Mở đầu: Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung cũng là một trong hai loại ung thư phụ khoa thường gặp, nhất
là tại Miền Nam.
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của kiến thức‐thái độ‐hành vi và kinh tế xã hội đến giai đoạn lâm sàng của
ung thư cổ tử cung lúc chẩn đoán.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 402 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư cổ tử cung tại
Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2009.
Kết quả: trong 402 bệnh nhân ung thư cổ tử cung được chẩn đoán với các giai đoạn từ IB1, IB2, IIA, IIB,
IIIA, IIIB, IVA, và IVB. Phân tích đơn biến được dùng để khảo sát mối tương quan giữa kiến thức, thái độ, quan
niệm sai lầm, niềm tin, hành vi và các yếu tố kinh tế xã hội với giai đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán. Yếu tố kinh tế‐
xã hội tương quan có ý nghĩa thống kê với giai đoạn: Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có hoàn cảnh kinh tế khó
khăn thường được chẩn đoán ở những giai đoạn trễ (p =0,695835). Yếu tố kiến thức tương quan có ý nghĩa
thống kê với giai đoạn: Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có ít hiểu biết về bệnh ung thư cổ tử cung thường được
chẩn đoán ở những giai đoạn trễ (p = 0,689833). Yếu tố thái độ tương quan có ý nghĩa thống kê với giai đoạn:
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thái độ không đúng đối với bệnh ung thư cổ tử cung thường được chẩn đoán ở
những giai đoạn trễ (p = 0,751824). Yếu tố hành vi tương quan có ý nghĩa thống kê với giai đoạn: Bệnh nhân
ung thư cổ tử cung có hành vi không phù hợp về bệnh ung thư cổ tử cung thường được chẩn đoán ở những giai
đoạn trễ (p = 0,876225). Hồi qui đa biến được sử dụng để kiểm soát các yếu tố gây nhiễu nhằm xác định có mối
tương quan giữa yếu tố kinh tế xã hội‐kiến thức‐thái độ‐hành vi với giai đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán.
Kết luận: Yếu tố kinh tế‐xã hội, kiến thức, thái độ, hành vi là những biến số độc lập ảnh hưởng đến giai
đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán của bệnh ung thư cổ tử cung
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chẩn đoán giai đoạn lâm sàng ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ 08/2008 – 02/2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 48
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN
LÂM SÀNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 08/2008 – 02/2009
Lưu Minh Văn*
TÓM TẮT
Mở đầu: Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung cũng là một trong hai loại ung thư phụ khoa thường gặp, nhất
là tại Miền Nam.
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của kiến thức‐thái độ‐hành vi và kinh tế xã hội đến giai đoạn lâm sàng của
ung thư cổ tử cung lúc chẩn đoán.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 402 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư cổ tử cung tại
Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2009.
Kết quả: trong 402 bệnh nhân ung thư cổ tử cung được chẩn đoán với các giai đoạn từ IB1, IB2, IIA, IIB,
IIIA, IIIB, IVA, và IVB. Phân tích đơn biến được dùng để khảo sát mối tương quan giữa kiến thức, thái độ, quan
niệm sai lầm, niềm tin, hành vi và các yếu tố kinh tế xã hội với giai đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán. Yếu tố kinh tế‐
xã hội tương quan có ý nghĩa thống kê với giai đoạn: Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có hoàn cảnh kinh tế khó
khăn thường được chẩn đoán ở những giai đoạn trễ (p =0,695835). Yếu tố kiến thức tương quan có ý nghĩa
thống kê với giai đoạn: Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có ít hiểu biết về bệnh ung thư cổ tử cung thường được
chẩn đoán ở những giai đoạn trễ (p = 0,689833). Yếu tố thái độ tương quan có ý nghĩa thống kê với giai đoạn:
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thái độ không đúng đối với bệnh ung thư cổ tử cung thường được chẩn đoán ở
những giai đoạn trễ (p = 0,751824). Yếu tố hành vi tương quan có ý nghĩa thống kê với giai đoạn: Bệnh nhân
ung thư cổ tử cung có hành vi không phù hợp về bệnh ung thư cổ tử cung thường được chẩn đoán ở những giai
đoạn trễ (p = 0,876225). Hồi qui đa biến được sử dụng để kiểm soát các yếu tố gây nhiễu nhằm xác định có mối
tương quan giữa yếu tố kinh tế xã hội‐kiến thức‐thái độ‐hành vi với giai đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán.
Kết luận: Yếu tố kinh tế‐xã hội, kiến thức, thái độ, hành vi là những biến số độc lập ảnh hưởng đến giai
đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán của bệnh ung thư cổ tử cung.
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, hành vi, ung thư cổ tử cung.
ABSTRACT
EVALUATING THE INFLUENCES OF KNOWLEDGE – ATTITUDE – BEHAVIOR AND
SOCIOECONOMIC FACTORS IN DIAGNOSIS STAGES OF CERVICAL CANCER
Luu Minh Van* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 48 ‐ 54
Background: In Vietnam, cervical cancer is also one of the two most common cancer in Vietnamese women,
especially in South of Vietnam.
Objective: to evaluate the influences of knowledge – attitude – behavior and socioeconomic factors in
diagnosis stages of cervical cancer.
Design: a cross‐section study analysis of 402 patients as having cervical cancer at HO Chi Minh Cancer
Hospital from 8/2008 – 2/2009.
*: Bệnh viện Từ Dũ
Tác giả liên lạc: BS Lưu Minh Văn ĐT: 0909586684 email: bsluuminhvan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh 49
Results: Of the 402 patients presented with FIGO stage IB1, IB2, IIA, IIB, IIIA, IIIB, IVA, and IVB.
Univariable analysis has been used to identify the statistic relationship between knowledge, attitudes,
misconceptions, beliefs, behaviors, and socioeconomic factors and diagnosis stages of cervical cancer. The
following socioeconomic factor was significantly related to the stage: cervical cancer patients who have low
economic status usually get advanced stages (p = 0.695835). The following knowledge was significantly related to
the stage: cervical cancer patients who have low level of knowledge about cervical cancer get advanced stages. (p =
0.689833). The following attitude was significantly related to the advanced stage: cervical cancer patients who
have negative attitudes to cervical cancer get advanced stages. (p = 0.751824). The following behavior was
significantly related to the advanced stage: cervical cancer patients who have wrong behaviors to cervical cancer
get advanced stages (ρ = 0.876225). Multivariable logistic regression was used to control confounders and to
reveal whether there is a real correlation between socioeconomic factor ‐ knowledge ‐ attitude – behavior and
diagnosis stages.
Conclusions: Socioeconomic factor, Knowledge, Attitude, Behavior are the independent variables
influencing on clinical stage at diagnosis.
Keywords: Knowledge, Attitude, Behavior, cervical cancer
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí
Minh, mỗi năm có khoảng 3000 ca ung thư cổ tử
cung mới được nhập viện điều trị, trong đó gần
50% bệnh nhân được chẩn đoán ở những giai
đoạn tiến xa. Có rất nhiều lý do khiến bệnh nhân
đến với thầy thuốc chuyên khoa trễ như: tâm lý
hay e ngại của phụ nữ, điều kiện kinh tế khó
khăn, sự cách trở về giao thông, thiếu hiểu biết
về căn bệnh, điều trị không đúng cách, xem
thường các biểu hiện ban đầu của bệnh Từ đó
bỏ qua thời gian quý báu ban đầu để có thể chẩn
đoán sớm. Mặt khác, người dân chưa có thói
quen khám sức khỏe định kỳ để tầm soát ung
thư cổ tử cung.
Việc phát hiện ung thư cổ tử cung ở những
giai đoạn sớm có ý nghĩa sống còn đối với người
bệnh, tạo điều kiện để việc điều trị được thuận
lợi và cho kết quả tốt. Từ các lý do trên, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Khảo sát các
yếu tố ảnh hưởng đến chẩn đoán giai đoạn lâm
sàng ung thư cổ tử cung” tại Bệnh viện Ung
Bướu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 08 năm
2008 đến tháng 02 năm 2009.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố
nhận thức như: kiến thức về bệnh, trình độ văn
hóa, hành vi xử trí ban đầu của bệnh nhân, thái
độ, quan niệm sai lầm trong dân gian về ung thư
cổ tử cung với giai đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán
của bệnh nhân ung thư cổ tử cung.
2. Khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố
kinh tế xã hội như: hoàn cảnh kinh tế, sự cách
trở về địa dư với giai đoạn lâm sàng lúc chẩn
đoán của bệnh nhân ung thư cổ tử cung.
3. Khảo sát mối tương quan giữa mạng lưới
y tế cơ sở như: xử lý ban đầu của nhân viên y tế,
việc phổ cập kiến thức về bệnh ung thư cổ tử
cung với giai đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán của
bệnh nhân ung thư cổ tử cung.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Dân số điều tra nghiên cứu
Dân số đích
Tất cả bệnh nhân ung thư cổ tử cung đến
khám và điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành
phố Hồ Chí Minh.
Dân số nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân ung thư cổ tử cung đến
khám và điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng
08/2008 đến tháng 02/2009.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 50
Cỡ mẫu – xác định cỡ mẫu
Công thức: 2
2
)
2
1(
..
d
qpZ
n
α−=
369
05,0
6,04,096,1
2
2
=××=n
Chúng tôi tính được cỡ mẫu tối thiểu là 369
trường hợp.
Trên thực tế dự kiến cỡ mẫu thu nhận được
trong thời gian từ 08/2008 đến 02/2009 khoảng
400 trường hợp.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Qua phỏng vấn và thăm khám trực tiếp 402
trường hợp ung thư cổ tử cung nhập viện và
điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ
Chí Minh từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2009,
chúng tôi ghi nhận như sau:
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Giai đoạn lâm sàng
Trong 402 trường hợp UTCTC của loạt khảo
sát, thường gặp nhất là giai đoạn IIB 28,11%
(113/402), kế đến là giai đoạn IIIB 27,36% (110).
Giai đoạn IB và IIA lần lượt chiếm các tỷ lệ tiếp
theo, không ghi nhận được trường hợp nào ở
giai đoạn IA và giai đoạn 0.
Bảng 1: Giai đoạn lâm sàng
Giai đoạn lâm sàng Số ca Tỷ lệ %
IA 0 0,00
IB1 76 18,91
IB2 23 5,72
IIA 45 11,19
IIA STT≥4cm 22 5,47
IIB 113 28,11
IIIA 1 0,25
IIIB 110 27,36
IVA 3 0,75
IVB 9 2,24
TC 402 100,00
Đặc điểm kinh tế – xã hội
Sự phân bố theo lứa tuổi: Tuổi nhỏ nhất gặp
trong loạt nghiên cứu này là 27 tuổi, tuổi lớn
nhất là 90, tuổi trung bình là 53. Đỉnh tuổi gặp
nhiều nhất là 50‐59, 137/402, tỷ lệ 34,07%. Lứa
tuổi gặp nhiều nhất là 40 đến 59.
0,25
11,19
26,12
34,08
18,41
8,46
1,24 0,25
0
5
10
15
20
25
30
35
Ty
û le
ä p
ha
àn
tr
aêm
20-29 30-39 40-49 50-59 60-69 70-79 80-89 ≥90
Löùa tuoåi
PHAÂN BOÁ THEO TUOÅI
Biểu đồ 1: Phân bố theo lứa tuổi
Địa chỉ cư trú
Số bệnh nhân có địa chỉ tại thành phố Hồ
Chí Minh là 85/402 trường hợp, tỷ lệ 21,14%; còn
lại là bệnh nhân từ các tỉnh khu vực phía Nam
317/402, tỷ lệ 78,86%.
Trình độ học vấn
Mù chữ chiếm 72/402 trường hợp, tỷ lệ
17,91%; cấp I chiếm tỷ lệ cao nhất 191/402, tỷ lệ
47,51%; cấp II 90/402, 22,39%; cấp III 41/402,
10,20%; trình độ đại học chiếm tỷ lệ khiêm tốn
8/402, 1,99%.
Nghề nghiệp
Chiếm số đông trong nghề nghiệp là nội trợ
171/402, tỷ lệ 42,54%; kế đến là nông dân 95/402,
23,63%; buôn bán nhỏ 74/402, 18,41%; công nhân
viên 31/402, 7,71%.
Hoàn cảnh kinh tế
Số bệnh nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn
chiếm tỷ lệ rất cao 302/402, 75,12%; còn lại
100/402 có kinh tế tạm ổn, tỷ lệ 24,87%.
Qua phân tích tương quan cho thấy có tương
quan thuận rất chặt chẽ giữa hoàn cảnh kinh tế
của bệnh nhân với GĐLS lúc chẩn đoán với p =
0,685273. Hầu hết bệnh nhân có hoàn cảnh kinh
tế khó khăn đều được chẩn đoán ở những giai
đoạn lâm sàng đã tiến xa.
Bảng 2: Hoàn cảnh KINH tế
Đặc điểm
Hoàn cảnh kinh tế
GĐ sớm GĐ muộn Tổng cộng
Số ca Số ca Số ca %
Khó khăn 104 198 302 75,12
Không khó khăn 62 38 100 24,87
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh 51
Đặc điểm
Hoàn cảnh kinh tế
GĐ sớm GĐ muộn Tổng cộng
Số ca Số ca Số ca %
Tổng cộng 166 236 402 100,00
Kiến thức
Hiểu biết về bệnh UTCTC
‐ 37,31% ( 150/402 ) bệnh nhân không biết
về bệnh UTCTC.
‐ Việc thiếu kiến thức về bệnh lý giải lý do
bệnh nhân thường đến ở những giai đoạn trễ.
Bệnh UTCTC có lây không? Gần 90% bệnh
nhân được hỏi cho biết theo họ UTCTC không
lây nhiễm, bệnh là do tự có và do số mạng. Điều
này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phòng
tránh UTCTC.
Hiểu biết về Paps test: 76,62% (308/402) bệnh
nhân hoàn toàn không biết về Paps test hay phết
tế bào cổ tử cung – âm đạo.
Paps test có chẩn đoán sớm UTCTC?
‐ Số bệnh nhân không biết Pap test có thể
chẩn đoán sớm UTCTC là 78,61% (316/402 ) .
‐ Điều này lý giải vì sao bệnh nhân thường
đến bệnh viện vào những giai đoạn trễ.
XHÂĐ bất thường là triệu chứng báo động:
Xuất huyết âm đạo bất thường là một triệu
chứng báo động của UTCTC. Số bệnh nhân
không biết triệu chứng nầy là 39,80% ( 160/402).
Chương trình tầm soát UTCTC ở nước ta:
Qua khảo sát cho thấy 96% bệnh nhân không
biết gì về chương trình tầm soát UTCTC nói lên
việc chẩn đoán sớm gặp nhiều khó khăn. Và
bệnh nhân sẽ đến ở những giai đoạn trễ hơn.
Kiến thức về HPV: Gần 90% bệnh nhân hoàn
toàn chưa nghe nói gì về HPV.
Thái độ – niềm tin
UTCTC là bệnh nan y? 94,02% (378/402)
bệnh nhân không cho UTCTC là bệnh nan y và
tin tưởng là có thể chữa khỏi bệnh.
Niềm tin vào phẫu thuật: Chỉ có 6/402 bệnh
nhân, tỷ lệ 1,49% bệnh nhân cho là mổ sẽ làm
cho bệnh nặng hơn.
UTCTC là do bị yếm bùa:
‐ Đa số bệnh nhân 395/402 (98,26%) không
cho là UTCTC là do bị thư hoặc ếm bùa gây ra.
‐ Niềm tin này giúp bệnh nhân tìm đến các
phương pháp điều trị đúng qui cách hơn.
UTCTC là do trời kêu ai nấy dạ? Đa số bệnh
nhân đều cho rằng UTCTC là do trời kêu ai nấy
dạ 342/402 (85,07%).
Thuốc Nam, Bắc, Đông y chữa được
UTCTC? Số bệnh nhân cho rằng thuốc Nam,
thuốc Bắc không thể chữa khỏi UTCTC là
312/402 BN, tỷ lệ 77,61%.
Phát hiện sớm UTCTC có thể chữa khỏi? Đa
số bệnh nhân đều đồng tình là phát hiện sớm có
thể chữa khỏi UTCTC, chiếm 389 BN, tỷ lệ
96,77%.
Nên giấu mọi người khi bệnh? Phần lớn
bệnh nhân đều cho rằng khi có bệnh không nên
giấu mọi người xung quanh, chiếm 359/402 BN
tỷ lệ 89,30%.
Với dấu hiệu đó, chị nghĩ bệnh gì? Với các
dấu hiệu lâm sàng như thế, 75,87% bệnh nhân
(305/402) cho rằng mình bị rối loạn kinh nguyệt,
19,15% BN (77/402) nghĩ là viêm nhiễm sinh
dục; chỉ có 1,24% (5/402) sợ rằng mình bị
UTCTC. Đây là thái độ quyết định có mối tương
quan thuận với giai đoạn lâm sàng lúc chẩn
đoán.
Bảng 3: Nghĩ đến UTCTC?
Đặc điểm
Nghĩ đến
GĐ sớm GĐ muộn Tổng cộng
Số ca Số ca Số ca %
Viêm SD 42 36 77 19,15
RLKN 111 194 305 75,87
Có kinh 4 1 5 1,24
Ung thư 2 3 5 1,24
Khác 7 3 10 2,48
Tổng cộng 166 236 402 100,00
Theo dõi thông tin về bệnh? Có 234 BN
(58,21%) bệnh nhân cho biết thỉnh thoảng có
theo dõi thông tin về bệnh phụ nữ thông qua
báo đài.
Hành vi khi có dấu hiệu bất thường đầu
tiên
Với dấu hiệu đó chị có cho ai biết? 100%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 52
bệnh nhân khi phát hiện mình có những dấu
hiệu bất thường đều cho người thân mình biết.
Bệnh nhân làm gì với dấu hiệu đó? 38,30%
bệnh nhân đi khám bác sỹ khi có dấu hiệu bất
thường đầu tiên. 31,59% không làm gì cho đến
khi bệnh trở nặng; 22,88% tự mua thuốc điều trị;
7,21% uống thuốc Nam thuốc Bắc.
Nơi đến khám bệnh đầu tiên? 247/402 BN
(61,44%) chọn bệnh viện thành phố là nơi khám
bệnh đầu tiên; 30,84% đến khám tại các bác sỹ
tư.
Thời gian phát hiện? Số bệnh nhân đi khám
bệnh ngay khi có triệu chứng bất thường đầu
tiên rất thấp, 1,99%. Đa số các trường hợp đều
khám bệnh sau 3 tháng kể từ khi có dấu hiệu bất
thường: trên 60% các trường hợp.
Qua phân tích tương quan cho thấy có tương
quan thuận rất chặt chẽ giữa thời gian phát hiện
của bệnh nhân với GĐLS lúc chẩn đoán. Hầu hết
bệnh nhân đến bệnh viện trễ đều được chẩn
đoán ở những giai đoạn lâm sàng đã tiến xa.
Khám phụ khoa định kỳ: Số bệnh nhân
không khám phụ khoa định kỳ rất cao 306/402,
tỷ lệ 76,12%.
Lý do không đi khám ngay: Lý do khiến
bệnh nhân không đi khám ngay vì đa số các
trường hợp bệnh nhân đều nghĩ là bình thường
345/402 BN, 85,61%.
Phân tích tương quan
Qua phân tích tương quan giữa các yếu tố
khảo sát được với giai đoạn lâm sàng lúc chẩn
đoán ở phần kết quả, chúng tôi nhận thấy như
sau:
Có sự tương quan thuận rất chặt chẽ giữa
yếu tố kinh tế‐ xã hội với giai đoạn lâm sàng lúc
chẩn đoán, bệnh nhân có hoàn cảnh kinh tế càng
khó khăn thì bệnh ở giai đoạn càng trễ và có ý
nghĩa thống kê, với p=0,695835.
Có sự tương quan thuận và chặt giữa kiến
thức về bệnh ung thư cổ tử cung với giai đoạn
lâm sàng lúc chẩn đoán là có ý nghĩa thống kê,
với giá trị của p = 0,689833. Sự thiếu kiến thức về
bệnh cũng như các biện pháp phòng tránh đã
làm cho giai đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán đa số
là tiến xa.
Sự tương quan giữa thái độ của bệnh nhân
và giai đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán là có ý
nghĩa thống kê, với p=0,751824. Khi đón nhận
những dấu hiệu lâm sàng đầu tiên, hầu hết các
bệnh nhân đều cho là những xáo trộn không
nghiêm trọng, từ đó đã bỏ qua thời điểm vô
cùng quý giá để được chẩn đoán sớm và điều trị
có hiệu quả. Thậm chí khi biết mình có bệnh, đa
số bệnh nhân lại cho rằng trời kêu ai nấy dạ và
chấp nhận bệnh như một số phận đã an bài.
Sự tương quan giữa hành vi của bệnh nhân
với giai đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán là tương
quan rất chặt chẽ va rất có ý nghĩa thống kê, với
p=0,876225. Khi phát hiện các dấu hiệu bất
thường, chính hành vi xem thường triệu chứng
cho là bình thường, cũng như trì hoãn đến các
cơ sở y tế đã làm cho bệnh ngày càng chuyển
biến nặng hơn cho tới lúc nhập viện.
Tương quan giữa các yếu tố kinh tế xã hội
– kiến thức – thái độ – hành vi với giai
đoạn lâm sàng qua phân tích đa biến
Yếu tố Hàm Correl Hàm Pearson
KT-XH 0,685935 0,685273
Kiến thức 0,689833 0,689231
Thái độ 0,751824 0,751471
Hành vi 0,876225 0,876253
Qua phân tích đa biến với hàm PEARSON,
một lần nữa đã khẳng định các yếu tố kinh tế –
xã hội, kiến thức, thái độ, hành vi của bệnh nhân
có tương quan thuận chặt chẽ với giai đoạn lâm
sàng lúc chẩn đoán.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu 402 trường hợp ung thư cổ
tử cung nhập Bệnh viện Ung Bướu Thành phố
Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 2
năm 2009, chúng tôi rút ra một số kết luận và
kiến nghị như sau:
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Đa số bệnh nhân đến với giai đoạn lâm sàng
trễ (58,7%), chủ yếu là giai đoạn IIB (28,11%) và
giai đoạn IIIB (27,36%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh 53
Đặc điểm kinh tế – xã hội
Đỉnh tuổi thường gặp là 50 – 59 (34,07%),
tuổi nhỏ nhất là 27 và tuổi lớn nhất là 90, trung
bình là 53. Đa số bệnh nhân đều ở các tỉnh
(78,86%); trình độ văn hóa rất thấp mù chữ và
cấp 1 là 62%; vối nghề nghiệp chủ yếu là nội trợ
(42,54%). Hoàn cảnh kinh tế đa số bệnh nhân rất
khó khăn (75,12%) và có quan hệ tương quan với
giai đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán với p =
0,695835.
Kiến thức – thái độ – niềm tin
Số bệnh nhân hoàn toàn không biết Paps test
là một phương pháp dùng để chẩn đoán sớm
UTCTC rất cao (76,62%); khoảng 40% bệnh nhân
không xem xuất huyết âm đạo bất thường là
triệu chứng báo động và 96% bệnh nhân không
biết có chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung
ở nước ta; 90% bệnh nhân chưa bao giờ nghe nói
về HPV. Có sự tương quan thuận và chặt giữa
kiến thức về bệnh ung thư cổ tử cung với giai
đoạn lâm sàng lúc chẩn đoán là có ý nghĩa thống
kê, với giá trị của p = 0,689833.
Đa số bệnh nhân đều cho rằng UTCTC là do
trời kêu ai nấy dạ 342/402 (85,07%). Với các dấu
hiệu lâm sàng như xuất huyết âm đạo, 75,87%
bệnh nhân (305/402) cho rằng mình bị rối loạn
kinh nguyệt; 55% bệnh nhân xử trí ban đầu
không thích hợp; trên 60% trường hợp phát hiện
bệnh sau 3 tháng có triệu chứng. Sự tương quan
giữa thái độ của bệnh nhân và giai đoạn lâm
sàng lúc chẩn đoán là có ý nghĩa thống kê, với p
= 0,751824.
Tỷ lệ bệnh nhân không khám phụ khoa định
kỳ là 76,12%; 85,61% bệnh nhân không đi khám
ngay khi có triệu chứng báo động. Sự tương
quan giữa hành vi của bệnh nhân với giai đoạn
lâm sàng lúc chẩn đoán là tương quan rất chặt
chẽ và rất có ý nghĩa thống kê, với p = 0,876225.
Qua nghiên cứu và phân tích số liệu, có mối
tương quan giữa hoàn cảnh kinh tế, kiến thức,
thái độ, niềm tin của bệnh nhân với giai đoạn
lâm sàng lúc chẩn đoán.
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu các số liệu về ung thư cổ tử
cung, để giảm tần suất và tử suất của bệnh trong
tương lai, cũng như giúp người dân phát hiện
sớm về căn bệnh này, chúng tôi xin có một số
kiến nghị như sau:
Đối với nhóm phụ nữ có hoàn cảnh kinh tế
khó khăn, cộng đồng xã hội cần có sự quan tâm
giúp đỡ để chị em có điều kiện chăm sóc sức
khỏe của mình, nhất là sức khỏe sinh sản.
Phổ biến rộng rãi các kiến thức về cách
phòng chống ung thư cổ tử cung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ayhan A, Al RA, Baykal C, Demirtas E, Yüce K, Ayhan A.
(2004). “A comparision of FIGO stage IB adenocarcinoma and
squamous cell carcin