Đặt vấn đề: Việc sử dụng thường xuyên fluconazole trong điều trị là nguyên nhân gây ra sự kháng thuốc ở
Candida albicans và Candida non albicans.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mức độ nhạy của Candida spp. phân lập từ bệnh nhân nhiễm nấm tại 5
Bệnh viện ở TP. HCM. với fluconazole. Định danh các chủng Candida kháng fluconazole bằng PCR.
Vật liệu và phương pháp: Mức độ nhạy của 129 chủng Candida với fluconazole được thực hiện bằng
phương pháp khuếch tán theo NCCLS M44-A. Định danh các chủng Candida non albicans bằng giải trình tự
vùng ITS.
Kết quả: 93.64% chủng Candida albicans trong thử nghiệm nhạy với fluconazole. 5/19 chủng Candida non
albicans kháng fluconazole có trình tự ITS tương đồng với trình tự ITS loài Candida glabrata và Candida
tropcalis.
Bàn luận và kết luận: Tỷ lệ Candida non albicans kháng fluconazole cao hơn C. albicans. Vì vậy cần sử
dụng môi trường thích hợp để định danh Candida hoặc thực hiện kháng sinh đồ để chọn thuốc kháng nấm thích
hợp.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mức độ nhạy cảm của Candida spp. với Fluconazole, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 83
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ NHẠY CẢM CỦA CANDIDA SPP.
VỚI FLUCONAZOLE
Nguyễn Thị Thúy Anh*, Trần Cát Đông**, Nguyễn Đinh Nga**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việc sử dụng thường xuyên fluconazole trong điều trị là nguyên nhân gây ra sự kháng thuốc ở
Candida albicans và Candida non albicans.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mức độ nhạy của Candida spp. phân lập từ bệnh nhân nhiễm nấm tại 5
Bệnh viện ở TP. HCM. với fluconazole. Định danh các chủng Candida kháng fluconazole bằng PCR.
Vật liệu và phương pháp: Mức độ nhạy của 129 chủng Candida với fluconazole được thực hiện bằng
phương pháp khuếch tán theo NCCLS M44-A. Định danh các chủng Candida non albicans bằng giải trình tự
vùng ITS.
Kết quả: 93.64% chủng Candida albicans trong thử nghiệm nhạy với fluconazole. 5/19 chủng Candida non
albicans kháng fluconazole có trình tự ITS tương đồng với trình tự ITS loài Candida glabrata và Candida
tropcalis.
Bàn luận và kết luận: Tỷ lệ Candida non albicans kháng fluconazole cao hơn C. albicans. Vì vậy cần sử
dụng môi trường thích hợp để định danh Candida hoặc thực hiện kháng sinh đồ để chọn thuốc kháng nấm thích
hợp.
Từ khóa: Candida albicans, Candida non albicans, fluconazole, MHA – GMB,PCR
ABSTRACT
SURVEY ON SUSCEPTIBILITY OF CANDIDA SPP. TO FLUCONAZOLE
Nguyen Thi Thuy Anh, Tran Cat Dong, Nguyen Đinh Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 83 - 85
Background: Over the past few decades, Candida spp. are the most common of fungal pathogens and the
emergence of drug resistant Candida spp. become an important problem in therapy.
Objective: to determine the antifungal susceptibility of Candida isolates to fluconazole.
Material and methods: The antifungal activity against 129 trains of Candida spp. of fluconazole were
determined by the Disk diffusion method according to the guidline of NCCLS M44-A. The PCR amplification of
the internal transcribed spacers (ITS1 and ITS2) is used for species identification.
Outcome: 93,64% of Candida albicans were sensible to fluconazole. 5/19 resistant strains are identified
belong to Candida glabrata and Candida tropicalis.
Conclusion: Disk diffusion test are simple to set up to propose a reasonable antifungal agent for physicians
Key words: Candida albicans, Candida non albicans, MIC, MHA-GMB, MHB-GMB.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh do Candida gây ra gia tăng nhanh
chóng từ đầu thập niên 1990 đến nay, đặc biệt ở
người suy giảm miễn dịch. Một số báo cáo
ngoài nước cảnh báo việc sử dụng fluconazole
Trường Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Đinh Nga ĐT: 0908 836969 Email: nganguyendinh@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 84
thường xuyên trong điều trị, cộng với tỉ lệ bệnh
do Candida non albicans đang có khuynh hướng
tăng dần(1,6) có thể là nguyên nhân làm kéo dài
thời gian hoặc thất bại trong điều trị bệnh do
Candida. Để tìm hiểu mức độ đáp ứng của
Candida phân lập từ một số bệnh nhân Việt Nam
với fluconazole, trong phạm vi đề tài chúng tôi
khảo sát mức độ nhạy của Candida spp. với
fluconazole in vitro.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
129 chủng Candida spp. phân lập từ bệnh
nhân nhiễm Candida ở 5 bệnh viện tại TP. Hồ
Chí Minh từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2011.
Candida albicans ATCC 10231, được sử dụng làm
chủng đối chứng, nhạy với fluconazole với
đường kính vòng kháng nấm từ 38-40 mm
Chất kháng nấm
Fluconazole USP, lô FLU-09 12 085, hàm
lượng 99,41%.
Môi trường
Mueller Hinton Broth (Merck) và Czapeck-
Dox ((Merck).
Phương pháp nghiên cứu
Để xác định mức độ nhạy của Candida spp.
với fluconazolee
Chúng tôi sử phương pháp khuếch tán theo
hướng dẫn của NCCLS M44-A(2, 4) với các điều
kiện thử nghiệm như sau: Đĩa giấy tẩm
fluconazole 25 µg, thạch Mueller Hinton bổ
sung 2% glucose và xanh methylen 5 µg/ml
(MHA-GMB). Đo đường kính vòng ức chế sau
24 giờ ủ ở 370C.
Dựa vào đường kính vòng ức chế, mức độ
nhạy của Candida spp với fluconazole được
NCCLS M44 chia thành 3 mức, nhạy (S) khi
đường kính vòng ức chế ≥ 19 mm; nhạy tùy
thuộc liều (SDD) khi đường kính vòng ức chế từ
15-18 mm và đề kháng (R) với đường kính vòng
ức chế ≤ 14 mm.
Định danh Candida spp.
Phân nhóm Candida albicans và Candida
non albicans: Dựa vào các đặc điểm sợi nấm giả
- bào tử bao dầy trên môi trường thạch bột ngô
và sự tạo ống mầm trong huyết thanh sau 3-4
giờ ủ ở 37 oC(5)
Đinh danh Candida non albicans đến mức
loài bằng PCR(3): Sử dụng cặp mồi ITS1 (5’ TCC
GTA GGT GAA CGT GCG G 3’) và ITS4 (5' TCC
TCC GCT TAT TGA TAT GC 3'). Phản ứng PCR
được thực hiện trong ống eppendorf 0.2 ml với
thể tích hỗn hợp là 50 l có thành phần phản
ứng như sau: 1 M mỗi mồi, 0,5 mM dNTP, 2
mM MgSO4 ,1X buffer và 1U Taq Polymerase.
Tiền biến tính DNA trong 950C, 10 phút, 1 chu
kỳ. Chu kỳ khuếch đại gồm 30 chu kỳ: biến tính
950C, 45 giây, gắn mồi 500C, 45 giây, kéo dài
720C, 2 phút, hoàn chỉnh 720C, 10 phút, 1 chu kỳ.
Sản phẩm tinh sạch ADN được đem gửi đi giải
trình tự tại công ty Macrogen, Hàn Quốc. Kết
quả giải trình tự được nhận biết bằng bộ phần
mềm Lasergene 7.1 và công cụ BLAST (NCBI).
KẾT QUẢ
Phân nhóm Candida spp.
Trong 129 chủng Candida spp. ly trích từ
bệnh nhân, 110/129 chủng thuộc Candida albicans
và 19/129 chủng thuộc Candida non albicans.
Mức độ nhạy cảm của Candida spp. với
fluconazole
Kết quả ở bảng 1 cho thấy chỉ có ba chủng C.
albicans được phân lập từ bệnh nhân nhiễm HIV
và một chủng C. albicans từ bệnh nhân lao ở
bệnh viện Phạm Ngọc Thạch kháng fluconazole,
chiếm 3,64%.
Nếu chỉ tính trên số ca phân lập từ phết
họng của bệnh nhân HIV ở bệnh viện Nhiệt Đới,
có 11.43% trường hợp C. albicans kém nhạy với
fluconazole. Tỉ lệ này thấp hơn 1/2 so với báo
cáo của Trần Phủ Mạnh Siêu (26,67%)(6).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 85
Bảng 1. Mức độ nhạy của Candida spp. với
fluconazole
Nguồn phân
lập
Số chủng Candida spp. đáp ứng với tác
động của fluconazole
C. albicans (n = 110)
C. non albicans
(n=19)
S SDD R S R
Bệnh viện Q4
(n=15)
15 0 0 0 0
BV. Nhiệt Đới
(n=52)
31 1 3 14 3
BV Phạm
Ngọc Thạch
(n=26)
23 0 1 0 2
BV. Pháp Việt
(n=30)
28 2 0 0 0
Bệnh viện X
(n=7)
7 0 0 0 0
Tổng cộng 104 3 4 14 5
(93,64%) (2,73%) (3,64%) (73,68
%)
(26,32%)
Tỉ lệ Candida non albicans kém nhạy và kháng
fluconazole cao hơn C. albicans. Theo Trần Phủ
Mạnh Siêu(6), trong 8 chủng C. tropicalis phân lập
từ phết họng và phết lưỡi bệnh nhân HIV ở
bệnh viện Nhiệt Đới, 25% chủng kháng
fluconazole. Ở nghiên cứu của chúng tôi, các
chủng kháng fluconazole chiếm khoảng 26,32%.
Định danh các chủng Candida non albicans
bằng giải trình tự vùng ITS
Năm chủng Candida non albicans kháng
fluconazole gồm PNT20, PNT31, PNT33, ND31,
ND32 được để giải trình tự vùng ITS. Vì vùng
ITS kích thước ngắn nên chúng tôi chỉ dùng một
phản ứng với một mồi tương ứng cho mỗi mẫu.
Bảng 2. Kết quả định danh của 7 chủng Candida non albicans
Chủng Description Max score Total score Querry coverage E value Max ident
ND31 C. glabrata 1282 1282 100% 0.0 99%
ND32 C. glabrata 1079 1079 100% 0.0 99%
PNT20 C. tropicalis 693 693 100% 0.0 98%
PNT31 C. tropicalis 800 800 97% 0.0 98%
PNT33 C. tropicalis 728 728 100% 0.0 99%
Dựa trên Query coverage, Max ident cao
nhất và E value thấp nhất theo kết quả bảng 3:
Hai chủng ND31, ND32 có sự gần đồng nhất về
trình tự ITS với Candida glabrata. Ba chủng PNT
20, PNT 31, PNT 33 có sự gần đồng nhất về trình
tự ITS với C. tropcalis.
Candida glabrata và Candida tropcalis là những
loài thường gây bệnh ở người suy giảm miễn
dịch, gây khó khăn cho việc điều trị. Do vậy, để
điều trị cho đối tượng bệnh nhân này, cần sử
dụng môi trường thích hợp để định danh
Candida hoặc thực hiện kháng sinh đồ để chọn
thuốc kháng nấm thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Capoor MR et al (2005). Emergence of Non-albicans Candida
Species and antifungal resistance in a tertiary care hospital. Jpn. J.
Infect. Dis., 58: 344-348
2. Ernst EJ ( 2007). Methods in Molecular medicine. In: Ernst EJ và
Rogers PD. Antifungal agent - methods and protocols, Vol.188, pp
3-12. Humana Press Inc, Totowa, NJ
3. Korabecna M (2007). The Variability in the Fungal Ribosomal
DNA (ITS1, ITS2 and 5.8S rRNA Gene): its Biological Meaning
and Application in Medical Mycology. Communicating Current
Research and Educational Topics and Trends in Applied
Microbiology A. Méndez – Villas (Ed)
4. NCCLS (2004). Method for antifungal disk diffusion susceptibility
testing of yeasts; approved guideline. NCCLS document M44-A,
NCCLS, Wayne, PA, 19087-1898
5. Pfaller MA, McGinnis MR (2003). The laboratory and clinical
mycology. In: Anaissie EJ, McGinnis MR. & Pfaller M.A. Clinical
Mycology, p 55-74. Churchill Livingstone
6. Trần Phủ Mạnh Siêu, Hồ Quang Thắng (2010). Tình hình nhiễm
vi nấm Candida spp. trên các bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện
Nhiệt Đới TP. HCM năm 2009. Tạp chí Y học, phụ bản số 1, tập
14, tr 206-212