Đặt vấn đề: Thẩm phân phúc mạc là phương pháp điều trị bệnh thận giai đoạn cuối được ưa thích với tính
hiệu quả điều trị cao cũng như những lợi ích về mặt xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả lâu dài của thẩm phân phúc mạc
bị giới hạn bởi sự xuất hiện các biến chứng trong quá trình thẩm phân phúc mạc. Để hoàn thiện hơn kỹ thuật
này nhằm giảm được tỷ lệ tử vong, bệnh tật và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân suy thận mạn chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này.
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên 51 bệnh nhân suy thận mạn giai
đoạn cuối được điều trị bằng phương CAPD tại khoa nội Thận Bv Đà Nẵng từ năm 2007-2010 theo phương
pháp mô tả- tiến cứu. Thống kê các biến chứng xảy ra trong quá trình CAPD.
Kết quả: Tỷ lệ viêm phúc mạc 1đợt/50 tháng bệnh nhân. Cấy dương tính 40% (6/15). Ngưng CAPD
15,68%, nhiễm khuẩn đường hầm-lối ra 10,42%, hội chứng ruột kích thích, tràn dịch màng phổi 4,17%. Thoát vị
bìu, phù sinh dục 2,08%.
Kết luận: tỷ lệ viêm phúc trong CAPD giảm dần; hầu hết các biến chứng trong CAPD đều được khắc phục
bảo tồn.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các biến chứng của phương pháp thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú ở bệnh thận giai đoạn cuối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 45
KHẢO SÁT CÁC BIẾN CHỨNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THẨM PHÂN
PHÚC MẠC LIÊN TỤC NGOẠI TRÚ Ở BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI
Nguyễn Hùng*, Nguyễn Thị Phòng*, Đặng Anh Đào*, Nguyễn Thị Thủy*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thẩm phân phúc mạc là phương pháp điều trị bệnh thận giai đoạn cuối được ưa thích với tính
hiệu quả điều trị cao cũng như những lợi ích về mặt xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả lâu dài của thẩm phân phúc mạc
bị giới hạn bởi sự xuất hiện các biến chứng trong quá trình thẩm phân phúc mạc. Để hoàn thiện hơn kỹ thuật
này nhằm giảm được tỷ lệ tử vong, bệnh tật và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân suy thận mạn chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này.
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên 51 bệnh nhân suy thận mạn giai
đoạn cuối được điều trị bằng phương CAPD tại khoa nội Thận Bv Đà Nẵng từ năm 2007-2010 theo phương
pháp mô tả- tiến cứu. Thống kê các biến chứng xảy ra trong quá trình CAPD.
Kết quả: Tỷ lệ viêm phúc mạc 1đợt/50 tháng bệnh nhân. Cấy dương tính 40% (6/15). Ngưng CAPD
15,68%, nhiễm khuẩn đường hầm-lối ra 10,42%, hội chứng ruột kích thích, tràn dịch màng phổi 4,17%. Thoát vị
bìu, phù sinh dục 2,08%...
Kết luận: tỷ lệ viêm phúc trong CAPD giảm dần; hầu hết các biến chứng trong CAPD đều được khắc phục
bảo tồn.
Từ khóa: Thẩm phân phúc mạc, bệnh thận giai đoạn cuối, viêm phúc mạc, biến chứng, nhiễm khuẩn.
ABSTRACT
TO INVESTIGATE COMPLICATIONS OF CONTINUOUSAMBULATORY PERITONEAL DIALYSIS IN
PATIENTS WITH END STAGE RENAL DISEASE
Nguyen Hung, Nguyen Thi Phong, Dang Anh Dao, Nguyen Thi Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 45 - 50
Background: Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis (CAPD) is a favourite method for treating End
Stage Renal Disease (ESRD) with efficiency as well as some social profits. However, the long efficiency of CAPD
restricted by the complications happened during the CAPD. To improve this technique in order to reduce
mortality, morbidity and survival so we realize this study.
Materials and Methods: 51 patients with ESRD undergoing CAPD at Da Nang hospital between 2007
and 2010 we included in the study. Complications of CAPD investigated.
Results: Peritonitis rate was 1 episodes/50 months patients. Percentage of exit site infection, stopped CAPD,
hydrothorax, irritable bowel syndrome, scrotal edema, genital hernias were 10.42%; 15.68%; 4.17%; 4.17%;
2.08%; 2.08%..., respectively.
Conclusion: Peritonitis rate gradually reduced in CAPD, almost complications treated preserve.
Key words: Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis, End Stage Renal Disease, Peritonitis,
complication, infection.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn là tình trạng suy giảm không
hồi phục chức năng thận một cách thường
xuyên, liên tục qua nhiều năm tháng do hậu quả
* Khoa nội Thận bệnh viện Đà Nẵng
Tác giả liên lạc: Bs. Đặng Anh Đào ĐT: 0935938668 Email: dr.anhdao@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 46
của các bệnh lý thận mạn tính.
Theo báo cáo của WHO (2009), toàn thế giới
có khoảng 400-600 triệu người trưởng thành bị
bệnh thận mạn tính. Ở Mỹ, có khoảng 16,8%
(33,6 triệu) dân số trưởng thành bị bệnh thân
mạn tính. Tỷ lệ tử vong hằng năm ở bệnh nhân
suy thận mạn giai đoạn cuối được lọc máu
chiếm khoảng 24 % (Mỹ).
Tại Việt Nam (3/2009), bệnh thận mạn chiếm
tỷ lệ 6,73% (5,384 triệu) dân số, trong đó suy
thận mạn giai đoạn cuối chiếm tỷ lệ 0,09 %
(72000). Tỷ lệ mới mắc hằng năm khoảng 10.000
bệnh nhân/năm, nhưng chỉ khoảng 10% trong số
này được điều trị thay thế thận.
Năm 1923, George Ganter là người đầu tiên
phát hiện ra phương pháp thẩm phân phúc mạc.
Thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú được
Moncrief và Popovich tiến hành đầu tiên vào
năm 1976. Tại Việt Nam, thẩm phân phúc mạc
liên tục ngoại trú trong điều trị suy thận mạn
giai đoạn cuối được triển khai vào năm 2004.
Hiện nay cả nước có khoảng 25 trung tâm thẩm
phân với hơn 1100 bệnh nhân.
Thẩm phân phúc mạc là phương pháp điều
trị suy thận giai đoạn cuối được ưa thích hiện
nay, với tính hiệu quả điều trị cao cũng như
những lợi ích về mặt xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả
lâu dài của thẩm phân phúc mạc bị giới hạn bởi
sự xuất hiện các biến chứng trong quá trình
thẩm phân phúc mạc. Do đó, để hoàn thiện hơn
kỹ thuật này cũng như giảm được tỷ lệ tử vong,
bệnh tật và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân suy
thận mạn, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
Khảo sát các biến chứng của thẩm phân
phúc mạc liên tục ngoại trú trong điều trị bệnh
thận giai đoạn cuối.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 51 bệnh
nhân STM gđ cuối tại khoa nội Thận Bệnh viện
Đà Nẵng từ 10/2007 đến 12/2010, có chỉ định
điều trị thay thế thận, đã được chạy TNT trước
đó hoặc chưa, đồng ý với phương pháp thẩm
phân phúc mạc (CAPD).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bn có vết mổ cũ thành bụng.
Thoát vị thành bụng.
Thận đa nang.
COPD.
Bệnh động mạch 2 chi dưới.
Túi thừa đại tràng.
RL tâm thần, quá lớn tuổi.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp
mô tả, tiến cứu.
Chẩn đoán suy thận mạn
Chẩn đoán bệnh thận mạn (CKD) dựa vào
tiêu chuẩn của KDOQI/NKF (2002) (Kidney
Disease Outcomes Quality Initiative/National
Kidney Foundation) khi có bằng chứng tổn
thương thận (protein niệu, tiểu máu, bất thường
sinh hóa, hình ảnh học) hoặc giảm MLCT dưới
60 mL/phút/1.73 m2 kéo dài ít nhất 3 tháng.
Ước đoán mức lọc cầu thận (eGFR:
estimated Glomerular Filtration Rate) dựa vào
độ thanh lọc creatinine huyết tương bằng công
thức MDRD (Modification of Diet of in Renal
Disease).
eGFR = 175 x {(Creatinine huyết thanh
(μmol/L)/88.4)-1.154} x (tuổi (năm))-0.203 (x 0.742
nếu nữ).
Bảng 1: Phân loại giai đoạn bệnh lý thận mạn
(K/DOQI)
Giai đoạn bệnh
thận mạn Biểu hiện (mL/phút/1.73 m
2)
1 eGFR bình thường (>90) với bằng
chứng tổn thương thận
2 eGFR 60-90 với bằng chứng tổn
thương thận
3 eGFR 30-59
4 eGFR 15-29
5 (ESRD) eGFR < 15 hay được lọc máu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 47
Đặt catheter Tenckhoff ổ bụng
Bệnh nhân STM giai đoạn cuối có chỉ định
CAPD được phẫu thuật đặt một catheter
Tenckhoff đầu cong, dài khoảng 25-30 cm vào ổ
bụng, đầu cuối của Catheter nằm ở túi cùng
Douglas, theo dõi hậu phẫu 14 ngày, trước khi
tiến hành CAPD.
Phương cách tiến hành thẩm phân phúc
mạc
Có nhiều cách thức tiến hành thẩm phân
phúc mạc, ở đây chúng tôi thực hiện theo
phương pháp thẩm phân phúc mạc liên tục
ngoại trú (CAPD: Continuous Ambulatory
Peritoneal Dialysis)
Cho dịch thẩm phân vào khoang phúc mạc
bằng hệ thống túi đôi Twinbag qua catheter
Tenckhoff đã đặt, mỗi lần 2L dịch thẩm phân.
Trong ngày bệnh nhân có 4 lần thay dịch, thời
gian lưu dịch từ 4-6 giờ vào ban ngày và 8-12
giờ vào ban đêm. Thời gian mỗi lần thay dịch từ
20-35 phút. Thời điểm chọn thay dịch thường là
7, 12, 17, 22h. Tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn.
Dịch thẩm phân thường dùng là Dianeal
1,5% (15g Dextrose/l, 340 mOsm/l), tuỳ trường
hợp có thể dùng dịch 2,5%, 4,25%.
Khảo sát các biến chứng xảy ra trong quá
trình thẩm phân phúc mạc
Các biến chứng nhiễm khuẩn
Viêm phúc mạc do vi khuẩn, nấm Nhiễm
khuẩn đường hầm, lối ra
Chẩn đoán viêm phúc mạc (ISPD 2005)
Khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau
Đau bụng và/ hoặc dịch lọc đục
Bạch cầu trong dịch lọc tăng > 100 mm3,
bạch cầu đa nhân trung tính ≥ 50%
Có vi khuẩn trong dịch lọc (Cấy hoặc
nhuộm gram).
Các biến chứng không nhiễm khuẩn
Tắc Catheter, rò dịch quanh Catheter, đau
bụng khi thay dịch, hội chứng ruột kích thích,
thoát vị dịch quanh Catheter, thành bụng, bẹn,
rốn, phù sinh dục, tràn dịch màng phổi
Xử lý số liệu
Bằng các phần mềm thống kê y học SPSS
10.0, Excel 2003.
KẾT QUẢ
Một số đặc điểm chung
Tình hình thẩm phân phúc mạ
BN đã làm CAPD: 48
BN đã ngưng CAPD: 8 bệnh nhân (15,68%)
Bảng 2: Nguyên nhân ngưng CAPD
Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ %
Viêm phúc mạc nấm 4 8,33
Ghép thận 2 4,17
Tràn dịch màng phổi 1 2,08
Tử vong 1 (Viêm màng não mũ) 2,08
Tổng số 8 16,66
BN từ trung tâm khác chuyển về: 3
BN hiện có: 43
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Bảng 3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
tính
Giới tính Nam Nữ Tổng
Số lượng (n) 33 18 51
Tỷ lệ (%) 64,70 35,30 100
Tuổi và thời gian lọc trung bình
Bảng 4: Tuổi và thời gian lọc trung bình
Đặc điểm Trung bình Đơn vị
Tuổi 38,22±11,45 Năm
Thời gian lọc 16,00±9,04 Tháng
Biến chứng viêm phúc mạc
- Tỷ lệ viêm phúc mạc: 1đợt/50 tháng bệnh
nhân.
- Cấy dương tính: 6/15đợt (40%).
Bảng 5: Nguyên nhân gây viêm phúc mạc
Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ
Enterococcus 3 20%
E. coli 2 13,33%
CNSMR 1 6,67%
Âm tính 9 60%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 48
- Viêm phúc mạc nấm: 4 trường hợp, đều
xuất hiện sau liệu trình kháng sinh:
3 Candida albicans.
1 Penicillium marneffei.
- Tỷ lệ điều trị viêm phúc mạc thành công:
100%.
- Tử vong do viêm phúc mạc: 0.
Các biến chứng khác
Bảng 6: Các biến chứng của CAPD
Sau thẩm phân phúc mạc
Biến chứng
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Đau bụng 6 12,5
NK đường hầm, lối ra 5 10,42
Bán tắc Catheter 4 8,33
Rò quanh Catheter 1 2,08
Chảy máu ổ bụng 2 4,17
Tràn dịch màng phổi 2 4,17
Thoát vị bìu 1 2,08
Phù sinh dục 1 2,08
H/c ruột kích thích 2 4,17
BÀN LUẬN
Viêm phúc mạc
Viêm phúc mạc là một biến chứng thường
gặp trong thẩm phân phúc mạc. Khoảng 60%
bệnh nhân thẩm phân phúc mạc gặp ít nhất 1
đợt viêm phúc mạc trong năm đầu tiên của
thẩm phân. Tỷ lệ nhập viện hằng năm ở bệnh
nhân thẩm phân do viêm phúc mạc chiếm
khoảng 15-35%. Viêm phúc mạc nặng, kéo dài,
tái phát nhiều lần có thể gây suy giảm khả nặng
lọc của phúc mạc, thậm chí có thể gây tử vong.
Tuy nhiên với sự cải thiện của hệ thống kết nối
kín túi đôi Twin-bag và các phương pháp vô
khuẩn trong thao tác thay dịch, tỷ lệ viêm phúc
mạc đã giảm trong những thập niên gần đây
dưới 0,5 đợt/bệnh nhân/năm.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ viêm
phúc mạc là 1đợt/50tháng bệnh nhân. Tỷ lệ cấy
dương tính là 40% (6/15 đợt). Các chủng vi
khuẩn phân lập được là 3 Enterococcus (20%), 2
E. coli (13,33%), 1 Methicillin Resistant
Coagulase Negative Staphylococcus (6,67%). Viêm
phúc mạc do nấm chiếm 26,66% (4/15 đợt)
nguyên nhân viêm phúc mạc, đều xuất hiện liền
sau liệu trình kháng sinh điều trị viêm phúc mạc
do vi khuẩn. Các chủng nấm phân lập được là 3
trường hợp Candida albican, 1 trường hợp
Penicillium marneffei; được rút catheter chuyển
sang chạy Thận Nhân Tạo. Tất cả các trường
hợp viêm phúc mạc đều điều trị thành công,
không có trường hợp nào tử vong do viêm phúc
mạc.
Tình hình viêm phúc mạc ở một số nước
Mỹ: 1 đợt/24 tháng .
Hồng Kông: 1 đợt/33,5 tháng .
Nhật: 1 đợt/53,4 tháng .
Việt Nam: 1 đợt/54,6 tháng .
ISPD 2005: ≤ 1 đợt/48 tháng.
Theo khuyến cáo của hội thẩm phân thế
giới (ISPD 2005), tỷ lệ viêm phúc mạc không
nên quá 1đợt/48 tháng bệnh nhân. Tỷ lệ viêm
phúc mạc tại Bệnh viện Chợ Rẫy (2009) là
1đợt/50 tháng bệnh nhân.
Nghiên cứu của Jamal S. Wakeel và cộng sự(8)
(1996-2002) trên 65 bệnh nhân CAPD, tỷ lệ viêm
phúc mạc 0,35 đợt/năm bệnh nhân. Tỷ lệ cấy
dương tính là 51%, các chủng vi khuẩn phân lập
được: Staphylococcus epidermis 18,2%; S. aureus
3,6%; Pseudomonas 16,4%; E. coli 1,8%; Azadobacter
5,45%; Serratia 3,6%.
Nghiên cứu của Adam Whaley Connell(1) và
cộng sự năm 2004 trên 682 bệnh nhân CAPD tỷ
lệ viêm phúc là 0,35 đợt/bệnh nhân năm.
Nghiên cứu hồi cứu của P. Molina và cộng
sự(4) trên 218 bệnh nhân CAPD từ 1993 đến 2003,
có 11 đợt viêm phúc mạc do nấm, chiếm 4%
nguyên nhân viêm phúc mạc, tất cả phân lập
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 49
được đều là nấm Candida. Trong đó tỷ lệ tử vong
là 36%; 9% duy trì được CAPD; 55% chuyển
sang chạy TNT.
Nghiên cứu khác của Kazancioglu và cộng
sự từ năm 2000-210 trên 795 bệnh nhân CAPD,
có 15 bệnh nhân viêm phúc mạc do nấm. Trong
đó 6 trường hợp là Candida albican, 8 trường hợp
không phải Candida albicans, 1 trường hợp
Aspergillus fumigatus. 2 bệnh nhân tử vong, còn
lại 13 bệnh nhân chuyển sang chạy TNT.
Với sự cải tiến của hệ thống kết nối khép
kín túi đôi Twinbag, tỷ lệ viêm phúc mạc có
xu hướng giảm dần trong những thập niên
gần đây.
Các biến chứng khác trong thẩm phân
phúc mạc
Đau bụng khi thay dịch gặp 12,5%(6 BN),
gặp trong những ngày đầu của CAPD,
thường xuất hiện ở giai đoạn lúc cho dịch vào
và cuối giai đoạn tháo dịch ra. Hiện tượng
này là do độ pH của dịch lọc thấp (pH 5,5)
kích thích phúc mạc và sự co kéo màng bụng,
các tạng ổ bụng vào đuôi catheter khi dịch bị
tháo ra hết. Có thể thêm dung dịch
bicarbonate vào dịch lọc để làm tăng độ pH.
Biến chứng này thường hết sau khoảng 1
tuần.
Chúng tôi gặp 4 trường hợp (8,33%) tắc
không hoàn toàn Catheter làm dịch ra vào chậm
khi thay dịch. Được xử trí bằng cách bơm
Heparin vào dịch lọc và thay đổi tư thế khi thay
dịch. Không có trường hợp nào phải đặt lại
Catheter. 2 trường hợp chảy máu ổ bụng tự cầm
gồm 1 nam và 1 nữ. 1 trường hợp (2,08%) phù
sinh dục, 1 trường hợp (2,08%) thoát vị bìu do rò
dịch tự lành sau nghỉ ngơi và lọc ở tư thế nằm. 2
trường hợp (4,17%) hội chứng ruột kích thích do
dịch lọc cũng tự lành sau thời gian thích ứng
dịch lọc. 2 trường hợp (4,17%) tràn dịch màng
phổi phải do rò dịch thẩm phân lên màng phổi.
1 trường hợp tự khỏi sau khi ngưng CAPD 2
tuần sau đó tiếp tuc được với CAPD; 1 trường
hợp tràn dịch tái phát gây suy hô hấp phải
ngưng làm CAPD chuyển sang chạy TNT. Biến
chứng tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân CAPD
là do sự khiếm khuyết bẩm sinh của cơ hoành
hoặc do sự rò dịch theo hệ thống lympho, bạch
huyết. 2 bệnh nhân chuyển sang ghép thận do
có nhu cầu.
Cũng theo nghiên cứu của Jamal S.
Wakeel(8) và cộng sự (1996-2002), các biến
chứng ở bệnh nhân CAPD là:
Bảng 7: Các biến chứng CAPD
Biến chứng Số lượng Tỷ lệ %
Viêm phúc mạc 55 73,4%
Nhiễm khuẩn lối ra 12 16%
Bán tắc Catheter 3 4%
Rò dịch quanh Catheter 1 1,3%
Chảy máu ổ bụng 2 2,7%
Catheter lạc chỗ 1 1,3%
Tử vong do phù phổi cấp 1 1,3%
Tổng số 75 100%
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 51 bệnh nhân suy thận
mạn giai đoạn cuối điều trị với phương pháp
thẩm phân phúc mạc, chúng tôi có kết luận sau:
- Tỷ lệ viêm phúc mạc: 1đợt/50 tháng bệnh
nhân.
- Cấy dương tính 40% (6/15)
- Đau bụng khi thay dịch 12,5%, nhiễm
khuẩn đường hầm-lối ra 10,42%, bán tắc
Catheter 8,33%
- Chảy máu ổ bụng, hội chứng ruột kích
thích, tràn dịch màng phổi 4,17%
- Rò Catheter, thoát vị bìu, phù sinh dục
2,08%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Advan W-C et al (2005): Rates of Continuous Ambulatory
Peritoneal Dialysis – Associated Peritonitis at the University of
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 50
Missouri, Advances in Peritoneal Dialysis, vol. 21, p 72-75.
2. Đinh Thị Kim Dung (2004): Bước đầu áp dụng và đánh giá hiệu
quả của lọc màng bụng liên tục ngoại trú sau 6 tháng điều trị ở
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, Hội thảo thẩm phân
phúc mạc thường niên lần thứ II.
3. Khanna R and. Nolph KD (2008): Principles of Peritoneal
Dialysis, Atlas of diseases of the Kidney, chapter 4, 4.1-4.11.
4. Molina P. et al (2003): Experience in fungal peritonitis in a
dialysis unit for 10 years, Nephrology, vol 25, No 4, p 393-398.
5. National Kidney Foundation (2002): K/DOQI clinical practice
guidelines for chronic kidney disease: evaluation, classification
and stratification, Am. J. Kidney Dis.; 39(2 suppl 1): S1-266.
6. Phạm Thị Chải (2006): Thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú
cho bệnh nhân suy thận mạn, Hội thảo thẩm phân phúc mạc
thường niên lần III.
7. Pradeep A (2009): Chronic kidney failure,
emedicine.medscape.com.
8. Wakeel JS. et al (2005): Complications of CAPD : a single center
experience, Saudi J Kidney Dis Tranplant, 16 (1) : 29-32.