Khảo sát công tác chăm sóc bệnh nhi sau mổ tim hở tại đơn vị Hồi sức tim Bệnh viện Nhi đồng 2 sau 3 năm thành lập từ 02/2010 đến 02/2013

Mục tiêu: Khảo sát công tác chăm sóc bệnh nhi sau mổ tim hở tại đơn vị Hồi sức Tim, bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 02/2010 đến 02/2013. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu – tiền cứu mô tả. Tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở được chăm sóc điều trị tại đơn vị Hồi sức tim từ tháng 02/2010‐ tháng 02/2013. Kết quả: Từ tháng 02/2010 đến 02/2013 có 435 bệnh nhi phẫu thuật. Lứa tuổi được phẫu thuật tim nhiều nhất trong 3 năm là từ 1 đến 3 tuổi 167 ca (38,4%), CIV 199 ca (45,7%), tứ chứng Fallot 109 ca (25,1%), bệnh nhi có đặt máy tạo nhịp 36 ca (8,3%), để hở xương ức 15 ca (3,5%), nhiễm khuẩn vết mở xương ức 8 ca (1,8%), loét tì đè 10 ca (2,3%), mổ lại 19 ca (4,4%), thẩm phân phúc mạc 25 ca (5,7%), bệnh tử vong 11 ca (3,2%). Kết luận: Công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ tim hở của điều dưỡng đáp ứng khá tốt nhu cầu số bệnh nhân ngày càng tăng. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu về tai biến trong chăm sóc và biện pháp tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa loét tì đè cho bệnh nhân được tốt hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát công tác chăm sóc bệnh nhi sau mổ tim hở tại đơn vị Hồi sức tim Bệnh viện Nhi đồng 2 sau 3 năm thành lập từ 02/2010 đến 02/2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 1 KHẢO SÁT CÔNG TÁC CHĂM SÓC BỆNH NHI SAU MỔ TIM HỞ   TẠI ĐƠN VỊ HỒI SỨC TIM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2   SAU 3 NĂM THÀNH LẬP TỪ 02/2010 ĐẾN 02/2013  Huỳnh Thị Phương Thảo*, Nguyễn Thị Thu Trang*, Phan Vũ Minh Phương*,   Lê Ngọc Ánh*, Thạch Lễ Tín*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Khảo sát công tác chăm sóc bệnh nhi sau mổ tim hở tại đơn vị Hồi sức Tim, bệnh viện Nhi Đồng 2  từ tháng 02/2010 đến 02/2013.  Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu – tiền cứu mô tả. Tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở được chăm sóc  điều trị tại đơn vị Hồi sức tim từ tháng 02/2010‐ tháng 02/2013.  Kết quả: Từ tháng 02/2010 đến 02/2013 có 435 bệnh nhi phẫu thuật. Lứa tuổi được phẫu thuật tim nhiều nhất  trong 3 năm là từ 1 đến 3 tuổi 167 ca (38,4%), CIV 199 ca (45,7%), tứ chứng Fallot 109 ca (25,1%), bệnh nhi có  đặt máy tạo nhịp 36 ca (8,3%), để hở xương ức 15 ca (3,5%), nhiễm khuẩn vết mở xương ức 8 ca (1,8%), loét tì đè  10 ca (2,3%), mổ lại 19 ca (4,4%), thẩm phân phúc mạc 25 ca (5,7%), bệnh tử vong 11 ca (3,2%).  Kết luận: Công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ tim hở của điều dưỡng đáp ứng khá tốt nhu cầu số bệnh nhân  ngày càng tăng. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu về tai biến trong chăm sóc và biện pháp tăng cường kiểm  soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa loét tì đè cho bệnh nhân được tốt hơn.  Từ khóa: Mổ tim hở, hồi sức tim.   ABSTRACT  NURSING CARE FOR PEDIATRIC POSTOPERATIVE CARDIAC SURGERY PATIENTS   AT CARDIAC INTENSIVE CARE UNIT, CHIDREN’S HOSPITAL 2 FROM 02/2010 ‐ 02/2013  Huynh Thi Phuong Thao, Nguyen Thi Thu Trang, Phan Vu Minh Phuong, Le Ngoc Anh,   Thach Le Tin * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 1 ‐ 6  Objectives: To observe the nursing care for pediatric cardiac postoperative patients.  Method: Retrospective observational study. Children following open‐heart surgery who underwent treatment  at CICU from 02/2010 – 2013.  Results:  From  02/2010‐02/2013,  435  childrens  following  open‐heart  surgery who  underwent  treatment  in  CICU. Most of cases ranging in age from 1 to 3 years old with 167 cases (38.4%). General conginetal heart disease  were VSD 199 cases (45.7%), TOF 109 cases (25.1%). 36 cases (8.3%) needed pace‐maker. In this study, 8/15 cases  delayed sternal closure had minor wound infection, 25 cases renal failure had peritoneal dylasis (5.7%). Mortality  rate was 3.2%.   Conclusion:  Nursing  care  is  considered  as  safe  and  effective.  Complication  of  nursing  care,  nosocomial  infection are required to be studied to improve the practice of nursing staff.  Key words: Heart surgery, cardiac intensive care.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  2 ĐẶT VẤN ĐỀ  Theo Hội Tim mạch nhi và Tim bẩm  sinh  TPHCM, mỗi năm cả nước có 8.000 ‐ 10.000 trẻ  mắc  bệnh  tim  bẩm  sinh  (tỉ  lệ  8/1000  trẻ  sinh  sống): 80% trẻ bị thông liên thất, còn lại thông  liên  nhĩ,  tứ  chứng  Fallot.  Trong  đó ½  trẻ  sơ  sinh mắc bệnh tim bẩm sinh nặng cần phải can  thiệp ngay.   Để giảm tải và đáp ứng nhu cầu phẫu thuật  tim cho các bệnh nhân (BN), đơn vị Hồi sức tim  hở  bệnh  viện Nhi  Đồng  2  được  thành  lập  từ  tháng  02/2010,  bước  đầu  phẫu  thuật  và  thông  tim 1 ca/tuần, sau đó tăng dần do nhu cầu ngày  càng  tăng,  đến  nay  số  bệnh  nhân  được  thông  tim  can  thiệp  6  –  8  ca/  tuần, mổ  tim  hở  4  ‐  5  ca/tuần, thực hiện phẫu thuật cứu sống nhiều trẻ  em mắc  tim bẩm  sinh phức  tạp như: Tim một  thất,  teo  van  3  lá,  kênh  nhĩ  thất  toàn  phần,  chuyển vị đại động mạch, bất thường tĩnh mạch  phổi về tim, thất phải 2 đường ra, hội chứng hẹp  eo  động mạch  chủ  trong  đó  vai  trò  của  Điều  dưỡng  (ĐD)  góp  phần  không  nhỏ  vào  thành  công của công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ  tim hở.  Bên cạnh việc vừa chăm sóc bệnh nhân vừa  đào tạo thêm nguồn nhân lực tại chỗ, các ĐD đã  phải nổ lực học tập, cập nhật kiến thức, trao đổi  chuyên  môn  rút  kinh  nghiệm  trong  công  tác  chăm  sóc  bệnh  nhân. Tuy  nhiên,  từ  khi  thành  lập cho đến nay chưa có một thống kê hay tổng  kết nào ghi nhận và đánh giá tình hình chăm sóc  bệnh nhân của đơn vị.  Vì  vậy,  chúng  tôi  tiến  hành  khảo  sát  này  nhằm ghi nhận  lại những việc đã  làm  tốt cũng  như  chưa  tốt  trong  công  tác  chăm  sóc BN  của  ĐD,  để  có hướng khắc phục phù hợp hơn,  tốt  hơn cho BN.  Mục tiêu  Xác định tỉ lệ dịch tễ và đặc điểm lâm sàng  đối tượng nghiên cứu.  Xác  định  tình  trạng  nhiễm  khuẩn,  bệnh  nặng xin về, bệnh tử vong.  Các  kỹ  thuật  chăm  sóc  thường  gặp:  Thở  máy,  catheter,  ống dẫn  lưu,  để hở  xương  ức,  máy tạo nhịp, thẩm phân phúc mạc.  TỔNG QUAN TÀI LIỆU  Theo dõi và chăm sóc thường quy sau mổ  tim  Chuẩn bị BN trước khi nhận bệnh:  Máy thở:   Lắp ráp toàn bộ hệ thống dây thở, kiểm tra  hoạt động của máy trước khi sử dụng cho BN.  BS  cài  đặt kiểu  thở,  thông  số  thở,  các báo  động.  Hệ thống hút đàm  Găng vô khuẩn 1 bàn, ống hút cỡ phù hợp, 2  chai  nước muối  9‰  100 ml,  áp  lực  hút  chỉnh  trung bình – 100 mmHg.   Bóng, mask giúp thở cỡ phù hợp.  Monitor  theo  dõi  nhịp  tim,  huyết  áp  xâm  lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm, độ bảo hòa oxy.  Hệ thống hút áp lực âm chỉnh – 15 cm H2O  đến – 20 cm H2O (2)  Máy bơm  tiêm điện, máy  truyền dịch, máy  tạo nhịp tạm thời.  Nhận bệnh từ phòng mổ  Gắn BN vào các hệ thống máy thở, huyết áp  động mạch xâm lấn.  Kiểm tra máy tạo nhịp.  Ủ ấm, đặt BN nằm đầu cao 15 độ.  * Bệnh viện Nhi Đồng 2.  Tác giả liên lạc: ĐD. Huỳnh Thị Phương Thảo, ĐT: 0909628273, Email: thaohoisuc@gmail.com.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 3 Cố định tay chân và đầu BN.  Đánh giá tình trạng BN, cố định và ghi nhận  các ống dẫn lưu.  Theo dõi và chăm sóc  Thông khí nhân tạo  Theo dõi hoạt  động  của máy  thở,  đáp  ứng  của BN với máy thở.  Kiểm tra mức cố định nội khí quản.  Đảm bảo  thông khí hiệu quả: Hút  đàm kỹ  thuật vô khuẩn với 2 ĐD.  Huyết động học  ECG: Theo dõi liên tục trên monitor, cài báo  động phù hợp  cho  từng BN.  Đặc biệt  rối  loạn  nhịp  thường  xảy  ra  sau mổ  tim  có  chạy  tuần  hoàn ngoài cơ thể (7).  Huyết  áp  động mạch  xâm  lấn  (5): Theo dõi  liên  tục qua catheter động mạch, chuẩn hóa hệ  thống khi thay đổi tư thế BN.  Máy tạo nhịp: Theo dõi hoạt động của máy,  ghi nhận tần số trên màn hình.  Áp  lực  nhĩ  phải  được  đo  qua  catheter  đặt  trong tĩnh mạch trung tâm.  Theo dõi lượng nước tiểu/giờ. Số lượng nước  tiểu giảm  là một dấu hiệu suy chức năng  thận  do cung lượng tim thấp.  Vết mổ và ống dẫn lưu (ODL)  Theo dõi suốt trong thời gian nằm Hồi sức.  Hút ODL với áp lực – 15 đến – 20 cm H2O  Vuốt ODL/15 phút trong 1‐2 giờ đầu, sau đó  1 giờ/lần. Khi BN tỉnh, huyết động ổn định nên  xoay trở tư thế để máu bên ứ được dẫn lưu tốt.  Theo dõi hoạt  động  của hệ  thống dẫn  lưu,  phát hiện sớm dấu hiệu chẹn tim do ODL bị tắc  đột ngột: Áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng, tiểu  ít < 1 ml/kg/giờ, mạch nhanh huyết áp tụt.  Nếu máu ra ≥ 1 ml/kg/giờ gọi là chảy máu (7).  Sau 3 giờ nếu còn tiếp tục chảy máu → cần  kiểm tra lại chức năng đông máu toàn bộ và Hct.  Nếu  chảy máu  >  6  giờ  sau mổ,  chức năng  đông máu bình  thường  thì nghĩ đến chảy máu  ngoại khoa.   Rửa vết mổ bằng dung dịch Povidin 10%.  Thay băng vết mổ khi băng ướt.  Thực hiện y lệnh cận lâm sàng  Xét  nghiệm  khí máu  15  phút  sau  khi  thở  máy và sau mỗi lần đổi thông số máy thở. Trung  bình  XN  khí  máu  động  mạch/4  giờ  (làm  Dextrostix cùng lúc với khí máu).  Ion đồ, chức năng đông máu, men tim và các  xét nghiệm khác.  ECG: Lúc nhận bệnh và sáng hôm sau.  Xquang: Lúc  nhận  bệnh,  sáng  hôm  sau  và  sau rút ODL.  Theo dõi nhiệt độ cơ thể ít nhất /4 giờ.  Theo dõi  tiêu  hóa, dinh dưỡng,  thần  kinh,  vận động.  Thực hiện thuốc, dịch truyền, điện giải theo  y lệnh.  Xoa bóp, xoay trở tư thế /4 giờ.  Vật lý trị liệu (khi cần).  Vệ  sinh  răng miệng, vệ  sinh  thân  thể,  thay  drap/ngày.  Tính bilan xuất nhập mỗi 6 giờ hoặc 12 giờ.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Tiền cứu, hồi cứu mô tả.  Đối tượng nghiên cứu  Tất cả BN sau phẫu thuật tim hở được chăm  sóc  điều  trị  tại  đơn  vị  Hồi  sức  tim  từ  tháng  02/2010‐tháng 02/2013.  Cỡ mẫu  Lấy trọn.   Tiêu chí loại trừ  Các BN thông tim.  KẾT QUẢ   Trong  khoảng  thời  gian  nghiên  cứu  từ  02/2010 đến 02/2013, có tổng cộng 435 BN được  phẫu  thật  tim  hở  tại  bệnh  viện  Nhi  Đồng  2,  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  4 chúng tôi ghi nhận một số kết quả như sau:  Tỉ lệ dịch tễ và đặc điểm lâm sàng  Bảng 1. Tuổi  Nhóm tuổi 2010 (n=82) 2011 (n=108) 2012 (n= 245) Tổng cộng 3 năm (n = 435 ) Sơ sinh 0 0 20 (8,1%) 20 (4,6 %) < 1 tuổi 11 28 69 (28,1%) 108 (24,8%) 1 - 3 tuổi 36 49 82 (33,5%) 167 (38,4%) 3 - 6 tuổi 26 20 50 (20,4%) 96 (22,1%) > 6 tuổi 9 11 24 (9,9%) 44 (10,1%) Tổng cộng (n) 82 108 245 (100%) 435 (100%) Bảng 2. Giới tính  Giới 2010 (n=82) 2011 (n=108) 2012 (n=245) Tổng cộng 3 năm (n = 435) Nam 47 58 131 236 (54,3%) Nữ 35 50 114 199 (45,7%) Tổng cộng (n) 82 108 245 435 (100%) Bảng 3. Địa chỉ  Địa chỉ 2010 (n=82) 2011 (n=108) 2012 (n=245) Tổng cộng 3 năm (n =435) TP.HCM 22 30 81 133 (30,6%) Tỉnh 60 78 164 302 (69,4%) Tổng cộng (n) 82 108 245 435 (100%) Bảng 4. Dạng bệnh phẫu thuật  Dạng bệnh 2010 (n=82) 2011 (n=108) 2012 (n= 245) Tổng cộng 3 năm CIA 7 (8,6%) 6 (5,5%) 21 (8,5%) 34 (7,8%) CIV 53 (64,6%) 42 (38,9%) 104 (42,5%) 199 (45,7%) Bất thường TM phổi về tim 6 (7,3%) 8 (7,5%) 15 (6,1%) 29 (6,7%) Tứ chứng Fallot 13 (15,9%) 47 (43,6%) 49 (20,0%) 109 (25,1%) Chuyển vị đại động mạch 0 (0%) 1 (0,9%) 12 (4,9 %) 13 (2,9%) Kênh nhĩ thất 2 (2,4 %) 1 (0,9 %) 4 (1,6 %) 7 (1,6%) Thất phải 2 đường ra 1 (1,2%) 3 (2,7%) 8 (3,3 %) 12 (2,8%) Hẹp eo động mạch chủ 32 (13,1%) 32 (7,4%) Tổng cộng 82 108 245 435 (100%) Tỉ  lệ  các  thủ  thuật,  kỹ  thuật  chăm  sóc  thường gặp  Bảng 5. Thông khí hỗ trợ  Thủ thuật 2010 ( n=82 ) 2011 (n=108) 2012 (n=245) Ngày trung bình thở máy 1,7 2,5 3,1 Ngày trung bình thở NCPAP 0,5 1,2 0,8 Số lần hút đàm NKQ trung bình/ngày 5 6 7 Nghẹt đàm NKQ 0 (0 %) 1 (0,9%) 5 (2,1%) Bảng 6. Ống dẫn lưu (ODL).  Thủ thuật 2010 (n=82) 2011 (n=108) 2012 (n=245) BN có đặt ODL 82 108 245 Ngày trung bình lưu ODL 3,2 1,8 1,9 Tai biến khi rút ODL 0 1 1 Chảy máu chân ODL 0 0 16 Bảng 7. Để hở xương ức  Thủ thuật 2010 (n=82) 2011 (n=10) 2012 (n=24) BN có để hở xương ức (ca) 1 8 15 Thời gian để hở xương ức trung bình ( ngày ) 7,0 2,3 3,1 Bảng 8. Lưu catheter – lấy máu xét nghiệm (XN)  Thủ thuật 2010 ( n=82) 2011 (n=108) 2012 (n= 245) Thời gian trung bình lưu catheter tĩnh mạch trung ương (ngày) 3,0 3,6 4,1 Thời gian trung bình lưu catheter động mạch (ngày) 2,9 3,5 3,8 Số lần trung bình lấy máu XN / ngày ( lần) 3,2 2,8 2,7 Bảng 9. Các thủ thuật xâm lấn khác  Thủ thuật 2010 (n=82) 2011 (n=108) 2012 (n=245) Tổng cộng 3 năm BN được mổ lại 1 8 10 19 (4,4%) Thẩm phân phúc mạc 1 8 16 25 (5,7%) BN có đặt máy tạo nhịp 9 14 13 36 (8,3%) Tỉ  lệ nhiễm khuẩn,  loét  tì  đè  trong  chăm  sóc  Bảng 10. Nhiễm khuẩn( NK)  Loại NK 2010 (n=82) 2011 (n=108) 2012 (n=245) Tổng cộng 3 năm NK vết mở xương ức 0 2 6 8 (1,8%) NK chân ODL 0 0 1 1 (0,2%) NK vết mổ 0 0 4 4 (0,9%) Cấy đàm (+) 0 1 18 19 (4,4%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 5 Cấy máu (+) 0 2 24 26 (5,9%) Viêm phổi 6 8 34 48 (11%) Xẹp phổi 3 5 15 31 (7,1%) Bảng 11. Loét tì đè  Tình trạng loét 2010 (n=82) 2011 (n=108) 2012 (n=245) Tổng cộng 3 năm Hâm đỏ da 0 0 5 5 Loét da 1 0 4 5 Hoại tử da 0 0 0 0 Tổng cộng 1 0 9 10 (2,3%) Bảng 12. Tỉ lệ bệnh nặng xin về, bệnh tử vong  Bệnh nhân 2010 (n=82) 2011 (n=108) 2012 (n=245) Tổng cộng 3 năm Nặng xin về 0 0 2 (0,8%) 2 (0,5%) Tử vong 0 5 (4,6%) 6 (2,5%) 11 (3,2%) BÀN LUẬN  Qua khảo sát trong thời gian 3 năm (02/2010  – 02/2013), chúng  tôi ghi nhận có 435 BN phẫu  thuật  tim nằm  điều  trị và  chăm  sóc  tại  đơn vị  Hồi  sức  tim. Nhóm  tuổi BN phẫu  thuật nhiều  nhất là từ 1 đến 3 tuổi, tỉ lệ BN nam và nữ không  chênh  lệch nhiều, nhưng BN  ở  tỉnh chiếm  tỉ  lệ  gần gấp đôi BN ở TP.HCM. Nhìn chung, các vấn  đề  theo  dõi  và  chăm  sóc  BN  thường  quy  sau  phẫu thuật tim qua 3 năm không thay đổi nhiều  như:  Thông  khí  hỗ  trợ,  thời  gian  lưu  ODL,  catheter, các xét nghiệm cận lâm sàng.  Trong  năm  2010,  bắt  đầu  triển  khai  phẫu  thuật  tim  hở,  BVNĐ2  thực  hiện  phẫu  thuật  những  trường  hợp  tim  bẩm  sinh  thường  gặp,  chủ yếu thông liên thất, tứ chứng Fallot (80,5%),  đa số trẻ > 1 tuổi (87%). Số BN ngày càng tăng,  BV chúng tôi bắt đầu thực hiện phẫu thuật trên  trẻ mắc tim bẩm sinh phức tạp hơn, lứa tuổi nhỏ  hơn, nhiều nhất là năm 2012 có 245 trường hợp,  trẻ < 1 tuổi chiếm 36%, trong đó có 20 trẻ sơ sinh,  ngoài 104  trường hợp bị  thông  liên  thất  chiếm  42,5%, 49 trường hợp tứ chứng Fallot (20%), 21  trường  hợp  thông  liên  nhĩ  (8,5%),  còn  lại  71  trường hợp chiếm 28% gồm các dạng bệnh  tim  bẩm sinh phức tạp như: Hẹp eo động mạch chủ  (13,1%),  bất  thường  tĩnh  mạch  phổi  về  tim  (6,1%),  chuyển  vị  đại  động mạch  (4,9%),  thất  phải 2 đường ra (3,3%), kênh nhĩ thất (1,6%).   Do  đó,  thời  gian  lưu  catheter  tĩnh  mạch  trung  ương,  thời  gian  lưu  catheter  động mạch  tăng dần theo từng năm; các thủ thuật xâm  lấn  kèm  theo  như:  Để  hở  xương  ức, mổ  lại,  thẩm  phân phúc mạc số  lượng cũng ngày càng  tăng,  tuy nhiên  tính  tỉ  lệ  theo  tổng số bệnh của  từng  năm thì hầu như không chênh lệch đáng kể.  Điều đó giải  thích phần nào  tỉ  lệ NK như:  NK vết hở xương  ức, vết mổ,  chân ODL,  cấy  đàm,  cấy  máu  dương  tính,  viêm  phổi,  xẹp  phổi, loét tì đè năm 2012 tăng cao hơn so với 2  năm đầu.   Tỉ lệ nhiễm khuẩn trong 3 năm nghiên cứu:  31,5%  (137/435),  kết  quả  cấy máu  và  cấy  đàm  dương  tính:  32,8%  (45/137),  theo Algra  SO  và  cộng sự  tỉ  lệ nhiễm khuẩn 25%,  trong số  trẻ bị  nhiễm khuẩn sau mổ có 26% kết quả cấy bệnh  phẩm dương tính  Bệnh  nặng  xin  về  trong  3  năm  chỉ  có  2  trường  hợp  chiếm  0,5%:  1  trường  hợp  bất  thường  tĩnh mạch phổi về  tim – CIA; 1  trường  hợp  tứ  chứng Fallot  đều  được phẫu  thuật  sửa  chữa hoàn toàn:  ‐ Trường hợp bất thường tĩnh mạch phổi về  tim  toàn  phần  thể  trên  tim,  CIA  là một  bệnh  nhân sơ sinh được phẫu thuật đóng CIA nối ống  góp  vào  nhĩ  trái.  Sau mổ  bệnh  nhân  có  triệu  chứng giảm cung lượng tim nặng, để hở xương  ức,  thẩm phân phúc mạc, diễn  tiến bệnh ngày  càng phức  tạp:  tổng  trạng  xấu,  rung  giật  toàn  thân,  vàng  da,  phù,  tím  2  bàn  chân,  nhiễm  khuẩn vết hở xương ức, suy thận cấp, được điều  trị  các  thuốc vận mạch,  truyền hồng  cầu  lắng,  tiểu  cầu  tình  trạng  bệnh  không  cải  thiện  bệnh  nhi  được  xin  về  trong  tình  trạng  nặng  sau  25  ngày điều trị.  ‐ Trường hợp  tứ  chứng Fallot  là một bệnh  nhân  2  tuổi,  được  phẫu  thuật  sửa  chữa  hoàn  toàn.  Sau mổ  sinh  hiệu  không  ổn  định,  giảm  cung lượng tim, để hở xương ức 7 ngày, nhiễm  khuẩn vết mổ,  sốt  cao  liên  tục, phù  toàn  thân,  tràn  dịch màng  phổi  phải,  chảy máu  ống dẫn  lưu, được  truyền hồng cầu  lắng,  tiểu cầu. Diễn  tiến bệnh ngày càng xấu, bệnh nhân được xin về  sau 20 ngày điều trị.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  6 Tỉ  lệ tử vong trong 3 năm chỉ có 3,2%,  theo  Sara K. Pasquali và cộng sự  tỉ  lệ  tử vong 3,9%,  nghiên  cứu  của Welke  KF  4,6%,  tại Nam  Phi  4,2%, theo Chodchanok Vijarnsorn thực hiện tại  Thái Lan là 6,1%.  Qua nghiên  cứu  trên,  chúng  tôi  ghi  nhận  kết quả phù hợp với  tình hình BN ngày càng  nhiều, tình trạng BN ngày càng phức tạp, bên  cạnh nhân viên ĐD  chăm  sóc  cho bệnh nhân  ngày  càng  trẻ hơn,  chủ yếu  được  đào  tạo  tại  chỗ và phải vừa học vừa cập nhật chuyên môn  trong công tác chăm sóc cho bệnh nhân.  KẾT LUẬN  Lứa  tuổi  được  phẫu  thuật  tim  nhiều  nhất  trong 3 năm  là  từ 1  đến  3  tuổi  167  ca  (38,4%),  CIV  199  ca  (45,7%),  tứ  chứng  Fallot  109  ca  (25,1%),  bệnh  nhi  có  đặt máy  tạo  nhịp  36  ca  (8,3%), để hở xương ức 15 ca (3,5%), NK vết mở  xương ức 8 ca (1,8%), loét tì đè 10 ca (2,3%), mổ  lại  19  ca  (4,4%),  thẩm  phân  phúc  mạc  25  ca  (5,7%), bệnh tử vong 11 ca (3,2 %).  Thường  xuyên  cập  nhật  và  tái  huấn  luyện  chăm sóc bệnh nhi sau mổ tim cho nhân viên tại  đơn vị Hồi sức tim.  Đảm  bảo  tuân  thủ  tốt  quy  trình  kiểm  soát  nhiễm khuẩn.  Bác sĩ xem xét chuyển bệnh nhi ra khỏi Hồi  sức tim sớm nhất khi có thể.  Tăng  cường  điều  dưỡng  khi  số  bệnh  nhi  tăng cao.  Cần nghiên  cứu  thêm về  các  tai biến  trong  chăm sóc bệnh nhi sau mổ tim.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Algra SO  (2012). Bedside prediction  rule  for  infections after  pediatric cardiac surgery, Intensive Care Med, 38, pp. 474–481.  2. Bojar RM (1994). Manual of perioperative care in Cardiac and  Thoracic Surgegy, 2 nd edition;8, pp.404‐409.  3. Chodchanok  (2011).  Cardiology  Research  and  Practice.  Volume 2011, Article ID 254321, pp.9.  4. Mahmood  S  (2012).  Correlation  Between  Pediatric  Open  Heart Surgery Outcomes and Arterial‐mixed Venous Oxygen  Saturation  Differences,  Journal  of  Cardiovascular  and  Thoracic Research, 4(2), pp. 41‐44.   5. Marino P  (1998). Arterial Blood pressure. Sharon R. Zinner.  The ICU Book, 2nd edition. Williams & Wilkins, USA.  6. Pasquali  SK  (2012).  Association  of  Center  Volume  With  Mortality  and  Complications  in  Pediatric  Heart  Surgery,  Pediatrics Vol. 129 No. 2, pp. e370 ‐e376.  7. Warnock CJ (1997). Postoperative Complications, Handbook  of  Patient  Care  in  Cadiac  Surgery,  6th  edition.Williams  &  Wilkins, USA.   8. Welke KF  (2009). Comparison  of  pediatric  cardiac  surgical  mortality  rates  from  national  administrative  data  to  contemporary  clinical  standards, Ann Thorac Surg, Volume  87, Issue 1, pp. 216‐223.  Ngày nhận bài báo      28‐08‐2013.  Ngày phản biện nhận xét bài báo 08‐11‐2013.  Ngày bài báo được đăng:    16‐12‐2013. 
Tài liệu liên quan