Mục tiêu: Khảo sát phù HĐ trong bệnh lý võng mạc đái tháo đường (ĐTĐ) bằng chụp cắt lớp võng mạc
OCT.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích hàng loạt ca bệnh nhân đái tháo đường.
Bệnh nhân sẽ được đo thị lực kính, khám lâm sàng, chụp OCT HĐ và chụp mạch huỳnh quang để khảo sát vùng
hoàng điểm.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 267 mắt của 146 bệnh nhân với tỷ lệ phù HĐ phát hiện trên lâm sàng là 27%, tỷ
lệ phù HĐ trên OCT là 36%, trong đó phù nhẹ chiếm 49%, phù trung bình 26%, và phù nặng 25%. Khi độ dày
trung bình võng mạc HĐ 219 hoặc 320µm, thì có sự nhất trí cao giữa chẩn đoán phù HĐ trên lâm sàng với
phù HĐ trên OCT.
Kết luận: OCT là phương tiện khách quan để chẩn đoán và theo dõi phù HĐ do ĐTĐ nhưng khám đáy mắt
bằng sinh hiển vi với kính không tiếp xúc vẫn còn có giá trị lâm sàng.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát phù hoàng điểm trong bệnh lý võng mạc đái tháo đường bằng chụp cắt lớp võng mạc OCT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
107
KHẢO SÁT PHÙ HOÀNG ĐIỂM TRONG BỆNH LÝ VÕNG MẠC
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BẰNG CHỤP CẮT LỚP VÕNG MẠC OCT
Võ Quang Hồng Điểm*, Võ Thị Hoàng Lan*, Nguyễn Xuân Trường*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát phù HĐ trong bệnh lý võng mạc đái tháo đường (ĐTĐ) bằng chụp cắt lớp võng mạc
OCT.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích hàng loạt ca bệnh nhân đái tháo đường.
Bệnh nhân sẽ được đo thị lực kính, khám lâm sàng, chụp OCT HĐ và chụp mạch huỳnh quang để khảo sát vùng
hoàng điểm.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 267 mắt của 146 bệnh nhân với tỷ lệ phù HĐ phát hiện trên lâm sàng là 27%, tỷ
lệ phù HĐ trên OCT là 36%, trong đó phù nhẹ chiếm 49%, phù trung bình 26%, và phù nặng 25%. Khi độ dày
trung bình võng mạc HĐ 219 hoặc 320µm, thì có sự nhất trí cao giữa chẩn đoán phù HĐ trên lâm sàng với
phù HĐ trên OCT.
Kết luận: OCT là phương tiện khách quan để chẩn đoán và theo dõi phù HĐ do ĐTĐ nhưng khám đáy mắt
bằng sinh hiển vi với kính không tiếp xúc vẫn còn có giá trị lâm sàng.
Từ khóa: Phù hoàng điểm, bệnh lý võng mạc, đái tháo đường, chụp cắt lớp võng mạc.
ABSTRACT
USING OPTICAL COHERENCE TOMOGRAPHY (OCT) TO STUDY THE DIABETIC MACULAR
OEDEMA
Vo Quang Hong Điem, Vo Thi Hoang Lan, Nguyen Xuan Truong
* Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 2 – 2011: 106 - 111
Purpose: Using Optical Coherence Tomography (OCT) to study the diabetic macular oedema.
Method: Prospective, cross sectional – descriptive study with analysis in diabetic patients. These patients
have had corrected visual acuity, clinical examination, OCT and Fluorescein fundus Angiography was used for
macular analysis.
Result: Study in 267 eyes of 146 diabetic patients: clinical macular oedema is 27%, macular oedema in OCT
is: ”36% (mild:49% - moderate: 26% - severe: 25%). When the macular thickness is 219 or 320µm, we found
the agreement between clinical macular oedema and OCT macular oedema.
Conclusion: OCT is an objective method for diagnosis and follow-up diabetic macular oedema. However
clinical examination with non contact lense still have the clinical value.
Key words: macular oedema, diabetes, Optical Coherence Tomography (OCT)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phù hoàng điểm (HĐ) là nguyên nhân gây
giảm thị lực thường gặp nhất đối với bệnh
nhân đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2(6,11). Trên
lâm sàng, để chẩn đoán phù hoàng điểm, cần
sử dụng các phương tiện khám đáy mắt cho
phép nhìn bằng hai mắt như sinh hiển vi, soi
* Bộ môn Mắt – Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: BS Võ Quang Hồng Điểm. Email: voquanghongdiem@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
108
đáy mắt gián tiếp hay chụp đáy mắt hình nổi.
Mặc dù 2 caùch khám đáy mắt trên gần như
được chấp nhận là tiêu chuẩn vàng hay tiêu
chuẩn vàng trên lâm sàng trong đánh giá phù
hoàng điểm, chúng có khuyết điểm là chủ
quan, định tính, đòi hỏi người quan sát phải
có kỹ năng tốt và kinh nghiệm nhiều cũng
như người bệnh phải hợp tác tốt(10,13). Gần
đây, với kỹ thuật chụp định khu sử dụng
sóng ánh sáng có độ kết hợp thấp OCT
(Optical Coherence Tomography) hay gọi gọn
hơn và dễ hình dung hơn là kỹ thuật chụp cắt
lớp võng mạc OCT, ta có thể dễ dàng khảo sát
độ dày võng mạc HĐ và tình trạng phù HĐ.
Thời gian để thực hiện một lần chụp cắt lớp
võng mạc OCT chỉ khoảng 5-10 phút (bao
gồm cả hướng dẫn bệnh nhân)(1,3,5).Trong
nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát phù HĐ
trong bệnh lý võng mạc đái tháo đường bằng
chụp cắt lớp võng mạc OCT nhằm khẳng định
ưu điểm của phương pháp mới này so với
phương pháp khám lâm sàng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân ĐTĐ
đang điều trị bệnh ĐTĐ. Nghiên cứu loại trừ các
đối tượng sau: sẹo giác mạc, đục thủy tinh thể,
xuất huyết pha lê thể nằm trên trục thị giác,
màng trước võng mạc hoàng điểm, phù gai thị,
có các bệnh khác về võng mạc (thoái hóa hoàng
điểm, tắc tĩnh mạch võng mạc, lỗ HĐ), viêm
nội nhãn và đã có laser quang đông võng mạc
hay phẫu thuật nội nhãn.
Phương pháp nghiên cứu là tiến cứu, cắt
ngang, mô tả có phân tích hàng loạt ca. Các
bệnh nhân sẽ được khai thác bệnh sử để ghi
nhận các biến số nền trong đó quan trọng là loại
ĐTĐ, thời gian mắc bệnh ĐTĐ và tình trạng
kiểm soát đường huyết. Bệnh nhân được đo thị
lực kính, khám mắt bằng kính sinh hiển vi với
kính không tiếp xúc Superfield để đánh giá phù
hoàng điểm, độ nặng của bệnh VMĐTĐ, chụp
mạch huỳnh quang, và chụp OCT hoàng điểm.
Do chưa có số liệu độ dày HĐ ở người
Việt nam bình thường, nên chúng tôi có thực
hiện thêm một mẫu tham khảo nhỏ gồm 30
người bình thường.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ở mẫu tham khảo, chúng tôi thu được kết
quả như sau:
Bảng 1: Độ dày và thể tích võng mạc vùng HĐ của
mắt người bình thường trong mẫu tham khảo (n=60).
Giá trị TB ĐLC
Nhỏ
nhất
Lớn
Nhất
(1)
TB 2
ĐLC (2)
Độ dày (µm)
Chính giữa hoàng
điểm 144 19 94 184 182
HĐ1mm 181 18 143 219 217
HĐ1mm 0.142 0.014 0, 112 0, 171 0, 170
HĐ3mm 1, 794 0, 094 1, 590 1, 940 1, 982
Thể tích
(mm3)
HĐ6mm 6, 728 0, 358 5, 936 7, 318 7, 444
Căn cứ vào kết quả độ dày và thể tích võng
mạc của mắt người bình thường trong mẫu
tham khảo, chúng tôi chọn mức giới hạn giữa
võng mạc bình thường và võng mạc phù là giá
trị lớn nhất (1) hoặc giá trị “TB+2ĐLC” (2) nếu
giá trị nào lớn hơn. Cụ thể như sau:
Độ dày:
Chính giữa hoàng điểm: 184 µm
HĐ1mm: 219 µm
Thể tích:
HĐ1mm: 0,171 mm3
HĐ3mm: 1,982 mm3
HĐ6mm: 7,444 mm3
Mẫu nghiên cứu gồm 146 bệnh nhân (gồm
267 mắt) được khám lâm sàng và chụp OCT, có
105 bệnh nhân (gồm 189 mắt) được chụp mạch
huỳnh quang. Có 25 bệnh nhân chỉ được khảo
sát 1 mắt vì mắt kia không thỏa mãn tiêu chuẩn
chọn vào mẫu nghiên cứu.
Tuổi trung bình của người trong mẫu
nghiên cứu là 56,3 tuổi (95%CI=54,8-57,8). Bệnh
nhân nhỏ tuổi nhất là 26 tuổi, lớn tuổi nhất là 73
tuổi. Trong mẫu nghiên cứu có 92 bệnh nhân nữ
(chiếm 63%). Thời gian phát hiện mắc bệnh ĐTĐ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
109
trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu là 8,2 5,7 năm; ngắn nhất là 1 năm và dài
nhất là 24 năm. Có 15 bệnh nhân ĐTĐ type 1
(chiếm 10,3%) và và 131 bệnh nhân ĐTĐ type 2
(chiếm 89,7%). Thời gian phát hiện mắc bệnh
ĐTĐ ở bệnh nhân ĐTĐ type 1 là 7,8 5,0 năm
và type 2 là 8,2 5,8 năm. Thời gian phát hiện
mắc bệnh ĐTĐ trung bình ở bệnh nhân chưa có
bệnh VMĐTĐ (4,9 3,8 năm) ngắn hơn ở bệnh
nhân đã có bệnh VMĐTĐ (9,6 5,7 năm) (kiểm
định Mann-Whitney, p<0,05). Có 84 bệnh nhân
kiểm soát đường huyết tốt (chiếm 57,5%), 33
kiểm soát chưa tốt (chiếm 22,6%) và 29 không rõ
(chiếm 19,9%). Trong nghiên cứu: 85 mắt chưa
có bệnh VMĐTĐ (chiếm 32%), 140 mắt có bệnh
VMĐTĐ không tăng sinh (chiếm 52%) và 42 mắt
có bệnh VMĐTĐ tăng sinh (chiếm 16%).
Bảng 2: Phân bố mức độ bệnh VMĐTĐ theo phân
loại bệnh ĐTĐ
Phân loại bệnh ĐTĐ Phân độ
VMĐTĐ Type 1 Type 2
Tổng số
Chưa có
VMĐTĐ 0 85 (35%) 85 (32%)
VMĐTĐ không
TS 8 (31%) 132 (55%) 140 (52%)
VMĐTĐTS 18 (69%) 24 (10%) 42 (16%)
Tổng số 26 241 267
Khám lâm sàng bằng đèn khe với kính
không tiếp xúc, có 194 mắt được đánh giá là
không có phù HĐ(chiếm 73%), 60 mắt được
đánh giá là có phù HĐ (chiếm 22%) và còn lại 13
mắt (chiếm 5%) nghi ngờ có phù hoàng điểm.
Nếu tính gộp nghi ngờ là có thì tỷ lệ phù HĐ
trên lâm sàng của mẫu nghiên cứu là 27%. Tỷ lệ
phù HĐ ở bệnh nhân ĐTĐ type 1 là 77-81% (nếu
tính gộp nghi ngờ) cao hơn nhiều so với type 2
là 17-22%. Ở 85 mắt chưa có bệnh VMĐTĐ
không thấy có phù HĐ trên lâm sàng. Tỷ lệ phù
HĐ trên lâm sàng càng tăng khi bệnh VMĐTĐ
càng nặng. Ở mắt có phù HĐ trên lâm sàng, số
mắt có bệnh VMĐTĐ không tăng sinh và tăng
sinh gần tương đương nhau.
Chỉ có 105 bệnh nhân được chụp mạch
huỳnh quang bao gồm 189 mắt. Trong số đó
có 50 mắt (chiếm 26,5%) không có rò huỳnh
quang và 139 mắt (chiếm 73,5%) có rò huỳnh
quang tại hoàng điểm. Trong 50 mắt không có
rò huỳnh quang, có 25 mắt (50%) chưa có
bệnh VMĐTĐ và 25 mắt (50%) có bệnh
VMĐTĐ không tăng sinh. Đối với 139 mắt có
rò huỳnh quang, 97 mắt (70%) có bệnh
VMĐTĐ không tăng sinh và 42 mắt (30%) có
bệnh VMĐTĐ tăng sinh. Đáng chú ý là toàn
bộ 42 mắt có bệnh VMĐTĐ tăng sinh của mẫu
nghiên cứu đều có rò huỳnh quang tại hoàng
điểm.
Biểu đồ 1: Phân bố phù HĐ trên LS theo mức độ
bệnh VMĐTĐ
Bảng 3: Phân bố rò huỳnh quang theo mức độ
VMĐTĐ
Phân độ bệnh VMĐTĐ Chụp mạch
huỳnh
quang Chưa có Không TS TS
Tổng
số
Không rò 25 (100%) 25 (20%) 0
50
(26%
)
Có rò 0 97 (80%) 42 (100%)
139
(74%
)
Tổng số 25 122 42 189
Đối chiếu với chẩn đoán phù HĐ trên lâm
sàng, ta thấy toàn bộ 50 mắt không có rò
huỳnh quang đều được nhận định là không
có phù HĐ trên lâm sàng. Đối với 139 mắt có
rò thì có 66 mắt không có phù, 60 mắt có phù
và 13 mắt nghi ngờ có phù HĐ trên lâm sàng.
Bảng 4: Phân bố dò huỳnh quang theo tình trạng phù
HĐ trên LS
Phù HĐ trên LS Chụp mạch
huỳnh quang Không có Nghi ngờ Có
Tổng số
Không dò 50 (43%) 0 0 50 (26%)
Có dò 66 (57%) 13 (100%) 60 (100%)
139
(74%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
110
Tổng số 116 13 60 189
Chúng tôi đề nghị phân loại phù HĐ trên
OCT dựa vào độ dày võng mạc (µm) vùng
HĐ1mm như sau:
219: chưa có phù HĐtrên OCT
220-319: phù HĐ nhẹ trên OCT
320-419: phù HĐ trung bình trên OCT
420: phù HĐnặng trên OCT
Bảng 5: Chẩn đoán phù HĐ trên OCT và trên lâm
sàng
Phù hoàng điểm trên OCT
Phù HĐ
trên LS Chưa có
219(*)
Phù nhẹ
220-319(*)
Phù TB
320-
419(*)
Phù
nặng
420(*)
Tổng
số
Không có
phù 162 31 1 0 194
Nghi ngờ 7 4 0 2 13
Có phù 1 13 24 22 60
Tổng số 170 48 25 24 267
Ta thấy khi độ dày trung bình võng mạc
HĐ219 hoặc 320µm, thì có sự nhất trí cao giữa
chẩn đoán phù HĐ trên lâm sàng với phù HĐ
trên OCT. Trong khi nếu HĐ có phù nhẹ trên
OCT có đến 65% trường hợp được đánh giá là
không có phù trên lâm sàng.
Bảng 6: Chẩn đoán phù HĐ trên OCT và trên lâm
sàng
Phù HĐ trên LS
Có phù Không phù
TỔNG
Có phù 65 32 97
P
hù
H
Đ
trê
n
O
CT
Không có
phù 8 162 170
TỔNG 73 194 267
Nếu xem OCT là phương tiện khách quan,
đáng tin cậy trong chẩn đoán phù hoàng điểm,
ta có thể tính được độ nhạy cảm và độ đặc hiệu
của phương pháp đánh giá phù HĐ bằng đèn
khe với kính không tiếp xúc dựa vào kết quả
nêu ra trong bảng sau:
Độ nhạy cảm: 65/(65+32) = 5%
Độ đặc hiệu: 162/(8+162) = 95%
Độ chính xác: (65+16)267 = 85%
Hệ số Kappa: 0,659
Hệ số Phi: 0,672
19 mắt có co kéo pha lê thể hoàng điểm. Độ
dày võng mạc HĐ trung bình của những mắt
này là 392 104µm, khác có ý nghĩa thống kê (t-
test, p<0,05) so với những mắt không có co kéo
(240114µm). Tất cả các mắt có co kéo pha lê thể
HĐ đều có phù HĐ trên OCT. Đặc biệt trong 9
mắt chưa có bệnh VMĐTĐ nhưng có phù HĐ
(nhẹ) trên OCT, 3 mắt (chiếm 33%) có co kéo pha
lê thể - hoàng điểm.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ phù HĐ trên lâm sàng chung của mẫu
nghiên cứu là 22%-27% (nếu gộp luôn những
trường hợp nghi ngờ). Tỷ lệ này cao hơn nhiều
so với tỷ lệ 9% theo tác giả Bresnick(2). Nguyên
nhân có lẽ do số bệnh nhân có giảm thị lực do
phù HĐ đến khám nhiều hơn số bệnh nhân
chưa có giảm thị lực. Một nguyên nhân khác có
thể là do cách lấy mẫu khác nhau. Tỷ lệ phù
HĐtrên lâm sàng ở nhóm mắt chưa có bệnh
VMĐTĐ, có bệnh VMĐTĐ không tăng sinh,
tăng sinh lần lượt là 0%, 23%, và 67%. Trong bài
tổng quan về phù HĐ do ĐTĐ, sau khi tính
toán, tác giả Bresnick đã nêu tỷ lệ phù HĐ khi có
bệnh VMĐTĐ không tăng sinh nhẹ là 3%,
không tăng sinh trung bình - nặng là 38%, và
tăng sinh là 71%. Như vậy, tỷ lệ trong mẫu
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự. Tỷ lệ
này giải thích tại sao phù HĐ là một trong
những nguyên nhân chủ yếu gây giảm thị lực ở
bệnh nhân ĐTĐ và cho thấy tầm quan trọng của
việc điều trị phù HĐĐTĐ khi bệnh VMĐTĐ
càng nặng.
Tỷ lệ rò huỳnh quang tại HĐ ở nhóm mắt
chưa có bệnh VMĐTĐ, có bệnh VMĐTĐ không
tăng sinh, tăng sinh lần lượt là 0%, 80%, và
100%. Điều này phù hợp với cơ chế bệnh sinh
của bệnh VMĐTĐ và chứng tỏ khi bệnh
VMĐTĐ càng nặng thì hàng rào máu võng mạc
bị tổn thương càng rõ. Những mắt không có rò
huỳnh quang tại HĐ không thấy có phù HĐ
trên lâm sàng. Điều này hợp lý vì cơ chế của
phù HĐ là do tổn thương hàng rào máu võng
mạc - biểu hiện bằng rò huỳnh quang trên chụp
mạch huỳnh quang. Ngược lại, có 47% mắt có rò
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
111
huỳnh quang tại HĐ nhưng không có phù HĐ
trên lâm sàng có lẽ do hàng rào máu võng mạc
đã bị tổn thương nhưng các thành phần của
võng mạc vẫn còn hoạt động bù trừ được để giữ
cho võng mạc không bị phù(9,12,14).
Tỷ lệ phù HĐ trên OCT ở các nhóm mắt có
bệnh VMĐTĐ ở các giai đoạn khác nhau thì cao
hơn tỷ lệ phù HĐ trên lâm sàng. Trong số
những mắt có bệnh VMĐTĐ không tăng sinh,
có 20 mắt không có phù HĐ trên lâm sàng
nhưng có phù HĐ trên OCT: 19 mắt thuộc nhóm
phù nhẹ (độ dày HĐ trong khoảng 220-319µm),
và 1 mắt phù trung bình (độ dày HĐ380µm).
Điều này cũng phù hợp vì khám lâm sàng dễ bỏ
sót những trường hợp phù nhẹ và cho thấy có
thể OCT là phương pháp nhạy cảm hơn trong
phát hiện phù hoàng điểm.
Chúng tôi nhận thấy chẩn đoán phù HĐ
trên lâm sàng và trên OCT thống nhất nhau khi
độ dày HĐ bình thường ( 219µm) hoặc khi
tăng trung bình và nặng ( 320 µm). Tuy nhiên,
chẩn đoán phù HĐ trên lâm sàng và trên OCT
không thống nhất nhau khi độ dày HĐ tăng nhẹ
trong khoảng 220-319µm. Nhiều tác giả cũng
nhận thấy khi độ dày HĐ tăng nhẹ thì khám lâm
sàng khó phát hiện được. Tác giả Brown và cs
nghiên cứu 172 mắt và cho biết khám mắt bằng
đèn khe với kính tiếp xúc không thể phát hiện
phù HĐ ở 77% trường hợp độ dày võng mạc
tăng nhẹ (200-300µm, lưu ý: mức giới hạn bình
thường-phù chọn là 200µm)(3,4,5). Kết quả của
chúng tôi là 65% mặc dù chúng tôi sử dụng kính
không tiếp xúc có thể là do khi khám chúng tôi
biết trước thị lực đã có chỉnh kính của một số
bệnh nhân và bị ảnh hưởng trong lúc khám
đánh giá. Chúng tôi đã tính được độ phù hợp
quan sát (observed hay raw agreement) của hai
phương pháp đánh giá HĐ phù (khám bằng đèn
khe với kính không tiếp xúc và chụp cắt lớp
OCT) là 85% và hệ số kappa là 0,659.
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 19
mắt có co kéo pha lê thể – hoàng điểm, chiếm tỷ
lệ 19,6% trong tổng số bệnh nhân có phù HĐ
trên OCT. Trong một nghiên cứu về tỷ lệ bong
pha lể sau ở bệnh nhân có phù HĐ do ĐTĐ, tác
giả Gaucher và cs nhận thấy tỷ lệ có bong pha lê
thể sau không hoàn toàn và co kéo tại HĐ đối
với những mắt có phù HĐ do ĐTĐ là 53% so
với nhóm mắt không có phù HĐ là 22,4% (8). Tỷ
lệ của chúng tôi thấp hơn nhiều có thể là do
mức độ phù HĐ của hai mẫu không giống
nhau, cỡ mẫu nhỏ không ngẫu nhiên và không
đại diện cho dân số.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ phù HĐĐTĐ trên lâm sàng trong tổng
số mắt bệnh nhân có bệnh ĐTĐ trong mẫu
nghiên cứu là 22-27%, đối với bệnh VMĐTĐ
không tăng sinh là 23-29%, VMĐTĐTS là 67-
76%. Độ dày HĐ của mắt bệnh nhân có bệnh
ĐTĐ và thị lực có tương quan mạnh. Chẩn đoán
phù HĐ trên lâm sàng bằng đèn khe với kính
không tiếp xúc Superfield và trên OCT có độ
phù hợp chặt chẽ với độ phù hợp quan sát là
85% và hệ số kappa là 0,659. Tỷ lệ có co kéo pha
lê thể HĐ là 19,6% đối với mắt có phù HĐ đánh
giá bằng OCT và 0% ở bệnh nhân không có phù
hoàng điểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baumann M, Gentile RC, Liebmann JM, et al. (1998).
"Reproducibility of retinal thickness measurements in normal
eyes using optical coherence tomography", Ophthalmic Surg
Lasers, 29 (4), pp. 280-5.
2. Bresnick GH (1995). "Oedeme maculaire diabetique", La
Retinopathie Diabetique, Masson, Paris, pp. 315-335.
3. Brown JC, Solomon SD, Bressler SB, et al. (2004). "Detection of
diabetic foveal edema: contact lens biomicroscopy compared
with optical coherence tomography", Arch Ophthalmol, 122 (3),
pp. 330-5.
4. Browning DJ, McOwen MD, Bowen RM, Jr., et al. (2004).
"Comparison of the clinical diagnosis of diabetic macular edema
with diagnosis by optical coherence tomography",
Ophthalmology, 111 (4), pp. 712-5.
5. Ciulla TA, Amador AG, Zinman B (2003). "Diabetic retinopathy
and diabetic macular edema: pathophysiology, screening, and
novel therapies", Diabetes Care, 26 (9), pp. 2653-64.
6. Ferris FL, Patz A (1984). "Macular edema. A complication of
diabetic retinopathy", Surv Ophthalmol, 28 Suppl pp. 452-61.
7. Gaucher D, Tadayoni R, Erginay A, et al. (2005). "Optical
coherence tomography assessment of the vitreoretinal
relationship in diabetic macular edema", Am J Ophthalmol, 139
(5), pp. 807-13.
8. Kinyoun J, Barton F, Fisher M., et al. (1989)."Detection of diabetic
macular edema. Ophthalmoscopy versus photography - Early
Treatment Diabetic Retinopathy Study Report Number 5. The
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
112
ETDRS Research Group", Ophthalmology, 96 (6), pp. 746-50;
discussion 750-1.
9. Kylstra JA, Brown JC, Jaffe GJ, et al. (1999). "The importance of
fluorescein angiography in planning laser treatment of diabetic
macular edema", Ophthalmology, 106 (11), pp. 2068-73.
10. Nguyễn Thị Tuyết Minh (1998). Khảo sát lâm sàng bệnh võng mạc
ĐTĐ tại BV Chợ Rẫy, Trường ĐHYD Tp. HCM, Tp. Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ Y học.
11. Phạm Văn Hoàng (2004). Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý võng
mạc ĐTĐ bằng quang đông võng mạc với laser YAG 532, Trường
ĐHYD Tp. HCM, Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn chuyên khoa cấp
II.
12. Shimura M, Yasuda K, Nakazawa T, et al. (2003). "Quantifying
alterations of macular thickness before and after panretinal
photocoagulation in patients with severe diabetic retinopathy
and good vision", Ophthalmology, 110 (12), pp. 2386-94.
13. Võ Thị Hoàng Lan (2000). Khảo sát bệnh võng mạc ĐTĐ bằng
chụp mạch huỳnh quang tại BV Chợ Rẫy, Trường ĐHYD Tp.
HCM, Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Y học.
14. Wolfensberger TJ (1999). "The historical discovery of macular
edema", Doc Ophthalmol, 97 (3-4), pp. 207-16.
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Ở BỆNH NHÂN RẤT TRẺ
Hoàng Quốc Hòa*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp ST chênh lên thường xảy ra trên bệnh nhân (BN) từ tuổi trung
niên trở đi. Tuy nhiên, xu hướng nhồi máu cơ tim với tuổi trẻ hóa ngày càng tăng, không chỉ trên thế giới, mà
còn ở Việt Nam, đặc biệt là nhóm bệnh nhân rất trẻ (tuổi ≤ 35), với những điểm khác biệt cơ bản so với nhóm
bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên thường gặp. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu quan sát này nhằm khảo sát
đặc điểm riêng biệt của nhóm bệnh nhân NMCT tuổi rất trẻ này. Mục tiêu nghiên cứu :Khảo sát về yếu tố nguy
cơ, đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương mạch vành và điều trị ở nhóm bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên
với tuổi ≤ 35 được chụp và can thiệp mạch vành tiên phát tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ 04/2009 đến
09/2010.
Phương pháp nghiên cứu : Hồi cứu, mô tả.
Kết quả: Từ 04/2009- 09/2010, trên 210 trường hợp NMCT cấp ST chênh lên được chụp và can thiệp
mạch vành tiên phát, chúng tôi chọn được 05 (2,4%) trường hợp tuổi ≤ 35. 100% là nam giới với tuổi trung
bình 32,6 ± 2,0, tuổi từ 30 đến 35. Rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc lá, tiền căn gia đình có bệnh mạch vành
sớm, thừa cân, béo phì là các yếu tố nguy cơ được ghi nhận. Trong đó, 100% trường hợp có rối loạn lipid máu,
80% trường hợp có HDL-cholesterol thấp đơn độc hoặc kèm với các rối loạn LDL- cholesterol hay Triglyceride
máu. Có 80% trường hợp có hút thuốc lá nhiều, 80% trường hợp có thừa cân và béo phì. 100% trường họp có
đau ngực kiểu vành điển hình, nhập viện sớm, bệnh cảnh lâm sàng nhẹ với điểm TIMI thấp và Killip 1. Tất cả
đều có sang thương mạch vành hẹp có ý nghĩa, 80%