Mục tiêu: Bằng kỹ thuật nhuộm băng G khảo sát các bất thường nhiễm sắc thể (NST) trong bệnh bạch cầu cấp dòng lympho B (BCCDL‐B) trẻ em tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2013 có 64 bệnh nhân (BN) BCCDL‐B được cấy NST sử dụng mẫu tủy hoặc mẫu máu đủ tiêu chuẩn cấy. Mẫu được cấy trong môi trường RPMI‐1640 có bổ sung FBS, kháng sinh và PHA‐LCM. Tế bào được thu hoạch, chuẩn bị tiêu bản, xử lý với trypsin và nhuộm Giemsa. Kết quả: Trong 64 BN được cấy NST có 47 BN được cấy thành công chiếm tỷ lệ 73,4%. Kết quả phân tích NST đồ cho thấy 36,2% BN có bất thường NST thuộc nhóm tiên lượng tốt và 63,8% BN thuộc nhóm tiên lượng không tốt. Trong nhóm tiên lượng tốt, bất thường liên quan đến 12p chiếm tỷ lệ 23,4%, bất thường số lượng NST > 50 NST chiếm 12,8%. Có 10 BN có bộ NST bình thường chiếm 21,3%. Các chuyển vị t(1;19)(q23;p13), t(9;22)(q34;q11), t(4;11)(q21;q23) được phát hiện với tỷ lệ tương ứng là 6,4%, 4,2%, 2,1% thuộc nhóm tiên lượng không tốt. Kết luận: Kỹ thuật nhuộm băng G cho phép phát hiện hầu hết các bất thường NST gồm bất thường về cấu trúc và số lượng trong bệnh BCCDL‐B ở trẻ em. Mặc dù số mẫu chưa lớn nhưng kết quả của nghiên cứu góp thêm dữ liệu giúp các bác sĩ lâm sàng lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho BN BCCDL‐B trẻ em.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát bất thường nhiễm sắc thể trong bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho B ở trẻ em bằng kỹ thuật nhuộm băng G, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 179
KHẢO SÁT BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ
TRONG BỆNH BẠCH CẦU CẤP DÒNG LYMPHO B Ở TRẺ EM
BẰNG KỸ THUẬT NHUỘM BĂNG G
Nguyễn Trần Nam An*, Nguyễn Hồng Xuyến*, Phan Cao Thanh Thảo*, Trần Thị Trúc Thanh*,
Phan Thị Xinh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bằng kỹ thuật nhuộm băng G khảo sát các bất thường nhiễm sắc thể (NST) trong bệnh bạch cầu
cấp dòng lympho B (BCCDL‐B) trẻ em tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM.
Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2013 có 64 bệnh nhân (BN) BCCDL‐B được
cấy NST sử dụng mẫu tủy hoặc mẫu máu đủ tiêu chuẩn cấy. Mẫu được cấy trong môi trường RPMI‐1640 có bổ
sung FBS, kháng sinh và PHA‐LCM. Tế bào được thu hoạch, chuẩn bị tiêu bản, xử lý với trypsin và nhuộm
Giemsa.
Kết quả: Trong 64 BN được cấy NST có 47 BN được cấy thành công chiếm tỷ lệ 73,4%. Kết quả phân tích
NST đồ cho thấy 36,2% BN có bất thường NST thuộc nhóm tiên lượng tốt và 63,8% BN thuộc nhóm tiên lượng
không tốt. Trong nhóm tiên lượng tốt, bất thường liên quan đến 12p chiếm tỷ lệ 23,4%, bất thường số lượng
NST > 50 NST chiếm 12,8%. Có 10 BN có bộ NST bình thường chiếm 21,3%. Các chuyển vị t(1;19)(q23;p13),
t(9;22)(q34;q11), t(4;11)(q21;q23) được phát hiện với tỷ lệ tương ứng là 6,4%, 4,2%, 2,1% thuộc nhóm tiên
lượng không tốt.
Kết luận: Kỹ thuật nhuộm băng G cho phép phát hiện hầu hết các bất thường NST gồm bất thường về cấu
trúc và số lượng trong bệnh BCCDL‐B ở trẻ em. Mặc dù số mẫu chưa lớn nhưng kết quả của nghiên cứu góp
thêm dữ liệu giúp các bác sĩ lâm sàng lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho BN BCCDL‐B trẻ em.
Từ khóa: Bạch cầu cấp dòng lympho B, bất thường nhiễm sắc thể, nhuộm băng G
ABSTRACT
DETECTION OF CHROMOSOMAL ABNORMALITIES IN CHILDHOOD B‐CELL ACUTE
LYMPHOBLASTIC LEUKEMIA USING G‐BANDING
Nguyen Tran Nam An, Nguyen Hong Xuyen, Phan Cao Thanh Thao, Tran Thi Truc Thanh,
Phan Thi Xinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 179 ‐ 183
Objective: To detect chromosomal abnormalities in childhood B‐cell acute lymphoblastic leukemia
(B‐ALL) using G banding technique in Blood Transfusion and Hematology Hospital in Ho Chi Minh
City.
Subjects and Methods: From January 2012 to May 2013, 64 eligible bone marrow or blood
samples were cultured in RPMI‐1640 medium supplemented with FBS, antibiotics and PHA‐LCM. Cells
were harvested, prepared specimens, treated with trypsin and stained with giemsa.
Results: Among 64 patients, 47 patients (73.4%) were successfully harvested with enough
metaphase cells to analyze. The results of karyotype analysis showed that 36.2% patients with abnormal
chromosomes belong to the standard risk group and 63.8% of patients belong to the high risk group. In the
* Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. Hồ Chí Minh ** Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. BS. Phan Thị Xinh ĐT: 0932728115 Email: phanthixinh@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 180
standard risk group, 12p abnormalities and hyperdiploidy > 50 chromosomes were 23.4% and 12.8%,
respectively. 10 patients were found with normal chromosomes, occupying 21.3%. The translocation of
t(1;19)(q23;p13), t(9;22)(q34;q11), t(4;11)(q21;q23) were detected in 6.4 %, 4.2%, 2.1% respectively, which
belong to the high risk group.
Conclusions: G banding technique allows to detecting most structural and numerical chromosomal
abnormalities in children B‐ALL. Although amount of samples are not large, the results of this study can
help clinical doctor in selecting suitable regimen for treatment of B‐ALL patients.
Keywords: B‐cell acute lymphoblastic leukemia, chromosomal abnormality, G‐banding.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạch cầu cấp dòng lympho (BCCDL) đặc
trưng bởi sự gia tăng quá mức của các tế bào
lympho chưa trưởng thành, lấn át các tế bào
bình thường trong tủy xương gây nhiễm
trùng, thiếu máu, xuất huyết. BCCDL có
nhiều thể khác nhau và có thể được phân loại
dựa vào hình thái tế bào, dấu ấn miễn dịch và
các kỹ thuật di truyền phân tử (5). Bệnh BCCDL
chiếm 76% các bệnh bạch cầu ở trẻ em (5), tuy
nhiên cũng gặp ở người trưởng thành và chiếm
khoảng 20% bệnh bạch cầu cấp ở người lớn (5).
Ngoài những nghiên cứu về lâm sàng, những
hiểu biết ngày càng sâu sắc về bệnh trong lĩnh
vực di truyền học phân tử, các bất thường NST
và gen cũng đóng một vai trò quan trọng trong
việc chẩn đoán, phân nhóm tiên lượng, giúp lựa
chọn phác đồ điều trị thích hợp và theo dõi điều
trị đối với BCCDL (2,9,10). Hơn 75% trường hợp
BCCDL được đánh giá tiên lượng và phân nhóm
điều trị dựa trên bất thường về số lượng NST,
các kiểu tái sắp xếp NST chuyên biệt hay các
thay đổi di truyền ở mức độ phân tử (5).
Ngày nay, những kỹ thuật di truyền học
phân tử như NST đồ, lai tại chỗ phát huỳnh
quang (Fluorescent in situ hybridization: FISH)
và RT‐PCR (reverse transcriptase‐polymerase
chain reaction) đã trở thành những xét nghiệm
thường quy trong chẩn đoán các bất thường
NST và gen cho bệnh nhân (BN) ung thư máu
nói chung và bệnh BCCDL nói riêng. Mặc dù, kỹ
thuật FISH và RT‐PCR có độ nhạy cao và cho kết
quả nhanh nhưng không khảo sát được tất cả
các bất thường vì chỉ sử dụng đoạn dò đặc hiệu.
Với kỹ thuật NST đồ, bộ nhiễm sắc thể được
phân tích về số lượng, hình dạng, cấu trúc và các
chuyển vị nhiễm sắc thể nên có thể phát hiện bất
thường về số lượng NST, bất thường phức tạp.
Có nhiều phương pháp nhuộm băng nhưng
băng G được ưu tiên sử dụng tại các phòng xét
nghiệm NST Tại Bệnh viện Truyền máu
Huyết học (BVTMHH), kỹ thuật nhuộm băng G
được sử dụng như là xét nghiệm thường quy
giúp nhận diện hầu hết các kiểu bất thường
NST. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tổng kết
các bất thường NST để thấy được các dạng bất
thường NST thường gặp trong BCCDL tại
BVTMHH.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Sáu mươi bốn BN trẻ em (≤ 15 tuổi) được
chẩn đoán BCCDL‐B dựa vào tủy đồ và dấu ấn
miễn dịch có làm xét nghiệm NST đồ tại
BVTMHH TP.HCM từ tháng 1/2012 đến tháng
5/2013. Chỉ có những BN được chẩn đoán
BCCDL nguyên phát mới được phân tích trong
nghiên cứu này.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả loạt ca
Phương pháp tiến hành
Một đến 2 mL tủy xương hoặc 5 mL máu
ngoại biên (nếu tế bào non hiện diện trong máu
≥ 10%) trong chống đông heparin 300UI được
chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 1
tiếng đồng hồ. Đếm và cấy 2 x 107 tế bào trong
10 mL môi trường RPMI‐1640 chứa 10% FBS, 1%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 181
kháng sinh, bổ sung 300 μL PHA‐LCM
(Phytohemagglutinin – lymphocyte ‐
conditioned medium). Mẫu được nuôi cấy ở
nhiệt độ 37oC, 5% CO2 trong 1 ‐ 2 ngày đối với
mẫu tủy và 2 ‐ 3 ngày đối với mẫu máu. Sau khi
ngừng phân bào bằng dung dịch demecolcine,
màng tế bào được phá hủy bằng dung dịch
nhược trương KCl 0,075M và cố định với dung
dịch Carnoy (Methanol: Acid Acetic = 1: 3). Cặn
tế bào được rửa sạch và chuẩn bị tiêu bản NST.
Tiêu bản sau khi nướng ở 600C trong 4 tiếng
đồng hồ, được xử lý với trypsin 0,1% trong
khoảng thời gian thích hợp, nhuộm Giemsa và
đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học. Đối
với mỗi BN, trung bình 20 tế bào được phân tích
sử dụng phần mềm Ikaros (MetaSystems, Đức).
Trong trường hợp cấy không mọc, mẫu sẽ được
cấy lại khoảng 3 – 4 ngày sau khi cấy lần 1 dù
BN đã được điều trị bằng corticosteroid.
KẾT QUẢ
Từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2013 có 64 BN
BCCDL‐B trẻ em được cấy NST và 47 BN cấy
thành công chiếm tỷ lệ 73,4%. Kết quả phân tích
NST đồ cho thấy trong 47 BN có 17 BN thuộc
nhóm tiên lượng tốt chiếm 36,2%, 30 BN thuộc
nhóm tiên không tốt chiếm tỷ lệ 63,8%. Kết quả
phân nhóm tiên lượng của BN được trình bày ở
Bảng 1.
Bảng 1: Bảng phân nhóm tiên lượng của BN
BCCDL‐B trẻ em.
Nhóm
tiên
lượng
Kiểu bất thường Số BN (%)
% theo nhóm
tiên lượng
Tốt
>50 NST 6 (12,8)
36,2 Bất thường liên quan
đến 12p
11 (23,4)
Không tốt
47 – 50 NST 7 (14,9)
63,8
NST bình thường 10 (21,3)
t(9;22)(q34;q11) 2 (4,2)
t(4;11)(q21;q23) 1 (2,1)
t(1;19)(q23;p13) 3 (6,4)
Các bất thường khác 7 (14,9)
Tổng 47 (100) 100
Những bất thường thuộc nhóm tiên lượng
tốt gồm bất thường số lượng và bất thường về
cấu trúc thường gặp liên quan đến 12p. Bộ NST
đa bội >50 NST gặp trong 6 BN chiếm 12,8%
(Hình 1).
Hình 1:
60,XXY,+4,+5,+6,+7,+11,+13,+13,+17,+18,+21,+21,+
21,+22
Bất thường liên quan đến 12p gặp trong 11
BN, chiếm 23,4% (Bảng 2), trong đó chuyển vị
t(12;21)(p13;q22) gặp trong 9 BN (19,1%) gồm 4
BN có t(12;21)(p13;q22) đơn độc (Hình 2) và 5
BN có t(12;21)(p13;q22) đi kèm với bất thường
khác như +21, add(4)(q35). Ngoài ra, có 1 BN có
der(12)t(12;21)(p11;q11) và 1 BN có del(12)(p13)
(Bảng 2).
Bảng 2: BN BCCDL‐B trẻ em có bất thường liên
quan đến 12p
STT Nam Nữ Bất thường NST
1 2010 46,XX,der(12)t(12;21)(p11;q11)[11]/ 46,XX[4]
2 2009
46,XX,der(12)t(12;21)(p13;q22)[5]/
47,XX,der(12)t(12;21)(p13;q22),+21[3]/
46,XX[3]
3 2008 46,XX,t(12;21)(p13;q22)[10]/ 46,XX[2]
4 2008 46,XX,t(12;21)(p13;q22)[5]
5 2009 46,XX,t(12;21)(p13;q22)[6]
6 2008 46,XY,add(4)(q35),t(12;21)(p13;q22)[7]/46,XY,t(12;21)(p13;q22)/46,XY[6]
7 2001 46,XY,del(12)(p13)[8]/46,XY[8]
8 2010 46,XY,t(12;21)(p13;q22)[10]/46,XY[4]
9 2010 47,XY,t(12;21)(p13;q22),+21[10]
10 2008 47,XY,t(12;21)(p13;q22),+21[3]/ 46,XY,t(12;21)(p13;q22)[12]
11 2008 47,XY,t(12;21)(p13;q22),+21[5]/ 46,XY,t(12;21)(p13;q22)[10]/46,XY[5]
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 182
Hình 2: Chuyển vị t(12;21)(p13;q22)
Trong 30 BN thuộc nhóm tiên lượng
không tốt, có 7 BN có bộ NST 47 – 50 NST
(14,9%), 10 BN có bộ NST bình thường
(21,3%), 6 BN có chuyển vị NST gồm
t(1;19)(q23;p13), t(9;22)(q34;q11) (Hình 3),
t(4;11)(q21;q23) với tỷ lệ tương ứng là 6,4%,
4,2%, 2,1%, và 7 BN có bất thường NST khác
(Bảng 1). Chuyển vị t(1;19)(q23;p13) có 2
dạng cân bằng (Hình 4) và không cân bằng.
Các bất thường NST khác gặp trong nghiên
cứu này là del(X)(q26), +der(7)t(X;7),
t(3;7)(q27;q32), del(2)(p22), del(8)(q21).
Hình 3: Chuyển vị t(9;22)(q34;q11)
Hình 4: Chuyển vị t(1;19)(q23;p13) cân bằng
BÀN LUẬN
Kết quả cấy mọc nghiên cứu trong chúng
tôi là 73,4% cho thấy việc cấy NST thành công
trong BCCDL‐B là khó khăn, phù hợp với
nhận định của một số nghiên cứu khác (4). Thời
gian từ lúc lấy mẫu cho đến lúc cấy là quan
trọng, nếu để hơn 2 tiếng đồng hồ thường cấy
thất bại hoặc sai lệch kết quả do dòng tế bào
bình thường mọc nhiều hơn (8). Một số trường
hợp khác ngay lúc chẩn đoán số lượng bạch
cầu tăng cao cấy không mọc nhưng cấy lại sau
3 ‐ 5 ngày điều trị với corticosteroid làm giảm
số lượng bạch cầu thì cấy thành công, cho thấy
số lượng bạch cầu cao cũng là một yếu tố
không thuận lợi cho việc cấy NST.
Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh
rằng bất thường NST lúc chẩn đoán là một trong
những yếu tố phân nhóm nguy cơ, có ý nghĩa
quan trọng trong việc lựa chọn phác đồ điều trị
BCCDL‐B ở trẻ em (6,9). Kết quả phân tích trên 47
BN cho thấy bất thường NST thuộc nhóm tiên
lượng tốt và không tốt tương ứng là 36,2% và
63,8% (Bảng 1). Chuyển vị t(12;21)(p13;q22) gặp
trong 9 BN (19,1%) và là chuyển vị NST thường
gặp nhất trong BCCDL‐B. Tỷ lệ của t(12;21)
trong nghiên cứu này tương đồng với các
nghiên cứu khác trên thế giới (10,1). Đa bội với số
lượng NST > 50 chiếm 12,8% thấp hơn so
với báo cáo của Mrózek K và các nghiên cứu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 183
khác (5,3) có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu
còn nhỏ. Chuyển vị t(1;19), t(4;11) và t(9;22)
chiếm tỷ lệ lần lượt là 6,4%, 2,1%, 4,2% tương
đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới (5,3).
Các bất thường NST thuộc nhóm tiên lượng
không tốt còn liên quan đến nhiều NST khác
nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ phát
hiện thêm bất thường của NST X, 2, 3, 7, 8, còn
các bất thường khác như t(2;8), t(8;14), t(8;22) và
del(9p) chưa tìm thấy. Đây là số liệu ban đầu
trên mẫu nghiên cứu nhỏ, cần nghiên cứu trên
cỡ mẫu lớn hơn để có một dữ liệu đầy đủ về bất
thường NST trên BCCDL‐B tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Bước đầu thực hiện nuôi cấy trên 64 BN
BCCDL‐B cho thấy tỉ lệ cấy NST thành công
trong BCCDL không cao, chỉ chiếm 73,4%. Tuy
nhiên, kết quả phân tích NST đồ nhận diện được
các bất thường NST đa dạng như đa bội, thiểu
bội, bất thường cấu trúc NST khác ngoài 4 kiểu
chuyển vị NST thường gặp nên thuận lợi cho
việc phân nhóm tiên lượng. Cần có nghiên cứu
trên cỡ mẫu lớn hơn, thời gian khảo sát dài hơn
kết hợp với các kỹ thuật di truyền phân tử khác
để có dữ liệu đầy đủ hơn về bất thường NST của
BN BCCDL‐B trẻ em tại BVTMHH TP.HCM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carroll ƯL, Bhojwani D, et al (2003). Pediatric Acute
Lymphoblastic Leukemia. ASH Education Book; 1: 102‐131.
2. Hilden JM, Dinndorf PA, Meerbaum SO, et al (2006). Analysis
of prognostic factors of acute lymphoblastic leukemia in
infants: report on CCG 1953 from the Childrenʹs Oncology
Group. Blood; 108:441‐451.
3. Mrozek K, Heerema NA, Bloomfield CD, et al (2004).
Cytogenetics in acute leukemia. Blood; 18: 115‐136.
4. Padhi S, Sarangi R, et al (2011). Cytogenetic profile of pediatric
acute lymphoblastic leukemia (ALL): analysis of 31 cases with
review of literature. Caryologia; 64(1): 33‐41.
5. Pui C‐H, et al (1998). Acute lymphoblastic leukemia. N Engl J
Med; 339(9):605‐615.
6. Pui C‐H, Relling MV, et al (2004). Acute lymphoblastic
leukemia. N Engl J Med;350:1535‐1548.
7. Raimondi SC (1993). Current status of cytogenetic research in
childhood acute lymphoblastic leukemia. Blood; 81: 2237‐2251
8. Rooney DE (2000). Human Cytogenetics: malignancy and
acquired abnormalities. Oxford University Press; 1:1‐26.
9. Schultz1 KR, Pullen DJ, et al (2007). Risk‐and response‐based
classification of childhood B‐precursor acute lymphoblastic
leukemia: a combined analysis of prognostic markers from
the Pediatric Oncology Group (POG) and Childrenʹs Cancer
Group (CCG). Blood; 109:3926‐3935.
10. Teitell MA and Pandolfi PP, et al (2009). Molecular Genetics of
Acute Lymphoblastic Leukemia Annu. Rev. Pathol. Mech. Dis;
4:175–198.
Ngày nhận bài báo: 15 tháng 8 năm 2013
Ngày phản biện: 04 tháng 9 năm 2013
Ngày bài báo được đăng: 22 tháng 10 năm 2013