Kết quả phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ cằm

Mục tiêu: Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị phẫu thuật (PT) biến dạng cằm bằng thủ thuật trượt cằm, dựa trên phân tích các chỉ số nhân trắc trên phim sọ, nêu kỹ thuật mổ và đánh giá kết quả thẩm mỹ. Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 25 bệnh nhân được phẫu thuật trượt cằm (gồm 22 nữ, 3 nam), tuổi từ 18- 38 được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện RHM thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Xương được đưa về vị trí giải phẫu nên các chỉ số sọ mặt trở về giá trị chuẩn hơn, hầu hết BN đều hài lòng về kết quả thẩm mỹ Kết luận: Kết quả của loạt các trường hợp nghiên cứu này cho thấy rằng phẫu thuật chỉnh hình trượt cằm với cố định cứng là phương pháp khả thi để sửa chữa một loạt các biến dạng khác nhau của cằm.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ cằm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 151 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH THẨM MỸ CẰM Nguyễn Văn Hóa* TÓM TẮT Mục tiêu: Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị phẫu thuật (PT) biến dạng cằm bằng thủ thuật trượt cằm, dựa trên phân tích các chỉ số nhân trắc trên phim sọ, nêu kỹ thuật mổ và đánh giá kết quả thẩm mỹ. Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 25 bệnh nhân được phẫu thuật trượt cằm (gồm 22 nữ, 3 nam), tuổi từ 18- 38 được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện RHM thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Xương được đưa về vị trí giải phẫu nên các chỉ số sọ mặt trở về giá trị chuẩn hơn, hầu hết BN đều hài lòng về kết quả thẩm mỹ Kết luận: Kết quả của loạt các trường hợp nghiên cứu này cho thấy rằng phẫu thuật chỉnh hình trượt cằm với cố định cứng là phương pháp khả thi để sửa chữa một loạt các biến dạng khác nhau của cằm. Từ khóa: Phẫu thuật cằm, biến dạng cằm, dị dạng xương hàm dưới, lẹm cằm, ABSTRACT RESULTS OF GENIOPLASTY Nguyen Van Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 151 - 154 Objective: Diagnosis and surgical treatment planning of a chin deformity by a sliding genioplasty based on hard and tissue analysis. Technique selection and easthetic results evaluation. Method: The sample of 25 pateints (22 women và 3 men) was treatmented in Odonto Maxillofacial Hospital Ho Chi Minh City. They were surgical treatmented by Osteotomy for sliding repostioning. Results: Bones are repositioned to more anatomical positions, therefore craniofacial indices returned to more normal values. All patients are satisfied with the aesthtic results. Conclutions: The results of this case series indicate that genioplasty with rigid fixation is feasible for correction of variety of chin deformities. Keywords: Genioplasty, dentofacial diformities, chin hypoplasia, chin protrution. ĐẶT VẤN ĐỀ Một khuôn mặt hài hòa là khuôn mặt có các tỉ lệ giữa 3 tầng mặt bằng nhau và sự cân xứng ở mỗi tầng phù hợp với vị trí của mỗi cơ quan theo 1 tỉ lệ chiều ngang nhất định, thường thì 1 biến dạng ở 1/3 tầng dưới mặt sẽ dễ nhận biết hơn và ảnh hưởng rất lớn đến đường viền khuôn mặt, một khuôn mặt đẹp thì không thể gắn với xương cằm quá lẹm hay quá thô, trong khi can thiệp phẫu thuật ở tầng mặt dưới đơn giản hơn, an toàn hơn các tầng giữa (Vùng có nhiều cơ quan chức năng) và tầng trên nhưng cho được kết quả thẩm mỹ tự nhiên ngoài mong đợi. Chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: Phân tích các chỉ số sọ mặt trước PT. Trình bày các bước trong kỹ thuật mổ trượt cằm. Đánh giá kết quả thẩm mỹ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trên 25 bệnh nhân được xác định có biến dạng xương hàm, được * Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Hóa. ĐT: 0904397979. Email: phd.hoanguyen@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 152 điều trị phẫu thuật từ năm 2007-2009. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, mô tả lâm sàng, theo dõi dọc. Mẫu nghiên cứu gồm 25 bệnh nhân tất cả được chụp hình ảnh: ở tư thế thẳng, nghiêng, các loại phim Xquang như: phim sọ nghiêng, phim sọ thẳng, phim toàn cảnh với mục đích: Phân tích các chỉ số mô mềm: góc cổ cằm môi, góc nếp gấp môi dưới, tỉ lệ các tầng mặt, khoảng cách cổ cằm. Phân tích các chỉ số mô cứng: góc lồi mặt, chiều dài xương hàm dưới (XHD), tỉ lệ chiều dài của tầng mặt giữa và XHD. Các chỉ số nhân trắc trên hình ảnh và trên phim sọ được đo đạt và so sánh với các chỉ số nhân trắc của một số phân tích chuẩn: Steiner(3), Mc Namara(5), Hoàng Tử Hùng và Hồ Thị Thùy Trang(2) để: Đánh giá tương quan theo chiều trước sau, chiều đứng dọc của khối sọ mặt bao gồm: Nền sọ, xương hàm trên (XHT), XHD. Ngoài ra phân tích phim sọ giúp lập trình dựng hình trên không gian 3 chiều để dự đoán kết quả sau phẫu thuật. Các bước kỹ thuật: Phẫu thuật cắt XHD theo kỹ thuật BSSO được tiến hành trong điều kiện gây mê giảm huyết áp có hô hấp điều khiển với ống nội khí quản đặt qua mũi. Kỹ thuật cắt chỉnh hình trượt cằm Đường rạch niêm cốt mạc ở vị trí thấp của đáy hành lang được mở rộng băng qua đường giữa mặt từ R34-R44. Bóc tách vạt niêm cốt mạc đến đỉnh cằm, phẫu tích mạch máu và thần kinh cằm. Đánh dấu đường cắt xương, khoan những lỗ nhỏ đối xứng dọc theo đường đánh dấu bằng mũi khoan tròn, dùng lưỡi cưa dao động cắt ngang chỏm cằm giữa các cặp lỗ đã khoan. Di chuyển chỏm cằm về phía trước đến vị trí đã định, cố định chỏm cằm bằng chỉ thép hay nẹp vít. Đóng niêm mạc vết mổ bằng chỉ vicryl 3.0. Phương pháp đánh giá kết quả Đánh giá kết quả dựa vào bảng câu hỏi đánh giá dành cho bệnh nhân. Đánh giá kết quả dựa vào các chỉ số phân tích trên phim sọ. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Bảng 1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi (n =25). Tuổi Số lượng bệnh nhân. Tỷ lệ (%) 18 – 28 19 76 % 29 – 38 5 20% >38 1 4 % Tổng cộng 25 100 % Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân có nhu cầu phẫu thuật chỉnh sửa các biến dạng xương hàm còn khá trẻ, chủ yếu tập trung ở tuổi từ 18-28, chiếm 76%. Sở dĩ số bệnh nhân ở lứa tuổi này được điều trị chiếm tuyệt đại đa số là vì ở lứa tuổi này đã qua giai đoạn tăng trưởng và phát triển xương và hết khả năng điều chỉnh bằng biện pháp chỉnh nha, hơn nữa bệnh nhân đã ý thức được những ảnh hưởng nặng nề của các biến dạng xương hàm trong cuộc sống hàng ngày. Ở lứa tuổi >38 chiếm tỉ lệ rất thấp 4%. có lẽ do những người ở độ tuổi này đã lập gia đình nên ít lo lắng, chăm sóc bản thân. Hơn nữa, có một số người còn nghĩ họ đã quá già để chịu một cuộc phẫu thuật mà họ cho rằng không cần thiết. Còn một thực tế nữa là chúng tôi có khuynh hướng chọn bệnh nhân trẻ tuổi, vì trên những bệnh nhân tuổi trẻ thì hạn chế nhiều các nguy cơ tai biến trong quá trình phẫu thuật cũng như những biến chứng sau phẫu thuật, thời gian liền xương và phục hồi diễn ra nhanh hơn. Đây là các yếu tố chính góp phần cho thành công của phẫu thuật chỉnh sửa xương hàm. Theo Ylikontiola L. (2000)(6) khi tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến các biến chứng sau phẫu thuật nhận thấy: ở lứa tuổi trẻ thường ít có biến chứng, nếu có cũng mau chóng được bình phục. Đặc biệt về tình trạng rối loạn cảm giác được phục hồi nhanh trên các bệnh nhân trẻ hơn. Về giới Bảng 2. Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới (n =25) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 153 Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ % Nam 3 12 % Nữ 22 88 % Tổng cộng 25 100 % Trong mẫu nghiên cứu bệnh nhân được điều trị ngẫu nhiên, nhưng bảng 2 cho thấy tỉ lệ nữ giới chiếm khá cao (88%) trong khi nam giới chỉ 12%, Điều này có lẽ do nhu cầu thẩm mỹ của nữ giới cao hơn, mặt khác do yếu tố tâm lý của các bậc phụ huynh thường lo lắng và quan tâm về thẩm mỹ cho con gái hơn con trai, đây cũng là yếu tố góp phần làm cho tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nam. Tỉ lệ của chúng tôi cao hơn kết quả thống kê của Bộ môn nắn chỉnh hàm trường Đại Học Răng Hàm Mặt và Khoa nắn hàm Viện Răng Hàm Mặt quốc gia, phái nữ chiếm 71,4%(1). Kết quả phục hồi giải phẫu trên phim X- quang Bảng 3.Giá trị các số đo TB của biến dạng thiểu sản XHD (n =25). Các số đo nhân trắc Trước PT Sau PT Giá trị BT Góc cổ cằm môi 137,8 0 118,6 0 110 0 Góc lồi mặt -28,1 0 -16,5 0 -9,28 0 Chiều dài tầng giữa mặt / Chiều dài XHD 87,5 / 104,2 (1/1,19) 87,5 / 113,7 (1/1,33) 1/1,3 Góc cổ-cằm-môi được tạo bởi đường tiếp tuyến bờ dưới cằm và đường nối từ điểm nhô cằm với điểm giữa đường viền môi dưới. Khi thiểu sản XHD thì giá trị TB góc này tăng cao (1370) (2) và chiều dài XHD ngắn nên tỷ lệ chiều dài tầng giữa mặt/ chiều dài XHD tăng (1/1,19), bình thường tỷ lệ này là: 1/1,3(3). Góc lồi mặt được tạo bởi các đường vẽ từ điểm G’đến điểm Sn và từ điểm Sn đến điểm Pog’, có giá trị trung bình là: -120  40(2), -9,280(1). Nhưng ở nhóm nghiên cứu giá trị trung bình của góc này giảm là: -28,10. Sau Phẫu thuật góc cổ cằm môi, góc lồi mặt được cải thiện. Đây là kết quả của việc thay đổi vị trí cằm sau PT, kỹ thuật trượt cằm cũng làm chiều dài XHD tăng lên từ: 104,2mm -113,7mm. Trong quá trình phẫu thuật 25 bệnh nhân với biến dạng cằm, chúng tôi không gặp các tai biến như: chảy máu thứ phát hay có dấu hiệu nhiễm khuẩn vùng mổ. Đứt động mạch và thần kinh cằm, đứt động mạch và thần kinh lưỡi, tổn thương mô mềm vùng lân cận, gãy xương không mong muốn. Sở dĩ chúng tôi không gặp những tai biến trong phẫu thuật cũng còn do: Khâu tiếp nhận chọn lựa bệnh nhân có chọn lọc, kỹ thuật phẫu thuật đơn giản. Hơn nữa cơ sở chuyên khoa được trang bị khá đầy đủ dụng cụ chuyên biệt cho các loại phẫu thuật này. Theo Satoh K. (2004)(4) khi chỉnh sửa tật lẹm cằm và những trường hợp quá sản hàm dưới ở mức độ nhẹ, kỹ thuật cắt chỉnh hình trượt cằm, thì việc tạo dáng cho vùng cằm và/hoặc bao gồm đặt lùi khối trước XHD là biện pháp khá đơn giản mà kết quả đạt đươc thỏa đáng về mặt thẩm mỹ. KẾT LUẬN Về đặc điểm giải phẫu Qua 25 trường hợp Biến dạng thiểu sản XHD được PT tạo hình cằm các chỉ số sọ mặt trở về giá trị chuẩn: số đo trung bình góc cổ cằm môi tăng (137,80); góc lồi mặt giảm (-28,10); tỉ lệ chiều dài tầng giữa mặt/chiều dài XHD tăng (1/1,19). Về thẩm mỹ Các đường mổ đều được thực hiện qua đường trong miệng nên không để lại sẹo xấu Đây là 1 kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả rỏ rệt, làm thay đổi tỉ lệ các tầng mặt theo chiều đứng, tăng chiều dài XHD, Khung xương cân đối là nền tảng quan trọng cho tính thẩm mỹ của hệ thống mô mềm bên trên, đường nét khuôn mặt trở nên hài hòa. Về thẩm mỹ có thể thấy cải thiện ngay sau phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân và gia đình đều hài lòng về kết quả điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Minh Thu, Đỗ thị Hiếu, Nguyễn Lê Thanh (1996), "Nghiên cứu qua tổng kết 1000 bệnh nhân đến khám và nắn chỉnh ở khoa chỉnh răng Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội", Tạp chí Y Học Việt Nam, tr. 14-16. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 154 2. Hoàng Tử Hùng, Hồ Thị Thùy Trang (2000) " Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua ảnh chụp và phim sọ nghiêng", Số đặc biệt hội nghị khoa học, Trường ĐH Y Dược Tp. HCM, tr.128-38. 3. Reyneke JP. (2003), "Diagnosis and treatment planning", "Basic guidelines for the diagnosis and treatment of specific dentofacial deformities", Essentials of Orthognathic surgery, pp. 151-246. 4. McNamara J.A. (1984), "A method of cephalometric evaluation", Am.J.Orthod, 86, pp. 449-470. 5. Saitoh K. (2002), "Mandibular sympyseal contouring in mild mandibular prognathism", Aesthetic Plast. Surg, 26 (6), pp. 401- 406. 6. Ylikontiola L., Kinnunen J., Oikarinen K. (2000), “Factors affecting neurosensory disturbance after mandibular bilateral sagittal split osteotomy", J. Oral Maxillofac. Surg, 58 (11), pp. 1234-1239.
Tài liệu liên quan