Mở đầu: Lao là bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân HIV. Việc chẩn đoán lao ở bệnh nhân HIV rất
khó khăn, nhất là các trường hợp lao kháng thuốc. Xác định sớm tình trạng kháng thuốc giúp cho việc điều trị lao
được đúng đắn và hiệu quả, là ưu tiên trong kiểm soát lao.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình kháng thuốc lao ở bệnh nhân lao phổi
AFB(+)/HIV tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: 198 bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV có kết quả kháng sinh đồ lao
nhập viện bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 1/2009 – 12/2009, trong đó 105 bệnh nhân có kháng với ít nhất
một thuốc kháng lao hàng thứ nhất.
Kết quả: Tỉ lệ kháng thuốc chung là 53%, trong đó nhóm bệnh nhân mới có tỉ lệ kháng thuốc là 48% và
nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao có tỉ lệ kháng thuốc lên đến 67%. Tỉ lệ kháng thuốc cao ở nhóm bệnh
nhân mới có chỉ số khối cơ thể nhỏ hơn 16,5 hay không có hình ảnh tràn dịch màng phổi kèm theo trên Xquang
phổi. Đối với nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao, bệnh nhân số lượng AFB(+) trong đàm từ 2(+) đến 3(+) có
tỉ lệ kháng thuốc cao hơn nhóm bệnh nhân có số lượng AFB(+) trong đàm từ 1/100 đến 1(+).
Kết luận: Bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV có tỉ lệ kháng thuốc quá cao vì vậy nên thực hiện kháng sinh đồ
lao cho tất cả đối tượng bệnh nhân lao phổi AFB(+) đồng nhiễm HIV hoặc nếu không thì nên thực hiện kháng
sinh đồ lao cho các đối tượng nguy cơ cao trên. Ngoài ra, chương trình chống lao quốc gia nên xem xét lại các
phát đồ chống lao dành cho bệnh nhân lao/HIV, nhất là phác đồ tái phát
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kháng thuốc lao ở bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch: Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 442
KHÁNG THUỐC LAO Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB(+)/HIV
TẠI BV.PHẠM NGỌC THẠCH:
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG
Phạm Long Trung*, Lê Hồng Ngọc *, Lê Hồng Vân**
TÓM TẮT
Mở đầu: Lao là bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân HIV. Việc chẩn đoán lao ở bệnh nhân HIV rất
khó khăn, nhất là các trường hợp lao kháng thuốc. Xác định sớm tình trạng kháng thuốc giúp cho việc điều trị lao
được đúng đắn và hiệu quả, là ưu tiên trong kiểm soát lao.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình kháng thuốc lao ở bệnh nhân lao phổi
AFB(+)/HIV tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: 198 bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV có kết quả kháng sinh đồ lao
nhập viện bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 1/2009 – 12/2009, trong đó 105 bệnh nhân có kháng với ít nhất
một thuốc kháng lao hàng thứ nhất.
Kết quả: Tỉ lệ kháng thuốc chung là 53%, trong đó nhóm bệnh nhân mới có tỉ lệ kháng thuốc là 48% và
nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao có tỉ lệ kháng thuốc lên đến 67%. Tỉ lệ kháng thuốc cao ở nhóm bệnh
nhân mới có chỉ số khối cơ thể nhỏ hơn 16,5 hay không có hình ảnh tràn dịch màng phổi kèm theo trên Xquang
phổi. Đối với nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao, bệnh nhân số lượng AFB(+) trong đàm từ 2(+) đến 3(+) có
tỉ lệ kháng thuốc cao hơn nhóm bệnh nhân có số lượng AFB(+) trong đàm từ 1/100 đến 1(+).
Kết luận: Bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV có tỉ lệ kháng thuốc quá cao vì vậy nên thực hiện kháng sinh đồ
lao cho tất cả đối tượng bệnh nhân lao phổi AFB(+) đồng nhiễm HIV hoặc nếu không thì nên thực hiện kháng
sinh đồ lao cho các đối tượng nguy cơ cao trên. Ngoài ra, chương trình chống lao quốc gia nên xem xét lại các
phát đồ chống lao dành cho bệnh nhân lao/HIV, nhất là phác đồ tái phát.
Từ khóa: kháng thuốc lao, lao phổi AFB +/HIV
ABSTRACT
DRUG RESISTANCE TUBERCULOSIS IN SMEAR POSITIVE PULMONARY TUBERCULOSIS
COINFECTED WITH HIV PATIENTS AT PHAM NGOC THACH HOSPITAL: CHINICAL AND
PARACLINICAL FEATURES.
Pham Long Trung, Le Hong Ngoc, Le Hong Van
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 442 - 446
Background: TB is the leading cause of death in HIV patients. The diagnosis of TB is difficult in those
patients, especially when it is drug-resistant TB. Determination of drug-resistance TB early helps the treatment
proper and effective, and is a priority in tuberculosis control.
Method: A total number of 198 patients smear positive pulmonary tuberculosis co-infected with HIV
having DST results hospitalized Pham Ngoc Thach Hospital from 1/2009 - 12/2009 were taken into the study.
Out of 198 patients, 105 patients resist to at least one first line TB drug.
Results: The overall resistance rate is 53%, the resistance of new patients is 48% and of previously treated
patients is 67%. The resistance rate in new patients with body mass index less than 16.5 or without pleural
*Bệnh lao và phổi Đại học Y Dược TP.HCM, ** Bộ môn Nội tổng quát ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Lê Hồng Ngọc, Email: christiengoc@yahoo.com, ĐT: 0908 562 040
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 443
effusion on chest X-ray is statistically higher than those with BMI more than 16.5 or with pleral effusion. In
previously treated patients, AFB (+) from the 2(+) to 3 +) have higher drug resistance rate than AFB (+) from
1/100 to 1(+).
Conclusion: Since the drug resistance rate is too high in smear positive pulmonary tuberculosis co-infected
HIV, the drug susceptibility testing should be done for every AFB(+)/HIV patient or for high risk group. Besides,
the National TB control Programs regiment for TB/HIV patients should revised, especially the relapse regimen.
Keywords: Drug resistance tuberculosis, HIV, smear positive, tuberculosis, resistance rate, clinical,
paraclinical.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên 12 thập kỷ qua, kể từ ngày Robert
Kock phát hiện vi khuẩn lao, bệnh lao vẫn là
một vấn đề y tế công cộng trầm trọng, đặc biệt
là ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Ngoài ra, sự trỗi dậy của dòng vi
khuẩn lao kháng thuốc, đặc biệt là đa kháng
thuốc, siêu kháng thuốc và đồng nhiễm HIV
đã làm cho tình hình lao vốn trầm trọng, nay
càng nặng nề hơn(3,9).
Tại Việt Nam, từ năm 2000 – 2005, số người
nhiễm HIV đã tăng gấp đôi và lên đến 260.000
trường hợp với lưu hành độ là 0,5% ở lứa tuổi 15
– 49. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong giai
đoạn từ 1997 – 2002 tỉ lệ nhiễm HIV tăng từ 1,5%
lên 9% ở bệnh nhân lao nói chung, và từ 31% lên
95% ở bệnh nhân lao có nghiện chích. Lao là
bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân HIV.
Việc chẩn đoán lao (bao gồm lao đa kháng thuốc
và lao siêu kháng thuốc) ở bệnh nhân HIV rất
khó khăn và dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh lý
nhiễm khuẩn cơ hội khác. Một số nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ kháng thuốc lao ở bệnh nhân lao –
HIV(+) cao hơn ở bệnh nhân lao – HIV(-). Tại
một số quốc gia, tất cả bệnh nhân đồng nhiễm
lao – HIV đều được kiểm tra tình trạng kháng
thuốc bằng kháng sinh đồ lao. Tuy nhiên, thời
gian cho kết quả của kháng sinh đồ lao khá lâu
nên bệnh nhân đồng nhiễm lao – HIV(+) kháng
thuốc lao phải trải qua một thời gian điều trị
không phù hợp trước khi có được phát đồ điều
trị chính xác. Vì vậy, việc xác định sớm tình
trạng kháng thuốc là một trong những ưu tiên
trong việc kiểm soát bệnh lao, cho phép điều trị
đúng đắn và hiệu quả(1,4,6,7). Tuy nhiên, tại Việt
Nam, với gánh nặng lao cao và tình trạng kinh
tế xã hội còn nhiều thiếu thốn, việc thực hiện
kháng sinh đồ cho tất cả bệnh nhân lao phổi
AFB(+) – HIV(+) là không khả thi. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu khảo sát
mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng, cận
lâm sàng và kháng thuốc lao nhằm dự báo sớm
tình trạng kháng thuốc, hy vọng góp phần nào
định hướng cho các bác sĩ lâm sàng quyết định
thực hiện kháng sinh đồ lao ở nhóm đối tượng
bệnh nhân này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu.
Cỡ mẫu
198 bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV có kết
quả kháng sinh đồ lao nhập viện bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch từ tháng 1/2009 – 12/2009.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV(+) từ
18 tuổi trở lên có kết quả kháng sinh đồ lao nhập
viện bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng
1/2009 – 12/2009.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là lao
phổi AFB(+) có kết quả kháng sinh đồ lao và có
xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán nhiễm
HIV(+).
Tiêu chuẩn loại trừ
Không thỏa các điều kiện trên; nhỏ hơn 18
tuổi; bệnh nhân soi đàm AFB(+) nhưng cấy đàm
âm tính; kết quả cấy đàm dương tính nhưng
định danh không phải là M. tuberculosis.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 444
Phương pháp nghiên cứu
Các đối tượng nghiên cứu sau khi được khai
thác hành chính, tiền căn, bệnh sử, thăm khám
lâm sàng cũng như các kết quả xét nghiệm, đặc
biệt là kết quả kháng sinh đồ lao được chia
thành 2 nhóm: nhóm bệnh nhân mới và nhóm
bệnh nhân có tiền căn điều trị lao. So sánh đặc
điểm dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng ở
nhóm bệnh nhân mới kháng thuốc và nhóm
bệnh nhân mới nhạy cảm thuốc; so sánh đặc
điểm dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng ở
nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao kháng
thuốc và nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao
nhạy cảm thuốc.
Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần
mềm SPSS 17.0. Sự tương quan khảo sát bằng
phép kiểm χ2 (hiệu chỉnh Yates nếu tần số lý
thuyết <5 và ≥ 2), Fisher, t student. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu nhận
được 198 bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV có kết
quả kháng sinh đồ lao nhập viện bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch từ tháng 1/2009 – 12/2009,
trong đó 105 bệnh nhân có kháng với ít nhất một
thuốc kháng lao hàng thứ nhất.
Trong 198 bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV,
nam chiếm tỉ lệ 88%, tỉ số nam:nữ là 8:1. Độ tuổi
từ 18 – 34 chiếm 74%, 80% sinh sống tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Bảng 1: Kháng thuốc lao ở nhóm đối tượng bệnh mới
và nhóm có tiền căn điều trị lao
Mới Tiền căn điều
trị lao
Tổng
cộng
p
Nhạy cảm 76 (52%) 17 (33%) 93 (47%)
Kháng
thuốc
70 (48%) 35 (67%) 105 (53%)
Tổng
cộng
146(100%) 52 (100%) 198
(100%)
0.012
Bảng 2: Liên quan giữa đặc điểm dân số học và
kháng thuốc lao ở nhóm bệnh mới
Đặc điểm Nhạy cảm Kháng
thuốc
Tổng
cộng
OR (CI
95%)
p
Nam 67 63 130 Giới
tính
Nữ 9 7 16
1,209
(0,425 –
3,441)
0,722
18 – 34 59 51 110 Lứa
tuổi
35 – 55 17 19 36
1,293
(0,608 –
2,748)
0,504
TP,HCM 58 57 115 Nơi
cư trú
Tỉnh khác 18 13 31
1,361
(0,610 –
3,033)
0,450
Bảng 3: Liên quan giữa đặc điểm dân số học và
kháng thuốc lao ở nhóm bệnh có tiền căn điều trị lao
Đặc điểm Nhạy
cảm
Kháng
thuốc
Tổng
cộng
OR (CI
95%)
p
Nam 15 30 45 Giới
tính
Nữ 2 5 7
0,800
(0,139 –
4,618)
0,587
18 – 34 10 27 37 Lứa
tuổi
35 – 55 7 8 15
0,423
(0,122 –
1,473)
0,149
TP,HCM 13 31 44 Nơi
cư trú
Tỉnh khác 4 4 8
2,385
(0,516 –
11,010)
0,230
Bảng 4: Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và kháng
thuốc lao ở nhóm bệnh mới
Biểu hiện lâm
sàng
Nhạy
cảm
Kháng
thuốc
Tổng
cộng
OR (95%
CI)
p
Có 70 65 135 Sốt
Không 6 5 11
1,114
(0,324 –
3,827)
0,863
Có 68 65 133 Ho
Không 8 5 13
1,529
(0,476 –
4,918)
0,473
Có 19 14 33 Hạch
ngoại vi Không 57 56 113
0,750
(0,343 –
1,640)
0,471
Có 25 22 47 Nấm
miệng Không 51 48 99
0,935
(0,466 –
1,874)
0,850
Có 19 12 31 Tiêu
chảy Không 57 58 115
0,621
(0,276 –
1,395)
0,246
< 16,5 22 36 58 Chỉ số
khối cơ
thể
16,5 –
24,9
54 34 88
0,385
(0,194 –
0,361)
0,006
Bảng 5: Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và kháng
thuốc lao ở nhóm bệnh có tiền căn điều trị lao.
Biểu hiện lâm
sàng
Nhạy
cảm
Kháng
thuốc
Tổng
cộng
OR (95%
CI)
p
Có 15 28 43 Sốt
Không 2 7 9
0,533
(0,098 –
2,896)
0,377
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 445
Biểu hiện lâm
sàng
Nhạy
cảm
Kháng
thuốc
Tổng
cộng
OR (95%
CI)
p
Có 17 31 48 Ho
Không 0 4 4
1,548
(1,256 –
1,909)
0,193
Có 3 4 7 Hạch
ngoại vi Không 14 31 45
0,602
(0,119 –
3,057)
0,413
Có 7 12 19 Nấm
miệng Không 10 23 33
0,745
(0,226 -
2,454)
0,628
Có 3 8 11 Tiêu
chảy Không 14 27 41
1,383
(0,316 –
6,047)
0,483
< 16,5 9 15 24 Chỉ số
khối cơ
thể 16,5 – 24,9
8 20 28
1,500
(0,468 –
4,805)
0,494
Bảng 6: Liên quan giữa số lượng AFB(+) trong đàm
và kháng thuốc lao ở nhóm bệnh mới
Số lượng
AFB(+)
Nhạy
cảm
Kháng
thuốc
Tổng
cộng
OR (95%CI) p
1 – 9/100 và
(+)
48 51 99
(++) và
(+++)
28 19 47
0,639
(0,316 –
1,290)
0,210
Bảng 7: Liên quan giữa số lượng AFB(+) trong đàm
và kháng thuốc lao ở nhóm bệnh có tiền căn điều trị
lao
Số lượng
AFB(+)
Nhạy
cảm
Kháng
thuốc
Tổng
cộng
OR (95%CI) p
1 – 9/100 và
(+)
13 14 27
(++) và
(+++)
4 21 25
4,875
(1,317 –
18,047)
0,014
Bảng 8: Liên quan giữa đặc điểm Xquang phổi và
kháng thuốc lao ở nhóm bệnh mới.
Biểu hiện
Xquang phổi
Nhạy
cảm
Kháng
thuốc
Tổng
cộng
OR
(95%CI)
p
Có 6 6 12 Hang (N
=71)
Không 29 30 59
0,967
(0,279 –
3,345)
0,957
Có 42 41 83 Kê hay
mô kẽ
Không 34 29 63
1,144
(0,594 –
2,206)
0,687
Có 14 4 18 TDMP
Không 62 66 128
0,268
(0,084 –
0,860)
0,020
Có 15 9 24 Hạch
trung
thất Không 61 61 122
0,600
(0,244 –
1,475)
0,262
Bảng 9: Liên quan giữa đặc điểm Xquang phổi và
kháng thuốc lao ở nhóm bệnh có tiền căn điều trị lao
Biểu hiện
Xquang phổi
Nhạy
cảm
Kháng
thuốc
Tổng
cộng
OR
(95%CI)
p
Có 3 10 13 Hang (N
= 39) Không 8 18 26
1,481
(0,319 –
6,881)
0,615
Có 7 13 20 Kê hay
mô kẽ Không 10 22 32
0,844
(0,258 –
2,760)
0,779
Có 3 2 5 TDMP
Không 14 33 47
0,283
(0,043 –
1,882)
0,190
Có 2 5 7 Hạch
trung
thất
Không 15 30 45
1,250
(0,217 –
7,215)
0,587
BÀN LUẬN
Trong 198 bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV
thỏa tiêu chí đưa vào nghiên cứu có 105 trường
hợp có kháng với ít nhất 1 thuốc kháng lao thế
hệ 1, chiếm tỉ lệ 53%, trong đó tỉ lệ kháng thuốc
ở nhóm bệnh nhân mới là 48% và ở nhóm bệnh
nhân có tiền căn điều trị lao là 67% (bảng 1). Tỉ lệ
kháng thuốc này là cao hơn hẳn so với tỉ lệ
kháng thuốc lao trong dân số chung tại Việt
Nam, gồm bệnh nhân có nhiễm HIV và không
nhiễm HIV, là 33,9%, trong đó tỉ lệ kháng thuốc
ở nhóm bệnh mới là 30,7% và ở nhóm bệnh
nhân có tiền căn điều trị lao là 58,9%(5). Bệnh
nhân HIV và bệnh nhân lao kháng thuốc có các
yếu tố nguy cơ khá tương đồng như tiền căn
nhập viện làm cho bệnh nhân HIV có nguy cơ
phơi nhiễm cao với dòng vi khuẩn kháng thuốc,
việc suy giảm miễn dịch khiến cho nhiễm lao trở
thành bệnh lao dễ dàng hơn ở bệnh nhân HIV,
tình trạng kém hấp thu thuốc, điều trị cầm
chừng là những yếu tố khiến cho bệnh nhân
HIV có nguy cơ kháng thuốc cao hơn các đối
tượng khác.
Số liệu kháng thuốc trong nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả
Dubrovina I. trên đối tượng bệnh nhân lao/HIV
là 56,4% và nghiên cứu tại Latvia cũng cho tỉ lệ
kháng thuốc khá cao 44,6%(2,5). Chúng tôi ghi
nhận nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao có
tỉ lệ kháng thuốc lao cao hơn nhóm bệnh nhân
mới có ý nghĩa thống kê (bảng 1).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 446
Chúng tôi ghi nhận không có mối liên
quan về đặc điểm dân số học và kháng thuốc
lao ở cả 2 nhóm bệnh nhân mới và nhóm bệnh
nhân có tiền căn điều trị lao (bảng 2 và bảng
3). Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu thuộc
lứa tuổi từ 18 – 34, giới nam và cư ngụ tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Về đặc điểm lâm sàng, chúng tôi chỉ ghi
nhận tỉ lệ kháng thuốc ở nhóm bệnh nhân mới
có BMI < 16,5 cao hơn nhóm bệnh nhân có BMI
từ 16,5 – 24,9 là có ý nghĩa thống kê (bảng 4 và
5). Sự tồn tại của các triệu chứng sốt, ho, hạch
ngoại vi, nấm miệng hay tiêu chảy không khác
biệt giữa nhóm bệnh nhân còn nhạy cảm thuốc
lao và nhóm bệnh nhân có kháng thuốc lao.
Về đặc điểm số lượng AFB(+) trong đàm soi
trực tiếp, chúng tôi chỉ ghi nhận tỉ lệ kháng
thuốc ở nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao
có số lượng AFB(+) trong đàm từ 2(+) đến 3(+)
cao hơn nhóm bệnh nhân có số lượng AFB(+)
trong đàm từ 1/100 đến 1(+) có ý nghĩa thống kê
(bảng 6 và 7). Đối với nhóm bệnh nhân mới, số
lượng AFB(+) trong đàm không khác biệt giữa
các nhóm nghiên cứu.
Về đặc điểm hình ảnh Xquang phổi, tỉ lệ
kháng thuốc lao ở nhóm bệnh nhân mới không
có tràn dịch màng phổi kèm theo cao hơn nhóm
bệnh nhân có tràn dịch màng phổi có ý nghĩa
thống kê (bảng 8 và 9). Sự hiện diện của hình
ảnh hang, kê hay mô kẽ, hạch trung thất không
khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 198 bệnh nhân lao phổi
AFB(+)/HIV nhập viện BV. Phạm Ngọc Thạch
từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2009, chúng tôi
ghi nhận tỉ lệ kháng thuốc chung là 53%, nhóm
bệnh nhân mới có tỉ lệ kháng thuốc là 48% và
nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao có tỉ lệ
kháng thuốc lên đến 67%. Tỉ lệ kháng thuốc
cao ở nhóm bệnh nhân mới có chỉ số khối cơ
thể nhỏ hơn 16,5 hay không có hình ảnh tràn
dịch màng phổi kèm theo trên Xquang phổi.
Đối với nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị
lao, bệnh nhân số lượng AFB(+) trong đàm từ
2(+) đến 3(+) có tỉ lệ kháng thuốc cao hơn
nhóm bệnh nhân có số lượng AFB(+) trong
đàm từ 1/100 đến 1(+). Vì vậy chúng tôi đề
xuất nên thực hiện kháng sinh đồ lao cho tất
cả đối tượng bệnh nhân lao phổi AFB(+) đồng
nhiễm HIV vì tỉ lệ kháng thuốc lao ở nhóm
đối tượng này là quá cao hoặc nếu không thể
thực hiện kháng sinh đồ lao cho tất cả bệnh
nhân lao phổi AFB(+)/HIV thì nên thực hiện
kháng sinh đồ lao cho các đối tượng nguy cơ
cao kể trên. Ngoài ra, vì tỉ lệ kháng thuốc quá
cao, chúng tôi đề xuất chương trình chống lao
quốc gia nên xem xét lại các phát đồ chống
lao dành cho bệnh nhân lao/HIV, nhất là phác
đồ tái phát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Buu T. N., Quy H. T., Qui N. C. (2010), “Decrease in risk of
tuberculosis infection despite increase in tuberculosis among
young adults in urban VietNam”, Int J Tuberc Lung Dis 14(3):
289 – 295.
2. Dubrovina I., Miskinis K., Lyepshina S., et al (2008), “Drug-
resistant tuberculosis and HIV in Ukraine: a threatening
convergence of two epidemics”, The Union 2008, Int J Tuberc
Lung Dis 12(7): 756 – 762.
3. José ACL, (2004), A tuberculosis guide for Specialist
physicians, International Union Against Tuberculosis and
Lung Diseases, France.
4. Thanh DH, Sy DN, Linh ND., et al (2010), “HIV infection
among tuberculosis patients in Vietnam: prevalence and
impact on tuberculosis notification rates”, Int J Tuberc Lung
Dis 14(8): 986 – 993.
5. WHO (2008), Anti-tuberculosis drug resistance in the world.
Report No.4.
6. WHO (2008), Guidelines for the programmatic management
of drug-resistant tuberculosis: Emergency update 2008.
7. WHO (2008), Promoting the implementation of collaborative
TB/HIV activities through public-private mix and
partnerships.
8. WHO (2010), “Risk factors for drug-resistance: previous
treatment, sex and HIV”, Multidrug and extensively drug-
resistant TB (M/XDR-TB) 2010 Global report on surveillance
and response, pp. 10 – 15.
9. WHO (2010), Global Tuberculosis Control: A short update to
the 2009 report.