Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, giải phẫu bệnh 52 trường hợp lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, giải phẫu bệnh 52 trường hợp lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương được chẩn đoán tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2002 đến tháng 2/2012. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hàng loạt trường hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 10 và EXCEL 2007. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 1/2002 đến tháng 2/2012, 52 trường hợp lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương được chẩn đoán xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh. Chúng tôi hồi cứu lại tất cả hồ sơ bệnh án cùa các trường hợp này và thu thập dữ liệu dựa trên phiếu thu thập số liệu tiêu chuẩn bao gồm các thông tin về triệu chứng lâm sàng, vị trí u, kích thước u. Chúng tôi cũng xem lại tất cả các phim CT và MRI để xác định vị trí u trước mổ. Kết quả: Trong 52 bệnh nhân của chúng tôi triệu chứng thường gặp: đau đầu 86,54%, kế đến là nôn ói 42,3%, yếu nửa người 40,38 %. Vị trí thường gặp là thùy thái dương 19,75%. Sự tương quan giữa vị trí u và triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kích thước u trung bình là 3,77 ± 1,6cm, lớn nhất là 8,5cm, nhỏ nhất là 1,3cm. Trong 52 người bệnh có 28 người bệnh là đơn ổ chiếm 53,85%, có 24 người bệnh là đa ổ, chiếm 46,15%. Hầu hết là lymphôm tế bào B lớn lan tỏa. Kết luận: lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương là loại u hiếm gặp ở hệ thần kinh trung ương. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau đầu, nôn ói, yếu liệt nửa người. Biểu hiện lâm sàng có sự tương quan với vị trí u.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, giải phẫu bệnh 52 trường hợp lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  138 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC,   GIẢI PHẪU BỆNH 52 TRƯỜNG HỢP LYMPHÔM NGUYÊN PHÁT   HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG  Trần Minh Thông*, Huỳnh Thị Thùy Trang**  TÓM TẮT  Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, giải phẫu bệnh 52 trường hợp lymphôm nguyên phát  hệ thần kinh trung ương được chẩn đoán tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2002 đến tháng 2/2012.  Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hàng loạt trường hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 10 và EXCEL  2007.  Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 1/2002 đến tháng 2/2012, 52 trường hợp lymphôm nguyên phát hệ  thần kinh trung ương được chẩn đoán xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh. Chúng tôi hồi cứu lại tất cả hồ sơ  bệnh án cùa các trường hợp này và thu thập dữ  liệu dựa trên phiếu thu thập số  liệu tiêu chuẩn bao gồm các  thông tin về triệu chứng lâm sàng, vị trí u, kích thước u. Chúng tôi cũng xem lại tất cả các phim CT và MRI để  xác định vị trí u trước mổ.  Kết quả: Trong 52 bệnh nhân của chúng tôi triệu chứng thường gặp: đau đầu 86,54%, kế đến là nôn ói  42,3%, yếu nửa người 40,38 %. Vị trí thường gặp là thùy thái dương 19,75%. Sự tương quan giữa vị trí u và  triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kích thước u trung bình là 3,77 ± 1,6cm, lớn nhất là  8,5cm, nhỏ nhất là 1,3cm. Trong 52 người bệnh có 28 người bệnh là đơn ổ chiếm 53,85%, có 24 người bệnh là đa  ổ, chiếm 46,15%. Hầu hết là lymphôm tế bào B lớn lan tỏa.  Kết luận: lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương là loại u hiếm gặp ở hệ thần kinh trung ương.  Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau đầu, nôn ói, yếu liệt nửa người. Biểu hiện lâm sàng có sự tương quan với  vị trí u.  Từ khoá: lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương, lymphôm tế bào B lớn lan tỏa.  ABSTRACT  A STUDY OF CLINICOPATHOLOGIC FEATURES   OF 52 PRIMARY CENTRAL NERVOUS SYSTEM LYMPHOMA CASES  Tran Minh Thong, Huynh Thi Thuy Trang  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 138 ‐ 143  Objective: To evaluate the clinicopathologic features of 52 primary central nervous system lymphoma cases  that were diagnosed at Cho Ray hospital from January 2002 to February 2012.  Study design: Descriptive cross sectional study.  Methods: From 01/2002 to 02/2012, 52 patients primary central nervous system  lymphoma at Cho Ray  Hospital were  confirmed  by  the  pathological  results. We  reviewed  their medical  documents. The  information  collected  using  a  standardized  data  collection  form  consisted  of  clinical  symptoms,  tumor  location. We  also  reviewed all the CT scanners and MRIs to determine the location of the tumors.  Results:  The most  frequent  presenting  symptoms  of  primary  central  nervous  system  lymphoma  were  * Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy.  Tác giả liên lạc: BSCKII. Trần Minh Thông ĐT: 0918202941 Email: tranmthong2003@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  139 headaches  (86.54%),  vomiting  (42.3%),  progressive  hemiparesis/hemiplegia  (40,38 %).  Temporal  lobe  was  common position (19.75%). Statistically significant associations were found between symptoms and location (p <  0.05). The average diameter of meningioma tumors was 3.77 ± 1.6cm, max is 8.5cm, min is 1.3cm. In 52 patients  with 28 patients accounted for 53.85% is the monofocal, with 24 patients is multifocal, accounting for 46.15%.  Most lymphomas are diffuse large B cell.  Conclusions:  Primary  central  nervous  system  lymphoma  were  uncommon  tumors  of  CNS  tumors.  Common clinical manifestations are headache, vomiting, hemiplegia. The clinical features correlation with tumor  location.  Key words: primary central nervous system lymphoma, Diffuse large B‐cell lymphomas  ĐẶT VẤN ĐỀ  Lymphôm nguyên phát hệ  thần kinh  trung  ương  là một  loại  u  ác  tính,  hiếm  gặp,  chiếm  khoảng 1,4%.của  tất  cả  các khối u não nguyên  phát  và  0,7%  ‐  1,5%  của  tất  cả  các  lymphôm  không  Hodgkin.  Triệu  chứng  lâm  sàng  của  lymphôm não không chuyên biệt nên việc chẩn  đoán phân biệt với u thần kinh đệm, u nguyên  phát khác ở não gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân  thường đến bệnh viện muộn dẫn đến chẩn đoán  trễ hay chẩn đoán không chính xác, ảnh hưởng  đến  chất  lượng  cuộc  sống.  Trong  hai  thập  kỷ  qua  số  lượng  các  trường  hợp mắc  bệnh  và  tử  vong gia tăng hàng năm. Hiện nay, sự phát hiện  sớm u bằng hình ảnh học, định danh u bằng hóa  mô miễn dịch trên các mẫu bệnh phẩm đã đưa  đến kết quả điều  trị  tốt, ngăn chặn  tiến xa của  bệnh.  Do vậy, nghiên  cứu về  đặc  điểm  lâm  sàng  lymphôm hệ thần kinh trung ương vẫn còn là đề  tài được các nhà lâm sàng quan tâm. Góp phần  nghiên cứu  lymphôm não, chúng  tôi  tiến hành  theo mục tiêu sau:  Mục tiêu tổng quát  Khảo sát đặc điểm  lâm sàng, hình ảnh học,  giải phẫu bệnh  lymphôm nguyên phát hệ  thần  kinh trung ương.  Mục tiêu chuyên biệt  Xác  định  đặc  điểm  lâm  sàng  lymphôm  nguyên phát hệ thần kinh trung ương.  Xác định đặc điểm hình  ảnh học  lymphôm  nguyên phát hệ thần kinh trung ương.  Xác định mối  liên quan giữa đặc điểm  lâm  sàng và giải phẫu bệnh  lymphôm nguyên phát  hệ thần kinh trung ương.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Người  bệnh  được  chẩn  đoán  lymphôm  nguyên phát hệ thần kinh trung ương, hồ sơ có  CT  scan  hoặc MRI,  kết  quả  giải  phẫu  bệnh  là  lymphôm  nguyên  phát  hệ  thần  kinh  trung  ương. Thời gian  từ  tháng  01/2002  ‐  02/2012  tại  bệnh viện Chợ Rẫy.  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp.  Tất cả dữ  liệu của các bệnh nhân  thỏa điều  kiện chọn mẫu có hồ sơ bệnh án được ghi chép  vào bảng thu thập số liệu gồm: các dữ liệu lâm  sàng gồm dịch tễ lâm sàng lý do nhập viện; tiền  căn;  triệu chứng cơ năng,  triệu chứng  thực  thể.  Các dữ liệu cận lâm sàng gồm các kết quả hình  ảnh học (CT, MRI), kết quả giải phẫu bệnh.  Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý trên  phần mềm  STATA  10.0. Giá  trị  p<0,05  là  có  ý  nghĩa thống kê.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu  Lý do nhập viện  Lý  do  khiến  bệnh  nhân  đi  khám  và  nhập  viện chủ yếu là đau đầu (28 trường hợp), kế đó  là yếu nửa người (14 trường hợp).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  140 Thời gian từ lúc khởi phát bệnh đến khi nhập  viện  Trong 52 ca: thời gian từ lúc khởi phát bệnh  đến  khi  nhập  viện  trung  bình  là  43,78  ngày,  ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 1 năm.  Triệu chứng lâm sàng  Triệu chứng lâm sàng thường gặp: đau đầu  86,54%, kế đến  là nôn ói 42,3%, yếu nửa người  40,38 %. Triệu chứng ít gặp: cổ gượng, nhìn đôi,  sụp mi  1,92%.  8  người  bệnh  có  1  triệu  chứng,  triệu  chứng  thường  gặp  là  đau  đầu.  28  người  bệnh có 2  triệu chứng,  triệu chứng  thường gặp  nhất  là đau đầu + nôn ói, kế đến  là đau đầu +  yếu  nửa  người.  26  người  bệnh  có  trên  3  triệu  chứng, triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu  +  nôn  ói  +  chóng mặt.  23  người  bệnh  có  triệu  chứng của tăng áp lực nội sọ 44,23%.  Vị trí u  Vị  trí  thùy  thái dương chiếm  tỷ  lệ cao nhất  19,75%  (16  trường hợp),  tiếp  theo  là  thùy  trán  chiếm 16,05% (13 trường hợp), chiếm tỷ lệ thấp  nhất là thùy trán ‐ đỉnh, thùy đỉnh ‐ chẩm ‐ thái  dương và tuyến tùng 1,23% (1 trường hợp).  Vị trí trên lều chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với vị  trí dưới  lều  (88,89%  so với  11,11%). Lymphôm  nguyên phát hệ  thần kinh  trung ương  trên  lều:  vị  trí  thùy  thái dương chiếm 19,75%, kế đến  là  thùy  trán  16,05%,  thùy  đính  12,34%,  não  thất  bên  11,13%,  thể  chai  7,41%,  thùy  chẩm  4,94%,  đồi thị 4,94%, tuyến yên 3,7%, não thất III 2,47%,  tuyến  tùng  1,23%.  Lymphôm  nguyên  phát  hệ  thần kinh  trung  ương dưới  lều: vị  trí  tiểu não  chiếm 7,41%, não thất IV 3,7%, tủy sống 0%.  Tỷ lệ đơn ổ và đa ổ của u  Trong  52  người  bệnh  có  28  người  bệnh  là  đơn ổ chiếm 53,85%, có 24 người bệnh  là đa ổ,  chiếm 46,15%.  Kích thước trung bình của u  Lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung  ương có kích thước trung bình là 3,77 ± 1,6cm;  lớn nhất là 8,5cm, nhỏ nhất là 1,3cm.  Đặc điểm giải phẫu bệnh  Hầu hết là lymphôm tế bào B lớn lan tỏa.  Theo kết quả nghiên  cứu  ở  52 người  bệnh  lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương  thì 52 người bệnh đều là lymphôm tế bào B lớn  lan tỏa, chiếm 100%.  Hình 1: Lymphôm dòng tế bào B ở não (HEx200).  Hình 2: Lymphôm dòng tế bào B nguyên phát ở não  (HEx200).  Mối tương quan giữa lâm sàng và vị trí u  Sự  tương quan giữa vị  trí u và  triệu chứng  lâm sàng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.  Vùng  trán,  triệu  chứng  lâm  sàng  thường  gặp nhất là đau đầu (84,61%), nôn ói (53,85%),  yếu nửa người  (46,15%). Tuy nhiên, sự  tương  quan  này  không  có  ý  nghĩa  thống  kê  với  p>0,05,  triệu chứng  liệt mặt chiếm 23,07% với  p=0,016<0,05, có ý nghĩa thống kê. Ở tiểu não,  triệu chứng  lâm sàng  thường gặp nhất  là đau  đầu  (83,33%),  nôn  ói,  chóng  mặt,  nói  khó  (33,33%)  và  hội  chứng  tiểu  não  (33,33%).  Sự  tương quan giữa vùng  tiểu não và hội chứng  tiểu não có ý nghĩa thống kê với p=0,012<0,05.  Ở  tuyến  yên  triệu  chứng  nhìn  đôi,  sụp  mi  tương quan có ý nghĩa thông kê với p=0<0,05.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  141 BÀN LUẬN  Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học  Biểu hiện lâm sàng  Tác  giả  Andre´s  J.  M.  Ferreri  và  Lisa  M.  DeAngelis(3)  lymphôm  nguyên  phát  hệ  thần  kinh  trung  ương  thường  gặp  các  triệu  chứng:  giảm cảm giác và/hoặc vận động,  thay đổi  tính  cách và nhận thức, đau đầu, tăng áp lực nội sọ,  co giật, những  triệu chứng ở mắt như giảm  thị  lực, nhìn đôi. Sự hiện diện của những biểu hiện  toàn  thân như khó chịu,  sụt cân, chán  ăn hoặc  sốt thường gợi ý đến u não di căn hơn.  Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, chúng tôi  ghi nhận có 18 nhóm biểu hiện lâm sàng. Trong  52  trường hợp  lymphôm nguyên phát hệ  thần  kinh  trung  ương,  có  ba  triệu  chứng  lâm  sàng  thường gặp là: đau đầu 86,54%, kế đến là nôn ói  42,3%, yếu nửa người 40,38, %. Trong đó tăng áp  lực  nội  sọ  44,23%,  co  giật  7,69%.  Theo  nghiên  cứu  của  Pasricha  S(5),  triệu  chứng  thường  gặp  nhất  là  tăng  áp  lực  nội  sọ  82%,  triệu  chứng  khiếm  khuyết  thần  kinh  47%,  bệnh  tâm  thần  kinh  23%,  động  kinh  18%.  Theo  Beynin,  triệu  chứng  thường  gặp  nhất  là  đau  đầu  72%,  suy  giảm  nhận  thức  50%,  liệt  nửa  người  44,4%(2).  Theo  American  Association  of  Neurological  Surgeons  2006,  triệu  chứng  lâm  sàng  thường  gặp  là  động  kinh  44%,  giảm  cảm  giác  và  vận  động 35%, thay đổi tâm thần 24%, đau đầu 18%,  hội  chứng  tiểu  não  có  thể  là  triệu  chứng  khởi  phát  trong  18%  trường hợp và yếu nửa người  9%.  Vị trí u  Theo  y  văn,  tác  giả  Beynin  nghiên  cứu  18  bệnh nhân lymphôm nguyên phát hệ thần kinh  trung ương năm 1996, có 14 trường hợp  là ở vị  trí trên lều (77,77%), 2 trường hợp là ở vị trí dưới  lều (11,11%) và 2 trường hợp là u nằm ở cả trên  và dưới lều (11,11%). Ở vùng trên lều thùy đỉnh  38,38%;  thùy  trán  22,22%,  thùy  thái  dương  22,22%,  thùy  chẩm  16,16%  và  thùy  đảo  là  5,55%(2). Tác giả không phân biệt  rạch  ròi  triệu  chứng  lâm  sàng  trong  từng  u  của  lymphôm  nguyên phát hệ thần kinh trung ương. Theo tác  giả Pasricha S, nghiên cứu 54 trường hợp, u chủ  yếu  nằm  ở  trên  lều  (83,3%),  và  lymphôm  trên  lều  có  thể gặp  ở bất kỳ vùng nào  của bán  cầu  não,  tuy nhiên  trong đó chủ yếu  là ở  thùy  trán  (27,77%), thùy đỉnh (14,8%), ít gặp ở đồi thị, thể  chai,  còn  ở  dưới  lều  thì  lymphôm  ở  tiểu  não  14,8%(5).  Trong nghiên cứu của chúng  tôi,  lymphôm  nguyên phát hệ  thần kinh  trung ương  trên  lều:  vị  trí  thùy  thái  dương  19,75%,  kế  đến  là  thùy  trán  16,05%,  thùy  đính  12,34%,  não  thất  bên  11,13%, thể chai 7,41%, thùy chẩm 4,94%, đồi thị  4,94%, tuyến yên 3,7%, não thất III 2,47%, tuyến  tùng  1,23%.  Lymphôm  nguyên  phát  hệ  thần  kinh trung ương dưới lều: vị trí tiểu não 7,41%,  não thất IV 3,7%.  Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi  phù hợp với y văn,  lymphôm nguyên phát hệ  thần kinh  trung  ương  thường gặp  ở vị  trí  trên  lều hơn dưới  lều,  tuy nhiên  ở vị  trí  trên  lều u  thường gặp nhất  ở  thùy  thái dương, kế đến  là  thùy trán và thùy đỉnh.  Trong  lô  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  52  người  bệnh  lymphôm  nguyên  phát  hệ  thần  kinh  trung  ương  có  28  người  bệnh  là  đơn  ổ  53,85%, có 24 người bệnh là đa ổ, 46,15%. Theo  tác giả Yuta Shibamoto nghiên cứu 131 trường  hợp từ năm 2000 – 2004 có 59 trường hợp đơn  ổ,  chiếm  45%,  72  trường  hợp  đa  ổ,  chiếm  55%(6). Còn  theo  tác  giả  Pasricha  S  thì  chỉ  có  18,51%  đa  ổ(5). Như  vậy,  kết  quả  nghiên  cứu  của chúng tôi không phù hợp với y văn, có thể  do  có  sự  khác  biệt  về  địa  dư  hoặc  do mẫu  nghiên cứu của chúng  tôi còn hạn chế. Do đó  vấn đề này cần được nghiên cứu thêm.  Kích thước u  Theo nghiên cứu của chúng tôi thì lymphôm  nguyên phát hệ  thần kinh  trung  ương  có  kích  thước  trung bình  là 3,77 ± 1,6cm. Kích  thước u  lớn nhất  là 8,5cm, nhỏ nhất  là 1,3cm. Theo  tác  giả Yuta Shibamoto kích thước trung bình là 3,8  ± 1,2cm(6). Theo nghiên cứu của U. Bühring (Hoa  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  142 Kỳ), 2001, kích thước trung bình của u là 1,99cm,  nhỏ nhất là 0,2cm, lớn nhất là 5cm.  Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng  tôi  phù hợp với  tác giả  ở Nhật Bản nhưng không  phù hợp với tác giả Hoa Kỳ. Nguyên nhân này  có  thể  do  ở  Việt  Nam  bệnh  được  phát  hiện  muộn  và  cũng  có  thể do  thói  quen  của  người  Việt Nam ít khi đi khám bệnh sớm, khi nào thấy  nặng, không chịu đựng được  thì mới đi và  lúc  đó khối u đã to.  Tương quan giữa lâm sàng và vị trí u  Theo  y  văn,  triệu  chứng  và  dấu  hiệu  lâm  sàng phụ  thuộc vào vị  trí u và giúp định vị u.  Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự tương quan  giữa vị trí u và triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa  thống kê với p < 0,05.  Vùng trán, triệu chứng lâm sàng thường gặp  nhất  là  đau  đầu  (84,61%), nôn ói  (53,85%), yếu  nửa người  (46,15%). Tuy nhiên, sự  tương quan  này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, triệu  chứng  liệt mặt 23,07%, với p= 0,016 < 0,05, có ý  nghĩa  thống kê. Vùng  thái dương,  triệu  chứng  lâm sàng thường gặp nhất là đau đầu (93,75%),  nôn  ói  (56,25%),  yếu  nửa  người  (56,25%),  ăn  uống  kém  (25%)  và  nói  khó  (25%),  động  kinh  (7,69%).  Theo  tác  giả  Eric  Ballantyne,  u  ảnh  hưởng đến bất kỳ vị trí nào ở bán cầu não đều  có thể gây động kinh, nhưng thường gặp là u ở  vùng trán và thái dương(1). Tác giả Weingart J.D  nhận  định  thương  tổn  ở  thùy  thái  dương  và  vùng vỏ não vận  động  có  tỷ  lệ  động kinh  cao  hơn thương tổn ở những vị trí khác(7).Tuy nhiên  điều này không phù hợp với kết quả của chúng  tôi, chúng tôi nghiên cứu nhận thấy triệu chứng  động  kinh  không  có  liên  quan  đến  vùng  thái  dương và sự tương quan này không có ý nghĩa  thống kê với p > 0,05. Ở vùng đỉnh, triệu chứng  lâm sàng thường gặp nhất là đau đầu (90%) và  yếu nửa người (60%). Tác giả Weingart JD cũng  nhận định thương tổn ở vùng trán và vùng đỉnh  thường có  liên quan với yếu  liệt nửa người và  mất  cảm  giác(7).  Trong  nghiên  cứu,  chúng  tôi  nhận thấy sự tương quan giữa vùng đính và yếu  nửa  người  không  có  ý  nghĩa  thống  kê  với  p=  0,16  >  0,05.  Ở  tiểu  não,  triệu  chứng  lâm  sàng  thường  gặp  nhất  là  đau  đầu  (83,33%),  nôn  ói,  chóng mặt, nói khó  (33,33%) và hội chứng  tiểu  não  (33,33%).  Theo  tác  giả  Eric  Ballantyne,  u  vùng tiểu não thường gây rối loạn vận động với  mất phối hợp  vận  động  giữa  tay  và  chân, nói  lắp, đi loạng choạng(1). Như vậy, u vùng tiểu não  thường gây hội chứng tiểu não với các hình thức  thất  điều:  thất  điều dáng  đi,  tư  thế,  lời nói  và  mất phối hợp vận động chi(4,8). Nghiên cứu của  chúng tôi cho thấy sự tương quan giữa u vùng  tiểu não và hội chứng tiểu não có ý nghĩa thống  kê  với  p  =  0,012  <  0,05.  Ở  vùng  chẩm,  triệu  chứng  lâm  sàng  thường  gặp  nhất  là  đau  đầu,  giảm  thị  lực. Ở vùng não  thất,  tuyến  tùng,  đồi  thị,  thể  chai  triệu  chứng  lâm  sàng  thường gặp  nhất là đau đầu. Các sự tương quan trên không  có ý nghĩa  thông kê với p > 0,05. Ở  tuyến yên  triệu  chứng nhìn  đôi,  sụp mi  tương quan  có ý  nghĩa thông kê với p = 0<0,05.  Đặc điểm giải phẫu bệnh  Có hơn 120 tên gọi trong bảng phân loại của  WHO 2007. U hệ thần kinh trung ương thường  có hình thái mô học rộng và sự xếp loại dựa trên  hình thái từng mô học có tính chất đặc biệt riêng  của mô  u.  Phương  pháp  hóa mô  tế  bào miễn  dịch  có  thể  cần  để  chứng minh  những  kháng  nguyên của mô u trên những loại tế bào đặc biệt,  và  như  vậy  để  xây  dựng  sự  xếp  loại  thì  thật  không may mắn không  có một kháng  thể nào  mà  có  thể phân biệt  rõ  ràng  các  loại mô u. Sự  hiện diện  hay  vắng mặt  kháng  nguyên  có  thể  thêm thông tin giúp ích cho sự chẩn đoán mô u.  Để khảo sát lymphôm nguyên phát hệ thần kinh  trung ương người ta sử dụng hóa mô miễn dịch  với marker là CD3, CD20, CD45, Ki67.  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  100%  là  lymphôm tế bào B lớn lan tỏa.  Theo  tác giả Andre´s  J. M. Ferreri and Lisa  M. DeAngelis, 98% là lymphôm tế bào B, chỉ có  2% là lymphôm tế bào T(3). Theo tác giả Choi JS  (Hàn Quốc) 83,3% là lymphôm tế bào B.  Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng  tôi  phù  hợp  với  tác  giả  trên  thế  giới  là  lymphôm  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  143 nguyên phát hệ thần kinh trung ương chủ yếu là  lymphôm tế bào B.  KẾT LUẬN  Thời  gian  từ  lúc  khởi  phát  bệnh  đến  khi  nhập viện  trung bình  là 43,78 ngày  (6,25  tuần),  bệnh sử ngắn nhất  là  trong 2 ngày, dài nhất  là  365 ngày (1 năm), có liên quan đến vị trí u.  Thời  gian  từ  lúc  khởi  phát  bệnh  đến  khi  nhập viện của u vị trí trên lều diễn tiến kéo dài  hơn so với u vị trí dưới lều. U ở cùng một vị trí  thì thời gian mắc bệnh liên quan đến độ mô học,  độ ác càng cao diễn tiến càng nhanh.  Các  biểu  hiện  lâm  sàng  thường  gặp  của  lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương  là đau đầu, kế đến là nôn ói, yếu nửa người.  Lymphôm nguyên phát hệ  thần kinh  trung  ương thường gặp ở vị trí trên lều hơn dưới lều,  vị  trí  thường  gặp  nhất  là  thùy  thái dương,  kế  đến  là  thùy  trán,  thùy đỉnh. Có sự  tương quan  giữa vị trí u và biểu hiện lâm sàng, u vùng tiểu  não thường gặp hội chứng tiểu não, u vùng trán  thường gặp  liệt mặt, u vùng  tuyến yên  thường  gặp sụp mi, nhìn đôi.  Tỷ  lệ  đơn  ổ  chiếm  53,85%,  đa  ổ  chiếm  46,15%.  Kích thước u trung bình là 3,77 ± 1,6cm. Kích  thước u lớn nhất là 8,5cm, nhỏ nhất là 1,3cm.  Hầu hết là lymphôm tế bào B lớn lan tỏa.  TÀI LIỆU THAM KHẢO:  1. Ballantyne  E,  (2008),  ʺPrimary  intracranial  tumorsʺ.  from  ‐uk.info/publications/brain_tumour.pdf   2. Beynin  BL, Onsekiz HR, Klinikopatolojik  I  (1996),  ʺPrimary  Non‐Hodgkin  Brain  Lymphoma.  A  Retrospective  Oinicopathological Study of 18 Patientsʺ. Istanbul, Turkey, pp.  55‐62.  3. DeAngelis LM, and Hormigo A (2004), ʺTreatment of primary  central nervous system lymphomaʺ. Semin. Oncol, 31, pp. 684– 692.  4. Mac  Donald  T,  Packer  RJ  (2009).  ʺAstrocytomaʺ.  emedicine  website.,  from  ‐ overview  5. Pasricha S, Gupta A, Gawande  J, Trivedi P  (
Tài liệu liên quan