Khai thác thủy sản đại cương - Phần 6: Lưới kéo

Lưới kéo là một trong những ngư cụ quan trọng nhất trong nghề khai thác hải sản, có thể đánh bắt ở mọi vùng nước, tầng nước, đối tượng đánh bắt đa dạng và thường đạt hiệu quả cao.  Hiện ở Việt Nam, sản lượng khai thác hàng năm của nghề này chiếm khoảng 40% tổng sản lượng khai thác cá biển, số lượng tàu thuyền của nghề lưới kéo chiếm khoảng 27% tổng số tàu thuyền lắp máy.  Lưới kéo là ngư cụ chủ động, hoạt động theo nguyên tắc lọc nước lấy cá. Lưới có dạng như một cái túi được kéo trong nước nhờ sức kéo của tàu thuyền thông qua hệ thống dây cáp kéo.

ppt25 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khai thác thủy sản đại cương - Phần 6: Lưới kéo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNGPhần 6. Lưới kéoGiới thiệuLưới kéo là một trong những ngư cụ quan trọng nhất trong nghề khai thác hải sản, có thể đánh bắt ở mọi vùng nước, tầng nước, đối tượng đánh bắt đa dạng và thường đạt hiệu quả cao. Hiện ở Việt Nam, sản lượng khai thác hàng năm của nghề này chiếm khoảng 40% tổng sản lượng khai thác cá biển, số lượng tàu thuyền của nghề lưới kéo chiếm khoảng 27% tổng số tàu thuyền lắp máy. Lưới kéo là ngư cụ chủ động, hoạt động theo nguyên tắc lọc nước lấy cá. Lưới có dạng như một cái túi được kéo trong nước nhờ sức kéo của tàu thuyền thông qua hệ thống dây cáp kéo.  Phân loại lưới kéoLưới kéo khai thác hải sản rất đa dạng, thường được phân loại như sau: Theo đối tượng đánh bắt: lưới kéo / cào tôm, cá, sò Theo cách thức mở của miệng lưới: lưới kéo / cào rường, ván, khung Theo vị trí làm việc: có lưới kéo tầng giữa, lưới kéo tầng đáy. Theo số lượng tàu kéo: lưới kéo đơn, lưới kéo đôi.  Theo loại tàu thuyền kéo lưới: kéo thủ công, lưới kéo cơ giới.            Lưới kéo tầng giữaLưới kéo tầng giữa: được sử dụng để khai thác hải sản ở tầng trên như cá ngừ, cá trích, cá nụcphân biệt với các loại lưới kéo khác nhờ các đặc điểm: áo lưới có dạng đối xứng, có thể điều chỉnh độ sâu của lưới phù hợp với độ sâu di chuyển của đàn cá Lưới kéo tầng giữa đã được đánh bắt thử nghiệm ở vùng biển Việt Nam nhưng hiệu quả khai thác thấp nên chưa được sử dụng rộng rãi để đánh bắt hải sản. Lưới kéo tầng đáyLưới kéo đơn tầng đáy: có áo lưới dạng hình túi, gồm: cánh lưới, thân lưới, túi lưới. miệng lưới được mở ngang nhờ hai ván lưới và mở đứng nhờ có giềng phao và giềng chì. Đối tượng đánh bắt khá đa dạng, gồm các loài tôm cá, tôm, cua, mựcsống sát đáy và gần đáy Lưới kéo đôi tầng đáy: có kết cấu áo lưới tương tự lưới kéo đơn tầng đáy. Miệng lưới mở theo chiều ngang nhờ hai tàu kéo và mở theo chiều đứng nhờ hệ thống phao trên có giềng phao và giềng chì. Ưu điểm nổi bật: có thể tăng cường được sức kéo, hệ thống trang bị ngư cụ đơn giản. Đối tượng đánh bắt chủ yếu của lưới kéo đôi tầng đáy cũng giống như lưới kéo đơn.  Lưới kéo khungLưới kéo khung: là kiểu lưới đáy sơ khai và cổ điển nhất. đặc điểm khác biệt của lưới kéo khung so với các loại lưới kéo khác là áo lưới không có cánh lưới, miệng lưới được mở cố định bởi sào (khung) cứng gắn vào miệng lưới. đối tượng đánh bắt chủ yếu của lưới khung là các loài tôm và các loài hải sản khác sống sát đáy. Lưới kéo khung thường được sử dụng trên các thuyền thủ công hoặc trên các tàu lắp máy công suất nhỏ. Cấu tạo cơ bản lưới kéo khungCấu tạo cơ bản lưới kéo đơnCấu tạo cơ bản lưới kéo đôiCấu tạo lưới kéoCấu tạo lưới kéo gồm: áo (vàng) lưới và các phụ tùng tạo độ mở cho miệng lướiCấu tạo áo (vàng) lưới kéoKích thước cơ bản của áo (vàng) lướiCác kích thước cơ bản của áo lưới kéo được xác định thông qua kích thước các bộ phận khác có liên quan của áo lưới Cấu tạo vàng lưới kéo Gồm: cánh lưới, thân lưới, đụt lưới và lưới chắnCánh lưới: giúp lùa cá vào thân và đụt lướiKt mắt lưới (a): cánh > thân > đụtĐộ thô chỉ lưới (d): cánh Thả lưới ----> Dắt lưới ----> Thu lưới ----> Lấy cá và xử lý sản phẩm -----> Chuẩn bị mẻ sau        Chuẩn bịTàu, nguyên vật liệu, lướiLắp ráp lưới, phụ tùng, ván lưới và cáp kéo thành 1 bộ ngư cụ khai thác hoàn chỉnhXác định độ sâu ngư trường để thả cápTốc độ và hướng gióThả lướiTùy theo kiểu bố trí lưới ở mạn tàu hay đuôi tàu, có 2 kiểu thả lướiKiểu thả lưới ở đuôi:Đơn giản, thường áp dụngChiều dài cáp thả = 3-4 lần độ sâu ngư trường (30m)Kiểu thả lưới bằng mạn:Cho tàu quay vòng tròn nhằm đưa lưới ra xa mạn tàuDắt lưới (kéo lưới)Sản lượng khai thác tùy thuộc thời gian dắt lưới, tốc độ và hướng dắtThời gian dắt lưới: 1-3 giờTốc độ dắt lưới: tùy đối tượng khai thác, tồm là 2-3 km/h, cá là 6-8 km/hHướng dắt lưới: theo luồng di chuyển và độ sâu của đối tượng khai thácThu lưới và bắt cáGiảm tốc độThu cáp kéo, kéo 2 ván lưới lên tàuThu cánh lưới, thân lưới rồi đụt lưới (nếu đánh bắt liên tục, chỉ cần thu đụt lưới lên tàu, để lại cánh và thân trong nước)Mở miệng đụt để xổ cá raCác sự cố thường gặpMắt lưới biến dạng gây rách lưới: do khâu xử lý gút lưới và định hình tấm lưới trước khi lắp ráp lưới Lưới bị xoắn: do đầu cánh lưới ở vị trí trái ngược nhau hoặc do phao, chì xoắn vào nhau làm cho miệng lưới không mở được. Rách hoặc mất lưới do vướng đá ngầm: do dắt lưới trong khu vực địa hình đáy ghồ ghề, nhiều chướng ngại vật Dây, lưới vướng vào chân vịt: do thả hoặc thu lưới do không xác định đúng hướng nước, hướng gió Tài liệu tham khảoChính phủ, 2010. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. HN, 31/3/2010.Ngô Đình Chùy, 1881. Giáo Trình Nguyên Lý Tính Toán Ngư Cụ. Đại Học Thủy Sản Nha Trang.F.A.O, 1985. Fishing Method of The World. 1245 ppFriman, A. L., 1992. Calculations for fishing gear designs. Fishing News Books, University Press, Cambridge. 241pp.Nguyễn Nguyễn Du, Claire Smallwood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Trinh, Nguyễn Trọng Tín. Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Viện NCNT TS II & MRC.Nguyễn Thiết Hùng, 1982. Giáo Trình Thiết kế lưới Kéo. Đại Học Thủy Sản Nha Trang.Nguyễn Văn Kháng, Lê Văn Bôn, Bùi Văn Tùng - Bách khoa thủy sản - Hội Nghề cá Việt NamHà Phước Hùng – Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản, ĐH Cần Thơ.