Khảo sát mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và hen phế quản

Mục đích: Khảo sát các đặc điểm và tỷ lệ VMDU trên bệnh nhân hen PQ có thử Skin Prick Test cùng các mối tương quan giữa VMDU và hen PQ về độ nặng và thời gian khởi phát. Đánh giá đặc điểm và mức độ dương tính của các dị nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tất cả bệnh nhân đủ 6 tuổi trở lên tới khám bệnh tại PK chức năng Hô Hấp từ tháng 6- 9 /2011, được BS chuyên khoa Phổi chẩn đoán hen PQ đơn thuần đều được đưa vào nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân đều được khám tai mũi họng (hỏi bệnh theo bảng câu hỏi ISAAC và khám nội soi mũi xoang) để tìm VMDU, sau đó tất cả các bệnh nhân đều được thử Skin Prick Test với nhóm dị nguyên đường hô hấp để chẩn đoán xác định VMDU (có kèm SPT(+)). Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân hen PQ có VMDU với SPT (+) là 75,1%. Trong đó VMDU loại gián đoạn là 50,2%, dai dẳng là 49,8%. Loại nhẹ chiếm 44,4% loại nặng chiếm 55,6%.Tuổi càng cao thì càng ít bị VMDU, tỉ lệ VMDU giảm dần khi bậc hen PQ càng cao, tỉ lệ VMDU loại nặng tăng dần khi bậc Hen PQ càng cao, VMDU thường có trước hay cùng lúc với hen PQ (70%). Có khoảng 83% bệnh nhân có SPT (+) với ít nhất một loại dị nguyên và tỉ lệ này ở nam (90,1%) thì cao hơn nữ (77%), tuổi càng nhỏ thì khả năng và mức độ dương tính với nhiều loại dị nguyên càng mạnh. Kết luận: Mối liên quan VMDU và hen PQ khá chặt chẽ thể hiện ở tỉ lệ VMDU/hen PQ khá cao (75,1%) và trên bệnh nhân hen PQ nặng thường kèm VMDU nặng, VMDU thường khởi phát trước hay đồng thời với Hen PQ (70%).

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và hen phế quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 90 KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ HEN PHẾ QUẢN Phùng Minh Thịnh*, Nguyễn Thị Ngọc Dung**, Lê Thị Tuyết Lan*** TÓM TẮT Mục đích: Khảo sát các đặc điểm và tỷ lệ VMDU trên bệnh nhân hen PQ có thử Skin Prick Test cùng các mối tương quan giữa VMDU và hen PQ về độ nặng và thời gian khởi phát. Đánh giá đặc điểm và mức độ dương tính của các dị nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tất cả bệnh nhân đủ 6 tuổi trở lên tới khám bệnh tại PK chức năng Hô Hấp từ tháng 6- 9 /2011, được BS chuyên khoa Phổi chẩn đoán hen PQ đơn thuần đều được đưa vào nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân đều được khám tai mũi họng (hỏi bệnh theo bảng câu hỏi ISAAC và khám nội soi mũi xoang) để tìm VMDU, sau đó tất cả các bệnh nhân đều được thử Skin Prick Test với nhóm dị nguyên đường hô hấp để chẩn đoán xác định VMDU (có kèm SPT(+)). Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân hen PQ có VMDU với SPT (+) là 75,1%. Trong đó VMDU loại gián đoạn là 50,2%, dai dẳng là 49,8%. Loại nhẹ chiếm 44,4% loại nặng chiếm 55,6%.Tuổi càng cao thì càng ít bị VMDU, tỉ lệ VMDU giảm dần khi bậc hen PQ càng cao, tỉ lệ VMDU loại nặng tăng dần khi bậc Hen PQ càng cao, VMDU thường có trước hay cùng lúc với hen PQ (70%). Có khoảng 83% bệnh nhân có SPT (+) với ít nhất một loại dị nguyên và tỉ lệ này ở nam (90,1%) thì cao hơn nữ (77%), tuổi càng nhỏ thì khả năng và mức độ dương tính với nhiều loại dị nguyên càng mạnh. Kết luận: Mối liên quan VMDU và hen PQ khá chặt chẽ thể hiện ở tỉ lệ VMDU/hen PQ khá cao (75,1%) và trên bệnh nhân hen PQ nặng thường kèm VMDU nặng, VMDU thường khởi phát trước hay đồng thời với Hen PQ (70%). Từ khóa: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản. Từ viết tắt: VMDU (viêm mũi dị ứng), Hen PQ: hen phế quản. ABTRACT THE CORRELATION BETWEEN ALLERGIC RHINITIS AND ASTHMA Phung Minh Thinh, Nguyen Thi Ngoc Dung, Le Thi Tuyet Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 92 - 98 Objective: Survey the characters and the rate of allergic rhinitis patients in asthma patients testing Skin prick test and the correlation between allergic rhinitis and asthma severity and the onset time. Assess the characteristics and extent of positive allergens. Method: Cross-sectional study described, all patients aged 6 years and older were diagnosed with lung specialist Doctor have asthma alone were included in the study from June - 9/2011 at Functional respiratory dept in Medicine University Hospital, all patients medical personnel were ENT examinated (asked patients according ISAAC questionnaires and endoscopic examinationed nasal * Khoa TMH BV Nguyễn Trãi ** BV TMH TP.HCM, BM THM trường ĐHYD *** Hội Hô Hấp TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS.BS Phùng Minh Thịnh. ĐT: 09093808077 Email: thinhchtmh09@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 91 sinuses) to find out allergic rhinitis, then all patients were skin prick tested to respiratory allergens confirmed the diagnosis of allergic rhinitis (have SPT (+)). Results: The rate of allergic rhinitis patients among asthma patients with SPT (+) is 75.1%. In which type of allergic rhinitis was 50.2% interrupt, 49.8% are persistent. Accounted for 44.4% of mild and 55.6% severe. Age higher are less allergic rhinitis, allergic rhinitis rates decrease as the higher level asthma, severe allergic rhinitis rate increase when the higher level asthma, allergic rhinitis often have before or simultaneously with asthma (70%). Approximately 83% of patients with SPT (+) with at least one allergen and the rate in men (90.1%) were higher than women (77%), smaller age and ability level of positive with a variety of increasingly powerful allergens. Conclusion: The association of allergic rhinitis and asthma closely reflected in the rate, severity of allergic rhinitis / asthma is quite high (75.1%), in patients with severe asthma often accompanied rhinitis severe allergies, allergic rhinitis usually starts before or simultaneously with asthma (70%). Keywords: Allergic rhinitis, asthma. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đã được biết từ lâu và thường gặp nhất trong các bệnh lý đường hô hấp trên, nó chiếm tỉ lệ từ 10 - 25% dân số(9). Bệnh VMDU thường tái đi tái lại và làm giảm chất lượng cuộc sống. Hen PQ là tình trạng viêm mạn tính ở đường dẫn khí gây phù nề, hẹp đường thở có thể tự hồi phục hay do điều trị nhưng không phải lúc nào cũng hoàn toàn và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Bệnh hen PQ thực sự là gánh nặng về y tế và kinh tế cho mọi quốc gia. Trước đây hen PQ và VMDU được phân loại bệnh khác nhau lần lượt tác động lên đường hô hấp dưới và trên, nhưng gần đây những nghiên cứu sinh lý bệnh học xác nhận cả hai bệnh trên đều là biểu hiện của hội chứng viêm đường hô hấp mạn tính. Do vậy khi chỉ bị hen PQ hay VMDU thì bệnh không chỉ thể hiện tại một vị trí đặc biệt mà có rối loạn cả toàn bộ đường hô hấp(3). Hen PQ và VMDU thường xảy ra đồng thời trên một bệnh nhân, mối liên quan giữa hai bệnh này đã được xác minh trên cơ sở quan sát lâm sàng, nghiên cứu dịch tễ học, miễn dịch học và kết quả điều trị(2). Thực chất hen PQ và VMDU đều là bệnh lý miễn dịch dị ứng có nguyên nhân từ phản ứng kháng nguyên – kháng thể IgE, các kháng nguyên thường là mạt nhà, phấn hoa, lông súc vật, khói bụi công nghiệp v.v... Có khoảng 20 - 50% bệnh nhân VMDU có biểu hiện hen PQ. Tỉ lệ bệnh VMDU trong số người bị hen PQ là khá cao, theo y văn thì nó nằm trong khoảng 30-90% và nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng nặng và hậu quả của bệnh hen PQ. VMDU làm tăng nguy cơ bị hen PQ gấp 3 lần và làm tăng gấp hai lần nguy cơ khám cấp cứu ở bệnh nhân hen PQ. Có khoảng 64% VMDU có trước hoặc đồng thời với hen PQ như vậy hen PQ cũng được coi là yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh hen PQ(2,3). Việc khảo sát bệnh hen PQ cũng như VMDU bằng bảng câu hỏi ISAAC chuẩn quốc tế đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới và Việt nam. Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về mối liên quan, đặc điểm và tỉ lệ VMDU trên bệnh hen PQ tại Việt nam nên chúng tôi thực hiện đề tài này. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Tất cả các bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên tới khám bệnh tại phòng thăm dò chức năng hô hấp BV ĐHYD được Bs hô hấp chẩn đoán xác định Hen PQ đơn thuần. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 92 Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu với ước lượng khoảng tin cậy (1-α) của một tỉ lệ p với sai số biên d: Z2(1-α/2) × p × (1-p) n = d2 Với: Xác suất sai lầm loại 1: α = 0,05, ta tính được Z : trị số từ bảng phân phối chuẩn. Z(1-α/2) = 1,96. d: sai số biên cho phép (d = 0,05). p: Do chưa có nghiên cứu nào về tỉ lệ VMDU trong hen PQ tại Việt Nam nên chúng tôi chọn p = 0,5 để có được cỡ mẫu lớn nhất n = 385. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn 542 bệnh nhân, sau khi loại ra 23 người không hoàn tất hồ sơ còn 519 bệnh nhân được thu dung. Tất cả các bệnh nhân đều được khám Tai mũi họng (hỏi bệnh theo bảng câu hỏi ISAAC và khám nội soi mũi xoang) để tìm VMDU, sau đó tất cả các bệnh nhân đều được thử Skin Prick Test với nhóm dị nguyên đường hô hấp để xác định chẩn đoán VMDU (có kèm SPT (+)). Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng phần mềm Stata10.0 Y đức: Đề tài đã được duyệt qua hội đồng Y Đức của BV ĐHYD. KẾT QUẢ Qua khảo sát trên 519 bệnh nhân hen PQ chúng tôi nhận thấy như sau: Tỉ lệ BN nữ là 55% nhiều hơn ở BN nam là 45% và tuổi trung bình BN nữ (30,7 ± 17,0) cao hơn ở BN nam (18,3 ± 14,7), có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ và đặc điểm VMDU ở bệnh nhân hen PQ Tỉ lệ BN hen PQ có triệu chứng VMDU chưa qua thử SPT là 83,4 % Tỉ lệ BN hen PQ có VMDU với kết quả SPT (+) là 75,1% trong đó: Loại gián đoạn chiếm 50,2%, loại dai dẳng chiếm 49,8%. Loại nhẹ chiếm 44,4%, loại nặng chiếm 55,6%. Tỉ lệ nghẹt mũi và chảy mũi ở nhóm VMDU dai dẳng cao hơn nhóm VMDU gián đoạn, độ nặng của cả 4 TC cơ năng trong nhóm VMDU dai dẳng cũng cao hơn nhóm VMDU gián đoạn. Qua nội soi nhận thấy: bệnh nhân có niêm mạc mũi phù nề, tái, xám xanh nhạt (59%), có dịch nhày trong (42%), có CMD quá phát, phù nề mọng (56%). Tuổi càng cao thì càng ít bị VMDU. Triệu chứng ngứa mắt trên BN VMDU có tỉ lệ là 58,2%, VMDU loại nặng có 65,9% BN ngứa mắt. Liên quan VMDU với HPQ Tỉ lệ VMDU trên bệnh HPQ giảm dần khi tuổi càng cao. Tỉ lệ VMDU trên bệnh HPQ giảm dần khi bậc HPQ càng cao. Có mối liên quan giữa độ nặng của VMDU với độ nặng của HPQ: tỉ lệ VMDU loại nặng trong HPQ tăng dần khi bậc HPQ càng cao. Tỉ lệ VMDU có trước HPQ là 50%, tỉ lệ HPQ có trước VMDU là 31%, tỉ lệ VMDU có đồng thời VMDU là 19%, trong đó lưu ý: Ở nhóm VMDU có trước Trong 4 nhóm tuổi ( 40t) từ khi khởi phát VMDU thì lần lượt trung bình sau khoảng 2,9; 4,4; 6,9 và 11,8 năm thì có thêm bệnh hen PQ. Như vậy trong nhóm VMDU có trước hen PQ, độ tuổi càng nhỏ thì khả năng khởi phát hen PQ càng sớm. Ở nhóm hen PQ có trước Trong 4 nhóm tuổi ( 40t) từ khi khởi phát hen PQ thì lần lượt trung bình sau khoảng 4,1; 8,2; 10,6 và 9,9 năm thì có thêm bệnh VMDU. Như vậy trong nhóm hen PQ có trước ở độ tuổi càng nhỏ thì càng nhanh khởi phát VMDU, khoảng thời gian này dài hơn so với khoảng thời gian tương tự ở nhóm VMDU có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 93 trước, trong độ tuổi dưới 40. Ở nhóm VMDU có đồng thời hen PQ Trong 4 nhóm tuổi ( 40t) thì tuổi khởi phát hen PQ cùng VMDU lần lượt là 5,9; 21,0; 30,0 và 39,1 tuổi. Kết quả thử Skin prick test Tỉ lệ bệnh nhân dương tính Với ít nhất 1 loại dị nguyên là 83%, với ít nhất 2 loại dị nguyên là 67,5%, với ít nhất 3 loại dị nguyên là 51,8%, với cả 11 loại dị nguyên là 0,19%. Mạt bụi nhà D.p có tỉ lệ dương tính cao nhất là 52,2%, thấp nhất là dị nguyên lông chó với 7,8%. Nếu thử một bộ gồm 3 loại dị nguyên mạt bụi nhà (D.p, D.f, B.t) thì cho tỉ lệ dương tính là 67,2%. Nhóm Lông thú: có tỉ lệ dương tính là 17,2%, nhóm Gián là 26,2%, nhóm Nấm mốc là 31,0% và nhóm Phấn hoa là 24,7%. Tuổi càng cao thì khả năng dương tính với nhiều loại dị nguyên càng thấp. Tuổi càng nhỏ mức độ phản ứng dương tính với dị nguyên càng mạnh. Tỉ lệ SPT(+) ở nam (90,1%), cao hơn ở nữ (77%), nam có tỉ lệ dương tính nhiều hơn nữ ở hầu hết các loại dị nguyên ngoại trừ với dị nguyên nấm mốc thì nữ thì có tỉ lệ dương tính nhiều hơn nam. Bảng 1: Bảng chi tiết triệu chứng VMDU và kết quả thử SPT T/CVMDU Kết quả SPT Có (n= 433) Không (n= 86) Tổng số (N= 519) SPT(+) 90,7% (390) 9,3% (40) 430 SPT(-) 48,3% (43) 51,7% (46) 89 Số liệu được trình bày theo tỉ lệ % và (tần suất) BÀN LUẬN Giới Trong tổng số 519 bệnh nhân hen PQ trong mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận số lượng nữ nhiều hơn nam giới, tỉ lệ Nam là 45% và Nữ là 55% gần giống kết quả nghiên cứu ở Tây Ban Nha của A Valero(7) với tỉ lệ Nam là 47% và Nữ là 53%. Tuy nhiên theo GINA, giới nam là yếu tố nguy cơ hen PQ ở trẻ em. Trước tuổi 14, tỉ lệ hen PQ ở bé trai lớn gấp đôi bé gái. Khi trẻ càng lớn, khoảng cách này dần thu hẹp. Vào độ tuổi 14-17, hai tỉ lệ này gần như nhau. Trước khi đạt tuổi trưởng thành trở đi thì tỉ lệ hen PQ ở nữ đã cao hơn nam(1,4). Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự phù hợp với nghiên cứu trên ở độ tuổi 14 trở xuống, tỉ lệ hen PQ ở trẻ Nam là 68% gấp hơn hai lần ở trẻ nữ là 32%. Ở độ tuổi trên 14 tới 17 tuổi, tỉ lệ hen PQ ở trẻ Nam là 52% xấp xỉ trẻ nữ là 48%.Từ 18 tuổi trở lên thì tỉ lệ HPQ ở Nam là 25% nhỏ hơn nhiều so với ở nữ là 75%. Tuổi Tuổi trung bình bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi là 25,2 ± 17,1 tuổi. Tuổi nhỏ nhất là 6, tuổi lớn nhất là 81. Chúng tôi cũng ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi trung bình giữa nam (18,3 ± 14,67) và Nữ (30,7 ± 16,97). Giới nữ có tuổi trung bình lớn hơn nam. Đặc điểm và tỉ lệ bệnh VMDU trên bệnh nhân hen PQ Tỷ lệ VMDU có SPT(+) là 75,1%, tỉ lệ này so với nghiên cứu của Ohta (4) ở Nhật năm 2009 là 66,2% thì cao hơn và so với nghiên cứu của Navarro (5) 89,5% thì thấp hơn, lý do có thể một số bệnh nhân VMDU do các loại dị nguyên khác mà chúng tôi không có. Tỉ lệ VMDU nặng ở nghiên cứu của chúng tôi là 55,6% thấp hơn 76,2% so với nghiên cứu của Ohta(6). Có thể do đặc điểm địa lý ở Nhật bản lạnh hơn đất nước chúng tôi nên bệnh dai dẳng hơn. Triệu chứng nghẹt mũi và chảy mũi nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân VMDU dai dẳng. Ở đây có vai trò của pha đáp ứng muộn với sự xâm nhập của các loại tế bào viêm cùng các hóa chất trung gian gây viêm và gây triệu chứng chính là nghẹt mũi kèm chảy mũi và đây cũng là triệu chứng kéo dài nhiều giờ thậm chí nhiều ngày sau khi khởi phát một đợt VMDU. Độ nặng của các TC cơ năng trong nhóm VMDU dai dẳng thì cao hơn nhóm gián đoạn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 94 VMDU dai dẳng có sự đáp ứng miễn dịch với mức độ mạnh hơn, giải phóng nhiều hóa chất trung gian gây viêm hơn, huy động được nhiều tế bào viêm hơn nên có TC lâm sàng nặng và kéo dài hơn. Tỉ lệ ngứa mắt chiếm 58,2% trong số bệnh nhân VMDU, tỉ lệ ngứa mắt trên bệnh nhân VMDU loại nặng (65,9%) thì cao hơn trong VMDU loại nhẹ (48,6%) có ý nghĩa thống kê. Diễn tiến VMDU theo tuổi Tỉ lệ kết hợp VMDU và hen PQ giảm dần theo tuổi Tuổi càng cao thì tỉ lệ kết hợp VMDU và HPQ càng giảm, ở tuổi 18 trở xuống tỉ lệ này là 83,9%, ở tuổi 19- 44 chiếm tỉ lệ 69,2%, ở tuổi 45- 64 chiếm tỉ lệ 63,6% và ở tuổi trên 64 thì chỉ chiếm 40%, có sự phù hợp với nghiên cứu tương tự của Navarro(5). Tỉ lệ VMDU với kết quả thử SPT Tỉ lệ VMDU trong nhóm SPT (+) là 90,6% cao hơn nhiều so với tỉ lệ VMDU trong nhóm SPT(-) là 48,3%, rõ ràng trong nhóm thử test lẩy da dương tính đã xác định được bệnh nhân có bị dị ứng thì khả năng bị VMDU là rất cao. Trong nhóm SPT (-) không xác định được bệnh nhân có bị dị ứng thì khả năng có hay không có VMDU là đều nhau. Tương tự như vậy tỉ lệ không VMDU trong nhóm SPT (+) là 9,3% thấp hơn nhiều so với tỉ lệ không VMDU trong nhóm SPT (-) là 51,7%. Phân tích dị nguyên Có 430 bệnh nhân thử test da dương tính với ít nhất một dị nguyên chiếm tỉ lệ 82,9% tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu Oneair(5) của Navarro là 95,5%. Lý do là Navarro thử 13 loại dị nguyên, còn của chúng tôi là 11 dị nguyên, nhưng cao hơn kết quả trong nghiên cứu RINAIR(8) của Vizuete là 59,7%. Lý do là Vizuete nghiên cứu bệnh nhân HPQ từ 16 tuổi trở lên còn chúng tôi nghiên cứu bệnh nhân HPQ từ 6 tuổi trở lên. Trong 11 loại DN thì tỉ lệ dương tính với Mạt nhà Dermatophagoides pteronyssinus (D.p) là cao nhất với 52% chủ yếu là dương tính mức độ nhẹ và vừa (chiếm 75% số dương tính trong nhóm này) cao hơn so với nghiên cứu của Navarro(5) là 50%. Tiếp theo là mạt nhà Dermatophagoides farinae với tỉ lệ dương tính là 49% cao hơn so với nghiên cứu Oneair là 44%, chủ yếu là dương tính mức độ nhẹ và vừa (chiếm 88% số dương tính trong nhóm này). Nếu tính gộp cả 3 loại dị nguyên này thành nhóm mạt thì có 349 bệnh nhân dương tính chiếm 67,2% trong tổng số bệnh nhân thử test da cao hơn kết quả của Yuen(10) là 63%. Kết quả thử test da dương tính với lông thú nuôi trong nhà cụ thể là lông mèo và lông chó lần lượt là 12% và 8% không cao như nghiên cứu của Navarro(5) là 30%. Trong khi đó dị nguyên gián lại gây chú ý với kết quả dương tính là 26%, Nhóm dị nguyên nấm mốc ở đây có 4 loại là: Alternaria, Aspergilus, Botrytis và Stemphylium chiếm tỉ lệ lần lượt là 15%, 15%, 13% và 10%. Nếu tính chung cả nhóm nấm mốc thì tỉ lệ dương tính lên tới 31% trong tổng số bệnh nhân thử test da. Phấn hoa từ lâu đã biết đến khả năng gây dị ứng theo mùa, nhiều bệnh nhân bị VMDU vào một mùa cố định trong năm có liên quan tới Phấn hoa của mùa đó. Trong nghiên cứu này chúng tôi thử là dị nguyên Phấn hoa mimosa, kết quả có 25% bệnh nhân dương tính. Số bệnh nhân dương tính với từ 1 đến 4 loại dị nguyên chiếm phần lớn trong số người thử test dương tính (73%). Nếu dương tính với từ 1 đến 6 dị nguyên thì tỉ lệ này lên tới 90,5%. Tỉ lệ dương tính của SPT không khác nhau giữa các bậc hen PQ (p = 0,192), và cũng không khác nhau giữa các loại VMDU (p = 0,58). Tuổi càng trẻ thì dương tính với càng nhiều loại dị nguyên và tuổi càng cao thì số loại dị nguyên dương tính trung bình trên mỗi bệnh nhân càng giảm. Phân tích mối liên quan giữa VMDU và hen PQ So sánh phân loại hen PQ theo GINA cho thấy tỉ lệ bệnh nhân hen PQ có kết hợp VMDU Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 95 giảm dần khi bậc Hen nặng lên cụ thể là hen PQ bậc 1; 2; 3 và 4 thì tỉ lệ này lần lượt là: 82,6%, 77,9%, 74,2%, 70,5%. Có sự phù hợp với nghiên cứu tương tự của Navarro (có tỉ lệ hen PQ kết hợp VMDU lần lượt là: 92%, 90%, 89%, 76%). Xét mối liên quan VMDU & hen PQ theo từng bậc tuổi cho thấy tuổi càng trẻ thì VMDU kết hợp hen PQ càng nhiều, tuổi càng cao thì tỉ lệ này ít đi, cụ thể ở các nhóm tuổi: 6-18; 19-44; 45- 64; và >64, thì tỉ lệ này lần lượt là: 83,9%; 69,2%; 63,6% và 40%. Cũng có sự phù hợp với nghiên cứu của Navarro (có tỉ lệ hen PQ kết hợp VMDU lần lượt là: 94%, 91%, 82%, 76%). So sánh độ nặng của hen PQ gồm loại nhẹ (bậc 1 & 2) và loại nặng (bậc 3 & 4) theo nhóm tuổi tăng dần cho thấy: Tuổi càng trẻ thì bệnh hen PQ loại nhẹ (bậc 1 & 2) nhiều hơn loại nặng (bậc 3 & 4), tuổi càng cao bệnh hen PQ có xu hướng bị loại nặng nhiều hơn loại nhẹ (p < 0.001) cụ thể ở các nhóm tuổi: 6-18; 19-44; 45-64; và >64, thì tỉ lệ hen PQ nhẹ và hen PQ nặng lần lượt là: 52,3%, 47,7%; 24,4%, 75,6%; 18,2%, 81,8% và 40%, 60%. kết quả này cũng phù hợp với kết luận từ nghiên cứu của Navarro(5). Có sự liên quan giữa VMDU loại nặng và bậc hen PQ Khi bậc hen PQ càng cao thì tỉ lệ kết hợp với VMDU loại nhẹ càng giảm, cụ thể ở hen PQ bậc 1 tỉ lệ này là 72%, ở hen PQ bậc 2 tỉ lệ này là 64%, ở hen PQ bậc 3 tỉ lệ này là 33%, ở hen PQ bậc 4 tỉ lệ này là 24%. Khi bậc hen PQ càng cao thì tỉ lệ kết hợp với VMDU loại nặng càng tăng, cụ thể ở hen PQ bậc 1 tỉ lệ này là 28%, ở hen PQ bậc 2 tỉ lệ này là 36%, ở hen PQ bậc 3 tỉ lệ này là 67%, ở hen PQ bậc 4 tỉ lệ này là 76%. Khảo sát thời gian khởi phát VMDU và hen PQ theo 4 nhóm tuổi có so sánh với nghiên cứu của tác giả Valero(7) ở Tây Ban Nha: Thời gian TB (trung bình) bị VMDU của mỗi BN trong mẫu VMDU là: 6,44 ± 6,9. Thời gian TB bị HPQ của mỗi BN trong mẫu chung là: 5,92 ± 8,5. Thời gian TB bị VMDU nhiều hơn thời gian trung bình bị HPQ (p < 0,001). Có gần 70% VMDU có trước hoặc có đồng thời với HPQ. Ở nhóm VMDU có trước chiếm 49,49% (193 bệnh nhân) Nhóm tuổi 1, dưới 20 tuổi Tuổi TB khởi phát VMDU là 5,2 ± 3,7 ; Tuổi TB khởi phát hen PQ là 8,1 ± 3,7 Nhóm tuổi 2, từ 21-30 tuổi Tuổi TB khởi phát VMDU là: 19,1 ± 5,9 ; Tuổi TB khởi phát hen PQ là: 23,6 ± 4,6 Nhóm tuổi 3, từ 31-40 tuổi Tuổi TB khởi phát VMDU là: 25,3 ± 6,1; Tuổi TB khởi phát hen PQ là: 32,2 ± 4,0 Nhóm tuổi 4, từ 41 tuổi trở lên Tuổi TB khởi phát VMDU là: 36,5 ± 16, Tuổi TB khởi phát hen PQ là: 48,3 ± 9,4 Vậy nhóm VMDU có trước hen PQ, độ tuổi càng nhỏ thì khả năng khởi phát hen PQ càng sớm. Trong nhóm hen PQ khởi phát trước VMDU (121 người) Nhóm tuổi 1, dưới 20 tuổi Tuổi TB khởi phát hen PQ là 5,1 ± 4,0 Tuổi TB khởi phát VMDU là 9,2 ± 3,6 Nhóm tuổi 2, từ 21-30 tuổi Tuổi TB khởi phát hen PQ là:12,7 ± 7,8 Tuổi TB khởi phát VMDU là: 20,9 ± 3,
Tài liệu liên quan