Khảo sát công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các trạm y tế trên địa bàn quận Thủ Đức

Mục tiêu: Đánh giá toàn diện công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại tuyến y tế cơ sở trên địa bàn quận Thủ Đức (TPHCM). Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp với hồi cứu số liệu. Đồng thời phỏng vấn 384 người hiện là cha, mẹ hay người đỡ đầu của trẻ em dưới 6 tuổi bằng hình thức trả lời phiếu câu hỏi trắc nghiệm. Kết quả: Hầu hết các trạm y tế tại địa phương không tổ chức bộ phận tiếp nhận bệnh, không thông báo lịch khám của bác sĩ, thiếu thốn phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng. Người dân chủ yếu lựa chọn các phòng khám tư nhân và bệnh viện tuyến trên thay vì đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu khi trẻ xuất hiện triệu chứng bệnh. Cơ sở vật chất không tốt, không có chuyên khoa nhi, không đủ thuốc cấp phát miễn phí, thiếu thông tin về trạm y tế là những vấn đề hạn chế khiến người dân không đánh giá đúng vai trò của tuyến điều trị này. Kết luận: Thực tế công tác này chưa được chú trọng đúng mức ngay tại những cơ sở tiếp nhận bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Sự đầu tư hợp lý và cải thiện cách thức tổ chức công việc sẽ giúp trạm y tế nâng cao hơn vai trò của mình trong cả hệ thống. Nên có thêm nhiều khảo sát ở quy mô lớn hơn nhằm xác định vấn đề một cách chính xác và có tính đại diện cao.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các trạm y tế trên địa bàn quận Thủ Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 236 KHẢO SÁT CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI TẠI CÁC TRẠM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC Đặng Thị Kiều Nga*, Hà Mỹ Lý*, Lương Thanh Long*, Nguyễn Thị Hải Yến*, Phạm Đình Luyến*, TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá toàn diện công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại tuyến y tế cơ sở trên địa bàn quận Thủ Đức (TPHCM). Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp với hồi cứu số liệu. Đồng thời phỏng vấn 384 người hiện là cha, mẹ hay người đỡ đầu của trẻ em dưới 6 tuổi bằng hình thức trả lời phiếu câu hỏi trắc nghiệm. Kết quả: Hầu hết các trạm y tế tại địa phương không tổ chức bộ phận tiếp nhận bệnh, không thông báo lịch khám của bác sĩ, thiếu thốn phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng. Người dân chủ yếu lựa chọn các phòng khám tư nhân và bệnh viện tuyến trên thay vì đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu khi trẻ xuất hiện triệu chứng bệnh. Cơ sở vật chất không tốt, không có chuyên khoa nhi, không đủ thuốc cấp phát miễn phí, thiếu thông tin về trạm y tế là những vấn đề hạn chế khiến người dân không đánh giá đúng vai trò của tuyến điều trị này. Kết luận: Thực tế công tác này chưa được chú trọng đúng mức ngay tại những cơ sở tiếp nhận bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Sự đầu tư hợp lý và cải thiện cách thức tổ chức công việc sẽ giúp trạm y tế nâng cao hơn vai trò của mình trong cả hệ thống. Nên có thêm nhiều khảo sát ở quy mô lớn hơn nhằm xác định vấn đề một cách chính xác và có tính đại diện cao. Từ khoá: khám chữa bệnh, trẻ em dưới 6 tuổi, quản lý y tế. ABSTRACT INVESTIGATE THE SITUATION OFTREATMENT FOR CHILDREN UNDER 6 YEARS OLD IN HEALTH CARE STATION IN THU DUC DISTRICT Dang Thi Kieu Nga, Ha My Ly, Luong Thanh Long, Nguyen Thi Hai Yen, Pham Dinh Luyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 236 - 239 Objectives: To evaluate the examination and treatment for children under 6 years old in health care station in Thu Duc district. Methods: Cross-sectional study and prospective study were carried out. Interviewing 384 persons who have children under 6 years (by check in the questionnaire) was in combination. Results: Most of stations do not organize a take up part for patients, neither confirm the doctor’s program and lack of subclinical diagnosis apparatus. Most of parents chose private consulting or higher level hospitals when their children have any symptom firstly. A deprivation material facilities, lack of pediatric department and lower treatment effect were problems that make citizen did not recognize health care station’s role in right way. Conclusions: In fact, the community does not have rational investigate for all of health care station. Investigate in right way and improve the organization of daily works may help them improving their role in whole system. More investigate in higher scale should be carried out to determine the actual problems and the result of study have more efficacy. Keywords: Treatment, children under 6 years old, health management. * Bộ môn Quản Lý Dược, Đại Học Y Dược TPHCM. Tác giả liên lạc: DS. Nguyễn Thị Hải Yến ĐT: 0905.910291 Email: nguyenhaiyendk@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 237 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, trẻ em là một trong những đối tượng nhạy cảm, cần được quan tâm một cách đặc biệt. Chính vì vậy, đã có nhiều quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ban hành nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất trong công tác khám và chữa bệnh cho trẻ em(2). Cụ thể Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em đã quy định cơ sở y tế công lập phải khám chữa bệnh (KCB) miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong hệ thống cơ sở y tế công lập, trạm y tế phường xã là tuyến đầu tiên tiếp nhận và khám chữa bệnh(1). Do đó nghiên cứu được thực hiện nhằm phản ánh thực trạng thi hành những quy định này, đồng thời tìm hiểu nguyện vọng của các bậc cha mẹ đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ em tại tuyến đầu. Địa bàn khảo sát được lựa chọn là tất cả 12 trạm y tế trên địa bàn quận Thủ Đức, TPHCM. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp với hồi cứu số liệu. Đồng thời phỏng vấn 384 người hiện là cha, mẹ hay người đỡ đầu của trẻ em dưới 6 tuổi bằng hình thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Tiến hành khảo sát tại các trạm y tế về hoạt động khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi cho thấy nội dung này không được chú trọng đúng mức và tổ chức bài bản. Các hoạt động như tổ chức nhận bệnh đến khám, bác sĩ thông báo lịch khám gần như không có. Các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng cũng hết sức hạn chế (chỉ có trạm y tế Bình Chiểu có máy siêu âm) dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh nghèo nàn, hoạt động cầm chừng và chưa phát huy được vai trò của một tuyến cơ sở tiếp nhận và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Bảng 1. Một số hoạt động khám chữa bệnh tại trạm y tế Nội dung Số lượng/12 trạm y tế Tỉ lệ % Có tổ chức nhận bệnh đến khám 0/12 0 Bác sĩ có tổ chức lịch khám 0/12 0 Có phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng 1/12 8.3 Tổ chức cấp phát thuốc 12/12 100 Bên cạnh đó, để hiểu được nhận thức của các bậc cha mẹ về vai trò của trạm y tế trong công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhóm nghiên cứu đã khảo sát sự lựa chọn đầu tiên về nơi điều trị cho trẻ khi trẻ có triệu chứng bệnh. Kết quả được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Sự lựa chọn nơi điều trị đầu tiên khi trẻ bị bệnh Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%) Mua thuốc ở nhà thuốc tư nhân 33 8,67 Đưa trẻ đến phòng mạch (phòng khám) 79 20,40 Đến trạm y tế 48 12,24 Đưa trẻ đến bệnh viện 218 57,15 Tự điều trị theo cách riêng 6 1,53 Tổng 384 100 Có thể thấy phương án đưa trẻ đến trạm y tế chiếm tỉ lệ không cao. Nhiều bậc cha mẹ quyết định đưa con đến bệnh viện tuyến trên và đây thực sự là nguyên nhân của tình trạng quá tải thường xuyên tại các bệnh viện lớn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 238 Hình 1. Sự lựa chọn nơi điều trị đầu tiên khi trẻ có triệu chứng bệnh Bên cạnh đó, nếu gộp số liệu của 2 phương án “Mua thuốc ở nhà thuốc tư nhân” và “tự điều trị theo cách riêng” chung với nhau (thành “tự điều trị”), dễ thấy tỉ lệ bậc cha mẹ chọn trạm y tế gần như không chênh lệch đáng kể so với tỉ lệ cha mẹ “Tự điều trị” cho trẻ. Đây thật sự là con số đáng lo ngại về nhận thức của người dân đối với vai trò của trạm y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Để làm rõ hơn vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã khảo sát những điểm thiếu sót của trạm y tế phường xã theo nhận thức của người dân. Kết quả được trình bày trong bảng 3. Bảng 3. Những điểm thiếu sót của trạm y tế theo nhận định của người dân Nội dung Điểm Tỉ lệ (%) (A) Cơ sở vật chất kém 285 56,21% (B) Hiệu quả điều trị kém 94 18,54% (C) Không chuyên khoa 62 12,23% (D) Không đủ thông tin 39 7,69% (E) Không cấp đủ thuốc miễn phí cho trẻ 17 3,35% (F) Khác 10 1,97% Dựa trên biểu đồ tần suất tích lũy, có thể thấy những điểm thiếu sót chính của trạm y tế là cơ sở vật chất kém, không có chuyên khoa nhi, không cấp đủ thuốc miễn phí cho trẻ và không được cung cấp đủ thông tin về Trạm y tế. 0 50 100 150 200 250 300 A B C D E F 0% 20% 40% 60% 80% 100% Hình 2. Biểu đồ tần suất tích lũy những điểm thiếu sót của trạm y tế Điều này cho thấy để có thể tạo được niềm tin và sự tín nhiệm trong nhân dân đối với cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, cơ quan quản lý nhà nước và bản thân trạm y tế còn rất nhiều việc phải làm như cải tạo hệ thống cơ sở vật chất, dự trù thuốc hợp lý, và tuyên truyền về vai trò cũng như cải thiện chất lượng khám chữa bệnh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 239 KẾT LUẬN Nghiên cứu đánh giá về tình hình hoạt động khám chữa bệnh cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi đã cho thấy trên thực tế công tác này chưa được chú trọng đúng mức ngay tại những cơ sở tiếp nhận bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đây cũng là một phần trong nguyên nhân khiến cho tình trạng quá tải bệnh nhân tại những bệnh viện tuyến trên ngày càng trầm trọng. Một sự đầu tư hợp lý để nâng cấp cơ sở vật chất, thúc đẩy việc hình thành chuyên khoa nhi và tuyên truyền về vai trò cũng như cải thiện chất lượng khám chữa bệnh sẽ giúp trạm y tế nâng cao hơn vai trò của mình trong cả hệ thống, đồng thời tạo điều kiện cho mọi đối tượng nhân dân có thể dễ dàng tiếp cận hơn với hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Điều đó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phấn đấu của ngành. Từ những vấn đề gợi mở trong nghiên cứu, nên có thêm nhiều khảo sát ở quy mô lớn hơn nhằm xác định vấn đề một cách chính xác và có tính đại diện cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban bí thư TW Đảng (2003), Chỉ thị 06/CT/TW ngày 22/1/2003 về cũng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. 2. Bộ Y tế (2002), Quyết định 370/QĐ-BYT ngày 7/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành “Chuẩn quốc gia y tế xã 2001-2010”.
Tài liệu liên quan