Sự tương quan giữa mức độ kiểm soát hen phế quản theo ACT và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe theo AQLQ(S)

Đặt vấn đề: Khi hen phế quản (HPQ) được kiểm soát tốt, liệu có đi đôi với tất cả các khía cạnh của chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe (CLCS-SK) và tương quan ở mức độ nào? Mục tiêu nghiên cứu: Xác định sự tương quan giữa mức độ kiểm soát HPQ theo ACT và CLCS-SK theo AQLQ(S). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Chọn bệnh nhân HPQ đã được điều trị và theo dõi tại phòng khám Hô hấp bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2010 đến 09/2010. Kết quả: Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe ở mỗi mức độ kiểm soát hen khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hệ số tương quan giữa mức độ kiểm soát hen theo ACT và tổng thể các lãnh vực, lãnh vực triệu chứng, giới hạn hoạt động, chức năng tình cảm, tác nhân môi trường của AQLQ(S) lần lượt là: 0,76; 0,82; 0,58; 0,62 và 0,44 (p=0.0000). Kết luận: Có sự tương quan từ trung bình đến rất cao giữa mức độ kiểm soát hen theo ACT và các lãnh vực của AQLQ(S).

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tương quan giữa mức độ kiểm soát hen phế quản theo ACT và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe theo AQLQ(S), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 137 SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HEN PHẾ QUẢN THEO ACT VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHỎE THEO AQLQ(S) Huỳnh Anh Kiệt*, Lê Thị Tuyết Lan** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Khi hen phế quản (HPQ) được kiểm soát tốt, liệu có đi đôi với tất cả các khía cạnh của chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe (CLCS-SK) và tương quan ở mức độ nào? Mục tiêu nghiên cứu: Xác định sự tương quan giữa mức độ kiểm soát HPQ theo ACT và CLCS-SK theo AQLQ(S). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Chọn bệnh nhân HPQ đã được điều trị và theo dõi tại phòng khám Hô hấp bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2010 đến 09/2010. Kết quả: Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe ở mỗi mức độ kiểm soát hen khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hệ số tương quan giữa mức độ kiểm soát hen theo ACT và tổng thể các lãnh vực, lãnh vực triệu chứng, giới hạn hoạt động, chức năng tình cảm, tác nhân môi trường của AQLQ(S) lần lượt là: 0,76; 0,82; 0,58; 0,62 và 0,44 (p=0.0000). Kết luận: Có sự tương quan từ trung bình đến rất cao giữa mức độ kiểm soát hen theo ACT và các lãnh vực của AQLQ(S). Từ khóa: Hen phế quản, kiểm soát hen, chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe ABSTRACT THE CORRELATION BETWEEN CONTROL ASTHMA ACCORDING TO ACT AND HEALTH- RELATED QUALITY OF LIFE ACCORDING TO AQLQ (S) Huynh Anh Kiet, Le Thi Tuyet Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 137 - 141 Background: When the asthma is controlled well, then all the domains health-related quality of life are good or not? How is the correlation? Objectives: The determination of correlation between control asthma according to ACT and health related quality of life according to AQLQ(S). Methods: Analysis of Cross-sectional studies, choosing the asthmatic were treated and flowed at the respiratory clinic of university medical center at Ho Chi Minh city from 03/2010 to 09/2010. Results: Health related quality of life in asthma of the levels of asthma control is statistically significant different. The correlation coefficient between the level of asthma control of ACT and all the domains of AQLQ(S), the symptoms domain, activity limitation, emotional function, environmental stimuli are: 0.76; 0.82; 0.58; 0.62 and 0.44 (p=0.0000). Conclusions: The correlation between the levels of control asthma according to ACT and all the domains of health-related quality of life according to AQLQ(S) are medium to very high. * Bệnh viện Nhân dân 115, ** Bộ môn Sinh Lý học - Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: BS Huỳnh Anh Kiệt ĐT: 0989300199 Email: huynhkiet01@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 138 Keyword: Asthma, asthma control, health-related quality of life ĐẶT VẤN ĐỀ Hen phế quản là bệnh mạn tính ở đường hô hấp, nếu không được kiểm soát tốt, sẽ dẫn đến tắc nghẽn đường thở hồi phục không hoàn toàn, bệnh nhân (BN) phải nhập viện, cấp cứu nhiều lần, gia tăng tỉ lệ tử vong. Hiện nay, có nhiều bảng câu hỏi để đánh giá mức độ kiểm soát hen, trong đó ACT (Asthma Control Test) là bảng câu hỏi được nhiều nước trên thế giới sử dụng, nhờ tính đơn giản, dễ hiểu và hiệu quả. Khi HPQ được kiểm soát tốt hơn nghĩa là triệu chứng lâm sàng cải thiện, chức năng thông khí của phổi tăng lên. Nhưng liệu mức độ kiểm soát HPQ có đi đôi với tất cả các khía cạnh của chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe mà bệnh HPQ ảnh hưởng lên đời sống hằng ngày của BN hay không? Trong các thang đo đánh giá chất lượng cuộc sống BN HPQ, AQLQ(S) có độ tin cậy cao, phân biệt được sự khác biệt nhỏ giữa các bệnh nhân, đã được nghiên cứu ở nhiều nước. Từ nhu cầu thực tiển đánh giá sự tương quan giữa mức độ kiểm soát HPQ và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe (CLCS-SK), chúng tôi chọn đề tài này để trả lời cho câu hỏi trên. Mục tiêu nghiên cứu Xác định mức độ tương quan giữa mức độ kiểm soát HPQ theo bảng trắc nghiệm ACT và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe theo bảng câu hỏi AQLQ(S). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu: bệnh nhân ≥ 18 tuổi và ≤60 tuổi. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu Bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định HPQ, đang điều trị và theo dõi tại phòng khám Hô hấp bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM. Không mắc bệnh hô hấp khác đồng thời. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân mắc bệnh nặng khác ảnh hường CLCS: suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, xơ gan, ung thư. Thu thập số liệu Các đối tượng có đủ tất cả tiêu chuẩn chọn bệnh và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào sẽ được chúng tôi chọn vào nghiên cứu. Chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu tại phòng khám Hô hấp bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM từ tháng 03/2010 đến 09/2010. Thu thập số liệu thông qua: hỏi bệnh, đo chức năng thông khí phổi bằng hô hấp ký, kết quả trả lời bảng trắc nghiệm ACT và bảng câu hỏi AQLQ(S). Bảng trắc nghiệm ACT gồm 5 câu hỏi, mỗi câu có số điểm từ 1 đến 5. Sau khi trả lời 5 câu hỏi, BN có tổng số điểm từ 5 đến 25, được chia thành 3 nhóm: bệnh hen của bạn chưa được kiểm soát tốt (≤19 điểm), kiểm soát tốt nhưng chưa kiểm soát hoàn toàn (20-24 điểm), bệnh hen của bạn đã kiểm soát hoàn toàn (25 điểm)(6). Bảng câu hỏi AQLQ(S) có 32 câu, bản tiếng Việt (bản dịch của Công Ty Dược Phẩm AstraZeneca), chia thành 4 lãnh vực: lãnh vực triệu chứng, giới hạn hoạt động, chức năng tình cảm, tác nhân môi trường. Mỗi lãnh vực có một nhóm câu hỏi, mỗi câu có số điểm từ 1 đến 7 điểm. Sau khi trả lời đủ 32 câu hỏi, bệnh nhân sẽ được tính điểm trung bình cho mỗi lãnh vực và tổng thể các lãnh vực. Điểm trung bình từ 6 điểm trở lên xem như BN có tình trạng sức khỏe tốt, từ 4-6 điểm tình trạng sức khỏe trung bình, dưới 4 điểm thì CLCS-SK của BN bị ảnh hưởng nặng nề(1). Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm Stata 10.0, tính tỉ lệ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số tương Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 139 quan, phương trình hồi quy, vẽ phân tán đồ và đường thẳng hồi quy. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu 108 BN, chúng tôi ghi nhận được kết quả, tuổi trung bình BN tham gia nghiên cứu là 36, 8 ± 11,09, tuổi nhỏ nhất là 18 và lớn nhất là 60 tuổi. Mức độ kiểm soát HPQ theo bảng trắc nghiệm ACT và một số đặc điểm dịch tễ học Đặc điểm dịch tễ học % Điểm ACT Độ lệch chuẩn F hoặc z p Nam Nữ 34,26 65,74 20,16 19,39 4,86 4,76 z=-1,1 0,27 Cấp 2 Cấp 3 Đại học trở lên 25 42,59 32,41 20,22 19,39 19,57 4,79 5,09 4,46 F=0,26 0,77 Lao động chân tay Lao động trí óc 39,81 60,19 19,93 19,47 5,05 4,63 z=0,92 0,35 Khó khăn Đủ ăn Khá 2,78 82,41 14,81 12 20.02 19,06 5,29 4,56 4,95 F=4,49 0,0134 Thành phố Nông thôn 25 75 19,66 19,62 4,80 4,83 z=0,1 0,92 CLCS-SK theo bảng câu hỏi AQLQ(S) và một số đặc điểm dịch tễ học Đặc điểm dịch tễ học % Điểm AQLQ(S) Độ lệch chuẩn F hoặc z p Nam Nữ 34,26 65,74 5,18 4,98 1,05 0,99 z=-1,35 0,18 Cấp 2 Cấp 3 Đại học trở lên 25 42,59 32,41 5,11 5,02 5,04 1,14 1,02 0,92 F=0,08 0,92 Lao động chân tay Lao động trí óc 39,81 60,19 5,12 5,00 1,11 0,95 z=0,88 0,38 Khó khăn Đủ ăn Khá 2,78 82,41 14,81 2,89 5,16 4,83 0,83 0,94 0,97 F=8.75 0,000 3 Thành phố Nông thôn 25 75 4,70 5,16 1,12 0,96 z=2.1 0,04 Chức năng thông khí của phổi có FEV1% là 81,26(±11,25), giá trị nhỏ nhất là 30% và lớn nhất là 111%, PEF là 82,42%(±19,27) với giá trị nhỏ nhất là 28% và lớn nhất là 121%. Hen phế quản bậc 1 chiếm tỉ lệ cao nhất 43,51%, bậc 2, bậc 3 và bậc 4 lần lượt chiếm tỉ lệ: 23,15%; 17,59% và 15,74%. Mức độ kiểm soát HPQ theo ACT, kiểm soát hoàn toàn là 10,19%, kiểm soát một phần là 52,78%, không kiểm soát là 37,04%. Điểm trung bình CLCS-SK ở BN HPQ theo thang đo AQLQ(S) ở từng lãnh vực triệu chứng, giới hạn hoạt động, chức năng tình cảm, môi trường và tổng thể các lãnh vực lần lượt là: 5,15; 5,15; 4,97; 4,54 và 5,05. CLCS-SK ở từng mức độ kiểm soát HPQ Lãnh vực của CLCS-SK Mức độ kiểm soát HPQ theo ACT Kiểm soát hoàn toàn Kiểm soát tốt Không kiểm soát Triệu chứng 6,17 ± 0,80 5,70 ± 0,77 4,08 ±1,12 Giới hạn hoạt động 5,78 ± 0,70 5,42 ± 0,70 4,58 ±1,40 Chức năng tình cảm 5,87 ± 0,54 5,41 ±1,02 4,12 ±1,35 Tác nhân môi trường 5,36 ± 1,38 4,83 ± 1,11 3,91 ± 1,30 Sự tương quan giữa mức độ kiểm soát HPQ theo ACT và CLCS-SK theo AQLQ(S) ở từng lãnh vực triệu chứng, giới hạn hoạt động, chức năng tình cảm, tác nhân môi trường và tổng thể các lãnh vực lần lượt là: 0,82; 0,58; 0,62; 0,44 và 0,76 (p=0,0000). Phương trình hồi quy: AQLQ(S) = 0,162xACT + 1,870 Sự tương quan giữa mức độ kiểm soát hen theo ACT và tổng thể các lãnh vực của AQLQ(S) BÀN LUẬN Qua nghiên cứu 108 BN đến khám tại phòng khám Hô hấp, tuổi trung bình BN tham gia nghiên cứu là 36,8. Tỉ lệ nữ chiếm gần gấp đôi nam. Theo GINA 2009, tỉ lệ bệnh hen ở nữ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 140 nhiều hơn nam và tăng dần trước khi đến tuổi trưởng thành(7). Hen phế quản bậc 1 chiểm tỉ lệ cao nhất (43,52%), thấp nhất là bậc 4 (15,74%), tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Lai C.K.W và cộng sự tại châu Á Thái Bình Dương năm 2003, tỉ lệ hen bậc 1 là 50,7%, bậc 2 20%, bậc 3 16,8% và bậc 4 là 12,5%. Sau một thời gian điều trị, hen bậc 1 đạt tỉ lệ cao, điều đó chứng tỏ triệu chứng lâm sàng và chức năng thông khí phổi cải thiện rõ rệt nếu BN tuân thủ chế độ điều trị và phòng ngừa tốt(4). Chức năng thông khí phổi của BN tham gia nghiên cứu có giá trị trung bình FEV1% là 81,2%, PEF% là 82%. Kết quả của Toru Oga và cộng sự năm 2002 có FEV1% lần đầu là 71,6%, sau 3 tháng điều trị là 86%(8). Trong nghiên cứu của chúng tôi, có một BN đến khám trễ hẹn do tự ý dùng thuốc theo toa cũ hoặc tự ý ngưng thuốc khi thấy hết triệu chứng, hoặc đến khám sớm hơn khi triệu chứng cải thiện chậm. Do đó, giá trị trung bình FEV1% của nghiên cứu chúng tôi thấp hơn giá trị lần sau của tác giả Toru Oga. Giới hạn của nghiên cứu chúng tôi là không thấy rõ được mức độ cải thiện chức năng thông khí phổi vì chỉ đánh giá BN tại một thời điểm. Sau khi đánh giá sự liên quan giữa mức độ kiểm soát hen theo ACT và một số đặc điểm dịch tễ học, chúng tôi nhận thấy chỉ có yếu tố hoàn cảnh kinh tế có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ kiểm soát hen (p=0,0134). Những BN có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có số điểm trung bình ACT thấp nhất (12 điểm), có thể do kinh tế khó khăn nên BN không đủ chi phí tái khám theo hẹn, dùng thuốc không đủ liều, đôi lúc không thể tránh yếu tố khởi phát cơn hen do phải mưu sinh. Tuy nhiên, số lượng BN có kinh tế khó khăn rất nhỏ so với thành phần kinh tế khác. Do đó, để khẳng định điều này, cần nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và có sự cân đối giữa các thành phần kinh tế. Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của BN HPQ khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm có hoàn cảnh kinh tế và nơi sống khác nhau. BN có kinh tế khó khăn có CLCS-SK thấp nhất, điểm trung bình là 2,89, cho thấy bệnh HPQ ảnh hưởng nặng nề lên đời sống, BN có kinh tế khá hơn thì CLCS-SK tốt hơn do có đủ điều kiện tuân thủ điều trị. BN ở nông thôn có CLCS-SK cao hơn thành thị, có thể do tình trạng ô nhiễm không khí ở vùng đô thị ảnh hưởng đến CLCS-SK. Mức độ kiểm soát HPQ theo ACT trong nghiên cứu của tôi có kiểm soát hoàn toàn và kiểm soát tốt cao hơn so với nghiên cứu của C.K.W.Lai và cộng sự tại châu Á Thái Bình Dương vào năm 2006, 1% kiểm soát hoàn toàn, 19% kiểm soát tốt và 80% không kiểm soát. Sự khác biệt này do BN của chúng tôi đang được điều trị và theo dõi theo phác đồ của GINA còn nghiên cứu của C.K.W.Lai và cộng sự gồm cả những BN chưa điều trị tốt và không được điều trị(5). CLCS-SK ở từng mức độ kiểm soát HPQ theo ACT khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), thể hiện rõ nhất ở lãnh vực triệu chứng, có thể do các câu hỏi trong bảng trắc nghiệm ACT chủ yếu đánh giá về triệu chứng lâm sàng. Sự tương quan giữa mức độ kiểm soát hen phế quản theo ACT và các lãnh vực của AQLQ(S) từ trung bình đến rất cao. Trong đó, sự tương quan giữa ACT và lãnh vực triệu chứng của AQLQ(S) cao nhất (0,82), có thể do các câu hỏi trong ACT chủ yếu đánh giá về triệu chứng. Qua khảo sát CLCS-SK của các BN tham gia nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận mặc dù HPQ đã được kiểm soát hoàn toàn hoặc kiểm soát một phần nhưng đa số BN vẫn phải tránh yếu tố khởi phát cơn hen như: khói thuốc lá, bụi, mùi nồng gắt hay nước hoa Điều đó có thể dẫn đến sự tương quan giữa ACT và lãnh vực tác nhân môi trường chỉ ở mức trung bình (0,44). Kết quả nghiên cứu của Hyouk Soo Kwon và cộng sự tại Hàn Quốc vào năm 2008, hệ số tương quan giữa mức độ kiểm soát hen theo ACT và CLCS-SK theo AQLQ của tổng thể các lãnh vực, lãnh vực triệu chứng, giới hạn hoạt động, chức năng tình Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 141 cảm, tác nhân môi trường lần lượt là: 0,69; 0,72; 0,65; 0,69; 0,67, tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi(3). KẾT LUẬN Sự tương quan giữa mức độ kiểm soát hen phế quản theo ACT và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe theo AQLQ(S) từ trung bình đến rất cao. Hệ số tương giữa mức độ kiểm soát HPQ và tổng thể các lãnh vực, lãnh vực triệu chứng, giới hạn hoạt động, chức năng tình cảm, tác nhân môi trường lần lượt là: 0,76; 0,82; 0,58; 0,62 và 0,44 (p=0,0000). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Juniper EF et al (1999).“Validation of a Standardized Version of the Asthma Quality of Life Questionnaire”. Chest, 115, pp.1265-1270. 2. Juniper EF, Guyatt GH, Epstein RS et al (1992) “Evaluation of impairment of health related quality of life in asthma: development of a questionnaire for use in clinical trials” Thorax, 47(2), pp.76-83. 3. Kwon HS et al (2008) “Correlation between the Korean Version of Asthma Control Test and Health-Related Quality of Life in Adult Asthmatics” J. Korean Med Sci, 23, pp. 621-627. 4. Lai CK et al (2003).“Asthma control in the Asia-Pacific region: the Asthma Insights and Reality in Asia-Pacific Study”. J Allergy Clin Immunol, 111(2), pp.263-8. 5. Lai CK, Kuo SH et al (2006).“Asthma control and its direct healthcare costs: findings using a derived Asthma Control Test score in eight Asia-Pacific areas”. European Respiratory Review, 15 (98), pp. 24–29. 6. Nathan RA, Sorkness CA, Kosinski M et a (2004).“Development of the asthma control test: asurvey for assessing asthma control”. J Allery Cli Immunol, 113, pp.59-65. 7. National Heart, Lung, and Blood Institute/World Health Organization (2009). “Global stratery For Asthma Management and Prevention”. NHLBI/WHO Worksop Report, NIH Publication. 8. Toru O et al (2002) “Comparison of the Responsiveness of Measures in Patients With Asthma*Different Disease-Specific Health Status” Chest, 122, pp.1228-1233.
Tài liệu liên quan