Khảo sát mối tương quan giữa lipoprotein máu và độ lọc cầu thận

Giới thiệu: Rối loạn lipid là yếu tố nguy cơ chính gây xơ vữa động mạch và làm gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh mạch máu lớn như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não và mạch máu ngoại biên đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu và có kết luận rõ ràng. Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn đánh giá sự tương quan giữa lipoprotein máu và độ lọc cầu thận. Mục tiêu: xác định mối tương quan giữa cholesterol toàn phần (TP), Triglyceride, HDL-C, LDL-C với độ thanh lọc creatinin ước đoán từ công thức Cockcroft – Gault (ĐTLcreƯĐ) ở nhóm người trưởng thành bình thường, xác định mối tương quan giữa cholesterol TP, Triglyceride, HDL-C, LDL-C với ĐTLcreƯĐ ở nhóm có rối loạn lipoprotein. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang trên 136 người đến khám sức khỏe tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ 2007-2008. Kết quả: trên nhóm người trưởng thành bình thường, giữa cholesterol TP, triglyceride, HDL-C, LDL-C với ĐTLcreƯĐ không có mối tương quan với nhau. Trên nhóm người có các chỉ số lipoprotein máu rối loạn, giữa cholesterol TP, triglyceride với ĐTLcreƯĐ có mối tương quan nghịch mức độ yếu (r=-0,25; p<0,05 và r=- 0,32; p<0,01). Giữa HDL-C và LDL-C với độ lọc ĐTLcreƯĐ không có mối tương quan với nhau. Kết luận: cholesterol TP và triglyceridelà những chỉ số đáng quan tâm giúp đánh giá sớm độ lọc cầu thận trong các trường hợp có rối loạn lipoprotein máu.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối tương quan giữa lipoprotein máu và độ lọc cầu thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 478 KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA LIPOPROTEIN MÁU VÀ ĐỘ LỌC CẦU THẬN Nguyễn Thị Lệ*, Trần Thái Thanh Tâm** TÓM TẮT Giới thiệu: Rối loạn lipid là yếu tố nguy cơ chính gây xơ vữa động mạch và làm gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh mạch máu lớn như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não và mạch máu ngoại biên đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu và có kết luận rõ ràng. Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn đánh giá sự tương quan giữa lipoprotein máu và độ lọc cầu thận. Mục tiêu: xác định mối tương quan giữa cholesterol toàn phần (TP), Triglyceride, HDL-C, LDL-C với độ thanh lọc creatinin ước đoán từ công thức Cockcroft – Gault (ĐTLcreƯĐ) ở nhóm người trưởng thành bình thường, xác định mối tương quan giữa cholesterol TP, Triglyceride, HDL-C, LDL-C với ĐTLcreƯĐ ở nhóm có rối loạn lipoprotein. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang trên 136 người đến khám sức khỏe tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ 2007-2008. Kết quả: trên nhóm người trưởng thành bình thường, giữa cholesterol TP, triglyceride, HDL-C, LDL-C với ĐTLcreƯĐ không có mối tương quan với nhau. Trên nhóm người có các chỉ số lipoprotein máu rối loạn, giữa cholesterol TP, triglyceride với ĐTLcreƯĐ có mối tương quan nghịch mức độ yếu (r=-0,25; p<0,05 và r=- 0,32; p<0,01). Giữa HDL-C và LDL-C với độ lọc ĐTLcreƯĐ không có mối tương quan với nhau. Kết luận: cholesterol TP và triglyceride là những chỉ số đáng quan tâm giúp đánh giá sớm độ lọc cầu thận trong các trường hợp có rối loạn lipoprotein máu. Từ khóa: TP: toàn phần, ĐTLcreƯĐ: độ thanh lọc creatinin ước đoán từ công thức Cockcroft – Gault, GFR: độ lọc cầu thận, HSTQ: hệ số tương quan, HDL-C: Cholesterol trọng lượng phân tử cao, LDL-C: Cholesterol trọng lượng phân tử thấp. ABSTRACT CORRELATION BETWEEN LIPOPROTEIN AND GLOMERULAR FILTRATION RATE Nguyen Thi Le, Tran Thai Thanh Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 478 - 483 Introduction: The dyslipidaemia is the main risk factor of arteriosclerosis that increases the prevalence of many large arterial diseases such as: hypertension,coronary diseases,cerebral-vascular diseases and peripheral vascular diseases. These have been studied more clearly by many researchers. In this study, we will evaluate the correlation between lipoproteinamea and glomerular filtration rate. Objective: to identify the correlated rate between cholesterol total, triglyceride, HDL-C, LDL-C with predicted GFR of Cockcroft -Gault in the healthy adult group, to identify the correlated rate between cholesterol total, triglyceride, HDL-C, LDL-C with predicted GFR of Cockcroft Gault in the dyslipidaemia group. Method: A cross – sectional prospective study was performed over 136 adults having annual medical check- up at Ho Chi minh city university Hospital from 2007-2008. Results: 1) in the healthy adult group, cholesterol total, triglyceride, HDL-C, LDL-C had no correlation * BM Sinh lý học ĐH Y Dược TP HCM, ** BM sinh lý học – ĐH Cần Thơ Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Lệ ĐT: 0903311507 Email: bs.nguyenthile@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 479 with predicted GFR of Cockcroft Gault, 2) In the dyslipidaemia group, cholesterol total, triglyceride had negative correlation with predicted GFR of Cockcroft Gault (r= -0.25; p<0,05 and r=-0.32; p<0.01 respectively), HDL-C, LDL-C had no correlation with predicted GFR of Cockcroft Gault. Conclusions: This meant cholesterol total and triglyceride were the important indexes to detect out the early decreasing stage of GFR. Keywords: total cholesterol, the predicted creatinine clearance of Cockcroft-Gault, GFR: Glomerular filtration rate, correlation coefficient, HDL-C: high-density lipoproteins – cholesterol, LDL-C: low-density lipoproteins – cholesterol. GIỚI THIỆU Các biến chứng của rối loạn lipoprotein máu lên thận là những bệnh lý thường gặp, có tỉ lệ tử vong cao. Đây là những bệnh gây ra các hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe cũng như kinh tế cho gia đình và xã hội. Rối loạn lipid và lipoprotein máu là yếu tố nguy cơ chính gây xơ vữa động mạch góp phần quan trọng làm gia tăng nguy cơ các bệnh mạch máu lớn như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não và mạch máu ngoại biên đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu và có kết luận rõ ràng(4,6). Câu hỏi là liệu các rối loạn lipid và lipoprotein huyết tương có góp phần tạo nên các nguy cơ gây tổn thương mạch máu nhỏ biểu hiện ở cầu thận hay không, đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát mối tương quan giữa lipoprotein máu và độ lọc cầu thận, nhằm mục đích tìm hiểu sâu về mối liên hệ giữa lipoprotein máu và độ lọc cầu thận góp phần phát hiện sớm, kiểm soát, theo dõi, và hạn chế tích cực các tổn thương cầu thận để làm giảm hậu quả suy thận giai đoạn cuối dẫn đến tử vong. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 136 người, từ 18 tuổi trở lên, tự nguyện tham gia nghiên cứu, đã được chọn từ các đợt khám sức khỏe định kỳ, được đo huyết áp, cân nặng, siêu âm bụng tổng quát, ghi điện tim, chia thành 2 nhóm: + Nhóm người trưởng thành bình thường: gồm 62 người có trị số cholesterol TP, triglyceride, HDL-C, LDL-C trong giới hạn bình thường. + Nhóm bệnh nhân có các chỉ số lipoprotein máu rối loạn dựa theo phân loại của ATP III: gồm 74 bệnh nhân với Cholesterol toàn phần ≥ 200 mg/dL, Triglyceride ≥ 150 mg/dL, LDL-C ≥ 130 mg/dL, HDL-C < 40 mg/dL . Tiêu chuẩn loại trừ Ung thư, nhiễm HIV, rối loạn tâm thần, các bệnh lý thận, đái tháo đường, có thai, bệnh lý cấp tính Phương pháp thực hiện Cân trọng lượng (kg): Dùng cân Nikita (Nhật Bản) có thang ghi trọng lượng, đối tượng đo mặc quần áo mỏng, không mang giày, tư thế đứng. Tất cả các xét nghiệm creatinin huyết thanh, lipoprotein máu được thực hiện tại phòng xét nghiệm bệnh viện ĐH Y dược cơ sở 2 theo quy trình: + Các đối tượng được dặn nhịn ăn 12 giờ, không ăn sáng vào hôm xét nghiệm. + 7 giờ 30 phút lấy 2 ml máu để xét nghiệm. Định lượng creatinin máu: các mẫu thử thực hiện bằng phương pháp động học Jaffé. Định lượng choleterol TP, triglyceride, HDL- C, LDL-C theo kỹ thuật enzym màu. + Tính độ thanh lọc creatinin ước đoán từ công thức Cockcroft- Gault (ĐTLcreƯĐ)(1) (Nữ: nhân 0,85) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 480 Xử lý số liệu Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học trên máy tính bằng phần mềm SPSS 12.0. Xác định giá trị trung bình các chỉ số (X ± SD) của: creatinin huyết thanh, ĐTLcreƯĐ, choleterol TP, triglyceride, HDL-C, LDL-C. Tìm hệ số tương quan (HSTQ) giữa lipoprotein máu và ĐTLcreƯĐ ở nhóm người trưởng thành bình thường. Tìm hệ số tương quan giữa lipoprotein máu ở nhóm có các chỉ số liporotein máu bị rối loạn. (Tìm HSTQ khi so sánh 2 biến số liên tục: HSTQ Pearson nếu biến số có phân phối bình thường và HSTQ Spearman nếu biến số có phân phối không bình thường) KẾT QUẢ Kết quả nghiên cứu được trình bày ở các bảng 1, 2, 3, 4, 5. Bảng 1: HSTQ giữa ĐTLcreƯĐ và lipoprotein máu ở nhóm nam trưởng thành bình thường Thông số HSTQ p Cholesterol TP R1 = -0,04 >0,05 Triglyceride R2 = -0,04 >0,05 HDL-C R3 = 0,01 >0,05 LDL-C R4 = -0,09 >0,05 Nhóm nam trưởng thành bình thường, giữa ĐTLcreƯĐ và Cholesterol TP, triglyceride, HDL-C, LDL-C không có mối tương quan với nhau. Bảng 2. HSTQ giữa ĐTLcreƯĐ và lipoprotein máu ở nhóm nữ trưởng thành bình thường Thông số HSTQ P Cholesterol TP r1 = -0,14 >0,05 Triglyceride r2 = -0,07 >0,05 HDL-C r3 = 0,12 >0,05 LDL-C r4 = -0,2 >0,05 - Nhóm nữ trưởng thành bình thường, giữa ĐTLcreƯĐ và Cholesterol TP, triglyceride, HDL-C, LDL-C không có mối tương quan với nhau. Từ đó cho thấy trong nhóm người trưởng thành bình thường, hầu như giữa độ lọc cầu thận và lipoprotein máu không có mối tương quan với nhau. Điều này có thể ta nhận thấy khi lipoprotein dao động trong giới hạn bình thường thì độ lọc cầu thận ước đoán theo công thức Cockcroft - Gault hầu như không dao động nhiều. Khi cholesterol, triglycride, LDL-C tăng lên thì độ lọc cầu thận vẫn còn ở giới hạn bình thường 103,93 ± 9,89 ml/phút. 130 140 150 160 170 180 190 200 Cholesterol_TP 80 90 100 110 120 130 G FR Biểu đồ 1: Tương quan giữa Cholesterol-TP và ĐTLcre ƯĐ ở người trưởng thành bình thường 60 80 100 120 140 160 Triglyceride 80 90 100 110 120 130 GF R Biểu đồ 2: Tương quan giữa Triglyceride và ĐTLcre ƯĐ ở người trưởng thành bình thường Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 481 30 40 50 60 70 80 HDL_c 80 90 100 110 120 130 GF R Biểu đồ 3: Tương quan giữa HDL-C và ĐTLcre ƯĐ ở người trưởng thành bình thường 60 80 100 120 140 160 LDL_C 80 90 100 110 120 130 GF R Biểu đồ 4: Tương quan giữa LDL-C và ĐTLcre ƯĐ ở người trưởng thành bình thường Bảng 3: HSTQ giữa ĐTLcreƯĐ và lipoprotein máu ở nhóm nam có rối loạn lipoprotein máu Thông số HSTQ p Cholesterol TP r1 = -0,64 <0,01 Triglyceride r2 = -0,32 <0,05 HDL-C r3 = -0,11 >0,05 LDL-C r4 = -0,15 >0,05 - Ở nhóm nam, giữa ĐTLcreƯĐ với Cholesterol TP có mối tương quan tuyến tính nghịch ở mức độ vừa và có ý nghĩa thống kê. Giữa ĐTLcreƯĐ với triglyceride có mối tương quan tuyến tính nghịch ở mức độ yếu và có ý nghĩa thống kê. Còn lại HDL-C và LDL-C với ĐTLcreƯĐ không có mối tương quan với nhau. Bảng 4: HSTQ giữa ĐTLcre ƯĐ và lipoprotein máu ở nhóm nữ có rối loạn lipoprotein máu Thông số Hệ số tương quan p Cholesterol TP r1 = -0,53 < 0,01 Triglyceride r2 = -0,21 > 0,05 HDL-c r3 = 0,23 > 0,05 LDL r4 = -0,22 > 0,05 - Ở nhóm nữ có rối loạn lipoprotein máu, giữa ĐTLcreƯĐ và Cholesterol TP có mối tương quan tuyến tính nghịch ở mức độ vừa có ý nghĩa thống kê. Giữa ĐTLcreƯĐ với triglyceride, LDL- C và LDL-C không có mối tương quan với nhau. Dùng phép kiểm Kurtosis và Skewness cho kết quả các biến số của Cholesterol TP, triglyceride, HDL-C, LDL-C huyết tương trong nhóm chung có rối loạn lipoprotein máu, phân phối đều nên hệ số tương quan Pearson được dùng để khảo sát mối tương quan. Bảng 5: HSTQ giữa ĐTLcre ƯĐ và lipoprotein máu ở nhóm chung có rối loạn lipoprotein máu Thông số HSTQ p Cholesterol TP r1 = -0,25 < 0,05 Triglyceride r2 = -0,32 < 0,01 HDL-C r3 = 0,18 > 0,05 LDL r4 = -0,14 > 0,05 - Ở nhóm chung rối loạn lipoprotein máu, giữa ĐTLcreƯĐ với Cholesterol TP và Triglyceride có mối tương quan tuyến tính nghịch ở mức độ yếu và có ý nghĩa thống kê. ĐTLcreƯĐ và HDL-C, LDL-C không có mối tương quan với nhau. Do đó, mặc dù ở nhóm nữ có rối loạn lipoprotein máu, ĐTLcreƯĐ và Triglyceride không có mối tương quan với nhau, nhưng đó vẫn là một chỉ số đáng quan tâm để theo dõi độ lọc cầu thận. 150 200 250 300 350 400 Cholesterol_TP 40 60 80 100 120 GF R Biểu đồ 5: Tương quan giữa cholesterol-TP và ĐTLcre ƯĐ ở nhóm người rối loạn lipoprotein máu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 482 0 200 400 600 800 Triglyceride 40 60 80 100 120 GF R Biểu đồ 6: Tương quan giữa Triglyceride và ĐTLcre ƯĐ ở nhóm người rối loạn lipoprotein máu 30 40 50 60 70 80 90 HDL_C 40 60 80 100 120 GF R Biểu đồ 7: Tương quan giữa HDL-C và ĐTLcre ƯĐ ở nhóm người rối loạn lipoprotein máu 0 50 100 150 200 250 300 LDL_C 40 60 80 100 120 GF R Biểu đồ 8: Tương quan giữa LDL-C và ĐTLcreƯĐ ở nhóm người rối loạn lipoprotein máu Như vậy, khi các thông số lipoprotein máu ở giới hạn bình thường, giữa độ lọc cầu thận và lipoprotein máu không có mối tương quan với nhau. Nhưng khi các thông số bị rối loạn, nhất là cholesterol và triglyceride tăng lên, thì mối tương quan giữa ĐTLcreƯĐ và Cholesterol, triglyceride là nghịch có mức độ từ vừa đến yếu. BÀN LUẬN Trong thế kỷ qua người ta đã bắt đầu quan tâm đến mối liên hệ giữa rối loạn lipid máu và bệnh thận mạn. Trong suy thận mạn, nếu không chú ý đến nguyên nhân gây bệnh, ta thường thấy có sự bất thường trong chuyển hóa lipid và lipopotein. Chuyển hóa lipoprotein là một hệ thống chức năng sẽ bị ngưng trệ do sự thay đổi của apolipoprotein, enzymes phân giải lipid và các receptor của lipoprotein. Trên những bệnh nhân suy giảm chức năng thận do viêm thận, nồng độ triglyceride tăng lên trong khi HDL-C giảm xuống và có sự tích tụ LDL-C làm xơ vữa động mạch. Bệnh nhân với hội chứng viêm thận độ lọc cầu thận được bảo tồn có mức độ xơ vữa động mạch cao với sự gia tăng nồng độ cholesterol và triglyceide huyết tương cũng như VLDL, LDL, IDL và Lp(a). Sự giảm nồng độ HDL- C cũng liên quan đến sự gia tăng nồng độ triglyceride. Đã từ lâu người ta cho rằng tăng lipid máu gây tổn thương thận và thúc đẩy tiến trình của bệnh thận. Có một số nghiên cứu quan sát thấy rằng những bất thường lipid máu có liên quan đến sự suy giảm chức năng thận trong dân số chung. Tuy nhiên chưa có cơ sở để kết luận rằng hoặc là bất thường lipid máu gây giảm chức năng thận hoặc là bản thân thận suy yếu và protein niệu gây ra vừa rối loạn lipid máu vừa giảm chức năng thận. Hầu hết các nghiên cứu là tiền cứu và nhỏ về ảnh hưởng của việc giảm lipid máu ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình của bệnh thận mạn. Kết quả cho thấy việc giảm lipid máu sẽ giúp bảo tồn độ lọc cầu thận và giảm protein niệu. Những nghiên cứu gần đây cho thấy HMG-CoA reductase inhibitors (statins) làm giảm potein niệu và làm hạn chế sự suy giảm của độ lọc cầu thận và điều này rất có ý nghĩa trên bệnh nhân có protein niệu(2,3,5). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 483 KẾT LUẬN Việc phát hiện suy chức năng thận giai đoạn sớm trong các trường hợp rối loạn lipoprotein máu góp phần đáng kể giúp ngăn chặn tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối một cách có hiệu quả. Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra các kết luận sau: - Trên nhóm người trưởng thành bình thường, giữa các chỉ số cholesterol TP, triglyceride, HDL-C, LDL-C với ĐTLcreƯĐ là không có mối tương quan với nhau với r lần lượt là: -0,08, 0,02, 0,02 và -0,11 (p > 0,05). - Trên nhóm người có các chỉ số lipoprotein máu rối loạn, giữa cholesterol TP, triglyceride với ĐTLcreƯĐ có mối tương quan nghịch mức độ yếu (r = -0,25; p<0,05 và r = -0,32; p < 0,01). Giữa HDL-C và LDL-C với độ lọc ĐTLcreƯĐ không có mối tương quan với nhau với r lần lượt là: 0,18 và 0,14 (p>0,05). Như vậy, Cholesterol TP và Triglyceride là những chỉ số đáng quan tâm góp phần đánh giá sớm độ lọc cầu thận trong các trường hợp có rối loạn lipoprotein máu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cockcroft DW., Gault MH, (1975), “Prediction of creatinine clearance from serum creatinine”, Nephron, 16, pp. 31-41. 2. Chan CM, (2005), “Hyperlipidaemia in Chronic Kidney Disease”, Annals Academy of Medicine Singapore, Volume 34, No.1, pp. 31-35. 3. Doris TC, Ashley BI, Gursharan KD, Gerald FW, (2007), “Dyslipidaemia and cardiorenal disease: mechanism, therapeutic opportunities and clinical trials” www.elsevier.com/locate/atheroslerosis 4. Lê Thanh Hà (2004), Một số nhận xét bệnh thận do đái tháo đường typ 2 ở người có tuổi, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2 chuyên ngành Lão khoa, ĐHYD TP Hồ Chí Minh. 5. Maisonneuve R., Agodoa L., Gellert R., Stewart J.H., Buccianti G., Lowebfels A.B., et al. (2000), “Distribution of primary renal disease leading to end-stage renal failure in the United State, Europe and Australia, New Zealand results from an International Cooperative study”, American Journal of Kidney Disease, 35 (1), pp. 157-165. 6. Võ Hoàng Minh Hiền (2002), Nhận xét về rối loạn lipid và lipoprotein huyết trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 có biến chứng đạm niệu, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2 chuyên ngành Nội tiết, ĐHYD TP Hồ Chí Minh.
Tài liệu liên quan