Mục tiêu: Khảo sát hình ảnh X quang lao phổi trước và sau điều trị bằng thuốc kháng lao theo phác đồ 2RHEZ/6HE của hai nhóm nhiễm HIV và không nhiễm HIV. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, khảo sát hàng loạt ca gồm 182 BN lao phổi mới, AFB (+) điều trị tại phòng khám lao Quận 10 và 40 BN lao phổi mới, AFB(+) / HIV(+) điều trị ngoại trú tại phòng khám lao BV Phạm Ngọc Thạch từ 1/9/2009 - 30/10/ 2010. Kết quả: Đặc điểm hình ảnh Xquang lao phổi trước điều trị nhóm nhiễm HIV bị tổn thương 2 phổi (57,5%), quanh rốn phổi và vùng phổi thấp (57,9%), tổn thương (tt) thâm nhiễm (82,5%), tỉ lệ tổn thương hang thấp (7,5%), phì đại hạch lym phô vùng rốn phổi và trung thất cao 47,5%. Nhóm không nhiễm HIV ưu thế tổn thương phổi (P) và vùng 1/3 trên, dạng tổn thương thâm nhiễm (57,7%). Sau kết thúc điều trị nhóm nhiễm HIV có tỉ lệ sạch tổn thương, gần sạch tổn thương 12,5% và nhóm không nhiễm HIV có tỉ lệ sạch thương tổn, gần sạch thương tổn là 33%. Dạng tổn thương thâm nhiễm có cho tỉ lệ sạch và gần sạch cao (nhóm nhiễm HIV 12,1% và nhóm không nhiễm HIV 39%). Kết luận: Tổn thương lao phổi trên BN nhiễm HIV và nhóm BN > 60 tuổi không nhiễm HIV những điểm khác biệt so với tổn thương lao điển hình.
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hình ảnh x quang lao phổi trước và sau điều trị bằng thuốc kháng lao theo phác đồ 2RHEZ / 6HE, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 231
KHẢO SÁT HÌNH ẢNH X QUANG LAO PHỔI TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ
BẰNG THUỐC KHÁNG LAO THEO PHÁC ĐỒ 2RHEZ / 6HE
Nguyễn Thị Mỹ Phụng*, Quang Văn Trí**, Trần Minh Hoàng***, Võ Tấn Đức***, Pham Ngọc Hoa****
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát hình ảnh X quang lao phổi trước và sau điều trị bằng thuốc kháng lao theo phác đồ
2RHEZ/6HE của hai nhóm nhiễm HIV và không nhiễm HIV.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, khảo sát hàng loạt ca gồm 182 BN lao phổi mới, AFB (+) điều trị tại
phòng khám lao Quận 10 và 40 BN lao phổi mới, AFB(+) / HIV(+) điều trị ngoại trú tại phòng khám lao BV
Phạm Ngọc Thạch từ 1/9/2009 - 30/10/ 2010.
Kết quả: Đặc điểm hình ảnh Xquang lao phổi trước điều trị nhóm nhiễm HIV bị tổn thương 2 phổi
(57,5%), quanh rốn phổi và vùng phổi thấp (57,9%), tổn thương (tt) thâm nhiễm (82,5%), tỉ lệ tổn thương
hang thấp (7,5%), phì đại hạch lym phô vùng rốn phổi và trung thất cao 47,5%. Nhóm không nhiễm HIV ưu
thế tổn thương phổi (P) và vùng 1/3 trên, dạng tổn thương thâm nhiễm (57,7%). Sau kết thúc điều trị nhóm
nhiễm HIV có tỉ lệ sạch tổn thương, gần sạch tổn thương 12,5% và nhóm không nhiễm HIV có tỉ lệ sạch
thương tổn, gần sạch thương tổn là 33%. Dạng tổn thương thâm nhiễm có cho tỉ lệ sạch và gần sạch cao (nhóm
nhiễm HIV 12,1% và nhóm không nhiễm HIV 39%).
Kết luận: Tổn thương lao phổi trên BN nhiễm HIV và nhóm BN > 60 tuổi không nhiễm HIV những điểm
khác biệt so với tổn thương lao điển hình.
Từ khóa: X quang lao phổi, lao phổi và HIV.
ABSTRACT
THE FINDINGS OF CHEST X RAYS OF PULMONARY TUBERCULOSIS BEFORE AND AFTER
TREATMENT WITH ANTI-TB REGIMEN 2RHZE/ 6HE.
Nguyen Thi My Phung, Quang Van Tri, Tran Minh Hoang, Vo Tan Duc, Pham Ngoc Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 231 - 238
Objective: To survey the chest x rays of pulmonary tuberculosis patients before and after treatment with
anti-TB (2RHZE/6HE) in HIV and non HIV patients.
Method: Retrospective case series, included 40 AFB (+) / HIV (+) patients at Pham Ngoc Thach Hospital
and 182 AFB (+) patients at 10th district Tuberculosis Department from September 1st, 2009 to October 30th,
2010.
Results: In this study the main chest x rays findings before treatment in HIV (+) patients included two
lungs involvement (57.5%), around the hilum, and the fundus of the lungs (57.9%), consolidation-infiltration
(82.5%), and cavitation (7.5%). Mediastinal lymphadenopathy was detected in 47.5% of the cases. In non HIV
group, right lung involvement was more common than the left side and the upper zones were involved in most
cases, consolidation-infiltration (57.7%). After the end of treatment with anti TB, HIV group have clear and near
clear proportion of Xray image 12.5% and non HIV group 33%. Consolidation-infiltration have clear and near
clear high proportion of Xray image (HIV group is 12.1%, non HIV group is 39%).
* Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quân Bình Thạnh. ** Bộ Môn Lao Phổi Trường ĐHYD TPHCM
*** Bộ Môn Chẩn Đoán Hình Ảnh Trường ĐHYD TPHCM.
**** Bộ Môn Chẩn Đoán Hình Ảnh Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn thị Mỹ Phụng, ĐT : 0975 589 352_ Email: bsmyphung@yahoo.com.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 232
Conclusion: The chest x rays of pulmonary tuberculosis in HIV patients and elder patients were more
different than usual pulmonary tuberculosis.
Keywords: Pulmonary Tuberculosis and HIV, chest X Rays.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao hiện nay là vấn đề y tế xã hội quan
trọng và là bệnh nhiễm gây chết nhiều người trên
thế giới.Tại Việt Nam, lao phổi xuất hiện nhiều
hơn khi tình hình nhiễm HIV/AIDS ngày càng
gia tăng kéo theo các biến chứng nhiễm trùng
trong đó có lao phổi. Phần lớn các trường hợp
nhiễm lao thường không có triệu chứng, số có
triệu chứng chỉ khoảng 10%(18). Với sự tiến bộ
vượt bậc của y học, hiện nay có nhiều phương
pháp hiện đại về hình ảnh học cũng như xét
nghiệm giúp chẩn đoán sớm cũng như chẩn
đoán phân biệt lao phổi với một số bệnh có biểu
hiện lâm sàng tương tự. Tuy vậy do điều kiện
kinh tế khó khăn, việc chẩn đoán xác định bệnh
lao hiện nay ở nước ta chủ yếu dựa vào xét
nghiệm tìm vi khuẩn lao bằng phương pháp soi
đàm trực tiếp, phương pháp này có kỹ thuật đơn
giản,chi phí ít tốn kém cho kết quả nhanh nên dễ
dàng triển khai rộng rãi ở các tuyến cơ sở.Tuy
nhiên phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ
đặc hiệu thấp. Do đó hiện nay XQ vẫn đóng vai
trò quan trọng trong việc tầm soát và theo dõi
diễn tiến điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân xét
nghiệm đàm âm tính. Từ những yếu tố nêu trên,
chúng tôi nghiên cứu đề tài: Khảo sát hình ảnh
Xquang lao phổi trước và sau điều trị bằng thuốc
kháng lao theo phác đồ 2RHZE/6HE.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm tất cả bệnh nhân lao phổi đến điều trị
ngoại trú tại Phòng khám lao Quận 10 từ
1/9/2009 đến 30/9/2010, trên 16 tuổi gồm 182 BN,
và tất cả BN lao phổi nhiễm HIV điều trị ngoại
trú tại Bv Phạm Ngọc Thạch gồm 40 BN đáp ứng
tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân như sau:
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Bệnh nhân
lao mới, điều trị lần đầu bằng công thức
2RHEZ/6HE, AFB (+).
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân bỏ trị, chết,
thất bại điều trị (BK đàm không âm hóa sau
điều trị).
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu, khảo sát loạt ca (case series).
KẾT QUẢ
Bảng 1: Phân bố nhóm tuổi (tần suất (%).
Nhóm
tuổi
NAM
HIV(+) HIV(-)
N% N%
NỮ
HIV(+) HIV(-)
N% N%
TỔNG
HIV(+) HIV(-)
N% N%
< 20
20-39
40-59
> 60
Tổng
0 0 6 4
29 97 40 28,2
1 3 68 47,9
0 0 28 19,6
30 100 142 100
0 0 2 5
9 90 19 47,5
1 10 13 32,5
0 0 6 15
10 100 40 100
0 0 8 4,4
38 95 59 32,4
2 5 81 44,5
0 0 34 18,7
40 100 182 100
Nhóm HIV (+): Độ tuổi mắc bệnh lao cao
nhất trong khoảng 20- 39 tuổi.
Nhóm HIV (-): Độ tuổi mắc bệnh lao cao nhất
trong khoảng 40- 59 tuổi.
Tỉ lệ nam /nữ # 3/1.
Bảng 2: Đặc điểm Xquang trước điều trị của nhóm
nhiễm và không nhiễm HIV.
Đặc điểm X
quang
HIV(+)
(N=40)
N%
HIV(-)
(N=182)
N%
Tổng
N%
Gía trị p
Thâm nhiễm
Nốt
Lao kê
Lao xơ
Hang
Tổng
33 82,5
3 7,5
1 2,5
0 0
3 7
40 100
105 57,5
29 15,9
0 0
5 2,7
47 23,6
182 100
136 61,3
33 14,9
1 0,5
5 2,3
47 21,2
222 100
P < 0,05
P > 0,05
P > 0,05
P < 0,05
Hình ảnh X quang thường gặp nhất là thâm
nhiễm.
Nhóm không nhiễm HIV có tỉ lệ tổn
thương dạng hang cao hơn nhóm nhiễm HIV
23,6% so với 7%.
Bảng 3: Phân bố phổi tổn thương.
Phổi tổn thương HIV(+)
N (%)
HIV(+)
N (%)
Giá trị p
Phổi phải
Phổi trái
Hai phổi
Tổng
9 22,5
8 20
23 57,5
40 100
62 34,1
42 23,1
78 42,8
182 100
P>0,05
P>0,05
P>0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 233
Nhóm nhiễm HIV có tỉ lệ tổn thương hai phổi
cao hơn nhóm không nhiễm HIV.
Bảng 4: Phân bố vị trí tổn thương của lao phổi.
Vị trí
thương tổn
HIV(+) N% HIV(-) N% Giá trị p
Phổi phải
(N,%)
Tổng
Phổi trái
(N,%)
Tổng
1/3 trên
1/3 giữa
1/3 dưới
> 2 vùng
1/3 trên
1/3 giữa
1/3 dưới
> 2 vùng
2 22,2
3 33,3
3 33,3
1 11,1
9 100
3 37,5
4 50
0 0
1 12,5
8 100
35 56,5
9 14,5
8 12,9
10 16,1
62 100
21 50
8 19
3 7,1
10 23,8
42 100
P<0,05
P>0,05
P>0,05
P>0,05
P>0,05
P>0,05
P>0,05
P>0,05
Có sự khác biệt về vị trí tổn thương giữa 2
nhóm, ở nhóm HIV (+), đa số tổnthương ở 1/3
giữa và dưới, ở nhóm không nhiễm HIV, ngược
lại tổn thương 1/3 trên chủ yếu.
Bảng 5: Khảo sát sự thay đổi hình ảnh XQ của các
bệnh nhân lao phổi mới, AFB (+) gồm hai đối
tượng không nhiễm HIV và HIV(+), sau 2 tháng
điều trị tấn công.
Sau điều trị tấn
công
HIV(-)
N%
HIV(+)
N%
Tổng p
N%
Giảm thương tổn
Không thay đổi tt
Tăng thương tổn
Sạch, gần sạch tt
Tổng
117 64,3
44 24,2
0 0
21 11,5
182 100
25 62,5
13 32,5
0 0
2 5
40 100
142 64 p>0,05
57 25,7 p>0,05
0 0
23 10,4 P>0,05
222 100
Nhận xét: Nhóm không nhiễm HIV, tỉ lệ
sạch và gần sạch thương tổn cao hơn nhóm
HIV (+).
Bảng 6: Khảo sát sự thay đổi hình ảnh XQ của các
bệnh nhân lao phổi mới, AFB (+) gồm hai đối tượng
không nhiễm HIV và HIV (+), sau kết thúc điều trị.
Sau kết thúc
điều trị
HIV (+)
N%
HIV (-)
N%
Tổng
N% P
Sạch thương tổn
Gần sạch thương
tổn
Di chứng xơ vôi
Tổng
2 5
3 7,5
35 87,5
40 100
33 18,1
27 14, 9
122 67
182 100
35 15,8 P<0,05
30 13,5 P>0,05
157 70,7 P=0,05
222 100
Tỉ lệ sạch và gần sạch thương tổn ở nhóm
không nhiễm HIV cao hơn nhóm nhiễm HIV.
Bảng 7: Thay đổi đặc điểm hình ảnh Xquang sau kết thúc điều trị của nhóm nhiễm HIV và không nhiễm HIV.
Sau kêt thúc
điều trị
Thâm nhiễm
HIV(+) HIV(-)
N% N%
Nốt
HIV(+) HIV(-)
N% N%
Lao kê
HIV(+) HIV(-)
N% N
Lao xơ
HIV(+) HIV(-)
N% N%
Hang
HIV(+) HIV(-)
N% N%
Sạch thương tổn
Gần sạch
Di chứng xơ
Tổng
1 3 21 20
3 9,1 20 19
29 87,9 64 61
33 100 105 100
0 0 8 27,6
0 0 4 13,8
3 10 17 58,6
3 100 29 100
1 100 0 0
0 0 0 0
0 0 0 0
1 100 0 0
0 0 0 0
0 0 0 0
0 0 5 100
0 0 5 100
0 0 4 9,3
0 0 3 7
3 100 36 83,7
3 100 43 100
Tổn thương thâm nhiễm và nốt cho tỉ lệ sạch và gần sạch cao nhất.
Bảng 8: Phân bố các đặc điểm của lao phổi theo nhóm tuổi.
Nhóm tuổi < 20
N%
20-39
N%
40-59
N%
>60
N%
Tổng
N%
Loại tổn thương Thâm nhiễm
Nốt
Lao xơ
Hang
Tổng
3 37,5
4 50
0 0
1 12,5
8 100
37 62,7
10 16,9
0 0
12 20,3
59 100
48 59,3
11 13,6
2 2,5
20 24,7
81 100
17 50
4 11,8
3 8,8
10 29,4
43 23,6
105 57,7
29 15,9
5 2,7
43 23,6
182 100
Phổi
tổn thương
Phổi trái
Hai phổi
Phổi phải
Tổng
3 37,5
1 12,5
4 50
8 100
19 32,2
20 33,9
20 33,9
59 100
16 19,8
36 44,4
29 35,8
81 100
4 11,8
21 61,8
9 26,5
34 100
42 23,1
78 42,9
62 34,1
182 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 234
Nhóm tuổi < 20
N%
20-39
N%
40-59
N%
>60
N%
Tổng
N%
Vị trí tổn thương 1/3 trên
1/3 giữa
1/3 dưới
> 2 vùng
Tổng
5 71,4
2 28,6
0 0
0 0
7 100
22 56,4
6 15,4
4 10,3
7 17,9
39 100
25 49
10 19,6
4 7,8
12 23,5
51 100
6 40
0 0
4 26,7
5 33,3
15 100
58 51,8
18 16,1
12 10,7
24 21,4
112 100
Sau tấn công Giảm thương tổn
ổn định
Sạch,gần sạch tt
Tổng
7 87,5
0 0
0 0
8 100
37 62,7
9 15
13 22
59 100
56 69,1
19 23,5
5 6,2
81 100
17 50
14 41,2
3 8,8
34 100
117 64,3
42 23,1
21 11,5
182 100
Sau kết thúc ĐT Sạch thương tổn
Gần sạch tt
di chứng xơ
tổng
3 37,5
4 50
1 12,5
8 100
20 33,9
9 15,3
30 50,8
59 100
10 12,3
12 14,8
59 72,9
81 100
0 0
2 5,9
32 94,1
34 100
33 18,1
27 14,9
122 67
182 100
Tỉ lệ tổn thương hang, hai phổi, trên 2 vùng
tăng dần theo độ tuổi.Tổn thương 1/3 trên giảm
dần theo độ tuổi. Nhóm > 60 tuổi tổn thương
hang, hai phổi, trên 2 vùng và 1/3 dưới cho tỉ lệ
cao nhất, tỉ lệ giảm và gần sạch thấp nhất trong
các nhóm tuổi.
BÀN LUẬN
Tổng số trong nghiên cứu của chúng tôi là
222 BN gồm 182 BN lao phổi mới BK(+), và 40
BN lao phổi mới BK(+) nhiễm HIV, trong số 182
BN lao, 148 bn có tuổi dưới 60 gồm 142 nam và
40 nữ, và 34 BN có tuổi trên 60, trong đó có 28
nam và 6 nữ, và 8 BN dưới 20 tuổi gồm 6 nam, 2
nữ.
Một số đặc điểm lao phổi về tuổi và giới
tính
Nhóm không nhiễm HIV tuổi trung bình
mắc lao trong mẫu nghiên cứu là 45. Độ tuổi
trung bình này trẻ hơn so với nghiên cứu của
A.Jamzad MD (2009)(1) là 56,4 tuổi.Tần suất
mắc lao cao trong độ tuổi từ 20- 60 tuổi, tỉ lệ
76.9%. Độ tuổi mắc bệnh lao cao nhất trong
khoảng 40- 60 tuổi (44.5%). Độ tuổi của nam
mắc bệnh lao cao nhất cũng nằm trong khoảng
từ 40-60 tuổi chiếm tỉ lệ 47,9%, trong khi ở nữ
độ tuổi mắc lao cao nhất trẻ hơn, trong khoảng
từ 20- 40 tuổi tỉ lệ 47,5%. BN có tuổi cao nhất
mắc bệnh lao phổi là 88 tuổi, tuổi thấp nhất là
16. Tỉ lệ nam / nữ là 3,5/1.
Nam chiếm đa số và tuổi mắc bệnh trẻ là
điểm tương đồng tìm thấy trong những nghiên
cứu khác nhau về lao phổi trên BN nhiễm HIV.
Nghiên cứu của chúng tôi, tuổi mắc bệnh gặp
nhiều nhất ở lứa tuổi 20-40 tuổi chiếm tỉ lệ 95%,
tuổi trung bình là 30.8, tỉ lệ nam/nữ là 3/1. Tuổi
gặp nhiều nhất là 26 tuổi (7 bn).Theo Vũ Đức
Phan (24) tuổi gặp nhiều nhất trong khoảng 21-30
tuổi, tuổi trung bình 28,7. Tuổi mắc bệnh lao
nhiều nhất là 25 tuổi. Theo Guilherme (2008) (10),
tuổi gặp nhiều nhất trong khoảng 22-58 tuổi, tuổi
trung bình 32.6.
Đặc điểm hình ảnh X quang lao phổi trước
điều trị bằng thuốc kháng lao của hai
nhóm nhiễm HIV và không nhiễm HIV.
Dạng thương tổn
Nhóm không nhiễm HIV
Hình ảnh X quang thường gặp nhất ở BN lao
phổi trong nghiên cứu này là thâm nhiễm và
đông đặc chiếm tỉ lệ 57.7%, cao hơn so với
nghiên cứu của A.Jamzad MD (2009) 55%(1), một
số nghiên cứu khác dao động trong khoảng từ
42-89%. Tỉ lệ thâm nhiễm và nốt là 73.6% gần
tương đương so với nghiên cứu của tác giả Bùi
Xuân Tám(3) là 71%. Trong nghiên cứu này 23,6%
các trường hợp có tổn thương hang tương đương
với 23% theo A.Jamzad MD(2009)(7), theo
Choyke, Gomes(9) ghi nhận tỉ lệ tổn thương hang
là 7,7% và 36%, theo các nghiên cứu thưc hiện ở
các vùng khác nhau của Iran, tỉ lệ này dao động
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 235
từ 21-53%(1) các trường hợp lao phổi. Nghiên cứu
này ghi nhận tổn thương hang ở nhóm >60 tuổi
(29,4%), cao nhất so với các nhóm tuổi khác. Tỉ lệ
của chúng tôi thấp hơn một số các nghiên cứu
khác trong nước như tác giả Bùi XuânTám(4) tỉ lệ
hang là 34.71%. Tỉ lệ tổn thương hang gặp nhiều
nhất ở lứa tuổi > 40 tuổi, 54,1%. Tổn thương thâm
nhiễm, tỉ lệ ở nữ (77,5%) cao hơn nam (52,1%), sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), phù hợp
với kết quả nghiên cứu của A.Jamzad MD(2009)(1)
(60% so với 50%, p > 0,05), trong khi tổn thương
hang gặp ở nam nhiều hơn nữ (28,9% so với 5%,
p < 0,05), khác kết quả của A.Jamzad MD
(2009)(1), tỉ lệ tổn thương hang ở nữ cao hơn nam
(24% so vối 22% p > 0,05). Lao kê ít gặp, chúng
tôi chỉ ghi nhận được một trường hợp, ở BN 30
tuổi nhiễm HIV, chiếm tỉ lệ 2.5% gần tương
đương so với 3% trong nghiên cứu của tác giả(1),
một số nghiên cứu khác gần đây ghi nhận tổn
thương dạng lao kê trong khoảng 0.75-20%(15), do
chúng tôi lấy mẫu tại phòng khám lao quận nên
ít gặp những trường hợp lao nặng.Chúng tôi
không ghi nhận một trường hợp nào có Xquang
phổi bình thường, tuy nhiên trong một số nghiên
cứu tỉ lệ Xquang phổi bình thường được ghi nhận
từ 1%-15%(21).
Nhóm nhiễm HIV
Theo Guilherme Freire Garcia(10), các hình
ảnh X quang gặp ở lao phổi trên BN HIV đa số
dạng thâm nhiễm lan tỏa hoặc khu trú và phì
đại hạch lympho, tổn thương hang và hình ảnh
X quang bình thường ít gặp (5-10%). Có mối
tương đồng giữa số lượng Lympho T và CD4
với biểu hiện hình ảnh X quang lao ở BN HIV,
nếu lượng CD4 >200 tế bào /mm3, thường gặp
hình ảnh tổn thương lao dạng điển hình hay
hình ảnh lao hậu phát, như tổn thương hang,
tổn thương thùy trên, ngược lại nếu CD4 <200 tế
bào /mm3, đa số dạng tổn thương lao không
điển hình, hay hình ảnh đặc trưng của lao
nguyên phát, như phì đại hạch rốn phổi, thâm
nhiễm vùng phổi dưới, lao kê. Kết quả chúng tôi
thu được tổn thương dạng điển hình 17,5%,
dạng tổn thương không điển hình 82,5%, so với
kết quả của Guilherme Freire Garcia(10), có tỉ lệ
lần lượt là (28.9% và 71,05%). Các thương tổn
lao gặp trong nhóm HIV (+) chủ yếu là dạng
thâm nhiễm (82.5%), tổn thương dạng nốt
(7.5%), hang (7.5%). Theo Lessnau KD, (2008)(12),
nghiên cứu 72 HIV ghi tổn thương hang (12/72),
phì đại hạch (30/72), thâm nhiễm (12/71), kê (3/
72), Xquang phổi bình thường 10/72. Theo
Camera CS (1999)(6), tỉ lệ tổn thương thâm nhiễm
(71.2%). Theo Maniar JK (2006)(14), tổn thương
gặp nhiều nhất của lao phổi trên BN HIV là
dạng thâm nhiễm, chiếm tỉ lệ 62.5%. Kết quả thu
được của chúng tôi và Maniar JK (2006)(14), khác
với ghi nhận của Lessnau KD (2008)(12), có thể
giải thích do sự ngẫu nhiên của mẫu, có sự khác
biệt về tỉ lệ CD4 trong các nhóm nghiên cứu.
Vị trí thương tổn
Nhóm không nhiễm HIV tổn thương một
phổi cao hơn hai phổi theo tỉ lệ lần lượt là
57,2%, 42,8% (p>0,05), trong khi nhóm nhiễm
HIV tổn thương hai phổi cao hơn môt phổi
theo tỉ lệ 57,5% và 42,5% (p>0,05), ngược với
ghi nhận của Maniar JK (2006)(14), theo kết quả
của ông tổn thương một bên phổi cao hơn hai
bên phổi theo tỉ lệ (71,8%, 21,2%). Tỉ lệ tổn
thương vùng 1/3 trên, cao nhất trong nhóm
lao trẻ <20 tuổi (71,4%), thấp nhất trong nhóm
> 60 tuổi (40%). Tỉ lệ tổn thương vùng đỉnh
trong nhóm lao phổỉ / HIV (+) là 29,4%. Ở
nhóm không nhiễm HIV, tổn thương vùng
đỉnh phổi phải đạt tỉ lệ 56,5%, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p<0,05), tổn thương đỉnh
phổi trái đạt tỉ lệ 50%. Tổn thương vùng đỉnh
ở BN nam đạt tỉ lệ 58.1% và BN nữ tỉ lệ 30,7%.
Như vậy tổn thương vùng đỉnh ở BN nam có
tỉ lệ cao hơn nữ (p<0,05) trong khi tổn thương
1/3 giữa và 1/3 dưới nữ chiếm tỉ lệ cao hơn
nam (23,1% so với 14%, p>0.05 và 23,1% so với
7%, p>0,05).Tổn thương 1/3 dưới của chúng
tôi ghi nhận 11.5% phù hợp với số liệu
Mathur ghi nhận tổn thương thùy dưới trong
khoảng từ 0.63- 24,3%. Theo kết quả ghi nhận
lao phối hợp HIV, tỉ lệ tổn thương 1/3 dưới và
1/3 giữa là 62,5% cao hơn nhóm không nhiễm
HIV (26,8%) p <0,05.Tỉ lệ tổn thương quanh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 236
rốn phổi 32.5%. Theo Wangel và cộng sự ghi
nhận ở BN >60 tuổi, tỉ lệ tổn thương ở thùy
dưới cao hơn trong các nhóm lao ở người trẻ,
phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi
(26,7% so với 10,3% 7,8%).
Theo Pedro Dornelles Picon (2007)(17), BN có
hạch phì đại kèm tổn thương phổi có số lượng
CD4 giảm hơn chỉ tổn thương phổi đơn thuần
(47 tế bào /mm3 so với 266 tế bào/ mm3). Hình
ảnh phì đại hạch gợi ý có sự hiện diện của suy
giảm miễn dịch nặng(14). Theo y văn phì đại hạch
lympho được ghi nhận trong khoảng từ 1%-34%
các trường hợp(11). Theo nghiên cứu của Thorson
và cộng sự ở Scandinavia(22) phì đại hạch gặp
trong 65% các trường hợp lao phổi/ HIV. Theo
Lessnau KD (2008)(12), phì đại hạch 41,7%. Theo
Bakhshayesh-KaramM(5), 53,3% có phì đại hạch,
6,7% có tổn thương hang, tổn thương 2 phổi
40%. Theo Nguyễn Việt Cồ(16) tổn thương rộng ở
cả hai phổi 61,36%, nốt và thâm nhiễm 98%,
hang 11%, so với số liệu của chúng tôi phì đại
hạch gặp trong 19/40 Bn, có tỉ lệ 47,5%, tỉ lệ hang
10%, tổn thương hai phổi 57,5%, tổn thương
thâm nhiễm và nốt 87,5%, như vậy cả 3 số liệu
đều cao hơn tác giả Bakhshayesh-KaramM(5), tỉ
lệ hang tương đương tác giả Nguyễn Việt Cồ(16)
nhưng tỉ lệ tổn thương hai phổi và tổn thương
thâm nhiễm thấp hơn.
Sự thay đổi hình ảnh Xquang sau 2 tháng điều
tri tấn công của hai nhóm nhiễm và không
nhiễm HIV
Sau 2 tháng điều tri tấn công, tỉ lệ sạch của
nhóm không nhiễm HIV là 11,5%. Tỉ lệ sạch
sang thương ở nhóm HIV (+) là 5% thấp hơn so
với nhóm không nhiễm HIV. Tỉ lệ giảm và sạch
tổn thương ở nhóm không nhiễm HIV (75,8%)
cao hơn ở nhóm nhiễm HIV(67,5%). Sau giai
đoạn tấn công 2 tháng BK đàm chưa âm hóa,
mẫu khảo sát của chúng tôi có 15 trường hợp, tỉ
lệ 8,2%, chủ yếu gặp trong nhóm < 60 tuổi, tỉ lệ
80%, phù hợp với nhận xét Singla R, (2003)(20),
khi ng