Kết hợp gây tê ngoài màng cứng và gây mê sử dụng mặt nạ thanh quản Proseal cho phẫu thuật nội soi lớn ổ bụng

Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi của phương pháp kết hợp gây tê ngoài màng cứng (NMC) tăng cường và gây mê mặt nạ thanh quản (MNTQ) Proseal cho phẫu thuật nội soi lớn trong ổ bụng Phương pháp: Bệnh nhân (BN) có chỉ định phẫu thuật nội soi lớn (PTNSL) đồng ý với phương pháp vô cảm tê ngoài màng cứng kết hợp mê MNTQ Proseal (TNMC/MPLMA). Đặt catheter NMC ở vùng ngực (T10 - T12) hoặc vùng lưng (TL1-3). Liều thuốc tê bolus từ 5 - 10 ml Bupivacaine (0,25 - 0,5%) với 5 - 10 ml Lidocaine (1 - 2%). Khởi mê với Propofol (2mg/kg ) và Fentanyl (2mcg/kg) sau khi ức chế cảm giác đạt ở mức T12 - T4. Thông khí điều khiển IPPV (VT 8 - 12ml/kg) qua (MNTQP). Duy trì thuốc mê hô hấp hoặc thêm Propofol. Duy trì giảm đau trong mổ bằng cách truyền liên tục (5-15 ml/g) Bupivacaine 0,25 % + Fentanyl 2mcg/ml qua catheter NMC. Chỉ thêm thuốc dãn cơ (Rocuronium) hoặc Fentanyl tĩnh mạch nếu cần. Điều trị tụt huyết áp bằng truyền nhanh dịch hoặc bolus Ephedrine 5mg nếu cần. Sau khi mổ rút mặt nạ thanh quản Proseal khi BN làm theo lệnh. Giảm đau NMC sau mổ 24 – 48 g bằng Bupivacaine 0,1% + Fentanyl 2mcg/ml(5 - 10 ml/g). Chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả của TNMC/MPLMA là tình trạng thuận lợi cho phẫu thuật mà không cần phải thêm thuốc giảm đau hoặc dãn cơ. Đánh giá giảm đau sau mổ trong 24g, theo dõi trung tiện trong 48g đầu, đánh giá tình trạng nhận biết trong mổ sau 48 g. Kết quả: Gây TNMC/MPLMA áp dụng cho 36 BN có chỉ định PTNSL (ASA I - III, từ 21 - 81 tuổi, mổ kéo dài 168 ± 55 phút, 34 TH phẫu thuật (PT) đại - trực tràng, 1 PT cắt dạ dày bán phần, 1 PT cắt gan). Kết quả trong mổ: 33 BN (94,3%) được phẫu thuật thuận lợi mà không cần phải thêm Rocuronium hoặc Fentanyl tĩnh mạch, 2 BN phải thêm Rocuronium và Fentanyl, 1 trường hợp đại tràng phải hoãn mổ vì tai biến tê tủy sống toàn bộ; Ephedrine được dùng 17 BN (48,6%) khi khởi mê, 26 BN (74,3%) khi duy trì mê; 30 (85,7%) được rút PLMA tại phòng mổ (6,4 ± 5,9 phút). Kết quả: 33 BN (94,3%) có điểm số đau sau mổ thấp (VAS<3) không cần thêm thuốc giảm đau trong 24 g; 31 BN (87.1%) có trung tiện trong ngày đầu ( trung bình 20,7 ± 10,3 g). Kết luận: Phương pháp gây TNMC/MPLMA có tính khả thi. Ưu điểm của phương pháp này: đảm bảo thuận lợi cho phẫu thuật và hạn chế được thuốc giảm đau toàn thân hay thuốc dãn cơ (94,3%); hồi tỉnh nhanh và rút ống sớm; đảm bảo giảm đau tốt, phục hồi nhu động ruột sớm (trung bình 20 giờ). Tụt huyết áp cần điều trị thường gặp khi áp dụng phương pháp này.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết hợp gây tê ngoài màng cứng và gây mê sử dụng mặt nạ thanh quản Proseal cho phẫu thuật nội soi lớn ổ bụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Ngoại Khoa 418 KẾT HỢP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG VÀ GÂY MÊ SỬ DỤNG MẶT NẠ THANH QUẢN PROSEAL CHO PHẪU THUẬT NỘI SOI LỚN Ổ BỤNG Nguyễn Anh Tuấn*, Nguyễn Văn Chừng** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi của phương pháp kết hợp gây tê ngoài màng cứng (NMC) tăng cường và gây mê mặt nạ thanh quản (MNTQ) Proseal cho phẫu thuật nội soi lớn trong ổ bụng Phương pháp: Bệnh nhân (BN) có chỉ định phẫu thuật nội soi lớn (PTNSL) đồng ý với phương pháp vô cảm tê ngoài màng cứng kết hợp mê MNTQ Proseal (TNMC/MPLMA). Đặt catheter NMC ở vùng ngực (T10 - T12) hoặc vùng lưng (TL1-3). Liều thuốc tê bolus từ 5 - 10 ml Bupivacaine (0,25 - 0,5%) với 5 - 10 ml Lidocaine (1 - 2%). Khởi mê với Propofol (2mg/kg ) và Fentanyl (2mcg/kg) sau khi ức chế cảm giác đạt ở mức T12 - T4. Thông khí điều khiển IPPV (VT 8 - 12ml/kg) qua (MNTQP). Duy trì thuốc mê hô hấp hoặc thêm Propofol. Duy trì giảm đau trong mổ bằng cách truyền liên tục (5-15 ml/g) Bupivacaine 0,25 % + Fentanyl 2mcg/ml qua catheter NMC. Chỉ thêm thuốc dãn cơ (Rocuronium) hoặc Fentanyl tĩnh mạch nếu cần. Điều trị tụt huyết áp bằng truyền nhanh dịch hoặc bolus Ephedrine 5mg nếu cần. Sau khi mổ rút mặt nạ thanh quản Proseal khi BN làm theo lệnh. Giảm đau NMC sau mổ 24 – 48 g bằng Bupivacaine 0,1% + Fentanyl 2mcg/ml (5 - 10 ml/g). Chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả của TNMC/MPLMA là tình trạng thuận lợi cho phẫu thuật mà không cần phải thêm thuốc giảm đau hoặc dãn cơ. Đánh giá giảm đau sau mổ trong 24g, theo dõi trung tiện trong 48g đầu, đánh giá tình trạng nhận biết trong mổ sau 48 g. Kết quả: Gây TNMC/MPLMA áp dụng cho 36 BN có chỉ định PTNSL (ASA I - III, từ 21 - 81 tuổi, mổ kéo dài 168 ± 55 phút, 34 TH phẫu thuật (PT) đại - trực tràng, 1 PT cắt dạ dày bán phần, 1 PT cắt gan). Kết quả trong mổ: 33 BN (94,3%) được phẫu thuật thuận lợi mà không cần phải thêm Rocuronium hoặc Fentanyl tĩnh mạch, 2 BN phải thêm Rocuronium và Fentanyl, 1 trường hợp đại tràng phải hoãn mổ vì tai biến tê tủy sống toàn bộ; Ephedrine được dùng 17 BN (48,6%) khi khởi mê, 26 BN (74,3%) khi duy trì mê; 30 (85,7%) được rút PLMA tại phòng mổ (6,4 ± 5,9 phút). Kết quả: 33 BN (94,3%) có điểm số đau sau mổ thấp (VAS<3) không cần thêm thuốc giảm đau trong 24 g; 31 BN (87.1%) có trung tiện trong ngày đầu ( trung bình 20,7 ± 10,3 g). Kết luận: Phương pháp gây TNMC/MPLMA có tính khả thi. Ưu điểm của phương pháp này: đảm bảo thuận lợi cho phẫu thuật và hạn chế được thuốc giảm đau toàn thân hay thuốc dãn cơ (94,3%); hồi tỉnh nhanh và rút ống sớm; đảm bảo giảm đau tốt, phục hồi nhu động ruột sớm (trung bình 20 giờ). Tụt huyết áp cần điều trị thường gặp khi áp dụng phương pháp này. Từ khóa: Phẫu thuật nội soi, gây tê ngoài màng cứng, mặt nạ thanh quản Proseal ABSTRACT COMBINED EXTENSIVE EPIDURAL/ GENERAL ANESTHESIA USING PROSEAL LARYNGEAL MASK AIRWAY FOR MAJOR ABDOMINAL LAPAROSCOPIC SURGERY. Nguyen Anh Tuan, Nguyen Van Chung, * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 418 - 426 Background: We estimate the feasibility of combined extensive epidural/general anesthesia technique, using Proseal laryngeal mask airway (CEGA/PLMA) for major abdominal laparoscopic surgery * BV Đại học Y Dược TP.HCM **Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ liên hệ : ThS.BS. Nguyễn Anh Tuấn; Email: tuanttvd69@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 419 Material and method: Technique of CEGA/PLMA was initiated by realization of epidural catheter at thoracic (T10-11) or lumbar level (L1-2 or L 2-3) depends on site of surgery. Bolus dose of 5-10 ml of Bupivacaine (0.25 - 0.5%) plus 5-10 ml Lidocaine (1- 2%) was given via epidural catheter. After the loss of sensory at T12 - T4, intravenous induction of Propofol (1.5 -3mg.kg-1) and Fentanyl (2mcg.kg-1) was administrated and then PLMA was inserted. Controlled ventilation (VT 8 - 10 ml.kg-1) was applied. Maintain of anesthesia was continued by inhalational agents or Propofol added. Continuous epidural analgesia (5 – 15 ml.h-1 of Bupivacaine 0.25% added 2 mcg.ml-1 of Fentanyl) was maintained throughout surgery. Muscle relaxant (Rocuronium) & Fentanyl I.V was adjusted if needed. Hypotension treated by accelerating of crystalloid perfusion or bolus of 5mg of Ephedrine I.V. After surgery extubation was taken and postoperative pain was continued by epidural analgesia (Bupivacaine 0.1% added Fentanyl 2 mcg.ml-1) from 24 to 72 hours. Adequate surgical condition without addition of muscle relaxant or intravenous analgesia was the primary end point. Other peri & postoperative complications were also noted within 48h Results: Thirty six patients (ASA I - III, aged 21 - 81, weighted 51 ± 10 kg, surgery duration 168 ± 55 min) underwent major laparoscopic surgery including thirty four of colorectal procedures, one of partial gastrectomy, and one of liver resection were peformed under CEGA/PLMA technique. Thirty three patients were successfully operated with adequate surgical condition without intravenous Fentanyl or Rocuronium added. Two patients needed Rocuronium due to insufficient block of sensory to T4. Surgery was postponed in one colorectal patient due to total spinal anesthesia complication. Hypotension required Ephedrine administration was in seventeen (48.6%) and twenty six (74.3%) patients at induction and in perioperative period respectively. Thirty (85.7%) patients were extubated in operating room (6.4±5.9 min) after completion of surgery. Pain score (VAS) was less than 3 within 24h in thirty three (94.3%) and only two patients needed supplement analgesia, first flatus noted in thirty one (87.1%) patient was 20.7 ± 10.3 g Conclusion: CEGA/PLMA is a feasible anesthetic technique for 35 cases of major abdominal laparoscopic surgery. Sugical condition was sufficient under CEGA/PLMA in 33/35 cases (94,3%). Fast, smooth extubation (6 min) in recovery period, postoperative pain management well maintained (VAS < 3), bowel movement returned within 24h are important benefits of this technique. However, attention must be paid to hypotension and epidural technique complication when CEGA/PLMA is applied Key words: Epidural Anesthesia, Proseal Laryngeal Mask Airway, laparoscopic surgery. ĐẶT VẤN ĐỀ Gây mê nội khí quản (NKQ) là tiêu chuẩn vàng cho phẫu thuật nội soi ổ bụng đặc biệt là phẫu thuật nội soi lớn , kéo dài như phẫu thuật đại - trực tràng, dạ dày, gan Việc kết hợp thêm gây tê ngoài màng cứng (TNMC) thường nhằm mục đích tăng cường giảm đau trong và sau mổ. Gần đây có nhiều báo cáo về việc dùng mặt nạ thanh quản Proseal (PLMA) để thay thế NKQ để gây mê cho các phẫu thuật nội soi kể cả các trường hợp mổ nội soi lớn, kéo dài trên 2g(5,12) . Việc sử dụng gây tê NMC làm chủ đạo và kết hợp với mặt nạ thanh quản cho những phẫu thuật lớn trong và ngoài ổ bụng được các tác giả báo cáo với kết quả tốt qua việc giảm lượng thuốc mê, giảm đau và hồi phục nhanh sau mổ(2,9). Ở Bệnh viện Đại học Y Dược, chúng tôi đã có kinh nghiệm sử dụng gây tê NMC kết hợp gây mê trong các phẫu thuật nói chung và PTNS nói riêng. Với ý tưởng áp dụng biện pháp gây tê NMC làm chủ đạo kết hợp với PLMA (TNMC/PLMA) chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm hai mục đích: - Đánh giá tính khả thi của phương pháp TNMC/PLMA cho phẫu thuật nội soi. - Đánh giá hiệu quả của phương pháp này trong giai đoạn hồi tỉnh và sau mổ ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành phương pháp mô tả, cắt ngang, tiến cứu. Các bệnh nhân lựa chọn từ 18 tuổi trở lên, ASA I – III, có chỉ định phẫu thuật Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Ngoại Khoa 420 nội soi ổ bụng lớn vùng đại trực tràng, gan, dạ dày, không có chống chỉ định với gây mê bằng PLMA và TNMC, đồng ý với phương pháp TNMC/PLMA. Ngày hôm trước phẫu thuật bệnh nhân được bác sỹ gây mê thăm khám và giải thích về phương pháp vô cảm. Lexomil 6mg ½ viên có thể cho uống đêm trước mổ tùy tình trạng lo lắng của bệnh nhân. Bệnh nhân được TNMC bằng bộ tê của B.Braun trong phòng mổ. Chọc kim Tuohy vào khe liên đốt từ T10 – L3 tùy từng vùng phẫu thuật. Với phẫu thuật vùng bụng trên chúng tôi thường chọn vị trí từ T10 – L1, với phẫu thuật vùng bụng dưới chúng tôi thường chọn vị trí T12 – L3 . Sau khi đã xác định kim Tuohy nằm trong khoang NMC chúng tôi luồn catheter vào khoang NMC từ 3 - 5 cm. Sau một liều test bằng Lidocaine 2%, bơm liều bolus 10ml Bupivacaine 0,5% kết hợp với 10 ml Lidocaine 2%. Với những bệnh nhân già, gầy, ASA III chúng tôi dùng 5 - 10ml Bupivacaine 0,25 % kết hợp với 5 -10 ml Lidocaine 1%. Sau khi xác định mức lan tỏa của cảm giác ở mức cao nhất 15 phút sau bơm thuốc tê, khởi mê bằng Propofol 1% với liều từ 1 - 3 mg/kg và Fentanyl 1 - 2 mcg/kg. Đặt mặt nạ thanh quản Proseal (MNTQP) bằng kỹ thuật ngón tay sau khi bệnh nhân có dấu hiệu mất tri giác và dấu hiệu trễ hàm mà không sử dụng thuốc dãn cơ. Nếu áp lực kín của MNTQP trên đường thở > 25 cm H2O thì đặt ống thông (sonde) dạ dày qua nhánh dẫn lưu và đặt thở máy áp lực dương tính với VT 8 - 10 ml/kg, tần số từ 10 – 14 lần/ phút. Duy trì thuốc mê chủ yếu bằng thuốc mê hô hấp ( Isoflurane hoặc Sevoflurane) hoặc có thể duy trì thêm Propofol 50 – 100 mg/g để bệnh nhân không có dấu hiệu chống máy Trong suốt quá trình mổ duy trì nồng độ thuốc tê Bupivacaine 0,25% kết hợp với Fentanyl 5mcg/ml qua catheter NMC với tốc độ từ 5 – 10 ml/g. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu tỉnh hay có nhịp thở chống lại máy thì tăng liều thuốc mê duy trì. Nếu biện pháp này không có hiệu quả thì sẽ dùng thêm liều bolus Fentanyl từ 50 - 100 mcg hoặc thuốc dãn cơ Rocuronium từ 5 – 10 mg đường tĩnh mạch. Trong quá trình gây mê nếu huyết áp tối đa tụt quá mức 30 % so với giá trị ban đầu hoặc huyết áp trung bình (MAP) < 60 mm Hg thì truyền nhanh 200 - 300 ml dung dịch tinh thể. Nếu HA còn tụt thì tiêm 5 mg Ephedrine tĩnh mạch và nhắc lại sau 10 phút nếu thấy cần thiết. ET CO2 sẽ được điều chỉnh trong khoảng < 50 mmHg bằng tăng thông khí Sau khi kết thúc phẫu thuật bệnh nhân sẽ được rút MNTQP khi bệnh nhân thở tốt (SpO2 ≥ 95%, ET CO2 < 45 mmHg, nhịp thở ≥ 10 lần/phút), có dấu hiệu nuốt hoặc làm theo lệnh. Ống thông (sonde) dạ dày cũng sẽ rút ngay và không để lưu sau mổ, trừ trường hợp mổ dạ dày thì ống thông dạ dày sẽ được đặt lại qua đường mũi hoặc theo yêu cầu của phẫu thuật viên (PTV). Giảm đau sau mổ được tiếp tục bằng TNMC với nồng độ Bupivacaine 0,1% kết hợp với Fentanyl 2mcg/ml, tốc độ duy trì từ 5 -10 ml/g và duy trì từ 24 – 72 g tùy nhu cầu bệnh nhân. Giảm đau phối hợp một cách hệ thống bằng Paracetamol I.V 1gam mỗi 6 - 8 g trong 24 g đầu. Chúng tôi ghi nhận các điểm đau ở các thời điểm 2g, 4g và 24 g sau mổ, nghi nhận tình trạng đánh hơi, nôn ói cũng như hiện tượng nhận biết trong gây mê của bệnh nhân đến ngày thứ 2 sau mổ. Các số liệu thống kê chủ yếu thể hiện bằng giá trị trung bình qua xử lý bằng chương trình SPSS 15. KẾT QUẢ Từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008 chúng tôi đã tiến hành phương pháp gây tê ngoài màng cứng phối hợp gây mê với mặt nạ thanh quản Proseal (TNMC/PLMA) cho 36 bệnh nhân để phẫu thuật nội soi ổ bụng lớn; một bệnh nhân mổ đại tràng phải hoãn đến ngày hôm sau do nghi ngờ tai biến gây tê tủy sống toàn bộ sau khi thực hiện kỹ thuật gây tê NMC; 35 bệnh nhân còn lại đã được phẫu thuật thành công Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 421 Thống kê về tuổi, chiều cao, cân nặng, ASA Trung bình Ít nhất - nhiều nhất Tuổi (năm) 56,2 ± 5,6 21 – 81 Chiều cao (cm) 156 ± 10 150 – 178 Cân nặng (kg) 51 ± 10 35 – 78 ASA 1/2/3 1 / 30 / 4 Nam/Nữ 21/14 Các loại phẫu thuật Cắt đoạn đại trực tràng Cắt bán phần dạ dày Cắt gan trái Số bệnh nhân 33 1 1 Thời gian mổ (phút) 168 ± 55 (30 – 240) Thời gian gây mê (phút) 175 ± 35 (60 – 280) Thời gian rút ống sau mổ (phút) 6,4 ± 5,9 (2 – 15) Kỹ thuật gây tê Số bệnh nhân Vị trí chọc dò NMC T10 – 12 / L1 – 3 30/5 Số BN đạt mức vô cảm T12 - T4 sau 15 phút 33/35 Liều bolus thuốc tê ban đầu 10 ml Marcain 0.5% + 10 ml Lidocain 2% 28/35 5 -10 ml Marcain 0.25 % + 5 - 10 ml Lidocain 1% 7/35 BN có biến chứng GTTS toàn bộ phải ngưng mổ (loại trừ ra khỏi nghiên cứu) 1/36 Thông số về MNTQ Proseal (PLMA) Số bệnh nhân Kích cỡ PLMA 3/4/5 13/21/1 Số lần đặt 1/2/3 32/2/1 Thời gian đặt (giây) 12,3 ± 3,5 Áp lực kín trung bình (cm H2O) 30.0 ± 3,2 Áp lực đường thở trung bình trước bơm hơi ổ bụng (cm H2O) 13.0 ± 3,4 Áp lực đường thở cao nhất trong khi bơm hơi vào ổ bụng (cm H2O) 20, 0 ± 5, 2 Tình trạng huyết áp, nhịp tim, EtCO2 Lúc khởi mê Trong lúc mổ Số bệnh nhân cần Ephedrine I.V 17/35 26/35 Tỷ lệ (%) 48,6 74,3 Liều Ephedrine (mg) 16 ± 10 (5 – 40) Tổng lượng dịch tinh thể truyền trong mổ (ml) 2536 ± 540 (1500 – 3500) Diễn biến HA trung bình, nhịp tim, Et CO2 trong mổ trong 60 phút ban đầu sau bơm hơi Tình trạng phẫu trường thuận lợi trong phẫu thuật Dãn cơ đủ, không cần thêm thuốc dãn cơ hay fentanyl Cần thêm thuốc dãn cơ, fentanyl Số bệnh nhân 33/35 2/35 Tỷ lệ (%) 94,3 % 5,7% Tình trạng lúc rút ống Số bệnh nhân Tỷ lệ Thời gian rút ống 6,4 ± 5,9 (2 – 15) Rút ống truớc hoặc 7 / 35 20 % ngay khi mổ xong Thời gian trung bình rút MNTQPsau khi phẫu thuật xong là . 6,4 5,9 phút 10 phút sau khi khâu mũi cuối cùng, khi rút không có các biều hiện ho rướn, không bệnh nhân nào có dấu hiệu trào ngược hay hít sặc. 7/35 (20%) rút MNTQP trước hoặc ngay sau khi mũi khâu da cuối cùng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Ngoại Khoa 422 Đánh giá đau sau mổ trong vòng 24 g 33 bệnh nhân (94,3%) không cần thuốc giảm đau trong vòng 24 h, chỉ có 2 bệnh nhân (5,7%) cần thêm thuốc giảm đau Morphine tĩnh mạch trong vòng 24 g Thời gian xuất hiện trung tiện lần đầu sau mổ Đa số các bệnh nhân đều có nhu động ruột rất sớm, hầu hết các bệnh nhân đều đánh được trung tiện trong vòng 24 h đầu Số bệnh nhân Tỷ lệ Số bệnh nhân có đánh hơi trong 24 g 30 / 35 87,1 % Thời gian xuất hiện đánh hơi lần đầu trong 48 g 20,7 ± 10,3 ( 5 – 46) Tình trạng biết trong lúc mổ Không bệnh nhân nào biết trong khi phẫu thuật. NHẬN XÉT - BÀN LUẬN Gây mê toàn thân đặt ống NKQ là tiêu chuẩn vàng cho phẫu thuật nội soi đặc biệt là phẫu thuật nội soi lớn ổ bụng. Tình trạng mất tri giác cũng như độ giãn cơ, giảm đau cần phải duy trì vì thông thường cuộc phẫu thuật thường kéo dài, tư thế bệnh nhân trong mổ cũng thay đổi nhiều nên thông thường bệnh nhân được gây mê cân bằng phối hợp để đảm bảo những đòi hỏi của PTV(7) Gần đây mặt nạ thanh quản Proseal (Proseal laryngeal mask airway – PLMA ) đã được sử dụng thay thế NKQ trong những trường hợp thông khí áp lực dương tính, kể cả những phẫu thuật nội soi lớn, kéo dài. PLMA có thể đáp ứng được thông khí IPPV tương đương như ống NKQ mà lại có nhiều ưu điểm trong khi đặt và khi rút ống, hạn chế được biến chứng chấn thương đường thở do NKQ gây nên(11). Gây tê trục thần kinh (neuroaxial block) như tê tủy sống (TTS), tê ngoài màng cứng (TNMC ) hoặc TTS/TNMC kết hợp (combined spinal epidural anesthesia - CSEA ) cũng là một phương pháp vô cảm có thể áp dụng cho các phẫu thuật nội soi (3). Một số tác giả đã làm TNMC, TTS hay CSEA cho các phẫu thuật nội soi phụ khoa, nội soi thoát vị bẹn, nội soi cắt ruột thừa và cắt túi mật nội soi. Những phẫu thuật này thường là các loại phẫu thuật ngắn. Tê trục thần kinh đơn thuần cũng đã áp dụng thành công cho phẫu thuật nội soi trên những bệnh nhân có bệnh lý phổi (COPD, hen) bệnh lý nhược cơ, bệnh lý cơ tim(1) TNMC đơn thuần tỏ ra không thích hợp với PTNS lớn trong ổ bụng vì một số lý do như thời gian mổ thường kéo dài, bệnh nhân thường không đồng ý, phẫu thuật viên không ủng hộ. Để tình trạng bơm hơi ổ bụng đảm bảo thì mức ức chê cảm giác thường phải đạt mức T2-T4 (6). Ở mức ức chế này có thể sẽ gây ra tình trạng rối loạn huyết động nặng trên bệnh nhân mổ nội soi nhất là ở tư thế đầu cao. TNMC đơn thuần cũng không thể đảm bảo một cách chắc chắn về tình trạng giảm đau, giãn cơ, bảo đảm hô hấp tránh thiếu O2, thừa CO2 là những đặc thù PTNS. Tê trục thần kinh trung ương kết hợp với gây mê toàn thân tỏ ra là phương pháp vô cảm hữu hiệu để giảm được liều thuốc mê dùng trong mổ, quá trình hồi tỉnh nhẹ nhàng và rút ống sớm. Tê trục thần kinh trung ương mang lại nhiều lợi ích trong giai đoạn hậu phẫu như giảm đau tốt, vận động sớm, nhu động ruột xuất hiện sớm, tăng mức độ hài lòng của bệnh nhân. Có rất nhiều phương thức kết hợp nhưng cách sử dụng thường gặp trên lâm sàng là sử dụng gây mê NKQ phối hợp TNMC với thuốc tê nồng độ thấp với mục đích chủ yếu để tăng cường giảm đau trong mổ và tiếp tục kéo dài ở giai đoạn sau mổ(7). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 423 Chúng tôi sử dụng phương pháp tê NMC là chủ đạo kết hợp với gây mê toàn thân và lấy ống MNTQP thay thế cho ống NKQ vì những mục tiêu chính sau đây: - Gây tê ngoài màng cứng (NMC) với liều thích hợp thuốc tê Bupivacaine phối hợp Lidocaine đảm bảo cho việc bơm hơi và thao tác phẫu thuật thuận lợi, hạn chế việc sử dụng thuốc dãn cơ và thuốc giảm đau trung ương đường tĩnh mạch trong mổ. - Sử dụng MNTQP hạn chế được những ảnh hưởng không tốt khi sử dụng ống NKQ. - Duy trì liên tục tình trạng giảm đau trước, trong và sau mổ bằng biện pháp tê NMC giảm đau phòng ngừa. Tổng kết của các tác giả nước ngoài, trong nước cũng như theo kinh nghiệm tại BVĐH Y Dược cho thấy ưu điểm nổi bật của MNTQP là đặt dễ dàng, nhanh chóng, không gây ra các phản xạ ho rướn, hạn chế được biến đổi về huyết áp, nhịp tim và làm giảm chấn thương, góp phần làm hồi tỉnh nhẹ nhàng(10). Mặt nạ thanh quản Proseal (PLMA) có thiết kế đặc biệt phù hợp với thông khí áp lực cao và có thể phòng tránh được hít sặc. Áp lực kín (Sealed Airway Pressure - SAP) của PLMA trên đường thở cao hơn so với mặt nạ thanh quản cổ điển (CMNTQ), đủ để thông khí áp lực dương với mức 8 – 12 ml/ kg, kể cả khi áp lực đường thở tăng cao khi bơm hơi ổ bụng. Những báo cáo gần đây cho thấy mặt nạ thanh quản Proseal (MNTQP) có thể thay thế NKQ kể cả những phẫu thuật nội soi hay mổ mở trong ổ bụng kéo dài(4,11). Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy SAP của MNTQP trung bình đạt ở mức 30 cm H2O, đủ để thông khí IPPV kể cả khi áp lực trung bình đường thở tăng cao sau khi bơm hơi là 20.0 ± 5,2 cm H2O, đảm bảo cho cuộc mổ kéo dài trung bình khoảng 3g (168 ± 55 phút). Chúng tôi hạn chế sử dụng thuốc dãn cơ trong mổ vì việc đặt PLMA rất dễ dàng mà không cần thuốc dãn cơ. Tình trạng dãn cơ trong mổ được đảm bảo nhờ dùng liều bolus Bupivacaine 0,25 - 0,5% kết hợp với Lidocaine 1 – 2% với liều lượng thích hợp, đảm bảo nhu cầu giảm đau và giãn cơ cho phép việc bơm hơi và can thiệp ngoại khoa được thuận lợi. Đa số (94,3%) các bệnh nhân của chúng tôi đạt được mức vô cảm trên cao ở mức T4 là mức cần thiết để tiến hành bơm hơi và thao tác phẫu thuật. Với sự kết hợp gây mê toàn thân bằng thuốc mê hô hấp (Isoflurane, Sevoflurane) hoặc kết hợp thêm duy trì bằng Propofol thì hầu hết các bệnh nhân đều thở theo máy và đáp ứng được nhu cầu của phẫu thuật viên (về dãn cơ, giảm đau, bơm hơi). Có hai bệnh nhân có nhịp thở lại ảnh hưởng đến quá trình bơm hơi và thao tác mổ nên cần phải thêm thuốc dãn cơ và giảm đau Fentanyl đường tĩnh mạch. Việc phối hợp gây tê và gây
Tài liệu liên quan