Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa điểm rò trên chụp mạch huỳnh quang (CMHQ) và cắt lớp quang học (OCT) trong bệnh lý Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (HVMTTTD) cấp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích, thực hiện tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ tháng 7/2011 đến tháng 8/2012, gồm 101 bệnh nhân với 101 mắt được chẩn đoán bệnh HVMTTTD cấp. Bệnh nhân được khám lâm sàng, sau đó có chỉ định chụp mạch huỳnh quang và cắt lớp quang học. Kết quả: Tuổi trung bình 38,8 ± 6,657, tỷ lệ nam: nữ là 5:1. Trên CMHQ phát hiện 96% có điểm rò, 4% không có điểm rò (p<0,01). Trên OCT có 61,4% có bong BMST và 52,5% dấu dipping. Có 2 mối tương quan chặt đó là mối tương quan giữa dipping với xuất tiết fibrin, và mối tương quan giữa bong BMST với dipping. Có 2 mối tương quan yếu là mối tương quan giữa điểm rò với dipping, và mối tương quan giữa điểm rò với xuất tiết fibrin. Kết luận: Mối tương quan giữa điểm rò với dipping là mối tương quan yếu do đó chỉ áp dụng cho những bệnh nhân cần phải điều trị laser quang đông nhưng chống chỉ định với chụp mạch huỳnh quang.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối tương quan giữa chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp quang học trong bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 209
KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHỤP MẠCH HUỲNH QUANG
VÀ CHỤP CẮT LỚP QUANG HỌC TRONG BỆNH LÝ HẮC VÕNG MẠC
TRUNG TÂM THANH DỊCH CẤP
Nguyễn Thị Thu Thủy*, Võ Quang Minh**, Nguyễn Trí Dũng***, Nguyễn Trọng Lộc***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa điểm rò trên chụp mạch huỳnh quang (CMHQ) và cắt lớp quang
học (OCT) trong bệnh lý Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (HVMTTTD) cấp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích, thực hiện tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ
Chí Minh từ tháng 7/2011 đến tháng 8/2012, gồm 101 bệnh nhân với 101 mắt được chẩn đoán bệnh HVMTTTD
cấp. Bệnh nhân được khám lâm sàng, sau đó có chỉ định chụp mạch huỳnh quang và cắt lớp quang học.
Kết quả: Tuổi trung bình 38,8 ± 6,657, tỷ lệ nam: nữ là 5:1. Trên CMHQ phát hiện 96% có điểm rò, 4%
không có điểm rò (p<0,01). Trên OCT có 61,4% có bong BMST và 52,5% dấu dipping. Có 2 mối tương quan chặt
đó là mối tương quan giữa dipping với xuất tiết fibrin, và mối tương quan giữa bong BMST với dipping. Có 2
mối tương quan yếu là mối tương quan giữa điểm rò với dipping, và mối tương quan giữa điểm rò với xuất tiết
fibrin.
Kết luận: Mối tương quan giữa điểm rò với dipping là mối tương quan yếu do đó chỉ áp dụng cho những
bệnh nhân cần phải điều trị laser quang đông nhưng chống chỉ định với chụp mạch huỳnh quang.
Từ khóa: Bệnh HVMTTTD, dipping, xuất tiết fibrin, điểm rò, OCT.
ABTRACT
ASSESSMENT OF THE CORRELATION BETWEEN OPTICAL COHERENCE TOMOGRAPHIC
PATTERN OF FLUORESCEIN ANGIOGRAPHIC LEAKAGE SITE IN ACUTE CENTRAL SEROUS
CHORIORETINOPATHY
Nguyen Thi Thu Thuy, Vo Quang Minh, Nguyen Tri Dung, Nguyen Trong Loc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 209 - 212
Objective: To assess the correlation between the optical coherence tomography pattern (OCT) of the
fluorescein angiographic (FFA) leakage in acute central serous chorioretinopathy (CSCR).
Methods: Cross-section and correlation analysis. The study was performed at Eye Hospital from July 2011
to August 2012. There were 101 acute central serous chorioretinopathy patients in the study. OCT line scan was
performed over the fluorescein angiographic leak site in eyes clinically diagnosed acute CSCR.
Results: The mean age of 101 patients was 38.8 ± 6.657 years. Male:female ratio was 5:1. On fluorescein
angiography had 96% leakage. 61.4% with a pigment epithelial detachment (PED) and 52.5% with dipping sign
showed on OCT. There were two strong correlation that correlation between dipping with subretinal fibrin and
correlation between dipping with PED. The study has two weak correlation that correlation between dipping with
leakage and correlation between leakage with subretinal fibrin.
* Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Bộ môn Mắt, Đại Học Y Dược TP.HCM
Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thu Thủy ĐT: 0989227958 Email: nttthuy_dhyd@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 210
Conclusion: The correlation between dipping with leakage were not strong, so we could possibly use this
information to treat patient who contraindicate with FFA.
Key words: Central serous chorioretinopathy, dipping, subretinal fibrin, leakage, optical coherence
tomography.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
(HVMTTTD) là một trong mười bệnh thường
gặp hàng đầu của những tổn thương ở võng mạc
cực sau, ảnh hưởng chức năng thị giác từ nhẹ
đến nặng.
Trong những năm gần đây, với sự ra đời của
các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp ích rất
nhiều trong điều trị. CMHQ có ưu điểm xác định
vị trí và hình thái rò fluorescein, giúp chẩn đoán,
hiểu rõ hơn cơ chế gây bệnh và hướng dẫn điều
trị. Tuy nhiên, nó là xét nghiệm can thiệp, có
nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như sốc phản vệ,
dị ứng thuốc, ảnh hưởng xấu trên bệnh nhân suy
thận và có bệnh lý tim mạch. Trong khi đó, OCT
là một xét nghiệm không xâm lấn, thời gian thực
hiện nhanh nên bệnh nhân không cảm thấy khó
chịu, dễ dàng chỉ định trên nhiều bệnh nhân và
làm nhiều lần để theo dõi. Ngoài ra, OCT cho ta
thấy rõ vị trí tổn thương ở lớp nào của võng mạc,
thấy được mức độ phù nhiều hay ít bằng số
lượng cụ thể. Tuy nhiên, OCT có phát hiện điểm
rò hay không? Bệnh nhân chống chỉ định chụp
mạch huỳnh quang nhưng phải điều trị laser
quang đông, thì OCT có thay thể CMHQ trong
những trường hợp đó được không?
Từ tính cấp thiết và tính thực tiễn nêu trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát
mối tương quan giữa chụp mạch huỳnh quang
và chụp cắt lớp quang học trong bệnh lý Hắc
võng mạc trung tâm thanh dịch cấp”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân đến khám tại phòng
khám và được cho làm xét nghiệm OCT, CMHQ.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả các bệnh nhân đã được chẩn đoán trên
lâm sàng là bệnh HVMTTTD cấp với các tiêu
chuẩn:
Bệnh kéo dài ≤ 2tháng.
Đáy mắt soi được với các thành phần của
võng mạc.
Có khả năng hợp tác để đo thị lực, khai thác
bệnh sử, CMHQ và OCT.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiến hành nghiên cứu
Mỗi bệnh nhân có một bảng thu thập số liệu.
Bệnh nhân vào viện, sau khi khai thác các
triệu chứng chủ quan khiến bệnh nhân đi khám
bệnh như giảm thị lực, ám điểm, biến dạng hình,
rối loạn sắc giác, khai thác tiền sử và quá trình
bệnh lý.
Tiến hành đo thị lực bằng bảng thị lực
Snellen, trường hợp thị lực nhỏ hơn 10/10 tiến
hành thử thị lực bằng hộp kính và kính lỗ.
Khám mắt toàn diện bằng sinh hiển vi để
phát hiện bệnh lý khác tại mắt nếu có.
Nhỏ dãn đồng tử bên mắt bệnh bằng dung
dịch Mydriacyl 0,1%.
Soi đáy mắt bằng kính sinh hiển vi kết hợp
với kính Volk Digital Wide Field xác định bong
thanh dịch vùng hoàng điểm.
Bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng bệnh
HVMTTTD.
Cho bệnh nhân đi khám nội để tiến hành
CMHQ và chụp OCT.
Nếu vị trí điểm rò ngoài vùng hoàng điểm
(cách lõm trung tâm với bán kính lớn hơn
2,75mm) thì loại khỏi nghiên cứu.
Xử lý và phân tích số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 211
phiên bản 15.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 38,8 ±
6,657 năm, nhỏ nhất là 23 tuổi, lớn nhất là 59
tuổi. Nam gấp 5 lần so với nữ. Nhóm tuổi gặp
nhiều nhất là 36-40 tuổi. Sự khác biệt về tỷ lệ
nam nữ, các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với
p<0,01. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên
cứu của tác giả Võ Quang Minh(10) và Phạm
Minh Khoa(9).
Đặc điểm chung của bệnh HVMTTTD
Thị lực
Trong nghiên cứu thị lực chiếm thấp nhất là
nhóm mù thực tế với 8,9%, nhóm chiếm tỷ lệ cao
nhất là giảm thị lực trung bình với 39,6%. Điều
này có ý nghĩa thống kê với p<0,01, phù hợp với
nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Khoa(9).
Triệu chứng cơ năng
Giảm thị lực chiếm tỷ lệ cao nhất với 97%,
trong nghiên cứu có 2 bệnh nhân đến khám
với thị lực 10/10, họ đến vì ám điểm trung
tâm. Giảm thị lực chiếm tỷ lệ cao nhất vì đây
là triệu chứng thường gặp và là triệu chứng
bệnh nhân dễ nhận biết.
Sử dụng bảng lưới Amsler cho thấy ám điểm
xuất hiện 76,2%, ám điểm có thể xuất hiện từ
ngày này qua ngày khác nhưng theo chiều
hướng giảm dần, đây cũng là triệu chứng khá
đặc trưng của bệnh.
Biến dạng hình chiếm 41,6%. Và rối loạn sắc
giác chiếm 44,6% triệu chứng này thường kéo
dài sau khi thị lực đã hồi phục.
Đặc điểm tổn thương trên đáy mắt
Xuất tiết fibrin là 54,5%, bong thanh dịch là
45,5%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê với p>0,05. Kết quả này phù hợp với tác giả
Hussain Nazimul(4) xuất tiết fibrin là 60%. So với
tác giả Iida Tomohiro(6) là 17,4% kết quả nghiên
cứu có phần cao hơn có thể do bệnh nhân đến
khám bệnh khá muộn lúc này fibrin đã lắng
đọng nhiều dưới võng mạc.
Đặc điểm tổn thương trên CMHQ
Điểm rò
Trên CMHQ phát hiện 96% có điểm rò, 4%
không có điểm rò. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p<0,01. Kết quả này phù hợp với
Gibert Mitchell(2) và Hirami Yasuhiko(3). Không
có điểm rò có thể giải thích là trong giai đoạn hồi
phục của bệnh, điểm rò đã đóng nhưng dịch
trong khoang dưới võng mạc chưa được hấp thu
hết, dần dần sẽ được hấp thu nhờ những tế bào
BMST bình thường bên cạnh các tế bào BMST bị
tổn thương.
Vị trí điểm rò
Biểu đồ 1: Vị trí điểm rò.
Sự khác biệt về phân bố điểm rò ở ba vùng
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả
này khác so với nghiên cứu của Mutlak(8). Việc
xác định điểm rò rất quan trọng trong điều trị
laser quang đông võng mạc. Nếu điểm rò cách
hố trung tâm ít nhất ¼ đường kính gai thị thì có
thể tiến hành laser quang đông.
Đặc điểm tổn thương trên OCT
BMST
Bong BMST chiếm 61,4%, không bong
BMST chiếm 38,6%. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.Kết quả này phù
hợp với Hisataka(1) là 61%. Thấp hơn Ie
Darmakusuma(5) là 90%, cao hơn Velthoven là
51,7%. Nếu bong BMST lâu ngày dễ dẫn đến
mạn tính, sẹo BMST làm ảnh hưởng nhiều đến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 212
thị lực, khi có nguy cơ này thì nên điều trị
laser quang đông cho bệnh nhân.
Biểu đồ 2: Hình ảnh thay đổi cấu trúc lớp võng mạc
thần kinh cảm thụ.
Kết quả này phù hợp với Hussain(4) là 60%.
Mối tương quan giữa tổn thương trên
CMHQ và OCT
Bảng 1: Mối tương quan giữa xuất tiết fibrin và
dipping.
OCT
FA
Dipping Không
dipping
Tổng
Xuất tiết Fibrin 52 (51,5%) 3 (3%) 55 (54,5%)
Bọng thanh dịch 1 (1%) 45 (44,5%) 46 (45,5%)
Tổng 53 (52,5%) 48 (47,5%) 101 (100%)
P P < 0,01
Hệ số Cramer V 0,92
Trong 54,5% xuất tiết fibrin thì dipping
chiếm 51,5% và chỉ có 3% xuất tiết fibrin mà
không có dipping. Có sự tương quan giữa xuất
tiết fibrin và dipping với hệ số Cramer V là
0,92%, điều này có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Kết quả có phần thấp hơn so với tác giả Hussain
Nazimul(4), trong nghiên cứu của tác giả khi có
fibrin trên đáy mắt thì đều có dipping trên OCT.
Theo Iida Tomohiro 4 trường hợp có lắng đọng
xuất tiết fibrin thì cả 4 trường hợp đều có
dipping trên OCT, và tác giả cho rằng có sự
tương quan giữa xuất tiết fibrin và dipping(6).
Bảng 2: Mối tương quan giữa điểm rò và dipping.
OCT
FFA
Dipping
Không
dipping
Tổng
Có điểm rò 53 (52,5%) 44 (43,5%) 97 (96%)
Không điểm rò 0 (0%) 4 (4%) 4 (4%)
Tổng 53 (52,5%) 48 (47,5%) 101 (100%)
P 0,03
Hệ số Cramer V 0,21
Trong 96% có điểm rò thì dipping chiếm
52,5%. Như vậy có sự tương quan yếu giữa điểm
rò và dipping với hệ số Cramer V là 0,21, điều
này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đây là mối
tương quan yếu, do đó không thể ứng dụng
rộng rãi đặc điểm trên để áp dụng điều trị laser
quang đông được. Vì nó không cho ta biết chính
xác số lượng điểm rò, có thể bỏ sót điểm rò. Có
dipping thì có điểm rò, nhưng có điểm rò chưa
chắc có dipping.
KẾT LUẬN
OCT có thể thay thế chụp mạch huỳnh
quang đối với những bệnh nhân chống chỉ định
mà cần điều trị laser quang đông võng mạc,
không thể áp dụng điều trên vào tất cả bệnh
nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fujimoto H, Fumi G, Wakabayashi T, et al (2008),
"Morphologic Changes in Acute Central Serous
Chorioretinopathy Evaluated by Fourier-Domain Optical
Coherence Tomography", Ophthalmology, 115, pp. 1494-1500.
2. Gilbert CM, Owens SL, Smith PD, et al (1984), "Long-term
follow-up of central serous chorioretinopathy", British Journal of
Ophthalmology, 68, pp. 815-820.
3. Hirami Y, Tsujikawa A, Sasahara M, et al (2007), "Alterations of
retinal pigment epithelium in central serous
chorioretinopathy", Clinical and Experimental Ophthalmology, 35,
pp. 225-23
4. Hussain N, Baskar A, Ram M, et al (2006), "Optical coherence
tomographic pattern of fluorescein angiographic leakage site in
acute central serous chorioretinopathy", Clinical and
Experimental Ophthalmology, 34, pp. 137-140.
5. Ie D, Yannuzzi LA, Spaide RF, et al (1993), "Subretinal
exudative deposits in central serous chorioretinopathy", British
Journal of Ophthalmology, 77, pp. 349-353.
6. Iida T, Hagimura N, Sato T, et al (2000), "Evaluation of Central
Serous Chorioretinopathy With Optical Coherence
Tomography", American Journal of Ophthalmology, 129, pp. 16-
20.
7. Kitzmann A, Pulido J, Diehl N, et al (2008), "The incidence of
central serous chorioretinopathy in Olmsted County,
Minnesota, 1980-2002", Ophthalmology, 115, pp. 169-173.
8. Mutlak JA, Dutton GN (1989), "Fluorescein angiographic
features of acute central serous retinopathy", Acta
Ophthalmologica, 67, pp. 467-469.
9. Phạm Minh Khoa (2011)," Khảo sát mối tương quan giữa bề
dầy võng mạc tâm trên OCT với thị lực trong bệnh Hắc Võng
Mạc Trung Tâm Thanh Dịch", Y Học Tp. Hồ Chí Minh, Tập 15,
Phụ bản số 1, tr. 69-73.
10. Võ Quang Minh (2006)," Đánh giá hiệu quả của laser quang
đông trong điều trị bệnh Hắc Võng Mạc Trung Tâm Thanh
Dịch", Y Học Thực Hành, 11, tr.29-33.