Mục tiêu: Khảo sát kết quả điều trị bệnh thoát vị hoành bẩm sinh, đặc biệt trong nhóm tạo hình cơ
hoành bằng tấm Gore‐tex.
Phương pháp nghiên cứu: Các trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh được phẫu thuật tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 trong 3 năm 1/2011‐4/2013.
Kết quả: Qua nghiên cứu 52 bệnh nhân thoát vị hoành bẩm sinh được phẫu thuật tại bệnh viện
Nhi Đồng 2, tỉ lệ sống sót là 82,7%. Chẩn đoán tiền sản ghi nhận ở 63,5% bệnh nhân. Thở HFO và
NO lần lượt là 19,2% và 11,5%. Có 6 bệnh nhân (11,5%) được tạo hình cơ hoành bằng tấm Gore‐tex
và không có sự khác biệt về kết quả so với nhóm khâu cơ hoành tự thân.
Kết luận: Tỉ lệ sống sót trong điều trị thoát vị hoành bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 có thể so
sánh với các trung tâm khác trên thế giới. Tạo hình cơ hoành bằng tấm Gore‐tex cho kết quả tốt.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị thoát vị hoành bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 và đánh giá các trường hợp tạo hình cơ hoành bằng tấm ghép Gore‐tex, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 8
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ HOÀNH BẨM SINH
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TRƯỜNG HỢP
TẠO HÌNH CƠ HOÀNH BẰNG TẤM GHÉP GORE‐TEX
Nguyễn Trần Việt Tánh*, Trần Thanh Trí*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kết quả điều trị bệnh thoát vị hoành bẩm sinh, đặc biệt trong nhóm tạo hình cơ
hoành bằng tấm Gore‐tex.
Phương pháp nghiên cứu: Các trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh được phẫu thuật tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 trong 3 năm 1/2011‐4/2013.
Kết quả: Qua nghiên cứu 52 bệnh nhân thoát vị hoành bẩm sinh được phẫu thuật tại bệnh viện
Nhi Đồng 2, tỉ lệ sống sót là 82,7%. Chẩn đoán tiền sản ghi nhận ở 63,5% bệnh nhân. Thở HFO và
NO lần lượt là 19,2% và 11,5%. Có 6 bệnh nhân (11,5%) được tạo hình cơ hoành bằng tấm Gore‐tex
và không có sự khác biệt về kết quả so với nhóm khâu cơ hoành tự thân.
Kết luận: Tỉ lệ sống sót trong điều trị thoát vị hoành bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 có thể so
sánh với các trung tâm khác trên thế giới. Tạo hình cơ hoành bằng tấm Gore‐tex cho kết quả tốt.
Từ khóa: Thoát vị hoành, Gore‐tex, điều trị, phẫu thuật.
ABSTRACT
OUTCOME OF CONGENITAL DIAPHRAGMATIC HERNIA TREATED AT CHILDREN’S HOSPITAL
2 AND EVALUATION SOME CASES OF GORE‐TEX PATCH REPAIR
Nguyen Tran Viet Tanh, Tran Thanh Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 7 ‐ 12
Objectives: Study the outcome of congenital diaphragmatic hernia (CDH), especially group of
Gore‐tex patch repair.
Methods: All cases of CDH operated at Children’s Hospital 2 in 3 years 1/2012‐4/2013.
Results: With 52 CDH cases operated at Children’s Hospital 2, the survival rate 82.7%. Prenatal
diagnosis was noted in 63.5% cases. Using HFO ventilation and NO inhalation was 19.2% and
11.5%, respectively. There were 6 cases (11.5%) of patch Gore‐tex repair and no significant difference
of the result compared with primary group was noted.
Conclusion: The survival rate of CHD at Children’s Hospital 2 was comparable to those of other
countries. Gore‐tex patch repair produces good result.
Key words: Congenital diaphragmatic hernia, Gore‐tex, treatment, surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị hoành bẩm sinh (TVHBS), sự khiếm
khuyết của cơ hoành, xảy ra với tần suất 1 trên
2500 đến 4000 trẻ sinh sống(20). Nguyên nhân tử
vong chính của TVHBS là thiểu sản phổi và tăng
áp phổi. Trong những thập niên gần đây đã có
những tiến bộ khoa học kỹ thuật được sử dụng
* Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả liên hệ: Nguyễn Trần Việt Tánh ĐT: 01685600154 Email: tanhnguyenm@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 9
trong hồi sức tích cực sơ sinh, như sự phát triển
của chất surfactant ngoại sinh, khí thở nitric
oxide (NO)(12), thông khí cơ học tần số cao(3)
(HFOV: High frequently oscillatory ventilat‐ion)
và màng trao đổi oxy ngoài cơ thể (ECMO:
Extracorporeal membrane oxygena‐tion)(3).
Ngoài ra, với chiến lược “thông khí nhẹ
nhàng”(3), phẫu thuật trì hoãn(3) đã có một vài
báo cáo trên thế giới cho thấy sự tiến bộ trong
kết quả điều trị bệnh nhân (BN) TVHBS, với tỉ lệ
sống sót từ 80 đến 90%(10). Tuy nhiên, nhóm
nghiên cứu thoát vị hoành bẩm sinh (Congenital
Diaphrag matic Study Group), và nghiên cứu đa
trung tâm và đa quốc gia lớn nhất của họcho
thấy tỉ lệ sống sót chỉ xấp xỉ mức 70% ở trẻ bị
TVHBS. Một số nghiên cứu cũng ủng hộ rằng có
“Tỉ lệ tử vong ẩn” của trẻ bị TVHBS(8). Tại Việt
Nam, mặc dù điều kiện kinh tế còn hạn chế, một
số phương tiện kỹ thuật hiện đại trong y học còn
thiếu, nhưng với sự phát triển của nền y học
hiện nay, tỉ lệ tử vong của trẻ TVHBS đã giảm đi
rất đáng kể. Tuy vậy, đó chỉ là những nhận xét
chung chung, chưa có một báo cáo cụ thể nào.
Do đó chúng tôi nhận thấy sự cần của một báo
cáo về kết quả điều trị TVHBS được phẫu thuật
tại bệnh viện Nhi Đồng 2, một trong những
trung tâm nhi khoa lớn của nước Việt Nam.
Trong những trẻ TVHBS, một số BN với
khiếm khuyết cơ hoành quá lớn, thuộc nhóm
nguy cơ tử vong cao, không thể đóng cơ hoành
bằng mô tự thân thường được sửa chữa với tấm
ghép nhân tạo. Y văn có khá nhiều nghiên cứu
cho thấy tỉ lệ tái phát cao với việc sử dụng tấm
ghép nhân tạo thay đổi từ 14% đến 50%(5,19).
Chính vì thế các phương pháp thay thế cho việc
sử dụng tấm ghép được phát triển bao gồm
những nguyên liệu sinh học tổng hợp(19), vạt cơ
có cuống mạch máu(9), kỹ thuật phát triển mô
(tissue engineering)(2). Tuy nhiên, các phương
pháp này có những bất ổn tiềm tàng và nói
chung quá phức tạp và chi phí cao để đóng một
khiếm khuyết giải phẫu đơn giản.
Trái ngược với kết quả của các báo cáo trên,
chúng tôi nhận thấy việc sử dụng tấm ghép
nhân tạo, đặc biệt là tấm ghép Gore‐tex, là một
phương pháp đơn giản, tiện lợi, thành công cao
với tỉ lệ tái phát và biến chứng chấp nhận được.
Điều này đã có một số báo cáo ghi nhận, theo
Jacqueline Tsai và cộng sự tỉ lệ tái phát của tấm
ghép Gore‐tex chỉ có 2,7%(17), còn Kimberly J.
Riehle và cộng sự tỉ lệ này là 3,57%(13), ngoài ra tỉ
lệ các biến chứng khác tương tự với nhóm khâu
cơ hoành tự thân. Vì vậy chúng tôi muốn khảo
sát lại kết quả bước đầu những trường hợp
TVHBS được tạo hình cơ hoànhbằng tấm ghép
Gore‐tex tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát kết quả điều trị bệnh thoát vị
hoành bẩm sinh, đặc biệt trong nhóm tạo hình
cơ hoành bằng tấm Gore‐tex.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hồi cứu hồ sơ của tất cả trẻ bị TVHBS sinh
từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 4 năm 2013 nhập
viện tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Trẻ được chẩn
đoán TVHBS sau 28 ngày tuổi bị loại khỏi
nghiên cứu. Sống sót (survival) được định nghĩa
là BN còn sống khi xuất viện, hoặc chuyển đến
trung tâm khác, hay còn sống tại bệnh viện được
xác định bởi tác giả cho đến thời điểm tháng 6
năm 2013. Những đặc điểm chu sinh của BN,
như năm sinh, giới tính, nơi sinh, chẩn đoán tiền
sản, phương pháp sinh, tuổi thai lúc sinh, cân
nặng lúc sinh, vị trí của khiếm khuyết, áp lực
động mạch phổi đo bằng siêu âm, sự hiện diện
của các bất thường khác, bao gồm các dị tật tim
hoặc các dị tật cơ quan khác. Dị tật bẩm sinh tim
được chia thành 2 loại nặng (ảnh hưởng đến
huyết động học), nhẹ (không ảnh hưởng đến
huyết động học).
Biến số sau sinh bao gồm biến số điều trị
và những ghi nhận lúc phẫu thuật. Những
phân tích được thực hiện để kiểm tra sự liên
quan giữa tỉ lệ sống sót và các biến số tiền sản
và hậu sản.
Tần số và tỉ lệ phần trăm được sử dụng để
mô tả những dữ liệu phân loại. Phép kiểm χ2 và
chính xác Fisherʹs được sử dụng để phân tích dữ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 10
liệu phân loại. Giá trị P ≤ 0,05 được xem như chỉ
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Dữ liệu được
phân tích bằng phần mềm Stata.
KẾT QUẢ
Từ đầu năm 2011 đến tháng 3 năm 2013,
bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp nhận 77 trẻ TVHBS,
trong đó chỉ phẫu thuật được 52 trường hợp, số
còn lại tử vong trước mổ do tình trạng quá nặng,
tỉ lệ sống sót tổng thể là 57,1%. Đối với 52 trường
hợp được phẫu thuật, 8 trường hợp tử vong chủ
yếu tập trung vào năm 2011, tỉ lệ sống sót là
84,6%. Trong đó 2 trường hợp tử vong do dị tật
bẩm sinh kèm theo, gồm 1 dị tật não, 1 hội
chứng thận hư, còn lại tử vong do tình trạng
tăng áp phổi nặng kéo dài và viêm phổi nặng.
Các đặc điểm chu sinh của bệnh nhân được
khảo sát lại.Tuổi thai lúc sinh trung bình là 39
tuần (34 – 42 tuần). Cân nặng lúc sinh trung bình
là 3036g (1990 – 4150). Có 11,6% trẻ có bệnh tim
bẩm sinh nặng, 67,3% có dị tật bẩm sinh nhẹ.
Các dị tật bẩm sinh nặng chúng tôi ghi nhận chủ
yếu là thông liên thất, thông liên nhĩ hoặc còn
ống động mạch lỗ lớn ảnh hưởng đến huyết
động học và áp lực động mạch phổi, không ghi
nhận trường hợp dị tật tim phức tạp nào. Có 5
trường hợp có dị tật bẩm sinh kèm theo được
ghi nhận, 2 trường hợp lõm ngực, 1 trường hợp
khuyết sọ, 1 trường hợp dị tật não và 1 trường
hợp bị hội chứng thận hư bẩm sinh. Bảng 1 khảo
sát sự ảnh hưởng của các yếu tố chu sinh đến tỉ
lệ sống sót nhưng không có sự khác biệt.
Trong quá trình theo dõi sau xuất viện có 2
trường hợp bị tái phát, đều được phẫu thuật lại
trong đó có 1 trường hợp tử vong do hoại tử gần
như toàn bộ ruột non bị thiếu máu do chui qua
lỗ thoát vị. Do đó tỉ lệ sống sót kết cục của chúng
tôi là 82,7%.
Về điều trị tích cực trước và sau mổ, 98% BN
phải thở máy trước mổ với thời gian trung bình
là 2,3 ngày, có 1 trường hợp không phải thở máy
trước mổ. 100% BN phải nằm điều trị trong khoa
hồi sức tích cực sơ sinh trước mổ. Thời gian nằm
hồi sức trung bình là 11,7 ngày. Đặc điểm khí
máu lúc nhập viện rất xấu với pH và AaDO2
trung bình là 7,24 và 317,6. Phần lớn BN đều
được điều trị tích cực cho đến khi khí máu trước
mổ tương đối ổn định với pH là 7,31 và AaDO2
là 103,1. Thời gian nằm viện trung bình là 9,6
ngày bàng 2.
Bảng 1. Những đặc điểm chu sinh và tỉ lệ sống sót
của BN TVHBS.
Biến số Tần suất Tỉ lệ sống sót và giá trị P
Chẩn đoán tiền sản p=0,10
Có 33 (63,5) 30 (90,9)
Không 29 (36,5) 14 (73,6)
Giới tính p=0,95
Nam 32(38,5) 27 (84,5)
Nữ 20 (61,5) 17 (85,0)
Phương thức sinh p=1,0
Thường 26 (50) 22 (84,6)
Mổ 26 (50) 22 (84,6)
Tuổi thai p=0,37
<37 tuần 3 (5,8) 2 (66,7)
≥37 tuần 49 (94,2) 42 (85,7)
Về mặt phẫu thuật, toàn bộ BN (100%) đều
được mổ mở đường bụng để sửa chữa khiếm
khuyết cơ hoành. Tuổi trung bình lúc phẫu
thuật là 4 ngày. Thời gian phẫu thuật trung bình
là 77 phút. Sự hiện diện của túi thoát vị chiếm
38,5% trường hợp. Có 6 trường hợp (11,5%) BN
được tạo hình cơ hoành bằng tấm Gore‐tex Bảng
3. BN có biểu hiện khởi phát suy hô hấp sớm và
không được đặt NKQ hỗ trợ hô hấp và tăng áp
phổi nặng có liên quan đến tỉ lệ sống sót thấp.
Thoát vị có túi là một yếu tố tiên lượng sống sót
cao. Chúng tôi ghi nhận nhóm BN được thở
HFO và NO có tỉ lệ tử vong cao hơn nhóm chỉ
thở máy thông thường, có lẽ do nhóm này chỉ
gồm những BN rất nặng. Kích thước lỗ thoát vị
cho thấy liên quan nhiều đến tỉ lệ tử vong, điều
này đã được ghi nhận nhiều trong y văn(8).
Bảng 2. Các đặc điểm chu phẫu của BN.
Biến Trung bình [lớn nhất;nhỏ nhất]
Đặc điểm khí máu
pH lúc nhập viện 7,24 ± 0,13
pH trước mổ 7,31 ± 0,14
AaDO2 lúc nhập viện 317,6 ± 181,6
AaDO2 trước mổ 103,1 ± 107,0
Thời gian thở máy
Trước mổ (n=51) 2,3 ± 2,2(ngày) [0;12]
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 11
Sau mổ (n=46) 6,1 ± 3,3(ngày)[2;18]
Thời gian thở HFO 6,3 ± 2,1(ngày) [2;9]
Thời gian thở NO 1,8 ± 0,9(ngày) [1;3]
Tuổi lúc phẫu thuật 4,4 ± 3,2 (ngày)[1;14]
Thời gian từ lúc NV đến phẫu
thuật 2,7 ± 2,7(ngày) [1;14]
Thời gian phẫu thuật 77,4 ± 20,6(phút) [50;120]
Thời gian nằm hồi sức
Trước mổ (n=52) 2,4 ± 2,7 (ngày) [0;14]
Sau mổ (n=52) 9,4 ± 9,8 (ngày)[3;71]
Thời gian nằm viện 19,6 ± 8,3 (ngày)[11;47]
Chúng tôi ghi nhận được 6 trường hợp
TVHBS phải sử dụng tấm Gore‐tex để phục hồi
cơ hoành. Không có trường hợp tái phát hoặc tử
vong nào được ghi nhận trong nhóm này bảng
4.
Bảng 3. Các đặc điểm sau sinh của BN.
Biến Tần suất Tỉ lệ sống sót và giá trị P
Biểu hiện ban đầu
Suy hô hấp 52 (100)
Khởi phát sớm P = 0,18
<24 giờ sau sinh 35 (68,6) 28 (80)
≥24 giờ sau sinh 17 (32,7) 16 (94,1)
Hỗ trợ hô hấp ban đầu P = 0,18
Có đặt NKQ 17 (32,7) 16 (94,1)
Không đặt NKQ 35 (67,3) 28 (80)
Tăng áp lực ĐMP P < 0,001
Nhẹ (< 50 mmHg) 37 (71,1) 36 (97,3)
Nặng (≥ 50 mmHg) 15 (28,9) 8 (53,3)
Vị trí thoát vị P = 0,81
Trái 44 (84,6) 37 (84,1)
Phải 8 (15,4) 7 (87,5)
Thoát vị túi P = 0,015
Có 20 (38,5) 20 (100)
Không 32 (61,5) 24 (75)
Thở HFO P = 0,001
Có 10 (19,2) 5 (50)
Không 42 (80,8) 39 (92,9)
Thở NO P < 0,001
Có 6 (11,5) 2 (33,3)
Không 46 (88,5) 42 (91,3)
Bảng 4. So sánh nhóm tạo hình cơ hoành bằng Gore‐
tex và tự thân.
Biến Tự thân (n=46) Gore-tex (n=6) P
Chẩn đoán
tiền sản, % 18 (39,1) 1 (16,7) 0,28
Tuổi thai lúc sinh,
tuần 38,9 39,5 0,80
Biến Tự thân (n=46) Gore-tex (n=6) P
Cân nặng lúc sinh,
g 3058 2866 0,17
Tuổi lúc phẫu thuật,
ngày 4 6,7 0,97
Thời gian phẫu
thuật, phút 76,2 86,7 0,88
Tái phát, % 2 (4,4) 0 0,60
Tử vong, % 8 (17,4) 0 0,27
BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu khảo sát kết quả điều trị
TVHBS và những trường hợp tạo hình cơ hoành
sử dụng tấm ghép Gore‐tex tại một trung tâm
nhi khoa lớn ở Việt Nam, thu thập và phân tích
số liệu của các trẻ TVHBS sinh trong khoảng
2011‐2013.Trong 52 trẻ TVHBS, đặc điểm nhân
khẩu học, liên quan giữa những biến số trước
sinh hoặc sau sinh với tỉ lệ sống sót được hồi
cứu lại. Mục đích của nghiên cứu là: Thứ nhất,
cung cấp những thông tin hữu ích cho cha mẹ
và các nhà lâm sàng khi TVHBS được chẩn đoán
tiền sản; hai, cung cấp chứng cứ cho việc chuẩn
hóa phác đồ điều trị và thực hiện những nghiên
cứu tiền cứu có giá trị hơn.
0
10
20
30
40
2011 2012 2013
Tử vong
Sống
Hình 1. Tỉ lệ sống TVHBS theo từng năm
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 63,5% trẻ
bị TVHBS được chẩn đoán tiền sản, 100% được
sinh trong bệnh viện và 78,9% được sinh mổ.
Nhóm Nghiên cứu TVHBS báo cáo tỉ lệ chẩn
đoán tiền sản là 51,7%, và tỉ lệ sinh tại bệnh
viện của họ là 38,5%. Stevens(4) báo cáo tỉ lệ
sinh trong bệnh viện và sinh mổ vì có chẩn
đoán tiền sản là TVHBS lần lượt là 60,5% và
48,3%. Như vậy trẻ Việt Nam thường có
khuynh hướng sinh trong bệnh viện và khi có
chẩn đoán tiền sản là TVHBS thì thường được
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 12
chủ động sinh mổ ở những trung tâm sản
khoa lớn (Từ Dũ chiếm 51,9%).
Sự phát hiện tiền sản của đa ối, phù thai,
thoát vị gan được xem là những yếu tố tiên
lượng nguy cơ. Phân loại nguy cơ củatiền sản
của Kitano và Usui khá hữu ích, vì tỉ lệ sống sót
liên quan mật thiết với từng mức phân độ nguy
cơ của các hệ thống này. Tuy nhiên vấn đề đáng
lưu ý là hầu hết những trường hợp được chẩn
đoán tiền sản lại không được khai thác các chỉ số
như tỉ lệ phổi‐đầu (LHR: lung to head ratio) và tỉ
lệ phổi‐ngang ngực (L/T: lung to thorax trans
verse ratio) cũng như các yếu tố đa ối phù thai,
thoát vị gan. Điều này cho thấy vai trò chẩn
đoán tiền sản ở Việt Nam còn tương đối hạn
chế, chỉ dừng ở mức phát hiện bệnh, chứ chưa
chú trọng đến tiên lượng được các nguy cơ của
bệnh. Phân loại nguy cơ của Kitano(4) dễ sử dụng
hơn vì chỉ cần xác định vị trí của gan và dạ dày.
Tỉ lệ thở máy HFO, thở NO lần lược là 19,2%
và 11,5%. Mặc dù có tỉ lệ rất thấp so với các bác
cáo khác trên thế giới, khuynh hướng sử dụng
thở máy HFO và thở NO đang dần thông dụng
hơn ở Việt Nam trong điều trị TVHBS. Bệnh
viện Nhi Đồng 2 hiện chưa áp dụng ECMO
trong điều trị BN TVH. Miglizza và cs(11) mô tả
phác đồ điều trị của họ, trong đó bắt đầu với thở
HFO chọn lọc, và họ cũng báo cáo sự cải thiện tỉ
lệ sống sót và giảm tần suất mắc bệnh phổi mạn
tính. Chỉ định của thở NO không được xác định
rõ ràng, khi trẻ TVHBS có sự thay đổi nhẹ độ
bão hòa oxy trước ống và sau ống, thở NO nên
được chỉ đinh ngay để giảm kháng lực động
mạch phổi và do đó làm giảm hậu tải của thất
phải(18). Nhóm Nghiên cứu TVHBS cũng chỉ ra
xu hướng tăng sử dụng khí thở NO nhiều hơn
và giảm sử dụng ECMO trong những năm gần
đây.
Về mặt phẫu thuật, tiếp cận mở bụng là
được sử dụng phần lớn trong sửa chữa cơ
hoành. Gần đây, nhiều trung tâm đã báo cáo sử
dụng phẫu thuật nội soi trong TVHBS cũng cho
kết quả tốt. Sự hiện diện của túi thoát vị là một
yếu tố tiên lượng tốt(14). Nghiên cứu của chúng
tôi không ghi nhận trường hợp tử vong nào
trong nhóm thoát vị hoành có túi. Kích thước lỗ
thoát vị ảnh hưởng đến kết quả, là một dấu hiệu
chỉ điểm có giá trị cao cho mức độ thiểu sản phổi
và độ nặng của tăng áp phổi. Thời điểm phẫu
thuật vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi trong
BN TVHBS. Tuy vậy, không có trung tâm nào
tiến hành phẫu thật khẩn cấp đối với TVHBS mà
phần lớn các trung tâm, bác sĩ phẫu thuật trì
hoãn cuộc mổ cho tới khi ổn định về huyết động
học, sinh lý học và cải thiện về tình trạng tăng áp
phổi (6,11). Bệnh viện Nhi Đồng 2 đang áp dụng
phương thức điều trị này là phẫu thuật trì hoãn
đối với trẻ TVHBS. Tạo hình cơ hoành bằng tấm
Gore‐texthực hiện ở 6 BN và cho kết quả khá tốt.
Theo Jacqueline Tsai(17), sử dụng tấm Gore‐tex để
tái tạo cơ hoành cho tỉ lệ tái phát thấp 2,7% và tỉ
lệ tái phát cao mà các nghiên cứu khác ghi nhận
phần lớn là do lỗi kỹ thuật.
Tỉ lệ sống sót trong các nghiên cứu trên thế
giới được ghi nhận trong bảng 5(6,11) Những số
liệu này phải được phân tích rất thận trọng vì tỉ
lệ chấm dứt thai kỳ và thai chết lưu ở mỗi khu
vực sẽ khác nhau và chiến lược điều trị cũng
thay đổi theo từng trung tâm khác nhau (10). Và tỉ
lệ sống sót tổng thể và đơn độc của chúng tôi lần
lượt là 57,1 và 82,7%.
Bảng 5. Tỉ lệ sống sót tổng thể và đơn độc của BN TVHBS trong các nghiên cứu khác.
Tác giả
và năm xuất bản Quốc gia
Thời gian
nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu
Tỉ lệ sống sót
tổng thể
Tỉ lệ sống sót
đơn độc
Nhóm Nghiên Cứu
TVHBS, 2007 Mỹ, 1995-2005 Hồi cứu, đa trung tâm 2100/3062 (68,6) Không đ/g
Migliazza và cs, 2007(11) Ý 1994-2005 Hồi cứu, một trung tâm 77/111 (69,4) Không đ/g
Lazar và cs, 2011(6) Mỹ 2004-2009 Hồi cứu, một trung tâm Không đ/g 85/116 (73,3)
Chúng tôi, 2013 Việt Nam 2011-2013 Hồi cứu, một trung tâm 44/77 (57,1%) 43/52 (82,7%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 13
KẾT LUẬN
Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là thiết
kế hồi cứu với cỡ mẫu chưa đủ lớn để có thể
phân tích sâu hơn các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ
sống sót và kết quả điều trị. Tuy vậy kết quả
chúng tôi cũng phần nào giúp thêm thông tin
cho các BS lâm sàng và những ai quan tâm về
bệnh lý TVHBS. Tỉ lệ sống của những trẻ
TVHBS được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng
2 là 82,7%,một kết quả có thể so sánh với các
trung tâm khác trên thế giới. Với kết quả tốt
trong nhóm tạo hình cơ hoành bằng tấm Gore‐
tex, chúng tôi hy vọng có thể áp dụng cho
những BN TVHBS với kích thước lỗ thoát vị lớn
để tăng tỉ lệ sống sót trong nhóm này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cohen D, Reid IS (1981). Recurrent diaphragmatic hernia. J
Pediatr Surg;16: pp 42‐4.
2. Fauza DO, Marler JJ, Koka R (2001). Fetal tissue engineering:
diaphragmatic replacement. J Pediatr Surg;36: pp 146‐51.
3. Frenckner B, Ehren H, Granholm T, Linden V, Palmer K
(1997). Improved results in patients who have congenital
diaphragmatic hernia using preoperative stabilization,
extracorporeal membrane oxygenation, and delayed surgery.
J Pediatr Surg;32: pp 1185–1189.
4. Kitano Y, Okuyama H, Saito M (2011). Re‐evaluation of
stomach position as a simple prognostic factor in fetal left
congenital diaphragmatic hernia: a multicenter survey in
Japan. Ultrasound Obstet Gynecol;37: pp 277‐82.
5. Laituri CA, Garey CL, Valusek PA (2010