Khảo sát Albumin niệu vi lượng trên bệnh nhân có và không có tăng huyết áp

Mở đầu: MAU (microalbuminurina-albumin niệu vi lượng) là yếu tố để xếp giai đoạn THA (tăng huyết áp), yếu tố nguy cơ tim mạch, tử vong ở bệnh nhân THA, đái tháo đường và dân số nói chung. Tầm soát MAU ở bệnh nhân THA nhằm phát hiện yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang tiền cứu. Nghiên cứu 98 bệnh nhân tăng huyết áp so sánh với 95 bệnh nhân không tăng huyết áp ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tất cả bệnh được đo MAU bằng cách lấy mẫu nước tiểu buổi sáng. Kết quả: tỷ lệ MAU dương tính ở bệnh nhân THA là 56,1% và bệnh nhân không THA là 16,8%. Tỷ lệ MAU dương tính cao ở bệnh nhân THA có tổn thương cơ quan đích so với bệnh nhân THA không có tổn thương cơ quan đích. Kết luận: MAU yếu tố dự báo tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát Albumin niệu vi lượng trên bệnh nhân có và không có tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 143 KHẢO SÁT ALBUMIN NIỆU VI LƯỢNG TRÊN BỆNH NHÂN CÓ VÀ KHÔNG CÓ TĂNG HUYẾT ÁP Đỗ Quốc Hùng*, Võ Quảng**, Nguyễn Văn Trí*** TÓM TẮT Mở đầu: MAU (microalbuminurina-albumin niệu vi lượng) là yếu tố để xếp giai đoạn THA (tăng huyết áp), yếu tố nguy cơ tim mạch, tử vong ở bệnh nhân THA, đái tháo đường và dân số nói chung. Tầm soát MAU ở bệnh nhân THA nhằm phát hiện yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang tiền cứu. Nghiên cứu 98 bệnh nhân tăng huyết áp so sánh với 95 bệnh nhân không tăng huyết áp ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tất cả bệnh được đo MAU bằng cách lấy mẫu nước tiểu buổi sáng. Kết quả: tỷ lệ MAU dương tính ở bệnh nhân THA là 56,1% và bệnh nhân không THA là 16,8%. Tỷ lệ MAU dương tính cao ở bệnh nhân THA có tổn thương cơ quan đích so với bệnh nhân THA không có tổn thương cơ quan đích. Kết luận: MAU yếu tố dự báo tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp. Từ khóa: albumin niệu vi lượng, tăng huyết áp. ABSTRACT ROLE OF MICROALBUMINURIA IN HYPERTENSIVE PATIENTS AND NORMOTENSIVE PATIENTS Do Quoc Hung, Vo Quang, Nguyen Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 143 - 147 Background: Microalbuminuria is not only a criteria for staging hypertension but also the high risk factor for cardiovascular disease and mortality in hypertensive patients, diabetes and general population. Therefore, the screenning of microalbuminuria helps to find out cardiovascular risk and target organ damage. Research methods: Cross sectional study to investigate the prevalence of microalbuminuria in hypertensive patients. Total of 98 hypertensive patients and 95 normotensive patients included in our study at Nguyen Tri Phương hospital. The presence of microalbuminuria was screenning by a morning spot urine. The result: The prevalence of microalbuminuria in hypertensive patients and normotensive patients were 56.1% and 16.8% respectively. The prevalence of microalbuminuria in hypertensive patients with target organ damage was higher subjets without target tissue damage. Conclusions: Microalbuminuria can predict the presence of target tissue damage in hypertensive subjects. Keyword: Microalbuminuria, hypertension ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ chung về THA ở người lớn khoảng 24%. Tại Việt Nam, một nghiên cứu ở miền bắc cho thấy tỷ lệ THA khoảng 16%. Suy thận chiếm 10% trong các nguyên * Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ** Bệnh viện Thống Nhất *** Bộ môn Lão khoa, ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: BS Đỗ Quốc Hùng ĐT: 0903854440, Email: hungdoquoc@ymail.com - Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 144 nhân tử vong ở người THA. Biểu hiện sớm nhất của tổn thương thận do THA là albumin niệu vi lượng (MAU). MAU là yếu tố để xếp giai đoạn THA, yếu tố báo hiệu bệnh tim mạch, tử vong ở bệnh nhân THA, đái tháo đường và dân số nói chung. Tầm soát albumin niệu vi lượng ở bệnh nhân THA phát hiện tổn thương cơ quan đích. Xuất phát từ những nhận xét trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát albumin niệu vi lượng trên bệnh nhân có và không có tăng huyết áp” ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế Mô tả cắt ngang tiến cứu. Dân số chọn mẫu Bệnh nhân điều trị nội ngoại trú BV Nguyễn Tri Phương TPHCM từ tháng 8-2009 đến tháng 5-2010 Tiêu chí chọn mẫu Bệnh nhân trên 40 tuổi, đạm niệu âm tính với phương pháp thử thông thường, đồng ý tham gia. Tiêu chí loại ra THA thứ phát, những nguyên nhân khác có thể làm xuất hiện albumin niệu như: sốt, đái tháo đường, suy tim ứ huyết, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu máu đại và vi thể, creatinin máu > 1,5mg% (hay > 130µmol/l), bệnh thận như bệnh cầu thận cấp và mãn, hội chứng thận hư, thận đa nang, suy thận mạn, bệnh nhân đang dùng một số thuốc có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm: corticoid, kháng viêm non-steroid, đang có thai hoặc hành kinh. Tiêu chuẩn chẩn đoán Tăng huyết áp theo JNC VII Tổn thương đáy mắt phân độ theo KEITH- WAGENER BARKER Chỉ số khối cơ thể (Body mass index, BMI) phân loại theo tiêu chuẩn Châu Á– Thái Bình Dương. Hút thuốc lá (theo DSM IV 1994) Rối loạn lipid máu chẩn đoán theo hướng dẫn của NCEP (National Cholesterol Education program) Độ thanh thải creatinin ước tính theo công thức Cockcroft_Gault. Chẩn đoán phì đại thất trái bằng siêu âm tim: theo công thức Devereux Bệnh mạch vành. Đột quỵ: có đột quỵ nhồi máu não hoặc xuất huyết não được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ chuyên khoa dựa vào LS và CT scan hay MRI. Xơ vữa động mạch cảnh: có dày nội trung mạc động mạch cảnh và hoặc có hiện diện mảng xơ vữa hay có hẹp lòng động mạch cảnh trên siêu âm. Thực hiện Các bệnh nhân đã xác định là THA và không THA, đồng thời không có các tiêu chuẩn loại trừ; được cho xét nghiệm nước tiểu với que thử thông thường, nếu protein âm tính sẽ được chọn vào nghiên cứu. Mỗi bệnh nhân trong nghiên cứu đều được tiến hành các bước sau: hỏi bệnh sử, tiền sử bệnh THA, tiền sử bản thân và gia đình, khám lâm sàng, cận lâm sàng (xét nghiệm sinh hóa máu, creatinin, đường huyết, ECG 12 chuyển đạo, Xquang tim phổi, siêu âm tim, siêu âm động mạch cảnh, lipid máu, albumin niệu vi lượng). Thu thập và xử lý số liệu Dữ kiện được thu thập bằng phỏng vấn, khám lâm sàng, xét nghiệm, số liệu xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0. So sánh tỷ lệ với phép kiểm chi bình phương, so sánh trung bình với phép kiểm t. P < 0.05 cho test 2 đuôi được xem là có ý nghĩa thống kê, hệ số tương quan Spearman (hệ số có ý nghĩa khi p < 0,05). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 145 KẾT QUẢ Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm của nhóm tăng huyết áp và không tăng huyết áp Các đặc điểm Nhóm không tăng huyết áp Nhóm có tăng huyết áp p Số lượng bệnh nhân n (%) 95 49,2 98 50,8 Tuổi trung bình 58,01  12,72 60,63  10,61 0,122 Giới tính Nam n (%) 37 38,9 49 50,0 0,122 Nữ n (%) 58 61,1 49 50,0 Tỷ lệ MAU Tỷ lệ MAU của bệnh nhân tăng huyết áp và không tăng huyết áp Bảng 2: Tỷ lệ MAU của bệnh nhân THA và không THA MAU Nhóm không tăng huyết áp Nhóm có tăng huyết áp p Dương tính 79 (83,2%) 43 (43,9%) < 0.001 Âm tính 16 (16,8%) 55 (56,1%) Tỷ lệ MAU của bệnh nhân tăng huyết áp Bảng 3: Kết quả của một số nghiên cứu về MAU trên bệnh nhân tăng huyết áp Tác giả Năm Số bệnh nhân MAU(+) Chúng tôi 2010 Chung: 98 56.1% Bệnh nhân <60 tuổi Bệnh nhân ≥60 tuổi 60% 52.8% Sự liên quan giữa mau và tăng huyết áp MAU và độ tăng huyết áp Bảng 4: MAU và độ tăng huyết áp ở hai nhóm tuổi Tăng huyết áp Nhóm < 60 tuổi Nhóm  60 tuổi Độ 1 Độ 2 Độ 1 Độ 2 MAU (-) 11 61,1 8 29,6 15 60,0 8 28,6 MAU (+) 7 38,9 19 70,4 10 40,0 20 71,4 p 0,036 0,021 Hệ số spearman(p) 0.312 (0,037) 0.317 (0,021) MAU và điều trị trước nhập viện: Bảng 5: MAU và điều trị trước nhập viện < 60 tuổi ≥ 60 tuổi Không Có Không có MAU (-) 5 23,8 13 54,2 5 21,7 20 60,7 MAU (+) 16 76,2 11 (45.8) 18 78,3 10 333 Giá trị p 0,038 0,001 Hệ số spearman (p) -0,309 (0,039) -0.446 (0,001) Sự liên quan giữa mau và biến chứng tăng huyết áp Liên quan giữa MAU và phì đại thất (T) trên siêu âm tim Bảng 6: MAU và phì đại thất (T) trên siêu âm tim Nhóm < 60 tuổi Nhóm  60 tuổi Phì đại thất (T) Không phì đại thất (T) Phì đại thất (T) Không phì đại thất (T) MAU (-) 8 (25,8) 10 (71,4) 9 (28,1) 16 (76,2) MAU (+) 23 (74.2) 4 (28,6) 23 (71,9) 5 (23,8) Giá trị p 0.005 < 0.001 Hệ số spearman (p) 0,431 (0,003) 0,471 (< 0.001) Liên quan giữa MAU và bệnh động mạch vành Bảng 7: MAU và bệnh động mạch vành Nhóm < 60 tuổi Nhóm  60 tuổi Bệnh mạch vành Không bệnh mạch vành Bệnh mạch vành Không bệnh mạch vành MAU (-) 7 (43,8) 11 (37,9) 7 (28,0) 18 (64,3) MAU (+) 9 (56,2) 18 (62,1) 18 (72,0) 10 (35,7) Giá trị p 0,703 0,008 Hệ số spearman (p) -0,057 (0,711) 0,363 (0,008) Liên quan giữa MAU và bất thường động mạch cảnh Bảng 8: MAU và bất thường động mạch cảnh Nhóm < 60 tuổi Nhóm  60 tuổi Có bất thường ĐM cảnh Không bất thường ĐM cảnh Có bất thường ĐM cảnh Không bất thường ĐM cảnh MAU (-) 9 (34,6) 9 (47,4) 12 (32,4) 13 (81,3) MAU (+) 17 (65,4) 10 (52,6) 25 (67,6) 3 (18,7) Giá trị p 0,388 0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 146 Hệ số spearman (p) 0,236 (0,118) 0,449 (0,001) Liên quan giữa MAU và tổn thương đáy mắt Bảng 9: MAU và tổn thương đáy mắt Nhóm < 60 tuổi Nhóm  60 tuổi Tổn thương đáy mắt Không tổn thương đáy mắt Tổn thương đáy mắt Không tổn thương đáy mắt MAU (-) 5 (17,2) 13 (81,3) 7 (25,9) 11 (73,3) MAU (+) 24 (82,8) 3 (18,7) 20 (74,1) 4 (26,7) Giá trị p < 0,001 0,004 Hệ số spearman(p) 0,625 (< 0,001) 0,459 (0,002) Liên quan giữa MAU và đột quỵ Bảng 10: MAU và đột quỵ Nhóm < 60 tuổi Nhóm  60 tuổi Có đột quỵ Không đột quỵ Có đột quỵ Không đột quỵ MAU (-) 2 (40) 16 (40) 2 (11,8) 23 (63,9) MAU (+) 3 (60) 24 (60) 15 (88,2) 13 (36,1) Giá trị p 1 <0,001 Hệ số spearman (p) 0,000 (1) 0,487 (<0,001) Liên quan giữa MAU và creatinin huyết Bảng 11: MAU và creatinin huyết Creatinin huyết (mol/l) Nhóm < 60 tuổi Nhóm  60 tuổi MAU (-) 82,86  20,71 84,6  18,57 MAU (+) 98,9  17,53 99,55  22,37 Giá trị p 0,008 0,034 Hệ số spearman(p) 0,401 (0,006) 0,394 (0,033) Liên quan giữa MAU và độ lọc cầu thận Bảng 12: MAU và độ lọc cầu thận Độ lọc cầu thận (ml/ph/1.73m 2 da) Nhóm < 60 tuổi Nhóm  60 tuổi MAU (-) 87,96  27,48 70,00  15,34 MAU (+) 72,45  30,77 62,36  21,83 Giá trị p 1,986 (0,048) 2,22 (0,031) Hệ số spearman(p) - 0,409 (0,005) -0,327 (0,017) BÀN LUẬN Qua khảo sát 98 bệnh nhân tăng huyết áp so sánh với 95 bệnh nhân không tăng huyết áp ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng tôi rút ra một số nhận xét: Tỷ lệ MAU Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ MAU (+) là 56,1%, đối với bệnh nhân không tăng huyết áp tỷ lệ MAU (+) trong nghiên cứu của chúng tôi là 16,8%. Liên quan giữa mau và tăng huyết áp Liên quan giữa MAU và điều trị trước nhập viện Kết quả đã cho thấy ở cả 2 nhóm ≥ 60 tuổi và < 60 tuổi đều có sự liên quan có ý nghĩa giữa tỷ lệ MAU và điều trị trước nhập viện, hệ số spearman là -0,446 và -0,309 (p < 0,05). Tỷ lệ MAU (+) cao hơn có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân không điều trị tăng huyết áp liên tục. Liên quan giữa MAU và độ tăng huyết áp Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong cả 2 nhóm ≥ 60 tuổi và < 60 tuổi đều có tỷ lệ MAU(+) cao hơn ở bệnh nhân có độ tăng huyết áp nặng hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, chi bình phương lần lượt là 5,311 và 4,388; p lần lượt là 0,021 và 0,036. Liên quan giữa mau và biến chứng tăng huyết áp Liên quan giữa MAU và phì đại thất (T) Trong nhóm ≥ 60 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân có phì đại thất (T) cao hơn nhóm < 60 tuổi và tỷ lệ MAU (+) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm MAU (-), cả khi đánh giá bằng Xquang, điện tâm đồ hay siêu âm tim, với p <0,001. Ở nhóm < 60 tuổi, phì đại thất (T) ở nhóm MAU (+) cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm MAU (-) khi đánh giá bằng X quang và điện tâm đồ, còn khi đánh giá bằng siêu âm tim, phì đại thất (T) ở nhóm MAU (+) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm MAU(-), Chi bình phương là 8,416, p là 0,005. Liên quan giữa MAU và bệnh động mạch vành Trong nhóm ≥ 60 tuổi, tỷ lệ MAU (+) ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân không có bệnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 147 động mạch vành, Chi bình phương = 6,978, p = 0. Trong nhóm < 60 tuổi, tỷ lệ MAU (+) cũng cao hơn ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành tuy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê Liên quan giữa MAU và bất thường xơ vữa động mạch cảnh Theo kết quả bảng 8, chúng tôi nhận thấy ở nhóm ≥ 60 tuổi, tỷ lệ MAU (+) ở bệnh nhân có bất thường động mạch cảnh cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân không có bất thường động mạch cảnh. Trong khi đó, ở nhóm < 60 tuổi sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Liên quan giữa MAU và tổn thương đáy mắt Theo kết quả của chúng tôi ở cả 2 nhóm ≥ 60 tuổi và < 60 tuổi, nhận thấy tỷ lệ MAU (+) ở bệnh nhân tổn thương đáy mắt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). Liên quan giữa MAU và tổn thương não Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân có đột quỵ ở nhóm ≥60 tuổi cao hơn nhóm < 60 tuổi. Trong nhóm ≥ 60 tuổi tỷ lệ MAU (+) ở nhóm bệnh nhân có đột quỵ cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân không bị đột quỵ (p < 0,001). Trong nhóm < 60 tuổi, cũng có tỷ lệ MAU (+) ở nhóm bệnh nhân có đột quỵ cao hơn so với nhóm bệnh nhân không bị đột quỵ, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa. Liên quan giữa MAU với creatinin huyết thanh và độ lọc cầu thận Chúng tôi nhận thấy ở cả 2 nhóm ≥ 60 tuổi và < 60 tuổi, giá trị creatinin huyết thanh của nhóm MAU (+) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm MAU(-), và độ lọc cầu thận của nhóm MAU (+) thấp hơn so với nhóm MAU (-), p < 0,05. KẾT LUẬN Tỷ lệ MAU (+) khá cao ở bệnh nhân tăng huyết áp là 56,1% cao hơn so với bệnh nhân không tăng huyết áp là16,8% (p < 0,05). MAU liên quan với các đặc điểm tăng huyết áp. MAU liên quan đến tổn thương đến cơ quan đích như: phì đại thất (T), bệnh động mạch vành, bất thường xơ vữa động mạch cảnh, tổn thương đáy mắt, đột quỵ, tăng creatinin huyết thanh và giảm độ lọc cầu thận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agrawal B., Berger A., Wolf K and Luft FC. (1996). “Microalbuminuria Screening By Reagent Strig Predicts Cardiovascular Risk in Hypertension”. Journal of Hypertension, Vol 14 (2), pp. 223 -237. 2. Agrawal B., Wolf K, Berger A., Luft FC. (1996). “Effect of antihypertensive treatment on quality estimates of Microalbuminuria”. Journal of Human hypertension, pp.551-555. 3. Chang Y et al (2006). “Abdominal obesity, systemic blood pressure, and microalbuminuria in normotensive and euglycemic Korean men”. Int J. Obes, Lond, 30(5), pp.800-4. 4. Châu Ngọc Hoa (2009). “Tăng huyết áp” Bệnh học nội khoa. Nhà xuất bản Y học, tr. 33-60. 5. Đặng Vạn Phước (2008). “Chẩn đóan và đánh giá bệnh nhân tăng huyết áp” Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, (4), tr. 63-93. 6. Đặng Vạn Phước, Nguyễn Mạnh Phan, Phạm Nguyễn Vinh (2008). “Tỷ lệ đạm niệu vi lượng trên bệnh nhân tăng huyết áp và các nguy cơ tim mạch đi kèm: kết quả của nghiên cứu quốc tế I-search trên dân số bệnh nhân Việt Nam phân tích phụ của một cuộc điều tra trên 21050 bệnh nhân tại 26 nước”. Thời sự Tim mạch học, 126, tr. 16- 17. 7. Lê Ngọc Hà, Nguyễn Kim Thúy (1998). “Bước đầu tìm hiểu microalbumin niệu ở bệnh nhân tăng huyết áp”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học tại đại hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ VII, tr.188-191. 8. Nguyễn Huy Dung (2000). Điều trị tăng huyết áp nguyên phát Nhà xuất bản y học. 9. Nguyễn Huy Dung (2004). “Tăng huyết áp” Tim mạch học, tr. 122-135. 10. Nguyễn Thị Thu Hà (2000). Khảo sát Albumin niệu vi lượng trên bệnh nhân tăng huyết áp. Luận văn thạc sỹ y khoa, ĐH Y Dược TPHCM. 11. Nguyễn Thiện Thành (2002). “Bệnh huyết áp ở người cao tuổi “ Những bệnh thường gặp ở người có tuổi, chẩn đoán - điều trị - dự phòng. Nhà xuất bản Y học, tr. 94-116. 12. Nguyễn Văn Trí (2005). “Vi đạm niệu: yếu tố nguy cơ tim mạch cần cảnh báo”. Thời sự Tim mạch học, hội Tim mạch TPHCM, (90), tr.6-8. 13. Nicolas Rodondi (2007). “Microalbuminuria, but not cystatin C, is association with carotic atherosclerosis in middle-aged adults”. NDT advance Access. 14. Phạm Nguyễn Vinh (2006). “Bệnh tăng huyết áp”, Bệnh học Tim mạch, (35), tr. 229-257. 15. Phạm Tử Dương (1993) “Những hiểu biết hiện nay về bệnh tăng huyết áp”. Y học quân sự, cục quân sự, 33, tr.34- 39. 16. Trần Thị Minh Nguyệt (2006). Khảo sát Albumin niệu vi lượng trên bệnh nhân có tuổi tăng huyết áp. Luận văn thạc sỹ Y khoa, ĐHYD TPHCM.
Tài liệu liên quan