Khả năng hạn chế vi kẽ của composite trám một khối và composite bơm trám từng lớp (Nghiên cứu in vitro)

Mục tiêu: So sánh vi kẽ trên phục hồi xoang trám loại II của ba hệ thống keo dán và composite khác nhau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 54 răng cối nhỏ người đã nhổ chia ngẫu nhiên thành 5 nhóm. Thực hiện phục hồi xoang trám loại II bằng Tetric N-Bond Self-Etch/ Tetric® N-Ceram Bulk Fill (nhóm 1); OptiBond All-In-One/ Sonic Fill (nhóm 2); G-Bond/G-ænial Universal Flo (nhóm 3) và 2 nhóm chứng. Cả 5 nhóm đều trải qua 500 chu trình nhiệt và nhuộm xanh methylen 2% trong 24 giờ. Đánh giá vi kẽ bán định lượng bằng thang đo điểm số và định lượng bằng đo đạc trên hình ảnh dưới kính hiển vi phân cực. Kết quả: Theo phương pháp bán định lượng, tại thành nướu, không có sự khác biệt về vi kẽ của nhóm 2 và nhóm 3 (p > 0,05). Tại mặt nhai, không có sự khác biệt về vi kẽ của nhóm 1 và nhóm 3 (p > 0,05) ( kiểm định Mann-Whitney). Theo phương pháp định lượng, độ dài xâm nhập phẩm nhuộm trung bình của nhóm 2 < nhóm 3 < nhóm 1, tuy nhiên khác biệt là không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm 3 và nhóm 1 (Turkey - p > 0,05 ). Kết luận: Khả năng hạn chế vi kẽ của các vật liệu lần lượt là: nhóm 2>nhóm 3>nhóm 1.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng hạn chế vi kẽ của composite trám một khối và composite bơm trám từng lớp (Nghiên cứu in vitro), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 128 KHẢ NĂNG HẠN CHẾ VI KẼ CỦA COMPOSITE TRÁM MỘT KHỐI VÀ COMPOSITE BƠM TRÁM TỪNG LỚP (NGHIÊN CỨU IN VITRO) Trần Hồng Xuân*, Hoàng Tử Hùng**, Phạm Văn Khoa** TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh vi kẽ trên phục hồi xoang trám loại II của ba hệ thống keo dán và composite khác nhau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 54 răng cối nhỏ người đã nhổ chia ngẫu nhiên thành 5 nhóm. Thực hiện phục hồi xoang trám loại II bằng Tetric N-Bond Self-Etch/ Tetric® N-Ceram Bulk Fill (nhóm 1); OptiBond All-In-One/ Sonic Fill (nhóm 2); G-Bond/G-ænial Universal Flo (nhóm 3) và 2 nhóm chứng. Cả 5 nhóm đều trải qua 500 chu trình nhiệt và nhuộm xanh methylen 2% trong 24 giờ. Đánh giá vi kẽ bán định lượng bằng thang đo điểm số và định lượng bằng đo đạc trên hình ảnh dưới kính hiển vi phân cực. Kết quả: Theo phương pháp bán định lượng, tại thành nướu, không có sự khác biệt về vi kẽ của nhóm 2 và nhóm 3 (p > 0,05). Tại mặt nhai, không có sự khác biệt về vi kẽ của nhóm 1 và nhóm 3 (p > 0,05) ( kiểm định Mann-Whitney). Theo phương pháp định lượng, độ dài xâm nhập phẩm nhuộm trung bình của nhóm 2 < nhóm 3 0,05 ). Kết luận: Khả năng hạn chế vi kẽ của các vật liệu lần lượt là: nhóm 2>nhóm 3>nhóm 1. Từ khoá: composite trám một khối, vi kẽ. ABSTRACT THE ABILITY OF COMPOSITE BULK FILL AND COMPOSITE INJECTABLE INCREMENT IN REDUCING MICROLEAKAGE (IN VITRO STUDY) Tran Hong Xuan, Hoang Tu Hung, Pham Van Khoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 128 - 134 Objective: The objective of this study was to compare the micro leakage of standardized Class II cavities among three different bonding and composite systems. Materials and method: Fifty-four non-carious, extracted human premolars were divided into 5 groups. Standardized Class II cavities were prepared and restorations were done with the following materials: Tetric N- Bond Self-Etch/ Tetric® N-Ceram Bulk Fill (Group 1), OptiBond All-In-One/ Sonic Fill (Group 2), G-Bond/G- ænial Universal Flo (Group 3). The specimens were thermo cycled, immersed in 2% methylene blue for 24 hours, then cut and examined for micro leakage at gingival and occlusal wall. Micro leakage was evaluated by semi- quantitative method with ranks score and quantitative method by measuring the length of micro leakage on the image under polarizing microscope using Auto CAD software. Results: According to semi-quantitative method, there was no statistically significant difference of the micro leakage between group 2 and group 3 (p> 0.05) at gingival and occlusal walls (Mann-Whitney test). According to quantitative methods, the average of dye penetration length in group 2 was less than in group 3 and greatest in group 1, but there was no statistically significant difference between group 1 and group 3 (Turkey - p> 0.05). Conclusions: The ability of materials in the reducing micro leakage was greatest in group 2, than group 3 and group 1, respectively. * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. HCM ** Bộ môn Chữa Răng Nội Nha, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Trần Hồng Xuân ĐT: 0913528184 Email: drtranhongxuan@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 129 Key words: composite bulk fills micro leakage. MỞ ĐẦU Composite nha khoa được xem là vật liệu trám phổ biến nhất hiện nay(2). Bên cạnh những ưu điểm về thẩm mỹ, tiết kiệm mô răngcomposite nha khoa vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, trong đó, sự co khi trùng hợp là một trong những khuyết điểm lớn nhất. Để khắc phục sự co này, kỹ thuật trám từng lớp được đề nghị tuy nhiên vẫn chưa có những bằng chứng thuyết phục rằng kỹ thuật này giảm được vi kẽ. Bề dày trùng hợp không quá 2mm cũng là một hạn chế lớn của composite. Trước đây, đối với những xoang trung bình và lớn, quy trình trám trở nên nhiều công đoạn do bắt buộc dùng kỹ thuật trám từng lớp và đòi hỏi phải cô lập trong thời gian kéo dài. Một vài năm gần đây, composite trám một khối (“composite bulk fill”) được giới thiệu ra thị trường với những cải tiến về công thức và đặc biệt độ sâu khi trùng hợp lên đến 4mm(2,11). Sử dụng loại composite mới này, bác sĩ răng hàm mặt có thể thao tác theo kỹ thuật trám một khối, tiết kiệm thời gian, và hạn chế kẽ hở giữa các lớp vật liệu so với kỹ thuật trám từng lớp. Thêm vào đó, những thay đổi trong từng thành phần của mỗi composite mới này cũng hướng đến một độ co thấp khi trùng hợp, độ chịu lực cao và thẩm mỹ ưu việt hơn. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam cũng đã xuất hiện vài loại composite một khối như Tetric® N- Ceram Bulk Fill (Ivoclar Vivadent) và Sonic Fill (Kerr). Độ nhớt của composite cũng là một trong những yếu tố quyết định sự tiếp hợp thành xoang của vật liệu. Composite lỏng cho độ lan chảy tốt lại có độ co khi trùng hợp lớn và dễ bị mài mòn. Composite đặc cho bề mặt cứng nhưng dễ tạo khoảng trống với thành, góc xoang, khó thao tác. Composite bơm (“composite injectable”) là loại composite kết hợp những ưu điểm của composite lỏng và composite đặc, có độ nhớt thấp và bề mặt cứng hơn, chống mài mòn, có thể dùng trám răng sau. Hiện nay, trên thị trường đã có loại composite bơm đầu tiên là G-ænial Universal Flo. Như vậy, nếu thực tế giống như tuyên bố của nhà sản xuất, thì những sản phẩm mới đầy ưu điểm và tiềm năng này sẽ rất hữu ích trên lâm sàng, từ đó có thể làm thay đổi thói quen sử dụng composite của người bác sĩ răng hàm mặt cũng như mở ra những hướng nghiên cứu và thực hành hoàn toàn mới. Tuy vậy đây là vấn đề khá mới nên chưa có nhiều nghiên cứu ở cả Việt Nam và trên thế giới để xác minh về những đặc tính này. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh vi kẽ (dựa trên phương pháp bán định lượng và định lượng) của xoang trám loại II sử dụng ba hệ thống phục hồi composite trực tiếp: Tetric N-Bond Self-Etch/ Tetric® N-Ceram Bulk Fill, OptiBond All-In-One/ Sonic Fill, G-Bond/G- ænial Universal Flo. Trong nghiên cứu cũng đề nghị một phương pháp xác định vi kẽ mới bằng đo đạc trên hình ảnh chụp dưới kính hiển vi phân cực. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm (in vitro). Đối tượng, vật liệu, phương tiện nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 54 răng cối nhỏ người, nhổ vì lí do chỉnh hình răng mặt. Các răng được làm sạch, khử khuẩn trong dung dịch 0,5% Chloramine T và bảo quản trong nước muối sinh lý 0,9% cho đến khi sử dụng(5). Tạo xoang và thực hiện phục hồi Sửa soạn xoang loại II phía gần hoặc phía xa (NT: 4mm, GX: 1,5 mm, nhai-nướu: 4 mm), thành nướu trên đường nối men xê măng 1mm. Chia ngẫu nhiên vào 3 nhóm thử nghiệm (16 răng/nhóm) và 2 nhóm chứng (3 răng/nhóm). Mỗi răng được trám ngay sau khi tạo xoang xong. Nhóm 1: Thực hiện phục hồi với keo dán tự xoi mòn Tetric N-Bond Self-Etch và composite một khối Tetric® N-Ceram Bulk Fill, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 130 Nhóm 2: Thực hiện phục hồi với keo dán tự xoi mòn OptiBond All-In-One và composite một khối Sonic Fill. Nhóm 3: Thực hiện phục hồi với keo dán tự xoi mòn G-Bond và composite bơm trám từng lớp G-ænial Universal Flo. Nhóm chứng 1: tạo xoang nhưng không thực hiện phục hồi Nhóm chứng 2: thực hiện các phục hồi giống nhóm 1, 2, 3 Hoàn tất và đánh bóng miếng trám. Chu trình nhiệt Cho tất cả 5 nhóm qua chu trình nhiệt với 500 chu kỳ nhiệt giữa hai mức nhiệt độ tối đa 550C ± 10C và 50C ± 10C, thời gian ngưng tại mỗi điểm nhiệt là 25 giây và thời gian chuyển đổi là 5 giây. Phủ lớp cách ly Các răng được bít kín chóp và quét sơn cách ly toàn bộ răng trừ phần phục hồi và 1mm mô răng xung quanh bờ miếng trám. Đối với nhóm chứng 1, quét sơn cách ly lên toàn bộ răng trừ phần tạo xoang chưa phục hồi và 1mm mô răng xung quanh xoang. Đối với nhóm chứng 2, quét sơn cách ly phủ kín toàn bộ phục hồi và mô răng. Nhuộm Ngâm mẫu vào dung dịch nhuộm xanh methylen 2% trong 24 giờ. Các răng sau đó được rửa sạch dung dịch nhuộm và chôn trong khối nhựa tự cứng trong suốt. Cắt răng Cắt đôi răng theo chiều gần xa qua giữa miếng trám bằng đĩa cắt kim cương (bề dày 0,35mm) có nước làm mát. Thay đĩa sau mỗi 2 răng được cắt. Đánh bóng mặt cắt bằng tay với giấy nhám từ 800-1000 grid. Sau đó, mẫu được bảo quản khô trong hộp kín, mã hoá và chuyển đến quan sát viên. Đánh giá vi kẽ Đánh giá vi kẽ bằng phương pháp bán định lượng: Dùng thang đo của Ferrari (1996). Các mẫu được đánh giá theo kiểu “mù đơn” bởi hai quan sát viên độc lập theo cùng thang đánh giá và ghi vào phiếu đánh giá theo mã số của mẫu. Người đánh giá quan sát dưới kính hiển vi nổi, độ phóng đại 30 lần và đưa ra kết quả dựa trên thang điểm từ 0 đến 3. Tại thành nướu 0: không có sự thâm nhập của chất nhuộm 1: sự thâm nhập của chất nhuộm không quá ½ thành nướu 2: sự thâm nhập của chất nhuộm vượt quá ½ thành nướu nhưng chưa đến thành trục 3: sự thâm nhập của chất nhuộm đến hoặc vượt qua thành trục Tại men trên thành trục mặt nhai 0: không có sự thâm nhập của chất nhuộm 1: sự thâm nhập của chất nhuộm không quá ½ bề dày lớp men 2: sự thâm nhập của chất nhuộm vượt quá ½ bề dày lớp men nhưng chưa đến đường nối men - ngà 3: sự thâm nhập của chất nhuộm đến hoặc vượt qua đường nối men – ngà Sau đó kết quả được so sánh, đối chiếu và cả hai quan sát viên thống nhất lại một kết quả chung cho những mẫu bất tương đồng. Đánh giá vi kẽ bằng phương pháp định lượng Quan sát dưới kính hiển vi phân cực Nikon Eclipse LV100POL ở độ phóng đại 50 lần. Chụp ảnh miếng trám dưới kính hiển vi bằng máy chụp kỹ thuật số Nikon E8400 (gắn cố định với kính). Dùng phần mềm Auto CAD để đo đạc. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 131 KẾT QUẢ Nhóm chứng Kết quả 100% thành xoang bị nhuộm xanh methylene ở nhóm tạo xoang nhưng không trám, và 100% không xâm nhập phẩm nhuộm ở nhóm bôi cách ly toàn bộ bề mặt răng và miếng trám cho thấy phương pháp nhuộm và cách ly có hiệu quả. Vi kẽ đánh giá theo thang điểm số mức độ xâm nhập Mức độ vi kẽ đánh giá tại thành nướu và tại mặt nhai được trình bày trong bảng 1 và bảng 2. Bảng 1. Mức độ vi kẽ đánh giá tại thành nướu Nhóm Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Tổng 1 0 0 0 16 16 2 5 4 4 3 16 3 4 2 1 9 16 Tại thành nướu, mức độ vi kẽ của nhóm 2 và 3 là tương đương nhau và ít vi kẽ hơn nhóm 1 (kiểm định Mann- Whitney). Bảng 2. Mức độ vi kẽ đánh giá tại mặt nhai Nhóm Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Tổng 1 2 2 0 12 16 2 11 5 0 0 16 3 0 7 0 9 16 Tại mặt nhai, mức độ vi kẽ của nhóm 1 và 3 là tương đương nhau và nhiều vi kẽ hơn nhóm 2 (kiểm định Mann-Whitney). Bảng 3. Số lượng vi kẽ quan sát được ở các nhóm Nhóm Không có vi kẽ Mặt nhai Vi kẽ thành nướu Cả hai vị trí 1 0 14 16 14 2 4 5 11 4 3 0 16 12 12 Tổng 4 35 39 30 Kết quả về số lượng mẫu có xâm nhập phẩm nhuộm cho thấy số lượng mẫu có vi kẽ chiếm đa số 44/48 mẫu, chiếm tỉ lệ 91,67%; số lượng mẫu không có vi kẽ chiếm tỉ lệ 8,33% (Bảng 3). Định lượng vi kẽ bằng đo đạc trên hình ảnh chụp dưới kính hiển vi phân cực Theo phương pháp đo độ dài xâm nhập phẩm nhuộm, kết quả nghiên cứu cho thấy độ dài vi kẽ của ba nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 4). Trong đó độ dài vi kẽ nhóm phục hồi bằng composite Tetric® N-Ceram Bulk Fill/Tetric N-Bond Self-Etch > G-ænial Universal Flo/G-Bond > Sonic Fill/OptiBond All-In-One, tuy nhiên sự khác biệt giữa nhóm phục hồi bằng G-Bond/G-ænial Universal Flo và nhóm OptiBond All-In-One/Sonic Fill là không có ý nghĩa thống kê (Bảng 5). Bảng 4. Chiều dài xâm nhập phẩm nhuộm tại giao diện miếng trám và mô răng ở vị trí mặt cắt Nhóm n TB (mm) ĐLC KTC 95% Giá trị p 1 16 4,093 1,194 3,456 – 4,729 0,000* 2 16 1,449 1,201 0,809 – 2,090 3 16 2,855 1,870 1,859 – 3,852 Phân tích ANOVA một yếu tố *: p < 0,001, khác biệt có ý nghĩa thống kê Bảng5. So sánh bắt cặp mức độ vi kẽ giữa các nhóm Nhóm 1 2 3 1 - 0,000* 0,052 k 2 - 0,024* 3 - Kiểm định Mann-Whitney *: p < 0,001, khác biệt có ý nghĩa thống kê k: khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) BÀN LUẬN Phương pháp đánh giá Hầu hết những phương pháp hiện hành mã hóa mức độ thâm nhập chất nhuộm và được thống kê theo thang đo lường thứ tự 0 - 3, 0 - 4 hoặc A, B, C. Trên thực tế, việc quan sát trực tiếp dưới kính có thể cho những kết quả chủ quan. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề nghị một phương pháp xác định chiều dài vi kẽ thông qua chụp hình dưới kính hiển vi phân cực và đo bằng phần mềm Auto CAD. Phương pháp này sử dụng biến định lượng liên tục, có giá trị phân biệt hơn thang đo lường phân hạng, cho kết quả có giá trị và tổng quát hơn. Việc chuẩn bị mẫu để quan sát dưới kính hiển vi phân cực cũng tương tự như quan sát dưới kính soi nổi mà không cần thêm bất kỳ giai Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 132 đoạn xử lý mẫu nào khác, dễ dàng lưu trữ dữ liệu, thuận tiện cho nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Wahab về vi kẽ của composite, việc sử dụng AutoCAD sẽ giúp tăng độ chính xác lên 20 lần so với phương pháp đánh giá bằng điểm số thông thường(14). Tuy nhiên tác giả Wahab chỉ dùng máy chụp hình chụp lại mẫu và chuyển dữ liệu vào Auto CAD để đo. Trong khi đó, chúng tôi lại chụp hình dưới kính hiển vi phân cực độ phóng đại 50 lần, kết hợp thước trắc vi làm công cụ để chuyển đổi tỉ lệ xích trong CAD, sự xác định kích thước xoang và độ xâm nhập phẩm nhuộm trong nghiên cứu của chúng tôi có độ chính xác rất cao. Việc đánh giá vi kẽ chỉ dựa trên 1 lát cắt trong nghiên cứu này có thể cho kết quả hạn chế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giữa quan sát trên 1, 2 hay 3 lát cắt là khác nhau không có ý nghĩa(8). Bàn luận về kết quả nghiên cứu Về vi kẽ và các vấn đề liên quan Kết quả cho thấy độ dài vi kẽ giữa ba nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm phục hồi bằng Tetric® N-Ceram Bulk Fill và hệ thống dán Tetric N-Bond Self-Etch là có vi kẽ cao nhất với tất cả các mẫu đều có sự thâm nhập chất nhuộm (chiếm tỉ lệ 100%) và trung bình thâm nhập phẩm nhuộm là 4,093mm. Độ dài xâm nhập phẩm nhuộm ở nhóm sử dụng G-ænial Universal Flo + G-Bond đứng thứ nhì với trung bình là 2,855mm, nhưng cũng có tỉ lệ xâm nhập phẩm nhuộm là 100%. Nhóm phục hồi với Sonic Fill + OptiBond All-In-One có độ xâm nhập phẩm nhuộm trung bình là 1,449mm ít nhất trong ba nhóm và có 25% mẫu không xâm nhập phẩm nhuộm. Như vậy, composite một khối Sonic Fill và keo dán OptiBond All-In-One cho thấy khả năng trám kín tốt nhất trong 3 nhóm. Trong nghiên cứu này G-ænial Universal Flo với kỹ thuật trám từng lớp cho kết quả tỉ lệ và độ dài vi kẽ xâm nhập nhiều hơn có ý nghĩa so với hệ thống Sonic Fill nhưng lại ít hơn Tetric® N- Ceram Bulk Fill. Như vậy, có thể kỹ thuật trám từng lớp giúp làm giảm vi kẽ, tuy nhiên hệ thống Sonic Fill đã chứng minh trám một khối vẫn có thể thực hiện được và cho một kết quả khả quan. Trong ba loại composite nghiên cứu thì G- ænial Universal Flo có độ co thể tích khi trùng hợp cao nhất 3,95%. Theo các nghiên cứu trên thế giới, độ co khi trùng hợp của Tetric® N- Ceram Bulk Fill là 1,94% không chênh lệch nhiều với Sonic Fill là 1,6 -1,99%, thuộc nhóm composite có độ co thấp. Tuy nhiên, vật liệu có độ co thấp không thật sự làm giảm ngẫu lực co khi trùng hợp(7). Ngẫu lực co phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là tính chất của vật liệu phục hồi và tác nhân dán(9). Theo Fabiannelli và cs, các composite có sự co thể tích trong quá trình trùng hợp khoảng 2,6% đến 4,8%, trong khi đó các tác nhân dán có độ bền dán vào ngà hơn 20 Mpa, vượt qua cả lực co tạo ra trong quá trình trùng hợp (13 đến 17 Mpa), tuy nhiên tổng lực co vẫn lớn hơn độ bền dán ảnh hưởng đến sự tiếp hợp bờ miếng trám(4). Hệ thống Sonic Fill kết hợp keo dán OptiBond All-In-One cho kết quả ít vi kẽ hơn có ý nghĩa thống kê so với hai nhóm còn lại có thể do công thức độc đáo cho đặc tính có thể chuyển đổi độ nhớt của Sonic Fill dưới tác động sóng âm. Thành phần composite của Sonic Fill chứa hỗn hợp Bis-GMA, Bis-EMA là những monomer có độ quánh cao kết hợp với TEGDMA lỏng. Lúc đầu khi đặt composite vào trong xoang, tính chảy lỏng giúp composite có thể bao phủ tốt bề mặt của xoang trám, sau đó khi ngừng tác động âm, composite chuyển thành trạng thái độ nhớt cao phù hợp cho công việc điêu khắc, tạo hình miếng trám. Không dùng tác động âm nhưng bản chất chảy lỏng của TEGDMA cùng sự thay thế Bis-GMA bằng UDMA và Bis-MEPP trong công thức G-ænial Universal Flo cũng cho phép Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 133 vật liệu tiếp hợp thành xoang tốt hơn. Tetric® N- Ceram Bulk Fill có độ quánh cao hơn hẳn so với Sonic Fill và G-ænial Universal Flo. Điều này có thể đã ảnh hưởng đến sự tiếp hợp bờ của composite khiến mức độ vi kẽ cao hơn. Hệ số giãn nở nhiệt của composite resins lớn hơn cấu trúc răng (9 - 11ppm/C0) khoảng ba lần và điều này thay đổi theo tỷ lệ phần trăm thành phần hạt độn(6). Composite resins với hàm lượng hạt độn thấp hơn, sẽ có một sự giãn nở nhiệt cao hơn so với vật liệu có hàm lượng hạt độn cao hơn. Composite nhóm 2 Sonic Fill có phần trăm thể tích hạt độn là 83% cao hơn so với nhóm Tetric® N-Ceram Bulk Fill và G-ænial Universal Flo là (61% và 50%), do đó tính chất composite được cải thiện hơn. Về keo dán Những khác biệt về vi kẽ có thể do sự khác nhau về hệ thống dán. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm sử dụng OptiBond All-In-One cho kết quả ít vi kẽ nhất, tương tự trong nghiên cứu của Dalli và cs (2013)(3), Vijay (2012)(13). Keo dán OptiBond All-In-One có một sự kết hợp độc đáo của ba yếu tố: ethanol, acetone và nước, có khả năng loại thải nước trong keo dán nhiều hơn và giảm cơ hội tạo thành khoảng trống. Trong khi đó, Tetric N-Bond Self-Etch chỉ có nước làm dung môi. Nhiệt độ sôi cao và áp suất hơi nước thấp đồng nghĩa với dung môi này rất khó khăn để loại bỏ nước sau khi được đặt vào răng. Tay và cs cho thấy nước dư thừa trong lớp keo ở thành xoang sẽ dẫn đến ngậm nước(10). Trong nghiên cứu của chúng tôi, 44/48 mẫu phát hiện có sự xâm nhập phẩm nhuộm, chiếm tỉ lệ 91,67%. Như vậy, hầu hết các mẫu đều có vi kẽ ở thành nướu, mặt nhai hoặc cả hai. Nghiên cứu của Moorthy và cs (2012) về biến dạng múi và vi kẽ ở phục hồi răng cối nhỏ với vật liệu composite một khối lỏng cho thấy tỉ lệ mẫu có sự thâm nhập phẩm nhuộm là 100%(6). Nghiên cứu invitro của Safa Tuncer và cs (2013) về hiệu quả của 2 composite trám một khối trên răng đã điều trị nội nha cho thấy tỉ lệ mẫu có sự thâm nhập phẩm nhuộm thành nướu là 98,8%(12). Trong nghiên cứu của Cao Ngọc Khánh (2013) về so sánh vi kẽ trên xoang loại II sử dụng composite răng sau trám một khối có và không có lót lớp composite lỏng tỉ lệ mẫu có sự thâm nhập phẩm nhuộm thành nướu là 83%. Như vậy từ các kết quả về số lượng mẫu có vi kẽ luôn chiếm đa số trên tổng số mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy vi kẽ vẫn là thử thách mà những vật liệu mới, kỹ thuật mới chưa chinh phục được(1). KẾT LUẬN Nhóm phục hồi bằng composite một khối Sonic Fill cho kết quả vi kẽ ít nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm dùng G-ænial Universal Flo và Tetric® N-Ceram Bulk Fill. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Ngọc Khánh, Đinh Thị Khánh Vân, Bùi Huỳnh Anh (2014). So sánh vi kẽ trên xoang loại II
Tài liệu liên quan