Kết quả điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật nội soi qua niệu đạo tại Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng

Đắt vấn đề và mục đích: Đánh giá kết quả điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật nội soi qua niệu đạo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 1378 bệnh nhân u phì đại lành tính tuyến tiền liệt được nội soi cắt u qua niệu đạo tại BV Việt Tiệp từ tháng 1/2002 đến 6/2012. Kết quả: 1. Sau phẫu thuật cắt nội soi các triệu chứng rối loạn tiểu tiện của bệnh nhân đã được cải thiện đáng kể. Mức độ cải thiện tăng dần theo thời gian theo dõi và ổn định sau phẫu thuật 3 tháng. 2. Tỷ lệ chảy máu trong mổ mức độ vừa phải truyền 1 đơn vị máu là 6,53%, chảy máu nặng phải truyền  2 đơn vị máu và chuyển sang mổ mở để cầm máu là 0,8%. - Tai biến do sai sót kỹ thuật như cắt thủng vỏ tuyến tiền liệt (0,73%), tổn thương ụ núi (3,63%), tổn thương cơ thắt ngoài dễ dẫn tới những biến chứng nặng nề khác như hội chứng nội soi, rối loạn đông máu (1,08%), đái rỉ (5,8%). Hội chứng nội soi là một biến chứng nặng tuy tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng thấp (0,73%.)- Biến chứng nhiễm khuẩn niệu chiếm tỷ lệ khá cao: viêm đường niệu - 41,87 % ; viêm tinh hoàn - 4,93%, 45/1378 trường hợp suy thận cấp (3,26%). Kết luận: Tuổi đời, trọng lượng khối u, thời gian phẫu thuật, các bệnh phối hợp, kinh nghiệm của phẫu thuật viên cùng với trang thiết bị không hoàn chỉnh là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tai biến, biến chứng sớm trong phẫu thuật cắt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. TURP là một phẫu thuật an toàn, thời gian nằm viện ngắn, hiệu quả cao.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật nội soi qua niệu đạo tại Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 532 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA NIỆU ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP – HẢI PHÒNG Nguyễn Công Bình*, Bùi Văn Chiến*, Lê Quang Hùng*, Nguyễn Mạnh Thắng*, Bùi Vân Tùng*, Phạm Thanh Hải*, Đỗ Minh Tùng* TÓM TẮT Đắt vấn đề và mục đích: Đánh giá kết quả điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật nội soi qua niệu đạo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 1378 bệnh nhân u phì đại lành tính tuyến tiền liệt được nội soi cắt u qua niệu đạo tại BV Việt Tiệp từ tháng 1/2002 đến 6/2012. Kết quả: 1. Sau phẫu thuật cắt nội soi các triệu chứng rối loạn tiểu tiện của bệnh nhân đã được cải thiện đáng kể. Mức độ cải thiện tăng dần theo thời gian theo dõi và ổn định sau phẫu thuật 3 tháng. 2. Tỷ lệ chảy máu trong mổ mức độ vừa phải truyền 1 đơn vị máu là 6,53%, chảy máu nặng phải truyền  2 đơn vị máu và chuyển sang mổ mở để cầm máu là 0,8%. - Tai biến do sai sót kỹ thuật như cắt thủng vỏ tuyến tiền liệt (0,73%), tổn thương ụ núi (3,63%), tổn thương cơ thắt ngoài dễ dẫn tới những biến chứng nặng nề khác như hội chứng nội soi, rối loạn đông máu (1,08%), đái rỉ (5,8%). Hội chứng nội soi là một biến chứng nặng tuy tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng thấp (0,73%.)- Biến chứng nhiễm khuẩn niệu chiếm tỷ lệ khá cao: viêm đường niệu - 41,87 % ; viêm tinh hoàn - 4,93%, 45/1378 trường hợp suy thận cấp (3,26%). Kết luận: Tuổi đời, trọng lượng khối u, thời gian phẫu thuật, các bệnh phối hợp, kinh nghiệm của phẫu thuật viên cùng với trang thiết bị không hoàn chỉnh là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tai biến, biến chứng sớm trong phẫu thuật cắt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. TURP là một phẫu thuật an toàn, thời gian nằm viện ngắn, hiệu quả cao. Từ khóa: Phì đại lành tính tuyến tiền liệt. ABSTRACT EVALUATION THE RESULTS OF TRANSURETHRAL RESECTION OF THE PROSTATE Nguyen Cong Binh, Bui Van Chien,Le Quang Hung, Nguyen Manh Thang,Bui Van Tung, Pham Thanh Hai,Do Minh Tung * Y học TP Hồ Chí Minh. Vol 16 Supllement of No 2-2012: 532-539 Introduction and Aims: To evaluate the results of TURP for benign prostatic hyperplasia. Patient and method: The retrospective study reviewed, 1378 patients with benign prostatic hyperplasia treated by TURP from 01/2002 to 6/2012 in Viet Tiep Friendship Hospital. We evaluate operative results after TURP at 3 months. Results: 1. After the TURP, urinary disorder symptoms were better according to the time, and they were stable in three months after the operation. 2. The averaged bleeding rate during surgery, that required a blood transfusion with 250 ml of blood (6,53%), the serve bleeding required to change to open operation to keep blood(0,8%). 3. TURP syndrom is serve complication but rare (0,73%). Conclusion: The age of patient, the weight of BPH, the operative time, the relative diseases, experiences of surgeons and the equipments were the important effects that affected to operative results. TURP is a safety * Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng Tác giả liên lạc: TS. Bùi Văn Chiến ĐT:0919999068 Email: chienvietitep@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 533 operation with minimum complication, the day in hospital is short and the general results are good. Key words: BPH. ĐẶT VẤN ĐỀ U phì đại lành tính tuyến tiền liệt (BPH) là một u lành tính hay gặp nhất ở nam giới, tăng dần theo tuổi và phụ thuộc vào nội tiết tố của nam. Tỷ lệ gặp là 59,18% ở nam giới trên 50 tuổi và 90 % lúc 85 tuổi (Theo GS Trần Đức Thọ). BPH là nguyên nhân chính gây rối loạn tiểu tiện và nhiều biến chứng khác do tắc nghẽn đường tiểu ở nam giới trên 50 tuổi. Có nhiều phương pháp điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Tại bệnh viện Việt - Tiệp, Hải Phòng phương pháp cắt nội soi được áp dụng để điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt (TURP) từ năm 1997, tuy nhiên do phương tiện kỹ thuật để chẩn đoán và phẫu thuật còn thiếu thốn, không đồng bộ nên tỷ lệ tai biến, biến chứng còn cao. Đề tài "Kết quả điều trị u phì dại lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật nội soi qua niệu đạo tại bệnh viện Việt - Tiệp, Hải phòng" được tiến hành nhằm các mục đích sau: Đánh giá kết quả điều trị BPH bằng phương pháp cắt nội soi qua niệu đạo. Phát hiện các tai biến, biến chứng sớm trong điều trị BPH bằng phương pháp cắt nội soi qua niệu đạo. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 1378 bệnh nhân BPH được điều trị bằng phương pháp cắt nội soi tại khoa Ngoại Tiết niệu, bệnh viện Việt - Tiệp, Hải Phòng từ tháng 1/2002 đến tháng 6/2012. *Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Bệnh nhân được chẩn đoán là BPH, được điều trị bằng phương pháp cắt nội soi qua niệu đạo và được theo dõi định kỳ. - Không có các biến chứng do kỹ thuật gây mê và vô cảm. *Tiêu chuẩn loại trừ - Ung thư TTL, chấn thương hoặc bệnh lý có tổn thương sọ não hoặc tủy sống, đã được điều trị ngoại khoa BPH nay phải phẫu thuật lại hoặc có đái rỉ trước mổ Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu. Chỉ định phẫu thuật nội soi. * Chỉ định: Các bệnh nhân có BPH được chỉ định phẫu thuật cắt nội soi khi có chỉ định điều trị ngoại khoa. - Bí đái hoàn toàn. - Bí đái không hoàn toàn, có rối loạn tiểu tiện mức độ vừa và nặng: IPSS8 điểm; QoL3. - Không nhiễm khuẩn tiết niệu. * Chống chỉ định điều trị bằng phẫu thuật nội soi. - Bệnh nhân còn nhiễm khuẩn tiết niệu, có u bàng quang, túi thừa bàng quang, ung thư TTL, sỏi bàng quang lớn hơn 2cm, dị vật trong bàng quang. - Bệnh nhân có niệu đạo hẹp không đặt được máy cắt, dị dạng hoặc dị tật vùng khung chậu, khớp háng. Bệnh nhân có bệnh kèm theo chưa được điều trị, có nguy cơ cao với phẫu thuật. Đánh giá mức độ rối loạn tiểu tiện. Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện được đánh giá theo thang điểm quốc tế IPSS (International prostatic symptom score) và mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đến chất lượng cuộc sống QoL (Quality of life) do bệnh nhân tự trả lời theo các mẫu quy định sẵn. Thăm trực tràng. Siêu âm hệ tiết niệu:Siêu âm khảo sát TTL qua đường trên xương mu. Soi bàng quang trước mổ. Các xét nghiệm cận lâm sàng. Các chỉ số huyết học và chức năng đông máu. Các chỉ số sinh hoá máu. Xét nghiệm nước tiểu. Cấy nước tiểu, làm kháng sinh đồ. Theo dõi các tai biến trong mổ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 534 * Chảy máu: chia mức độ mất máu trong khi mổ thành 3 mức: nặng, vừa, nhẹ dựa vào các triệu chứng lâm sàng. * Các tai biến do tổn thương: tổn thương các lỗ niệu quản, ụ núi, thủng niệu đạo, bàng quang và vỏ TTL. * Hội chứng nội soi. Do không theo dõi được hiện tượng hấp thu dịch tưới rửa vào máu bằng các phương pháp trực tiếp hay gián tiếp (phương pháp đánh dấu) chúng tôi dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để phát hiện hội chứng nội soi. Theo dõi các biến chứng sau mổ. * Chảy máu sau mổ: Chia 3 mức nặng, vừa, nhẹ dựa vào lâm sàng và xét nghiệm ngay sau mổ. * Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn huyết, viêm đường niệu, viêm tinh hoàn và các nhiễm khuẩn khác... * Bí đái sau khi rút thông niệu đạo bàng quang sau mổ. * Suy thận sau mổ, rối loạn đông máu, đái rỉ (đái rỉ tạm thời: hết sau 2 tháng, đái rỉ vĩnh viễn: Không hết sau 2 tháng). Đánh giá kết quả điều trị. Đánh giá kết quả điều trị dựa vào thang điểm IPSS, QoL. Thời gian điều trị: tính thời gian phẫu thuật và thời gian điều trị. Xử lý số liệu Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê thường dùng trong y sinh học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - BÀN LUẬN Đặc điểm lâm sàng Bảng 1: Bệnh phối hợp. Bệnh phối hợp Số lượng Tỷ lệ (%) Bệnh tim mạch 563/1378 40,85 Bệnh hô hấp 550/1378 39,91 Viêm loét dạ dày-tá tràng 110/1378 7,98 Sỏi túi mật 35/1378 2,53 Xơ gan 33/1378 2,39 Đái tháo đường 79/1378 5,73 Sỏi bàng quang 2 cm 95/1378 6,89 Viêm đường niệu 412/1378 29,89 Cũng như nhiều tác giả đã nêu trong các nghiên cứu (5,13,18), hầu hết các bệnh nhân trong 1329 trường hợp phẫu thuật nội soi điều trị BPH của chúng tôi ở độ tuổi 61-80 (78,50%), có nhiều bệnh phối hợp kèm theo, hay gặp nhất là bệnh về tim mạch (40,85%), bệnh đường hô hấp (39,91%), đái tháo đường (5,73%), đặc biệt nhiều bệnh nhân đến muộn khi đã bị bí đái phải mang thông niệu đạo bàng quang (33,92%), viêm đường niệu (29,89%), có sỏi bàng quang kết hợp (6,89%). Bảng 2: Điểm IPSS, QoL. Chỉ tiêu nghiên cứu Điểm số Số lượng Tỷ lệ (%) Trung bình (X  SD) 0 – 7 0 8 – 19 217 16,33 IPSS (n = 1329) 20 – 35 1161 83,67 23,00  2,11 Kết quả điểm IPSS trung bình là 23,00  2,11 ; điểm đánh giá chất lượng cuộc sống (QoL) trung bình là 3,52  0,43 . So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thuý Hiền(5), kết quả của chúng tôi thấp hơn. * Trọng lượng BPH trước mổ. Trọng lượng trung bình của BPH trong nghiên cứu của chúng tôi là 54,01  6,89. Đa số các bệnh nhân có trọng lượng BPH dưới 50g (83,97%). So với các tác giả khác 30 - 50g (15); 48,08  18,82 (18); 30 - 60g(5), trọng lượng khối u trên các bệnh nhân của chúng tôi tương đương. Đặc điểm cận lâm sàng * Kết quả nghiên cứu các chỉ số huyết học, đông máu, sinh hoá máu và điện giải đồ được khảo sát trước mổ đều ở trong giới hạn bình thường. Bảng 3: Vi khuẩn nước tiểu trước mổ (n= 1378). Loại vi khuẩn Số lượng Tỷ lệ (%) Staphylococcus epidermidis 50 3,62 Enterobacter 190 13,78 Pseudomonas aeruginosa 98 7,11 Streptococcus Faecalis 48 3,48 Proteus 46 3,34 Xét nghiệm cấy nước tiểu trước mổ thấy 412/1378 người (29,89%) có vi khuẩn mọc, trong đó gặp nhiều hơn cả là Enterobacter và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 535 Pseudomonas aeruginosa (13,78% và 7,11%). Các trường hợp này đều được điều trị kháng sinh thích hợp đến khi hết vi khuẩn trong nước tiểu mới tiến hành phẫu thuật. * Phân bố bệnh nhân theo thời gian phẫu thuật (n= 1378). Thời gian phẫu thuật trung bình: 59,42  15,43 phút. Phần lớn các bệnh nhân được phẫu thuật 60 phút (63,23 %) (bảng 7). Thời gian mổ của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của nhiều tác giả khác tại bệnh viện Việt - Đức (2,15,16). * Ngày điều trị trung bình. Ngày điều trị ngắn nhất 4 ngày, dài nhất 30 ngày. Thời gian điều trị trung bình là 6,89  2,77 ngày, ngắn hơn thời gian điều trị bằng mổ mở tại bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng 13,6  6 ngày(13). Theo các tác giả, thời gian nằm viện trung bình từ 3,1 ngày đến 4,7 ngày(7,9,13). Còn theo Nguyễn Bửu Triều và cs.(15,16) thời gian điều trị đối với phẫu thuật cắt nội soi ở bệnh viện Việt - Đức là 5- 8 ngày. Ngày điều trị trung bình của chúng tôi còn cao do kinh nghiệm còn chưa nhiều, kỹ thuật chưa hoàn thiện nên phải kéo dài thời gian nằm viện để theo dõi và xử trí các biến chứng. Tai biến và biến chứng sớm Bảng 4: Mức độ chảy máu trong mổ (n= 1378). Mức độ chảy máu Số lượng Tỷ lệ (%) Nhẹ 1277 92,67 Vừa 90 6,53 Nặng 11 0,8 Hầu hết bệnh nhân có mức độ chảy máu nhẹ không cần truyền máu (92,67%) được coi như diễn biến bình thường. Có 6,53% bệnh nhân chảy máu mức độ vừa phải truyền 250ml máu và 11 trường hợp (0,8%) chảy máu mức độ nặng phải truyền 500ml máu trong mổ và chuyển sang mổ mở để cầm máu. Bảng 5: Mức độ chảy máu sau cắt nội soi UPĐLTTTL (n= 1378). Mức độ chảy máu Số lượng Tỷ lệ (%) Nhẹ 1359 98,62 Mức độ chảy máu Số lượng Tỷ lệ (%) Vừa 10 0,72 Nặng 9 0,66 Chảy máu nhẹ: 98,48% coi như diễn biến sau mổ bình thường, không phải là biến chứng, có 10 trường hợp chảy máu mức độ vừa (0,72%) phải truyền 500ml máu và 9 trường hợp chảy máu mức độ nặng (0,66%). Mặc dù đa số bệnh nhân không phải truyền máu trong khi mổ, song hiện tượng mất máu còn thể hiện trên các xét nghiệm huyết học và chức năng đông máu ngay sau mổ 1 giờ. Bảng 6: Biến đổi một số chỉ số huyết học và đông máu, sau cắt nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt (n= 1378) (X  SD). Chỉ số Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật P Số lượng hồng cầu (T/lít) 4,53  0,48 3,99  0,57 <0,001 Hàm lượng Hb (g/l) 134,30  15,48 119,00  18,01 <0,001 Hematocrit (%) 42,56  4,31 36,70  5,68 <0,001 Số lượng tiểu cầu (G/lít) 257,67  75,89 251,97  79,08 >0,05 Hàm lượng Fibrinogen (g/l) 3,49  0,70 3,03  0,72 <0,001 Tỷ lệ Prothrombin (%) 95,00  6,55 88,50  7,09 <0,001 Sau khi phẫu thuật số lượng hồng cầu giảm (từ 4,53 T/lít xuống 3,99 T/lít), hàm lượng hemoglobin giảm (từ 134,30g/l xuống 119,00g/l), hematocrit giảm (từ 42,56% xuống 36,70%) có ý nghĩa thống kê (với p<0,001), hàm lượng Fibrinogen giảm (từ 3,49g/l xuống 3,03g/l), tỷ lệ Prothrombine giảm (từ 95,0% xuống 88,50%) với p<0,001, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Biến chứng chảy máu có tỷ lệ khác nhau tùy theo từng tác giả: 0,6%(12); 1,1%(11); 2,1%(2); 2,0%(8); 4,8%(3). Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác. Nguyễn Bửu Triều và cs.(15) đã phẫu thuật nội soi cho 544 bệnh nhân UPĐLTTTL gặp 0,73% trường hợp chảy máu nặng trong mổ phải chuyển sang mổ mở. Trần Ngọc Sinh và cs (18) cho thấy chảy máu nặng phải mổ mở để cầm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 536 máu là 3,79%, 0,47% phải nội soi lại để cầm máu. Nguyên nhân: cầm máu không đủ trong khi mổ, tăng huyết áp trong và sau mổ, sau khi mổ bệnh nhân rặn nhiều làm tăng áp lực bàng quang. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ chảy máu: thời gian phẫu thuật, tuổi tác, dẫn lưu niệu đạo - bàng quang trước mổ, các bệnh lý của hệ tim mạch, các sai sót về kỹ thuật trong khi mổ dẫn đến chảy máu... Bảng 7: Mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật với các mức độ chảy máu trong và sau phẫu thuật cắt nội soi (n= 1378). Thời gian phẫu thuật (phút)  60 (n= 877) >60 (n= 501) Thời điểm Mức độ Chảy máu n % N % P Thời gian phẫu thuật (phút) Nhẹ 877 100,00 400 79,84 <0,001 Vừa 0 0 90 17,96 <0,01 Trong mổ Nặng 0 0 11 2,2 >0,05 Nhẹ 867 98,86 492 98,2 >0,05 Vừa 10 1,14 0 0 >0,05 Sau mổ Nặng 0 0 9 1,8 >0,05 Với thời gian mổ trên 60 phút có 17,96% số bệnh nhân chảy máu trong mổ ở mức độ vừa, khi tiến hành phẫu thuật dưới 60 phút, chảy máu trong mổ chỉ ở mức độ nhẹ (100,0%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01 - 0,001. Như vậy, thời gian mổ càng dài thì nguy cơ chảy máu càng lớn, lượng máu mất càng nhiều. Bảng 8: Mối liên quan giữa dẫn lưu bàng quang qua niệu đạo trước mổ với một số tai biến, biến chứng trong và sau phẫu thuật cắt nội soi. Dẫn lưu bàng quang qua niệu đạo Có (n= 400) Không (n= 978) Tai biến Và biến chứng Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) P Nhẹ 350 87,5 954 97,54 >0,05 Vừa 50 12,5 14 1,43 <0,05 Chảy máu trong mổ Nặng 0 0 10 1,03 >0,05 Nhẹ 389 97,25 967 98,87 >0,05 Vừa 11 2,75 0 0 >0,05 Chảy máu sau mổ Nặng 0 0 11 1,13 >0,05 Viêm đường niệu 233 58,25 253 25,89 <0,05 Viêm tinh hoàn 20 5 41 4,3 >0,05 Bí đái sau rút thông niệu đạo 24 6 39 3,58 >0,05 Đái rỉ (hết sau 2 tháng) 26 6,5 45 4,6 >0,05 Những trường hợp trước mổ có mang thông niệu đạo - bàng quang trước mổ có tỷ lệ chảy máu trong mổ mức độ vừa (12,5%), viêm đường niệu (58,25%) cao hơn rõ so với những bệnh nhân không phải dẫn lưu (chảy máu trong mổ mức độ vừa - 1,43%; viêm đường niệu – 25,89%) Sự khác biệt này có ý nghĩa với p<0,05. Như vậy, trong phẫu thuật nội soi UPĐLTTTL biến chứng chảy máu rất hay gặp. Những yếu tố làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật là tuổi cao, thời gian mổ kéo dài, các bệnh lý của hệ tim mạch (đặc biệt là tăng huyết áp, vữa xơ động mạch) và phải đặt thông niệu đạo bàng quang trước khi mổ do bí đái. Các tai biến do sai sót kỹ thuật trong mổ Có 10 trường hợp (0,73%) thủng vỏ TTL làm chảy máu nặng và gây nên hội chứng nội soi, phải tiến hành mổ mở để xử trí biến chứng. Tai biến tổn thương ụ núi do đặt máy cắt lạc đường gặp 50 trường hợp (3,63%). Tỷ lệ thủng bàng quang thay đổi tùy theo từng nghiên cứu từ 0,47%(18); đến 3,8%(12). Theo Gomez A. R. và cs(8), tai biến thủng vỏ TTL chiếm khoảng 0,5%. Tác giả Nguyễn Bửu Triều và cs. (16) đã gặp 4/544 trường hợp (0,73%) bị thủng vỏ TTL. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 537 Hội chứng nội soi Trong quá trình phẫu thuật, chúng tôi tiến hành tưới rửa bàng quang bằng Sorbitol theo kiểu Iglesias với chiều cao cột nước là 50cm. Sự hấp thu dịch tưới rửa vào máu quá mức sẽ dẫn đến hội chứng nội soi. Tần suất của biến chứng này là 0,2%(15); 0,4%(10); 0,9%(2). Chúng tôi gặp 10 trường hợp (0,73%) có biểu hiện hội chứng nội soi trên lâm sàng (do cắt thủng vỏ TTL). Tuy nhiên, hiện tượng pha loãng máu do hấp thu dịch tưới rửa vẫn thể hiện rõ trên các xét nghiệm điện giải đồ Bảng 9: Biến đổi điện giải đồ sau cắt nội soi u phì đại lành tính TTL. Chỉ số Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật P Na+ (mmol/l) 144,03  4,58 141,30  5,07 <0,05 K+ (mmol/l) 4,03  0,23 3,89  0,21 <0,05 Ca2+ (mmol/l) 2,42  0,26 2,28  0,29 >0,05 Cl – (mmol/l) 103,35  3,49 101,79  3,75 >0,05 Qua bảng 9 thấy sau phẫu thuật cắt nội soi hàm lượng Na+ giảm từ 144,03 mmol/l xuống 141,30mmol/l, K+ giảm từ 4,03 mmol/l xuống 3,89mmol/l với p<0,05. Các chỉ số khác biến đổi không đáng kể. Như vậy, sau phẫu thuật cắt nội soi, hầu hết các chỉ số huyết học và sinh hoá máu đều thay đổi thể hiện tình trạng mất máu và pha loãng máu: giảm số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, hematocrit và hàm lượng các ion Na+, K+. Các chỉ số đánh giá chức năng đông máu cũng bị rối loạn, nhưng những biến đổi này vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Bảng 10: Các biến chứng sớm sau cắt nội soi u phì đại lành tínhTTL. Biến chứng Số lượng Tỷ lệ (%) - Rối loạn đông máu. 15 1,08 - Suy thận 45 3,26 - Viêm đường niệu 577 41,87 - Viêm tinh hoàn. 68 4,93 - Viêm phổi 79 5,73 - Đái rỉ (hết sau 2 tháng). 80 5,8 Trong các biến chứng sớm sau cắt nội soi thấy biến chứng nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất: viêm đường niệu (41,87%), viêm tinh hoàn (4,93%), viêm phổi (5,73%), đái rỉ (5,8%)... Các biến chứng khác chiếm tỷ lệ thấp: suy thận (3,26%), hội chứng nội soi (0,73%), rối loạn đông máu (1,08%). Đánh giá kết quả điều trị. Bảng 11: Biến đổi điểm IPSS và QoL của các bệnh nhân u phì đại lành tính tuyến tiền liệt trước và sau cắt nội soi. Thang điểm Trước phẫu thuật (n= 1378) Sau phẫu thuật 1 tháng (n= 1134) Sau phẫu thuật 3 tháng (n= 1245) 24,00  1,13 4,02  1,52 2,43  1,05 IPSS p1-2<0,001; p1-3<0,001; p2-3<0,01. 3,89  0,23 1,76  0,953 1,34  0,31 QoL p1-20,05. Qua bảng 11 thấy sau phẫu thuật điểm IPSS của các bệnh nhân giảm rõ: từ 24,00 xuống 4,02 (sau phẫu thuật 1 tháng) và 2,43 (sau phẫu thuật 3 tháng). Điểm chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện đáng kể. Sự biến đổi này là có ý nghĩa thống kê với p<0,05 – 0,001. Bảng 12: Kết quả điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt (Đánh giá bằng IPSS và QoL). Kết quả điều trị Tốt Trung bình Kém Thời điểm nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Sau phẫu thuật 1 tháng (n= 1161) 960 82,69 132 11,36 69 5,94 Sau phẫu thuật 3 tháng (n= 1188) 1089 91,67 99 8,33 0 0 Qua kiểm tra sau 1 tháng thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt là 82,69%, còn sau phẫu thuật 3 tháng thấy hầu hết các bệnh nhân đã đạt kết quả
Tài liệu liên quan