IPSS và lứa tuổi
Tuổi Số bệnh nhân IPSS trung bình
<80 29 26,24± 7,00
>=80 12 25,58± 8,24
Không có sự khác biệt giữa điểm IPSS và lứa
tuổi bệnh nhân.
Trong bảng điểm IPSS, các câu hỏi 1 đến câu
hỏi 6, câu trả lời được chọn một trong 6 phương
án
1. Hoàn toàn không
2: Có ít hơn 1/5 lần
3: Có ít hơn 1/2 lần
4: Có khoảng 1/2 lần
5: hơn 1/2 lần
6: Hầu như thường xuyên
Với các câu hỏi này bệnh nhân thường khó
lựa chọn được câu trả lời cho mình. Để cho
thuận lợi việc trả lời, chúng tôi thường để đơn
giản hóa câu hỏi bằng cách chia ra làm 2 lần hỏi.
Ví dụ câu hỏi 1: “Khoảng 1 tháng qua, bao
nhiêu lần ông có cảm giác còn nước tiểu trong bàng
quang sau khi tiểu xong?”
Chúng tôi sẽ hỏi là: “Trong 1 tháng qua ông có
cảm giác còn nước tiểu trong bàng quang sau khi tiểu
xong?”, bệnh nhân sẽ trả lời có hoặc không. Với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 220
câu trả lời không thì câu trả trả lời là phương án
1 (Hoàn toàn không)
Nếu bệnh nhân trả lời có, chúng tôi sẽ hỏi
tiếp câu thứ 2: “Trong 10 lần đi tiểu, có mấy lần ông
thấy có cảm giác còn nước tiểu trong bàng quang?”
Nếu bệnh nhân trả lời 1 lần: thì chọn câu trả
lời phương án 2; nếu bệnh nhân trả lời 2,3 hoặc 4
lần: thì chọn câu trả phương án 3, 5 lần: thì chọn
câu trả lời phương án 4; trên 5 lần: thì chọn câu
trả lời phương án 5 và cả 10 lần: thì chọn câu trả
lời phương án 6.
Việc hỏi bổ sung như vậy giúp các bệnh
nhân lớn tuổi dễ hình dung và trả lời chính xác
câu hỏi hơn. Tất cả 41 bệnh nhân chúng tôi đều
thu được các câu trả lời đầy đủ, tuy nhiên với
các bệnh nhân lớn tuổi, lãng tai, thì các câu hỏi
được viết ra trên giấy và bệnh nhân sẽ chọn câu
trả lời tương ứng.
KẾT LUẬN
Thang điểm IPSS giúp lượng giá triệu chứng
của bướu lành tiền liệt tuyến, thuận lợi cho việc
đánh giá triệu chứng ban đầu, theo dõi cũng
như đánh giá kết quả điều trị(1,3). Tuy nhiên, việc
tự trả lời bộ câu hỏi này thường gặp không ít
khó khăn cho các bệnh nhân lớn tuổi. Việc bổ
sung thêm các câu hỏi nhỏ để làm rõ, giúp các
bệnh nhân dễ dàng hơn trong trả lời các câu hỏi
trong bảng điểm IPSS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bửu Triều, Lê Ngọc Từ (2007), “U phì đại lành tính tuyến
tiền liệt”, Bệnh học Tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, Hà nội: 419-427.
2. Trần Văn Sáng (1998), “Bướu lành tiền liệt tuyến”, Bài giảng bệnh
học niệu khoa, Nhà xuất bản mũi Cà Mau: 235-243.
3. Trần Đức, Trần Đức Hòe (2000), “Sử dụng IPSS, QL và đo lưu
lượng nước tiểu trong đánh giá kết quả phẫu thuật u phì đại lành
tính tiền liệt tuyến”, Y học thực hành, 7(384): 32-36.