Nguy cơ nhiễm fluor răng ở hệ răng sữa của trẻ 5 tuổi sống trong vùng fluor hóa nước tại Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Phân tích nguy cơ nhiễm fluor răng sữa của trẻ 5 tuổi sống ở vùng có fluor hoá nước máy ổn định của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện trên 718 trẻ 5 tuổi trong điều tra sức khỏe răng miệng năm 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh. Các trẻ này được chia làm 2 nhóm bệnh và chứng. Nhóm chứng gồm 554 trẻ không có tình trạng nhiễm fluor răng (Dean=0) và mẹ các trẻ này. Nhóm bệnh gồm 164 trẻ có tình trạng nhiễm fluor răng từ mức độ nhẹ trở lên (Dean≥2) và mẹ các trẻ này. Hồi cứu tiền sử phơi nhiễm với fluor qua các nguồn: nguồn nước, sữa bột, viên fluor, thuốc bổ đối với bà mẹ mang thai và trẻ từ khi sinh đến khi tròn 1 tuổi thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Kết quả: Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy sử dụng viên fluor ở bà mẹ mang thai trong thai kỳ quý 3 đã làm tăng nguy cơ nhiễm fluor trên răng sữa của trẻ 5 tuổi lên gấp 6,3 lần (KTC 95% 2,42-16,45; p<0,05) so với những trẻ có mẹ không sử dụng viên bổ sung fluor trong giai đoạn này; trẻ bú sữa bình từ khi sinh đến 3 tháng tuổi làm tăng nguy cơ nhiễm fluor răng sữa lên 2,4 lần (1,53-3,82) (p<0,001) so với các trẻ không bú sữa bình từ 0-3 tháng tuổi; và những trẻ có mẹ sử dụng sữa bột để uống trong 3 tháng cuối của thai kỳ có nguy cơ nhiễm fluor răng sữa gấp 2,07 lần (1,25-3,45) so với các bà mẹ không uống sữa bột trong thời kì này. Kết luận: Có những nguồn fluor khác ngoài fluor trong nước máy góp phần làm tăng tỉ lệ nhiễm fluor răng sữa ở trẻ 5 tuổi sống trong vùng fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguy cơ nhiễm fluor răng ở hệ răng sữa của trẻ 5 tuổi sống trong vùng fluor hóa nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 85 NGUY CƠ NHIỄM FLUOR RĂNG Ở HỆ RĂNG SỮA CỦA TRẺ 5 TUỔI SỐNG TRONG VÙNG FLUOR HÓA NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Yến Nhi*, Hoàng Trọng Hùng*, Nguyễn Thị Thanh Hà* TÓM TẮT Mục tiêu: Phân tích nguy cơ nhiễm fluor răng sữa của trẻ 5 tuổi sống ở vùng có fluor hoá nước máy ổn định của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện trên 718 trẻ 5 tuổi trong điều tra sức khỏe răng miệng năm 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh. Các trẻ này được chia làm 2 nhóm bệnh và chứng. Nhóm chứng gồm 554 trẻ không có tình trạng nhiễm fluor răng (Dean=0) và mẹ các trẻ này. Nhóm bệnh gồm 164 trẻ có tình trạng nhiễm fluor răng từ mức độ nhẹ trở lên (Dean≥2) và mẹ các trẻ này. Hồi cứu tiền sử phơi nhiễm với fluor qua các nguồn: nguồn nước, sữa bột, viên fluor, thuốc bổ đối với bà mẹ mang thai và trẻ từ khi sinh đến khi tròn 1 tuổi thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Kết quả: Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy sử dụng viên fluor ở bà mẹ mang thai trong thai kỳ quý 3 đã làm tăng nguy cơ nhiễm fluor trên răng sữa của trẻ 5 tuổi lên gấp 6,3 lần (KTC 95% 2,42-16,45; p<0,05) so với những trẻ có mẹ không sử dụng viên bổ sung fluor trong giai đoạn này; trẻ bú sữa bình từ khi sinh đến 3 tháng tuổi làm tăng nguy cơ nhiễm fluor răng sữa lên 2,4 lần (1,53-3,82) (p<0,001) so với các trẻ không bú sữa bình từ 0-3 tháng tuổi; và những trẻ có mẹ sử dụng sữa bột để uống trong 3 tháng cuối của thai kỳ có nguy cơ nhiễm fluor răng sữa gấp 2,07 lần (1,25-3,45) so với các bà mẹ không uống sữa bột trong thời kì này. Kết luận: Có những nguồn fluor khác ngoài fluor trong nước máy góp phần làm tăng tỉ lệ nhiễm fluor răng sữa ở trẻ 5 tuổi sống trong vùng fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: yếu tố nguy cơ, tình trạng nhiễm fluor răng sữa, vùng fluor hóa nước máy. ABSTRACT PRIMARY TOOTH FLUOROSIS RISK AMONG 5-YEAR-OLD CHILDREN LIVING IN FLUORIDATED AREA IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM Nguyen Thi Yen Nhi, Hoang Trong Hung, Nguyen Thi Thanh Ha * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 85 - 91 Objective: The objective of this study was to identify risk factors of primary tooth fluorosis among 5-year-old children living in fluoridated area in Ho Chi Minh city, Vietnam. Methods: A case-control study was designed. The study collected data of primary tooth fluorosis among children at 5 years of age in Ho Chi Minh city from the survey in 2011. The case group included 164 children with mild-to-moderate enamel fluorosis (Dean index≥2), the control one composed of 554 children without fluorosis (Dean=0). 718 parents of these children participated in this study. Prenatal and postnatal fluoride exposures were recruited by questionnaires to parents, including items: (1) during pregnancy: water sources for cooking/drinking/reconstituting milk-based formulae and use of powdered formulae/fluoride supplements/multivitamin supplements; (2) during the first year of child’s life: use of infant formulae, water sources for reconstituting infant formulae and uingse of multivitamin supplements. Results: Logistic regression indicated that children with their mothers tak fluoride supplement during the last three months of pregnancy had * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Yến Nhi, ĐT: 0909289955, Email: yennhinguyenthi@hotmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 86 increased the primary tooth fluorosis risk more than 6.30 times (2.45-16.45) in the ones without using the supplement (p<0.05). Similarly, consumption of milk-based formulae in the third trimester pregnancy had raised 2.07 folds (1.25-3.45) the fluorosis risk in primary dentition among 5-year-old children (p<0.001). Furthermore, it was also shown that children being fed by infant formulas during the first 3 months of their life had increased the primary tooth fluorosis more than 2.42 times (1.53-3.82) comparing the ones with breast-fed (p<0.001). Conclusion: These findings indicated that the additional fluoride sources, besides fluoridated water, had contributed in increasing primary tooth fluorosis among 5-year-old children living in fluoridated area in Ho Chi Minh city. Keywords: primary tooth, fluorosis risk, fluoridated area. ĐẶT VẤN ĐỀ Fluor đóng một vai trò then chốt trong dự phòng và kiểm soát sâu răng hiện nay. Với nồng độ tối ưu, fluor có thể gia tăng tối đa khả năng dự phòng sâu răng, nhưng ít hoặc không gây ra tình trạng nhiễm fluor răng (Dean, 1942). Tại thành phố Hồ Chí Minh, chương trình fluor hóa nước máy đã được thực hiện từ tháng 1/1990 với nồng độ fluor trong nước là 0,7±0,1 ppm(7). Tháng 6/2000, nồng độ này được điều chỉnh xuống còn 0,5±0,1 ppm F và được duy trì cho đến nay(6). Rất nhiều nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến nay ghi nhận hiệu quả cũng như tác dụng phụ của fluor do chương trình đem lại(6,7,12),. Ngoài các nghiên cứu cho thấy sự giảm tỉ lệ sâu răng liên quan tới chương trình fluor hóa nước máy, các nghiên cứu về tình trạng nhiễm fluor răng cũng được thực hiện nhưng chủ yếu là trên răng vĩnh viễn, ít có nghiên cứu trên hệ răng sữa. Một nghiên cứu gần đây(6) cho thấy tỉ lệ nhiễm fluor trên răng sữa ở trẻ 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh từ mức độ nhẹ trở lên là 15,6%. Răng sữa nhiễm fluor được xem như là một tín hiệu báo trước về tình trạng và mức độ nhiễm fluor nặng ở hệ răng vĩnh viễn sau này(4). Tuy nhiên, gần như chưa có công trình nghiên cứu nào tại thành phố Hồ Chí Minh đánh giá nguy cơ nhiễm fluor răng trên hệ răng sữa của trẻ nhỏ theo sau chương trình fluor hóa nước. Chính vì vậy nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích phân tích những yếu tố đã góp phần cùng fluor trong nước máy làm tăng nguy cơ nhiễm fluor răng sữa của trẻ 5 tuổi sống ở vùng có fluor hoá nước máy ổn định của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu cụ thể Trẻ 5 tuổi sống ở vùng fluor hóa nước máy ổn định tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chí đưa vào - Trẻ 5 tuổi sống hoàn toàn trong vùng có fluor hóa nước máy ổn định từ lúc sinh ra đến năm 2011. - Đối với bà mẹ: sống liên tục tại quận nghiên cứu từ lúc mang thai đến khi sinh bé. - Phụ huynh đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ - Trẻ vệ sinh răng miệng kém, mảng bám phủ đầy mặt răng và phụ huynh không đồng ý cũng như không trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Cỡ mẫu 718 trẻ 5 tuổi (554 trẻ không có nhiễm fluor răng sữa và 164 có nhiễm fluor răng sữa mức độ nhẹ theo chỉ số Dean trở lên) và 718 bà mẹ của các trẻ này. Kỹ thuật chọn mẫu Dựa trên dữ liệu điều tra sức khỏe răng miệng của trẻ 5 tuổi trong năm 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh của bộ môn Nha Khoa Công Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 87 Cộng, Khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tiến trình chọn lọc mẫu sẽ được tiến hành như sau: Bước 1: Chọn lọc các trẻ 5 tuổi đã được khám tình trạng nhiễm fluor răng sống trong vùng có fluor hóa nước máy ổn định của thành phố Hồ Chí Minh. Bước 2: Phân loại tình trạng nhiễm fluor răng của trẻ dựa theo chỉ số Dean. Bước 3: Chọn trẻ vào nhóm bệnh và chứng. Các đặc điểm nghiên cứu Nhóm nghiên cứu Nhóm bệnh: Trẻ 5 tuổi sống trong vùng fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh có tình trạng nhiễm fluor răng từ mức độ nhẹ trở lên (Chỉ số Dean ≥ 2). Nhóm chứng: Trẻ 5 tuổi sống trong vùng fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn không có tình trạng nhiễm fluor răng sữa. Tiền sử phơi nhiễm với fluor Đối với bà mẹ mang thai là: Nguồn nước nấu ăn/uống/pha sữa; sữa bột; viên fluor; thuốc bổ trong thời kì mang thai. Đối với trẻ từ khi sinh đến khi tròn 1 tuổi là: Nguồn nước pha sữa; sữa bột; thuốc bổ được trẻ sử dụng từ lúc mới sinh đến khi tròn 1 tuổi. Phương tiện nghiên cứu Dữ liệu điều tra tình trạng răng nhiễm fluor của trẻ 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011. Phiếu khám tình trạng nhiễm fluor răng theo chỉ số Dean của điều tra năm 2011. Bảng trả lời câu hỏi từ phụ huynh của trẻ (phụ lục). Kiểm soát sai lệch thông tin Dữ liệu về tình trạng nhiễm fluor răng đã được ghi nhận bởi 3 điều tra viên được định chuẩn trên lâm sàng: Kappa của nhóm là = 0.71. Bảng câu hỏi được biên soạn, thử nghiệm trước khi điều tra chính thức. Phụ huynh được giải thích về mục đích của Bảng câu hỏi ngay tại trường học. Xử lý và phân tích dữ liệu Dữ liệu nghiên cứu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 11.05. Thống kê mô tả: Tỉ lệ % và tần suất. Kiểm định χ2 và tỉ số số chênh OR thô để đánh giá mối quan hệ giữa nhiễm fluor răng và từng yếu tố liên quan riêng biệt. Phân tích hồi quy logistic để xác định yếu tố nguy cơ chính của tình trạng nhiễm fluor răng sữa. KẾT QUẢ Mẫu nghiên cứu gồm 718 trẻ 5 tuổi sống trong vùng có fluor hóa nước máy ổn định của thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011 và bà mẹ của các trẻ này. Mẫu được hồi cứu dữ liệu từ cuộc điều tra năm 2011. Kết quả sàng lọc cuối cùng cho thấy có 554 trẻ (49,5% nam và 50,5% nữ) được xếp vào nhóm chứng (không có tình trạng nhiễm fluor răng sữa) và 164 trẻ (59,1% nam và 40,9% nữ) được xếp vào nhóm bệnh (tình trạng nhiễm fluor răng sữa mức độ nhẹ trở lên). Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ðối tượng nghiên cứu N Xác ñịnh cá thể vào nhóm bệnh-chứng Số trẻ ñược khám tình trạng nhiễm fluor rng 1336 Số trẻ không có tình trạng nhiễm fluor rănăg 554 Số trẻ có tình trạng nhiễm fluor răng nghi ngờ 173 Số trẻ có tình trạng nhiễm fluor răng rất nhẹ 76 Số trẻ có tình trạng nhiễm fluor răng nhẹ trở lên 164 Hồi cứu tiền sử tiếp xúc với fluor Số bảng câu hỏi gửi ñến phụ huynh học sinh 1336 Số bảng câu hỏi thu hồi lại ñược 1005 Số trẻ bị loại khỏi nhóm bệnh và chứng vì mẹ và/hoặc bé không sống liên tục trong vùng có fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh từ khi mang thai ñến khi bé ñược 1 tuổi 38 Số trẻ ở nhóm bệnh và chứng trong nghiên cứu 718 Số trẻ ñược xếp vào nhóm chứng (không có tình trạng nhiễm fluor răng) 554 Nam 274 Nữ 280 Số trẻ ñược xếp vào nhóm bệnh (tình trạng nhiễm fluor răng nhẹ trở lên) 164 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 88 ðối tượng nghiên cứu N Nam 97 Nữ 67 Nước máy của thành phố là nguồn nước chính (trên 80%) được sử dụng để nấu ăn và uống của các bà mẹ trong mẫu nghiên cứu trong thời kỳ mang thai và của trẻ từ khi sinh đến 1 tuổi. Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang có chương trình fluor hoá nước với nồng độ fluor hóa nước máy là 0,5±0,1 ppm(6), điều này có nghĩa là các cá thể trong mẫu nghiên cứu đang được hưởng nguồn fluor từ chương trình này. Sự phân bố đồng đều nguồn nước sử dụng giữa 2 nhóm nghiên cứu sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho các phân tích nguy cơ nhiễm fluor từ những nguồn fluor thêm vào ngoài fluor trong nước uống của trẻ trong nghiên cứu này(11). Bảng 2: Phân tích hồi quy logistic về các yếu tố nguy cơ nhiễm fluor răng ở hệ răng sữa của trẻ 5 tuổi có tình trạng nhiễm fluor răng từ mức độ nhẹ trở lên Tham số Chứng Bệnh Hệ số B OR thô (KTC 95%) OR** hiệu chỉnh (KTC 95%) P N(%) N(%) Nước nấu ăn của mẹ khi mang thai Không phải nước máy * 21 (3,8) 4 (2,4) -0,55 1,58 0,59 0,488 Nước máy 533(96,2) 160(97,6) (0,53-4,66) (0,14-2,60) Nước uống của mẹ khi mang thai Không phải nước máy * 106(19,1) 20(12,2) 0,68 1,70 1,92 0,114 Nước máy 448(80,9) 144(87,8) (1,02-2,85) (0,86-4,30) Nước pha sữa cho mẹ khi mang thai Không phải nước máy * 38(9,9) 10(7,8) -0,13 1,30 0,93 0,822 Nước máy 347(90,1) 119(92,2) (0,63-2,70) (0,47-1,83) Nước pha sữa cho trẻ Không phải nước máy * 42(8,2) 11(7,1) -0,43 1,16 0,67 0,569 Nước máy 470(91,8) 143(92,9) (0,58-2,32) (0,16-2,71) Thời gian mẹ uống sữa bột trong thai kỳ Thai kỳ 0-3 tháng Không* 360(65,0) 89(54,3) 0,28 1,56 1,34 0,224 Có 194(35,0) 75(45,7) (1,10-2,23) (0,83-2,16) Thai kỳ 3-6 tháng Không* 289(52,2) 82(50,0) -0,04 1,09 0,96 0,899 Có 265(47,8) 82(50,0) (0,78-1,55) (0,55-1,70) Thai kỳ 6-9 tháng Không* 374(67,5) 82(50,0) 0,73 2,08 2,07 0,003 Có 180(32,5) 82(50,0) (1,46-2,96) (1,25-3,45) Thời gian trẻ bú sữa bình 0-3 tháng tuổi Không* 362(65,3) 84(51,2) 0,88 1,80 2,42 <0,001 Có 192(34,7) 80(48,8) (1,26-2,56) (1,53-3,82) 3-6 tháng tuổi Không* 269(48,6) 87(53,0) -0,40 0,84 0,66 0,110 Có 285(51,4) 77(47,0) (0,59-1,18) (0,40-1,10) 6 tháng-1 tuổi Không* 258(46,6) 81(49,4) -0,04 0,89 0,97 0,910 Có 296(53,4) 83(50,6) (0,63-1,27) (0,54-1,72) Thời gian sử dụng viên fluor trong thai kỳ Thai kỳ 0-3 tháng Không * 540(97,5) 155(94,5) -0,24 2,24 0,56 0,378 Có 14(2,5) 9(5,5) (0,95-5,27) (0,16-2,03) Thai kỳ 3-6 tháng Không * 525(94,8) 151(92,1) -0,25 1,56 0,46 0,212 Có 29(5,2) 13(7,9) (0,79-3,07) (0,14-1,55) Thai kỳ 6-9 tháng Không * 539(97,3) 143(87,2) 1,84 5,28 6,30 0,025 Có 15(2,7) 21(12,8) (2,65-10,50) (2,41-16,45) Thời gian sử sụng thuốc bổ trong thai kỳ Thai kỳ 0-3 tháng Không* 390(70,5) 106(64,6) 0,24 1,31 1,24 0,440 Có 163(29,5) 58(35,4) (0,91-1,89) (0,72-2,13) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 89 Tham số Chứng Bệnh Hệ số B OR thô (KTC 95%) OR** hiệu chỉnh (KTC 95%) P N(%) N(%) Thai kỳ 3-6 tháng Không* 319(57,7) 98(59,8) -0,07 0,92 1,01 0,966 Có 234(42,3) 66(40,2) (0,64-1,31) (0,57-1,79) Thai kỳ 6-9 tháng Không* 373(67,5) 110(67,1) -0,17 1,02 0,83 0,534 Có 180(32,5) 54(32,9) (0,71-1,47) (0,47-1,49) Thời gian trẻ sử dụng thuốc bổ từ khi sinh ñến 1 tuổi 0-3 tháng tuổi Không* 510(92,2) 159(97,0) -1,01 0,37 0,34 0,050 Có 43(7,8) 5(3,0) (0,15-0,96) (0,11-1,00) 3-6 tháng tuổi Không* 474(85,7) 142(86,6) -0,17 0,93 0,85 0,676 Có 79(14,3) 22(13,4) (0,56-1,55) (0,39-1,84) 6 tháng-1 tuổi Không* 438(79,2) 128(78,0) 0,17 1,07 0,94 0,872 Có 115(20,8) 36(22,0) (0,70-1,64) (0,45-1,99) (*) Biến số tham chiếu, (**) Đã hiệu chỉnh với các tham số trong bảng và giới tính của trẻ Nếu xét riêng từng yếu tố, bà mẹ dùng nước máy để uống khi mang thai làm tăng nguy cơ nhiễm fluor răng sữa lên 1,7 lần (p<0,05) so với bà mẹ không dùng nước máy để uống trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi lượng giá chung các yếu tố tiền sử sử dụng nước của bà mẹ mang thai và của trẻ với nhau, không tìm thấy mối liên quan giữa tiền sử sử dụng nước để nấu ăn/uống/pha sữa cho bà mẹ mang thai và tiền sử sử dụng nước để pha sữa cho trẻ từ lúc sinh đến 1 tuổi với tình trạng nhiễm fluor răng sữa từ mức độ nhẹ trở lên ở trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy tổng thể các yếu tố nguy cơ (OR hiệu chỉnh, Bảng 2) cho thấy: Sử dụng viên fluor trong 3 tháng cuối thai kỳ được xem là yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm fluor răng sữa. Bà mẹ sử dụng viên fluor trong giai đoạn mang thai tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 làm tăng nguy cơ gây nhiễm fluor răng sữa lên gấp 6,30 lần (KTC 95%: 2,41-16,45) so với các bà mẹ không sử dụng viên fluor trong giai đoạn này (p<0,05). Ngoài ra, cho trẻ bú sữa bình từ khi sinh đến 3 tháng tuổi cũng là yếu tố nguy cơ gây nhiễm fluor răng sữa. Trẻ bú sữa bình từ khi sinh đến 3 tháng tuổi có nguy cơ nhiễm fluor răng sữa cao gấp 2,42 lần (KTC 95%: 1,53-3,82) so với trẻ không bú bình trong khoảng thời gian tương ứng. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,001). Bà mẹ sử dụng sữa bột trong thai kỳ quý 3 cũng được xem là một yếu tố nguy cơ gây nhiễm fluor răng sữa, trẻ có mẹ sử dụng sữa bột trong thai kỳ từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 có nguy cơ nhiễm fluor răng sữa cao gấp 2,07 lần (KTC 95%: 1,25-3,45) so với những trẻ có mẹ không sử dụng sữa bột trong cùng giai đoạn (p<0,01). BÀN LUẬN Tiền sử sử dụng sữa bột Theo kết quả phân tích tổng thể của tất cả các yếu tố liên quan (Bảng 2), chỉ những bà mẹ có uống sữa bột trong thai kỳ quý 3 mới làm tăng nguy cơ gây nhiễm fluor răng sữa của trẻ 5 tuổi, cụ thể là những trẻ có mẹ sử dụng sữa bột trong 3 tháng cuối của thai kỳ có nguy tăng nhiễm fluor răng ở trẻ 5 tuổi gấp 2,42 lần (KTC 95%: 1,53-3,82) so với những trẻ có mẹ không sử dụng sữa bột trong giai đoạn này (p<0,001). Điều này có vẻ phù hợp về mặt mô học vì giai đoạn thai kỳ 6-9 tháng là giai đoạn các mầm răng sữa bắt đầu khoáng hóa và do đó rất nhạy cảm với sự phơi nhiễm fluor, dẫn đến tình trạng nhiễm fluor răng sữa(8). Những trẻ có bú bình từ khi sinh đến 3 tháng tuổi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm fluor răng sữa lên 2,45 lần so với những trẻ không dùng sữa bột trong 3 tháng đầu đời. Không tìm thấy mối liên quan này ở giai đoạn trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi. Rõ ràng, tiền sử sử dụng sữa bột (sữa bình) trong 3 tháng đầu đời của trẻ được xem là yếu tố nguy cơ nhiễm fluor răng của trẻ 5 tuổi trong nghiên cứu này. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 90 Thực tế, lúc trẻ mới sinh, các răng cối sữa chỉ mới hình thành được các múi (hay đỉnh múi); trong khi đó, các răng cửa sữa và răng nanh sữa đã hình thành được 1/3 đến 5/6 men răng[1]. Đến khoảng 3 tháng tuổi, hầu như các răng cửa sữa và răng nanh sữa đã hình thành xong thân răng. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các răng cối sữa vẫn còn trong giai đoạn đầu của quá trình khoáng hóa. Đến giai đoạn 6-9 tháng tuổi, chỉ còn các răng cối sữa tiếp tục quá trình khoáng hóa ở giai đoạn cuối. Theo Denbesten (1999), nguy cơ nhiễm fluor răng thấp nhất khi men răng bị phơi nhiễm với fluor trong giai đoạn chế tiết, và cao nhất khi phơi nhiễm trong giai đoạn chế tiết và trưởng thành(2). Từ đó, có thể suy luận rằng giai đoạn 3 tháng đầu đời của trẻ, khoảng thời gian mà bộ răng sữa đang trong giai đoạn chế tiết và trưởng thành men răng, là giai đoạn có nguy cơ nhiễm fluor răng cao. Hơn nữa, các bà mẹ uống sữa bột trong thai kỳ quý 3 trong nghiên cứu này có nguy cơ gây nhiễm fluor răng sữa cao cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm fluor răng sữa nói chung. Levy (2002) đã đề cập đến giai đoạn nhạy cảm nhất đối tình trạng nhiễm fluor răng sữa là lúc trẻ đạt 6-9 tháng tuổi và tình trạng này chủ yếu phát hiện trên răng cối sữa thứ hai(10). Thực tế nghiên cứu ở trẻ 5 tuổi sống trong vùng fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng chỉ số Dean, tình trạng nhiễm fluor răng sữa được ghi nhận trên cặp răng nặng nhất, trong khi đó tình trạng nhiễm fluor răng sữa được khám bằng chỉ số TSIF trong nghiên cứu của Levy (2002) ở Iowa. Mặc dù nhấn mạnh giai đoạn 6-9 tháng tuổi là nhạy cảm nhất với sự phơi nhiễm fluor, nhưng Levy cũng không phủ nhận sự phơi nhiễm quá mức fluor ở những giai đoạn khác vẫn có thể làm gia tăng tình trạng nhiễm fluor răng sữa của trẻ nhỏ. Tiền sử sử dụng viên fluor của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai trẻ Bà mẹ sử dụng viên fluor trong giai đoạn mang thai tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 làm tăng nguy cơ gây nhiễm fluor răng sữa lên gấp 6,30 lần (KTC 95%: 2,41-16,45) so với các bà mẹ không sử dụng viên fluor trong giai đoạn này (p = 0,025). Điều đáng quan tâm ở đây là có hiện tượng sử dụng viên fluor để ngừa sâu răng cho trẻ từ lúc các bà mẹ còn mang thai tại các quận có fluor hoá nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, mặc dầu CDC đã khuyến cáo, việc bổ sung fluor này chỉ cần thiết cho những cá thể sống trong cộng đồng có nồng
Tài liệu liên quan