Mục tiêu: khảo sát chiều cao lồi cầu xương hàm dưới, chiều cao xương hàm dưới và tỉ lệ lồi cầu xương hàm
dưới (tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu so với chiều cao cành đứng, tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu so với chiều cao xương
hàm dưới) trên phim toàn cảnh ở sinh viên khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 69 phim toàn cảnh (138 lồi cầu xương hàm dưới)
của 69 sinh viên, chụp bằng máy Xquang Orthophos Plus DS Ceph. Các điểm chuẩn được xác định và đo trên
phim bằng phần mềm Sidexis 5.2 (Hình 1). Việc đo được thực hiện ba lần, mỗi lần cách nhau một tuần trên
cùng một phim, bởi cùng một điều tra viên. Gía trị trung bình của ba lần đo được sử dụng để phân tích. Sử dụng
thống kê mô tả (%, trung bình) và phân tích thống kê (phép kiểm t bắt cặp và phép kiểm t cho hai mẫu độc lập).
Kết quả: chiều cao lồi cầu xương hàm dưới là 23,02±2,74mm (bên phải), và 22,87±3,25mm (bên trái). Chiều
cao xương hàm dưới là 68,40±5,59mm (bên phải), và 68,15±5,79mm (bên trái). Tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu xương
hàm dưới so với chiều cao cành đứng là 51,64±9,93% (bên phải), và 51,34±10,02% (bên trái). Tỉ lệ giữa chiều cao
lồi cầu xương hàm dưới so với chiều cao xương hàm dưới là 33,73±4,24% (bên phải), và 33,61±4,48% (bên trái).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bên phải và bên trái về chiều cao lồi cầu xương hàm dưới, chiều
cao xương hàm dưới và các tỉ lệ lồi cầu (p>0,05), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ về
chiều cao lồi cầu xương hàm dưới. Chiều cao xương hàm dưới và các tỉ lệ lồi cầu có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa nam và nữ (p<0,01).
Kết luận: phim toàn cảnh có thể được sử dụng để đo và khảo sát chiều cao lồi cầu, chiều cao xương hàm
dưới và tỉ lệ lồi cầu, do đó có giá trị trong việc đánh giá tình trạng bất đối xứng của lồi cầu xương hàm dưới và
hỗ trợ chẩn đoán rối loạn thái dương hàm.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát lồi cầu và cành đứng xương hàm dưới trên phim toàn cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 40
KHẢO SÁT LỒI CẦU VÀ CÀNH ĐỨNG XƯƠNG HÀM DƯỚI
TRÊN PHIM TOÀN CẢNH
Trần Thị Xuân Lan*, Lương Văn Tô My**, Nguyễn Văn Lân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát chiều cao lồi cầu xương hàm dưới, chiều cao xương hàm dưới và tỉ lệ lồi cầu xương hàm
dưới (tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu so với chiều cao cành đứng, tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu so với chiều cao xương
hàm dưới) trên phim toàn cảnh ở sinh viên khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 69 phim toàn cảnh (138 lồi cầu xương hàm dưới)
của 69 sinh viên, chụp bằng máy Xquang Orthophos Plus DS Ceph. Các điểm chuẩn được xác định và đo trên
phim bằng phần mềm Sidexis 5.2 (Hình 1). Việc đo được thực hiện ba lần, mỗi lần cách nhau một tuần trên
cùng một phim, bởi cùng một điều tra viên. Gía trị trung bình của ba lần đo được sử dụng để phân tích. Sử dụng
thống kê mô tả (%, trung bình) và phân tích thống kê (phép kiểm t bắt cặp và phép kiểm t cho hai mẫu độc lập).
Kết quả: chiều cao lồi cầu xương hàm dưới là 23,02±2,74mm (bên phải), và 22,87±3,25mm (bên trái). Chiều
cao xương hàm dưới là 68,40±5,59mm (bên phải), và 68,15±5,79mm (bên trái). Tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu xương
hàm dưới so với chiều cao cành đứng là 51,64±9,93% (bên phải), và 51,34±10,02% (bên trái). Tỉ lệ giữa chiều cao
lồi cầu xương hàm dưới so với chiều cao xương hàm dưới là 33,73±4,24% (bên phải), và 33,61±4,48% (bên trái).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bên phải và bên trái về chiều cao lồi cầu xương hàm dưới, chiều
cao xương hàm dưới và các tỉ lệ lồi cầu (p>0,05), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ về
chiều cao lồi cầu xương hàm dưới. Chiều cao xương hàm dưới và các tỉ lệ lồi cầu có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa nam và nữ (p<0,01).
Kết luận: phim toàn cảnh có thể được sử dụng để đo và khảo sát chiều cao lồi cầu, chiều cao xương hàm
dưới và tỉ lệ lồi cầu, do đó có giá trị trong việc đánh giá tình trạng bất đối xứng của lồi cầu xương hàm dưới và
hỗ trợ chẩn đoán rối loạn thái dương hàm.
Từ khóa: tính đối xứng xương hàm dưới, chiều cao lồi cầu, chiều cao xương hàm dưới, tỉ lệ lồi cầu
ABSTRACT
MANDIBULAR CONDYLE AND RAMUS HEIGHT ON PANORAMIC RADIOGRAPH
Tran Thi Xuan Lan, Luong Van To My, Nguyen Van Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 40 - 45
Objective: to evaluate the mandibular condyle height, the mandibular height and condylar ratios (ratio
between mandibular condyle height and ramus height; ratio between mandibular condyle height and mandibular
height) on panoramic radiographs among students at the Faculty of Odonto – Stomatology, University of
Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City.
Method: a cross-sectional study of 69 panoramic radiographs (138 mandibular condyles) of 69 students that
were scanned by the Orthophos Plus DS Ceph imaging system. For the analysis, landmarks were identified, and
measurements were calculated by Sidexis 5.2 software. All measurements were performed by one observer 3 times
at 1 week interval. The descriptive statistics (percentage, mean) and the analytical statistics (independent sample
* BS Răng Hàm Mặt- Khóa 2006-2012, Khoa RHM – ĐHYD TP.HCM
** Bộ môn Tia X – Khoa RHM – ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Trần Thị Xuân Lan ĐT: 01234732480 Email: xuanlandentist255@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 41
T test, paired sample T test) were applied in the study.
Results: the mandibular condyle height was 23.02±2.74mm (right side), and 22.87±3.25mm (left side). The
mandibular height was 68.40±5.59mm (right side) and 68.15±5.79mm (left side). The ratio between mandibular
condyle height and ramus height was 51.64±9.93% (right side), 51.34±10.02% (left side). The ratio between
mandibular condyle height and mandibular height was 33.73±4.24% (right side), and is 33.61±4.48% (left side).
There was no significant difference between left and right side concerning mandibular condyle height, mandibular
height and condylar ratios (p>0.05) and between two genders concerning mandibular condyle height (p>0.05).
There was significant difference of the mandibular height, the mandibular condyle ratio between male and female
(p<0.01).
Conclusion: panoramic radiographs can be used to measure and evaluate condylar height, mandibular
height and condylar ratios. They are helpful to consider asymmetry of condyles and for diagnosing TMJ disorder.
Keywords: mandibular asymmetry, mandibular condyle height, mandibular height, condylar ratio
MỞ ĐẦU
Những hiểu biết về cấu trúc và hình thái lồi
cầu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tầm soát
và chẩn đoán các bệnh lý liên quan khớp thái
dương hàm, vốn có tỷ lệ mắc phải khá cao ở
người trưởng thành. Tại Việt Nam, theo nghiên
cứu của Hồ Thị Ngọc Linh (2003)(3), số người có
triệu chứng và dấu chứng lâm sàng liên quan đến
rối loạn thái dương hàm chiếm tỷ lệ rất cao
(60,5%). Do đó, khớp thái dương hàm nói chung,
hình thái lồi cầu xương hàm dưới nói riêng đã trở
thành một trong những mối quan tâm hàng đầu
của nhiều nhà nghiên cứu.
Các nghiên cứu về lồi cầu xương hàm dưới đã
được tiến hành trên nhiều phương tiện khác nhau
như sọ khô, tử thi, mô học(4) và hình ảnh X quang.
Mặc dù các kỹ thuật hiện đại như MRI, CT
scanner, Cone Beam CT scanner rất có giá trị
trong việc khảo sát lồi cầu. Tuy nhiên, phim toàn
cảnh vẫn là lựa chọn phổ biến với ưu điểm về chi
phí thấp, sự phổ biến và đặc biệt là liều lượng bức
xạ thấp hơn nhiều so với những kỹ thuật khác. Đó
là lý do mà rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã
thực hiện để khảo sát hình thái lồi cầu trên phim
toàn cảnh(1,5,6,9,10,11,13). Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn
chưa có nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
Mục tiêu nghiên cứu
1 - Xác định trên phim toàn cảnh:
- Chiều cao lồi cầu.
- Chiều cao xương hàm dưới.
- Tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu xương hàm dưới
so với chiều cao cành đứng (R1).
- Tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu xương hàm dưới
so với chiều cao xương hàm dưới (R2).
2 - Xác định tính đối xứng hai bên của chiều
cao lồi cầu, chiều cao xương hàm dưới, các tỉ lệ
chiều cao lồi cầu (R1, R2) và sự tương quan giữa
nam và nữ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả
Mẫu nghiên cứu: 69 phim toàn cảnh của 69
sinh viên khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh.
Tiêu chí chọn mẫu: các sinh viên tự nguyện
tham gia nghiên cứu, không có triệu chứng bệnh
lý khớp thái dương hàm, chưa từng điều trị chỉnh
hình răng mặt, phẫu thuật hàm mặt, không có tổn
thương hay dị tật bất thường vùng hàm mặt, có
khớp cắn hạng I Angle. Chất lượng phim tốt, rõ
ràng.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
1/ Các đối tượng tham gia nghiên cứu được
phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Người
phỏng vấn giải thích ngay những phần khó hiểu
để tránh đối tượng hiểu lầm hay trả lời sai. Thông
tin thu thập trong bảng câu hỏi bao gồm: thông
tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu,
thông tin về các triệu chứng chủ quan của rối loạn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 42
thái dương hàm để làm tiêu chuẩn loại mẫu.
Khám lâm sàng để đánh giá lựa chọn và loại mẫu.
2/ Chụp phim toàn cảnh
- Trang thiết bị: máy toàn cảnh kỹ thuật số
Orthophos Plus DS Ceph (hãng Sirona, Đức) hoạt
động dưới hiệu điện thế 208-230 (V) ± 10%, tần số
50-60 ± 2 (Hz), cường độ dòng điện 10-20 (A).
Thời gian chụp 14,1 giây. Kích thước ảnh 1024 x
768 ảnh điểm. Độ phóng đại 1,25.
- Tư thế chụp phim: tư thế đứng, mặt phẳng
Camper song song với sàn nhà.
- Kỹ thuật chụp phim: Việc chụp phim được
thực hiện bởi bác sỹ và kỹ thuật viên đã được tập
huấn và chuẩn hóa tại bộ môn Tia X, khoa Răng
Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh.
3/ Đo phim: Sử dụng phần mềm Sidexis
phiên bản 5.2 của hãng Sirona (Đức) để xác định
các điểm mốc và đường vẽ cho việc đo đạc như
sau:
(1) Vẽ đường tiếp tuyến RT với bờ sau cành
đứng đi qua điểm sau nhất của lồi cầu và điểm sau
nhất của góc hàm.
(2) Vẽ đường thẳng IL đi qua điểm thấp nhất
của khuyết sigma xương hàm dưới và vuông góc
với RT, giao với RT tại Inc.
(3) Vẽ đường tiếp tuyến MT với bờ dưới
xương hàm dưới, MT giao với RT tại Go.
(4) Vẽ đường thẳng CL đi qua điểm cao nhất
của lồi cầu và vuông góc với RT, giao với RT tại
Co (Hình 1). Chiều cao lồi cầu xương hàm dưới
được tính bằng độ dài Co-Inc. Chiều cao xương
hàm dưới được tính bằng độ dài Co-Go. Mỗi phim
được đo 3 lần, cách nhau 1 tuần, với cùng một
điều tra viên. Kết quả ghi nhận là giá trị trung
bình giữa ba lần đo.
Hình 1: Các đường vẽ trên phim
Xử lý và phân tích dữ kiện:
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 for Windows
để nhập và xử lý dữ liệu.
Sử dụng phép kiểm t bắt cặp để khảo sát sự
tương quan giữa bên phải và bên trái về chiều cao
lồi cầu xương hàm dưới, chiều cao xương hàm
dưới, các tỉ lệ lồi cầu (R1, R2).
Sử dụng phép kiểm t cho hai mẫu độc lập để
khảo sát sự tương quan giữa nam và nữ về chiều
cao lồi cầu xương hàm dưới, chiều cao xương hàm
dưới, các tỉ lệ lồi cầu (R1, R2).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Chúng tôi khảo sát 80 phim toàn cảnh kỹ
thuật số của 80 sinh viên thỏa mãn tiêu chuẩn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 43
chọn mẫu ban đầu, trong đó có 11 phim không
đạt tiêu chuẩn về chất lượng hình ảnh nên kết quả
nghiên cứu được tính trên 69 phim còn lại.
Độ tuổi trung bình là 22±1,2, thấp nhất là 19
tuổi, cao nhất là 27 tuổi (Biểu đồ 1).
1 3
30
21
10
1 2
0
10
20
30
40
19 20 21 22 23 24 25
T
ầ
n
s
ố
Biểu đồ 1: Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu.
Trong số 69 cá thể thỏa mãn mọi tiêu chuẩn
chọn của nghiên cứu, số nam là 31 (44,9%), số nữ
là 38 (55,1%), tỷ lệ nam/nữ của mẫu nghiên cứu
khoảng 1/1 (Biểu đồ 2).
45%
55%
Nam Nữ
Biểu đồ 2: Phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu
Chiều cao lồi cầu và chiều cao xương hàm
dưới
Bảng 1: Chiều cao lồi cầu xương hàm dưới và chiều
cao xương hàm dưới
n Chiều cao lồi cầu
xương hàm dưới (mm)
Chiều cao xương hàm
dưới (mm)
Phải Trái Phải Trái
Nam 31 22,99±2,41 22,80±2,78 70,60±5,33 70,91±4,65
Nữ 38 23,04±3,01 22,93±3,63 66,61±5,21 65,89±5,69
Toàn
bộ
69 23,02±2,74 22,87±3,25 68,40±5,59 68,15±5,79
Mặc dù có sự khác biệt về chiều cao lồi cầu
giữa bên phải và bên trái nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0,642).
Thông số này cũng đã được khảo sát trong nhiều
nghiên cứu trên thế giới. Đối với quan sát trên CT
scanner như trong nghiên cứu của Jose’
Valladares Neto, Rodrigues AF(12), hay trên phim
toàn cảnh như Kjellberg H(7), kết quả ghi nhận
được đều cho thấy lồi cầu bên phải và bên trái
luôn có sự bất đối xứng nhẹ nhưng sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu gần đây của
Nihat Kilic (2008)(6), chiều cao lồi cầu bên phải và
bên trái có sự bất đối xứng đáng kể (p<0,05). Tiêu
chuẩn chọn mẫu khác nhau có thể là lý do gây ra
sự không thống nhất về kết quả giữa hai nghiên
cứu. Nghiên cứu của tác giả tiến hành trên những
bệnh nhân có tình trạng cắn chéo răng sau một
bên, trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi tiến
hành trên các đối tượng có khớp cắn hạng I
Angle. Các tài liệu trong y văn cho thấy, bên cạnh
yếu tố tuổi, chủng tộc, hình dạng mặt... thì tải lực
khớp cắn cũng là yếu tố quan trọng góp phần ảnh
hưởng đến hình thể lồi cầu(8). Chúng tôi cho rằng
do tải lực khớp cắn tác dụng không đồng đều lên
lồi cầu hai bên ở bệnh nhân cắn chéo răng sau
một bên đã góp phần gây nên sự bất đối xứng về
chiều cao lồi cầu xương hàm dưới giữa bên phải
và bên trái.
Khi so sánh giữa nam và nữ, chúng tôi nhận
thấy chiều cao xương hàm dưới ở nam cao hơn ở
nữ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p=0,000). Điều này có thể giải thích dựa trên sự
khác nhau về kích thước sọ mặt giữa nam và nữ.
Ở cùng một lứa tuổi, kích thước xương sọ mặt ở
nam thường lớn hơn so với nữ. Đây có thể là
nguyên nhân dẫn đến chiều cao xương hàm dưới
có sự khác nhau giữa hai giới. Tuy nhiên, kết quả
của chúng tôi không phù hợp với nghiên cứu của
Nihat Killic(6). Sự khác biệt về chiều cao xương
hàm dưới giữa nam và nữ trong nghiên cứu của
tác giả không có ý nghĩa thống kê (p=0,546).
Nghiên cứu của Nihat Killic tiến hành trên nhóm
mẫu có tỉ lệ nam/nữ khoảng 1/3 trong khi đó tỉ lệ
nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi là 1/1.
Chúng tôi cho rằng do sự phân bố giới tính
không đồng đều trong nghiên cứu của tác giả nên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 44
việc so sánh giữa nam và nữ khó đạt được độ
chính xác cao.
Tỉ lệ chiều cao lồi cầu
Bảng 2: Tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu xương hàm dưới
so với chiều cao cành đứng (%) và tỉ lệ giữa chiều cao
lồi cầu xương hàm dưới so với chiều cao xương hàm
dưới (%)
n Tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu
xương hàm dưới so với
chiều cao cành đứng (%)
(R1)
Tỉ lệ giữa chiều cao lồi
cầu xương hàm dưới so
với chiều cao xương
hàm dưới (%)
(R2)
Phải Trái Phải Trái
Nam 31 48,79±7,45 47,96±8,37 32,59±3,24 32,17±3,82
Nữ 38 53,97±11,13 54,11±10,52 34,66±4,75 34,79±4,68
Toàn
bộ
69 51,64±9,93 51,34±10,02 33,73±4,24 33,61±4,48
Kết quả nghiên cứu của Kjellberg H(7) cho
thấy tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu xương hàm dưới
so với chiều cao cành đứng ở bên phải là
54,1±11,7% và bên trái là 53,3±12,1%. Tỉ lệ giữa
chiều cao lồi cầu xương hàm dưới so với chiều cao
xương hàm dưới ở bên phải là 34,8±4,8% và bên
trái là 34,4±4,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi phù hợp với kết quả của tác giả Kjellberg H(7).
Ngoài ra kết quả của cả hai nghiên cứu đều cho
thấy các tỉ lệ này không khác biệt có ý nghĩa giữa
bên phải và bên trái.
Phương pháp đo tỉ lệ của lồi cầu trong nghiên
cứu có thể dùng để khảo sát lồi cầu mà không cần
quan tâm đến độ phóng đại của phim. Bên cạnh
đó, khi cần đánh giá hình thái lồi cầu ở những đối
tượng có vóc dáng quá cao to hoặc quá thấp bé
thì việc dùng tỉ lệ lồi cầu giúp ta có sự so sánh
chính xác hơn so với việc sử dụng các số đo tuyến
tính như chiều cao lồi cầu xương hàm dưới hoặc
chiều cao xương hàm dưới.
Tính đối xứng hai bên và sự khác biệt giữa
nam và nữ
So sánh chiều cao lồi cầu xương hàm dưới,
chiều cao xương hàm dưới, các tỉ lệ lồi cầu (R1,
R2) giữa bên phải và bên trái, kết quả cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Giữa
nam và nữ, không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về chiều cao lồi cầu xương hàm dưới
nhưng sự khác biệt về chiều cao xương hàm dưới,
các tỉ lệ lồi cầu (R1, R2) thì có ý nghĩa thống kê.
Việc phân tích phim bằng phần mềm máy
tính mang lại nhiều thuận lợi trong quá trình
thao tác và điều chỉnh hình ảnh sau khi chụp
phim. Phần mềm cho phép thay đổi độ sáng tối
và khả năng khuếch đại những vùng cụ thể. Đồng
thời có thể điều chỉnh độ tương phản và thang
màu xám theo mong muốn, giúp quan sát tốt
hơn các cấu trúc giải phẫu đặc biệt trên phim.
Chính nhờ thế, việc xác định các điểm chuẩn và
đường viền xương hàm dưới có thể thực hiện khá
dễ dàng và chính xác, giúp hạn chế sai lệch kết
quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, phần mềm Sidexis
5.2 được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, nên chỉ cần
có kiến thức máy tính cơ bản, các nhà thực hành
lâm sàng đã có thể sử dụng để phân tích phim
một cách nhanh chóng, mà không cần dùng các
chương trình đồ họa cũng như phần mềm xử lý
hình ảnh phức tạp.
Phương pháp đo đạc mà chúng tôi thực hiện
trong nghiên cứu hỗ trợ các bác sĩ trong công việc
điều trị hàng ngày, bên cạnh việc khảo sát răng
và xương ổ răng còn có thể khảo sát thêm chiều
cao lồi cầu, các tỉ lệ lồi cầu cũng như chiều cao
xương hàm dưới, từ đó giúp đánh giá tính đối
xứng của lồi cầu hai bên chỉ với một phim toàn
cảnh duy nhất thay vì cần những kỹ thuật hiện
đại với chi phí cao như CT, MRI,...
KẾT LUẬN
Chiều cao lồi cầu, chiều cao xương hàm dưới,
tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu xương hàm dưới so với
chiều cao cành đứng, tỉ lệ giữa chiều cao lồi cầu
xương hàm dưới so với chiều cao xương hàm
dưới đều có sự bất đối xứng nhẹ giữa bên phải và
bên trái nhưng sự khác biệt giữa hai bên không
có ý nghĩa thống kê.
Giữa nam và nữ không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về chiều cao lồi cầu nhưng có sự
khác biệt về chiều cao xương hàm dưới và các tỉ lệ
của lồi cầu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Crow HC, Parks E, Campbell JH, Stucki DS and Daggy J
(2005), “The utility of panoramic radiography in
temporomandibular”, Dentomaxillofacial Radiology, vol 34, 91-
95.
2. Hazan Molina H, Schendel SA, Aizenbud D,“Reliability of
panoramic radiographs for the assessment of mandibular
elongation after distraction osteogenesis procedures”, Orthod
Craniofac Res, vol 14: 25–32.
3. Hồ Thị Ngọc Linh (2003), Khảo sát thăm dò rối loạn Thái
Dương Hàm ở một mẫu dân số tại TP. Hồ Chí Minh, Tiểu
luận tốt nghiệp Bác sỹ Răng Hàm Mặt, ĐHYD TP.HCM.
4. Ishibashi H, Takenoshita Y, Ishibashi K, Oka M,“Age-related
changes in the human mandibular condyle: a morphologic,
radiologic and histologic study”, J Oral Maxillofac Surg, vol 53
(9): 1016-1023.
5. Kambylafkas P, Murdock E, Gilda E, Tallents RH, Kyrkanides
S,“Validity of panoramic radiographs for measuring
mandibular asymmetry”, Angle Orthod, vol 76: 388-393.
6. Kilic N, Kiki A, Oktay H,“Condylar asymmetry in unilateral
posterior crossbite patients”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,
vol 133 (3): 382-387.
7. Kjellberg H, Ekestubbe A, Kiliaridis S, Thilander B
(1994),“Condylar height on panoramic radiographs. A
methodologic study with a clinical application”, Acta Odontol
Scand, vol 52: 43–50.
8. Kurusu A, Horiuchi M, Soma K,“Relationship between
occlusal force and mandibular condyle morphology”, Angle
Orthod, vol 79 (6): 1063-1069.
9. Laster WS, Ludlow JB, Bailey LJ, Hershey HG,“Accuracy of
measurements of mandibular anatomy and prediction of
asymmetry in panoramic radiographic images”,
Dentomaxillofac Radiol, vol 34: 343-349.
10. Larheim TA, Svanaes DB (1986),“Reproducibility of rotational
panoramic radiography: mandibular linear dimensions and
angles”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, vol 90: 45–51.
11. Momjian A, Courvoisier D, Kiliaridis S and Scolozzi P
(2011),“Reliability of computational measurement of the
condyles on digital panoramic radiographs”,
Dentomaxillofacial Radiology, vol 40, 444–450.
12. Rodrigues AF, Fraga MR, Vitral RW (2009),“Computed
tomography evaluation of the temporomandibular joint in
Class I malocclusion patients: condylar symmetry and
condylefossa relationship”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, vol
136 (2): 192-198.
13. Schulze R, Krummenauer F, Schalldach F and d'Hoedt B
(2000),“Precision and accuracy of measurements in digital
panoramic radiography”, Dentomaxillofacial Radiology, vol 29,
52-56.
Ngày nhận bài báo: 03/02/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/02/2015
Người phản biện: TS Huỳnh Kim Khang
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015