Khảo sát sự tương quan giữa nồng độ protein phản ứng C siêu nhạy (hs-CRP) với mức độ phục hồi chức năng trong nhồi máu não cấp

Đặt vấn đề: Vai trò của tiến trình viêm trong bệnh sinh gây nghẽn tắc mạch máu và việc ứng dụng dấu ấn viêm hs-CRP (hypersensitive C Reactive Protein) trong ĐQ thiếu máu não cục bộ (ĐQTMNCB) đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. Một số tác giả nghiên cứu cho thấy có khác biệt trong nồng độ hs- CRP ở những bệnh nhân có các mức độ phục hồi chức năng khác nhau. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ CRP với mức độ phục hồi chức năng của ĐQTMNC theo thang điểm Rankin. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích. Đối tượng: Những bệnh nhân ĐQTMNC được xác định bằng tiêu chuẩn lâm sàng của TCYTTG (WHO) và hình ảnh học (CT Scan hoặc MRI sọ não), nhập bệnh viện Thống Nhất từ 11/2007- 6/2008. Đánh giá khả năng phục hồi của bệnh nhân vào thời điểm xuất viện theo thang điểm Rankin có điều chỉnh (MRS). Kết quả: Qua khảo sát tiền cứu 108 trường hợp ĐQNMNC chúng tôi nhận thấy có sự liên quan của một số yếu tố với hs-CRP đo ở các thời điểm khác nhau của ĐQ: Tuổi- hs-CRP2 và hs-CRP3 (p= 0,018 và 0,001); Giới - hs-CRP1 (p= 0,011); Tiền sử hút thuốc lá - hs-CRP1 (p= 0,024); THA - hs-CRP2 (p= 0,020); Đường huyết lúc nhập viện - hs-CRP1 (p= 0,023); Fibrinogen - hs-CRP2 và hs-CRP3 (p= 0,000 và 0,026). Có sự tương quan giữa kết cục phục hồi chức năng ở thời điểm xuất viện với hs-CRP đo ở các thời điểm khác nhau của ĐQ: với hs-CRP1 (r=0,226, p=0,019); với hs-CRP2 (r=0,454, p=0,000); với hs-CRP3 (r=0,445, p=0,000). Kết luận: Nồng độ hs-CRP tăng cao ở bệnh nhân ĐQTMNC và có sự tương quan giữa kết cục phục hồi chức năng ở thời điểm xuất viện với hs-CRP đo ở các thời điểm khác nhau của ĐQ, tương quan yếu với hsCRP1 và tương quan khá với hs-CRP2 và với hs-CRP3.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự tương quan giữa nồng độ protein phản ứng C siêu nhạy (hs-CRP) với mức độ phục hồi chức năng trong nhồi máu não cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 342 KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ PROTEIN PHẢN ỨNG C SIÊU NHẠY (hs-CRP) VỚI MỨC ĐỘ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG NHỒI MÁU NÃO CẤP Hồ Thượng Dũng*, Hà Thị Kim Chi** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Vai trò của tiến trình viêm trong bệnh sinh gây nghẽn tắc mạch máu và việc ứng dụng dấu ấn viêm hs-CRP (hypersensitive C Reactive Protein) trong ĐQ thiếu máu não cục bộ (ĐQTMNCB) đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. Một số tác giả nghiên cứu cho thấy có khác biệt trong nồng độ hs- CRP ở những bệnh nhân có các mức độ phục hồi chức năng khác nhau. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ CRP với mức độ phục hồi chức năng của ĐQTMNC theo thang điểm Rankin. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích. Đối tượng: Những bệnh nhân ĐQTMNC được xác định bằng tiêu chuẩn lâm sàng của TCYTTG (WHO) và hình ảnh học (CT Scan hoặc MRI sọ não), nhập bệnh viện Thống Nhất từ 11/2007- 6/2008. Đánh giá khả năng phục hồi của bệnh nhân vào thời điểm xuất viện theo thang điểm Rankin có điều chỉnh (MRS). Kết quả: Qua khảo sát tiền cứu 108 trường hợp ĐQNMNC chúng tôi nhận thấy có sự liên quan của một số yếu tố với hs-CRP đo ở các thời điểm khác nhau của ĐQ: Tuổi- hs-CRP2 và hs-CRP3 (p= 0,018 và 0,001); Giới - hs-CRP1 (p= 0,011); Tiền sử hút thuốc lá - hs-CRP1 (p= 0,024); THA - hs-CRP2 (p= 0,020); Đường huyết lúc nhập viện - hs-CRP1 (p= 0,023); Fibrinogen - hs-CRP2 và hs-CRP3 (p= 0,000 và 0,026). Có sự tương quan giữa kết cục phục hồi chức năng ở thời điểm xuất viện với hs-CRP đo ở các thời điểm khác nhau của ĐQ: với hs-CRP1 (r=0,226, p=0,019); với hs-CRP2 (r=0,454, p=0,000); với hs-CRP3 (r=0,445, p=0,000). Kết luận: Nồng độ hs-CRP tăng cao ở bệnh nhân ĐQTMNC và có sự tương quan giữa kết cục phục hồi chức năng ở thời điểm xuất viện với hs-CRP đo ở các thời điểm khác nhau của ĐQ, tương quan yếu với hs- CRP1 và tương quan khá với hs-CRP2 và với hs-CRP3. Từ khóa: nồng độ hs- CRP, yếu tố nguy cơ đột quỵ, đột quỵ thiếu máu não cục bộ, khả năng phục hồi sau ĐQTMN, chỉ số MRS. ABSTRACT ASSESSING THE RELATIONSHIP BETWEEN HYPERSENSITIVE C REACTIVE PROTEIN (hs-CRP) CONCENTRATION WITH THE RECOVERY ABILITY IN ACUTE CEREBRAL INFARCTION Ho Thuong Dung, Ha Thi Kim Chi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 342 - 347 Background: Role of inflammation in pathology of Ischemic Stroke was emphasized recently. Some studies showed the application of hs- CRP in predicting the recovery probability in Ischemic Stroke Objectives: Assessing the relationship between the hs-CRP concentration with recovery probability at the discharged time of that in cerebral infarcted patients. * Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. BS. Hồ Thượng Dũng ĐT: 0908136361 Email: dunghothuong@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 343 Methods: Cross-sectional descriptive, prospective analysis study. Patients: patients having diagnosis of cerebral infarction by clinical criteria of World Health Oganization and getting imaging studies (Cranial CT scan or MRI) at Thong Nhat hospital from 11/2007 to 06/2008. Assessing the recovery ability by the Modified Rankin Score (MRS). Results: In assessing 108 cases of ischemic stroke showed the relationship between some factors and hs-CRP achieved at different time of cerebral infraction: age - hs-CRP2 and hs-CRP3 (p= 0.018 and 0.001); gender - hs- CRP1 (p= 0.011); smoking - hs-CRP1 (p= 0.024); hypertension - hs-CRP2 (p= 0.020); glucose at admission - hs- CRP1 (p= 0.023); Fibrinogen - hs-CRP2 and hs-CRP3 (p= 0.000 and 0.026). There is the moderate correlation between the hs-CRP2 and hs-CRP3 with the MRS at the discharged time. Conclusions: There is the moderate correlation between the hs-CRP2 and hs-CRP3 with the recovery ability by MRS at the discharged time. Key words: cerebral infraction; hs-CRP, stroke risk factor, recovery ability, MRS. ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay đột quỵ não (ĐQ) là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu, nguyên nhân tử vong hàng thứ 3 và là một gánh nặng về vật chất và tinh thần cho BN, gia đình, xã hội. Tại nước ta, ĐQ chiếm đa số trong các khoa thần kinh với tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề. Ngày nay có nhiều tiến bộ đạt được trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị nhờ nhắm đến yếu tố nguy cơ (YTNC) và cơ chế bệnh sinh. Vai trò của tiến trình viêm trong bệnh sinh gây nghẽn tắc mạch máu và việc ứng dụng dấu ấn viêm hs-CRP (hypersensitive C Reactive Protein) trong ĐQ thiếu máu não cục bộ (ĐQTMNCB) đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. Tại VN, hs-CRP chưa được khảo sát thường quy trong bệnh lý ĐQTMNCB. Một số tác giả nghiên cứu cho thấy có khác biệt trong nồng độ hs- CRP ở những bệnh nhân có các mức độ phục hồi chức năng khác nhau. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát sự thay đổi trong nồng độ hs- CRP và sự tương quan với mức độ phục hồi chức năng của bệnh nhân ĐQTMNCB. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Những BN ĐQTMNCB được xác định bằng tiêu chuẩn lâm sàng của TCYTTG (WHO) và hình ảnh học (CT Scan hoặc MRI sọ não), nhập BV Thống Nhất từ 11/2007- 6/2008: Khởi phát đột ngột. Có thiếu sót chức năng thần kinh khu trú. Không hồi phục triệu chứng trong vòng 24 giờ. CT-Scan hoặc MRI não có hình ảnh TMNCB, hoặc nếu chưa thấy hình ảnh TMNCB thì cũng không có hình ảnh XHN- màng não. Tiêu chuẩn loại trừ BN hôn mê, Glasgow 8 điểm. Sốt ngay lúc nhập viện. BN có đủ tiêu chuẩn chọn mẫu nhưng đang có các bệnh nặng khác hoặc bệnh lý viêm nhiễm cấp tính làm tăng nồng độ CRP trong máu. Đánh giá khả năng phục hồi của bệnh nhân vào thời điểm xuất viện theo thang điểm Rankin có sửa đổi (MRS): Phục hồi tốt khi MRS là 0-2, phục hồi không tốt (xấu) khi MRS là 3-6. Hs-CRP (mg/L): trong vòng 24 giờ (hs- CRP1), 48- 72 giờ (hs-CRP2) sau khởi bệnh và lúc xuất viện (hs-CRP3). Thực hiện trên máy Olympus OSR6199 Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích. Cỡ mẫu Chọn mẫu liên tục, thu thập tất cả BN trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 344 thời gian nghiên cứu. Xử lý và phân tích số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 11.5. Mô tả chung các biến số nghiên cứu. Biến định lượng (giá trị trung bình và độ lệch chuẩn), biến định tính (tần số và tỷ lệ %). Phân tích đơn biến nhằm xác định mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP với các đặc điểm của ĐQ TMNCB cấp và kết cục phục hồi chức năng ở thời điểm xuất viện. Với biến số định tính: Dùng phép kiểm 2 hoặc phép kiểm chính xác Fisher (khi tần số trong một ô bất kỳ nào <5) Với các biến định lượng: Dùng phép kiểm t (có so sánh phương sai). Các test đều 2 chiều, mức p có ý nghĩa cho mọi trường hợp là <0,05. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Chúng tôi đã tiến hành phân tích 108 bệnh nhân ĐQTMNC nhập Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 11/2007-6/2008. Các đặc điểm và các yếu tố nguy cơ Giới 56 BN nam (51,9%) và 52 BN nữ (48,1%). Tuổi Tuổi trung bình khá cao (68,22  12,56). Bảng 1: Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu. Tuổi Số trường hợp % 42- 49 tuổi 10 9,3 50- 59 tuổi 21 19,4 60- 69 tuổi 17 15,7 70- 79 tuổi 41 38,0  80 tuổi 19 17,6 Đa số (71,3%) bệnh nhân có tuổi từ 60 trở lên, tần suất cao nhất ở lứa tuổi từ 70- 79 chiếm 38%, cao hơn lứa tuổi 60- 69 (15,7%), giảm sau 80 tuổi (17,6%). Bảng 2: Tần suất một số đặc điểm trong tiền sử. Tiền sử Có (%) Không (%) Tổng (%) Tăng huyết áp 89 (81,4) 19 (17,6) 108 (100) Đái tháo đường 21 (19,4) 87 (80,6) 108 (100) TBMMN 23 (21,3) 85 (78,8) 108 (100) Điều trị liên tục 41(45) 52(55) 93 (100) Tiền sử Có (%) Không (%) Tổng (%) Hút thuốc lá 33 (30,6) 75 (69,4) 108 (100) Uống rượu 16 (14,8) 92 (85,2) 108 (100) Tuổi >55 87 (80,6) 21 (19,4) 108 (100) THA: tỷ lệ cao nhất (81,4%), tương tự nc Framingham (80,8%) và Minh Trí (69,7%)(12), Lan Vi(1) (72,2%), Bình Gấm (83,1%)(14), Kelly (74,4%). Tuổi> 55: 80,6%. Tuổi là YTNC quan trọng của ĐQ. Một số NC lớn (Framingham, Rottredam): sau 55 tuổi, thêm 10 tuổi thì nguy cơ ĐQ tăng gấp đôi Các đặc điểm và cũng là YTNC như: hút thuốc,TBMMN cũ, ĐTĐ, uống rượu chiếm tỷ lệ tương đối và phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Tần suất bệnh nhân có RLLPM là 69,4%. Xét theo từng chỉ số riêng biệt, loại RLLPM hay gặp nhất là tăng TG (39,8%), tiếp theo là tăng C-TP (35,5%), rồi đến hạ HDL-C (27,8%) và cuối cùng là tăng LDL-C (24,1%). Bảng 3: Phân bố thể trọng của đối tượng nghiên cứu. Thể trọng BMI N % Nhẹ cân/gầy <18,5 13 12 Bình thường 18,5- 22,9 45 41,7 Dư cân 23- 24,9 27 25,0 Béo phì độ 1 25- 29,9 22 20,4 Béo phì độ 2  30 1 0,9 Đánh giá theo BMI thì đa số bệnh nhân có thể trọng bình thường (41,7%). Có 27 bệnh nhân dư cân (chiếm tỷ lệ 25%). Trong 23 bệnh nhân béo phì (21,3%) thì hầu như là béo phì độ 1, chỉ có 1 bệnh nhân béo phì độ 2. BMI>=25: 21,3% (23/108 BN) cao hơn Di Napoli: 37%(4) Vòng eo TB: 89,118,49 cm, cao hơn Văn Thảo (84,939,74 cm). Béo phì bụng: 64,8%. Có tỷ lệ chênh rất lớn khi xác chẩn béo phì dựa theo hai tiêu chí khác nhau là BMI và vòng eo. Theo một số NC: vòng eo có giá trị hơn BMI trong lượng giá nguy cơ bệnh tật. Đo vòng eo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 345 đơn giản hơn tính BMI nên dễ dàng áp dụng hơn trong thực hành. Bảng 4: Một số đặc điểm khác Đặc điểm Có (%) Không (%) Tổng (%) Rung nhĩ 16 (14,8) 92 (85,2) 108 (100) Phì đại thất trái 34 (31,5) 73 (68,5) 107 (100) Tăng fibrinogen 25 (23,1) 80 (76,9) 105 (100) Hẹp ĐM cảnh>50% 18 (16,7) 90 (83,3) 108 (100) Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN có rung nhĩ là 14,8%, PĐTT là 31,5%, tăng fibrinogen máu là 23,1% và hẹp ĐM cảnh > 50% qua siêu âm doppler là 16,7%. Nồng độ hs- CRP Bảng 5: Nồng độ hs-CRP của đối tượng nghiên cứu. Giá trị Hs- CRP1 (mg/L) Hs- CRP2 (mg/L) Hs- CRP3 (mg/L) Thấp nhất 0,29 0,42 0,5 Cao nhất 24,93 37,82 28,07 Trung bình 4,59 11,44 7,19 Độ lệch chuẩn 4,67 9,65 6,70 Nồng độ trung bình (TB) CRP khác nhau có ý nghĩa thống k ở 3 thời điểm (p lần lượt của chúng tôi, Napoli(4), Winbeck: 0,000 - 0,0002-0,003). Nồng độ trung bình không đồng nhất trong từng nghin cứu nhưng tất cả đều có sự thay đổi “động học” có ý nghĩa. Nồng độ hs-CRP và sự tương quan với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Qua bảng kết quả phân tích cho thấy rằng nồng độ hs-CRP ở các thời điểm khác nhau của ĐQTMNC không liên quan tới hầu hết các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ngoại trừ một số đặc tính và YTNC: Nồng độ hs-CRP1 có liên quan tới giới tính, tiền sử hút thuốc lá, nồng độ ĐH lúc nhập viện (với p lần lượt là 0,011 - 0,024 - 0,023) Nồng độ hs-CRP2 có liên quan tới tuổi, tiền sử THA và nồng độ fibrinogen (với p lần lượt là 0,018 - 0,020 - 0,000). Nồng độ hs-CRP 3 có liên quan tới tuổi và nồng độ fibrinogen (với p lần lượt là 0,001 - 0,026). Bảng 6: Tương quan giữa hs-CRP và một số đặc tính của đối tượng nghiên cứu. Hs-CRP1 (mg/L) Hs-CRP2 (mg/L) Hs-CRP3 (mg/L) Đặc tính R p R p r P Tuổi 0,211 0,028 0,260 0,007 0,433 0,000 CN 0,117 0,228 0,128 0,188 0,135 0,180 VB 0,028 0,773 0,009 0,923 0,056 0,567 BMI 0,005 0,956 0,035 0,718 0,055 0,583 HATT 0,033 0,773 0,002 0,987 0,075 0,456 HATTr 0,067 0,489 0,016 0,869 0,053 0,599 ĐH 0,277 0,004 0,192 0,047 0,095 0,345 Fibrinogen 0,375 0,000 0,413 0,000 0,306 0,002 Hs-CRP1 có tương quan thuận mức độ yếu với tuổi (r= 0,211; p= 0,028); với nồng độ HDL (r= 0,248, p= 0,011) và với ĐH lúc nhập viện (r= 0,277, p= 0,004), tương quan thuận mức độ trung bình với fibrinogen (r= 0,375, p= 0,000). Hs-CRP 2 tương quan thuận mức độ trung bình với tuổi (r= 0,433; p= 0,000), tương quan thuận mức độ trung bình với fibrinogen (r = 0,413; p = 0,000). Hs-CRP3 tương quan thuận mức độ yếu với tuổi (r= 0,26; p= 0,007), tương quan thuận mức độ trung bình với fibrinogen (r= 0,306; p= 0,002). Không có mối tương quan giữa nồng độ hs- CRP ở các thời điểm khác nhau của ĐQ với cân nặng, VB, BMI, HATT, HATTr. Các tác giả cũng cho thấy có sự liên quan của nồng độ ở các thời điểm với một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ: Hs- CRP1: Di Napoli nhận thấy nồng độ hs- CRP1 có liên quan với giới (p= 0,0209), TS hút thuốc (p= 0,0071) nhưng không đề cập đến mức ĐH lúc nhập viện Hs-CRP2: Muir: với tuổi (p= 0,01), C-TP (p= 0,01), TS THA (p= 0,93) và không đề cập đến nồng độ fibrinogen. Hs-CRP3: các tác giả khác không đề cập đến các mối liên quan ở thời điểm này. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 346 Tương quan giữa hs-CRP và một số đặc điểm Với tuổi: hs-CRP1 và hs-CRP2 tương quan thuận mức độ yếu (r= 0,21; p= 0,028 và r= 0,26; p= 0,007), còn hs-CRP3 tương quan thuận mức độ trung bình (r= 0,43; p= 0,000). Với ĐH: hs-CRP1 và hs-CRP2 tương quan thuận mức độ yếu (r= 0,27; p= 0,004 và r= 0,19; p= 0,047). Với fibrinogen: Cả hs-CRP1, hs-CRP2 và hs- CRP3 đều tương quan thuận mức độ trung bình (r= 0,38; p= 0,000 – r= 0,41; p=0,000 - r= 0,31; p= 0,002). Dù còn những điểm chưa tương đồng với các tác giả khác, có thể do mẫu của chúng tôi nhỏ và sự khác nhau về tiêu chuẩn chọn bệnh, thời điểm xét nghiệm nhưng kết quả của chúng tôi là phù hợp. Nồng độ hs-CRP và khả năng phục hồi của bệnh nhân ĐQTMNC Liên quan giữa nồng độ hs -CRP và khả năng phục hồi của đối tượng nghiên cứu Bảng 7. Nồng độ hs-CRP và khả năng phục hồi của đối tượng nghiên cứu. MRS Tốt Xấu Tổng P <10 32 (34,4) 61 (65,6) 93 (100)  10 2 (13,3) 13 (86,7) 15 (100) Hs-CRP1 (mg/dL) Tổng 34 (31,5) 74 (68,5) 108 (100) 0,087 <10 30 (46,9) 34 (53,1) 64 (100)  10 4 (9,1) 40 (90,9) 44 (100) Hs-CRP2 (mg/dL) Tổng 34 (31,5) 74 (68,5) 108 (100) 0,000 <10 32 (42,7) 13 (57,3) 75 (100)  10 1 (3,8) 25 (96,1) 26 (100) Hs-CRP3 (mg/dL) Tổng 33 (32,7) 68 (67,3) 101 (100) 0,000 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP1 và khả năng phục hồi của bệnh nhân (p=0,087 > 0,05). Nhưng có mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP2, cũng như nồng độ hs-CRP3 và khả năng phục hồi của bệnh nhân (p đều <0,000). Tương quan giữa nồng độ hs-CRP và khả năng phục hồi của đối tượng nghiên cứu Bảng 8. Tương quan giữa nồng độ hs -CRP và khả năng phục hồi của đối tượng nghiên cứu Hs-CRP1 (mg/L) Hs-CRP2 (mg/L) Hs-CRP3 (mg/L) Thông số R P r p R P MRS 0,226 0,019 0,454 0,000 0,445 0,000 Nhận xét: Hs-CRP1 có tương quan thuận mức độ yếu với khả năng phục hồi của bệnh nhân (r=0,226; p=0,019). Hs-CRP2 có tương quan thuận mức độ trung bình với khả năng phục hồi của bệnh nhân (r=0,454; p=0,000). Hs-CRP3 có tương quan thuận mức độ trung bình với khả năng phục hồi của bệnh nhân (r=0,445; p=0,000). Liên quan giữa MRS (xuất viện) với hs- CRP1, hs-CRP2, hs-CRP3 có lần lượt p=0,087- 0,000- 0,000. Tương quan giữa MRS (xuất viện) với hs- CRP1, hs-CRP2, hs-CRP3 có lần lượt (r=0,226; p=0,019); (r=0,454; p=0,000); (r=0,445; p=0,000). Một số nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của CRP trong tiên đoán phục hồi chức năng của bệnh nhân ĐQTMN cấp. Tác giả Muir nhận thấy CRP liên quan đến khiếm khuyết thần kinh - tàn phế, CRP còn cao sau ĐQ có liên quan đến nguy cơ tử vong. Muir cho là CRP lúc xuất viện giúp nhận diện nhóm nguy cơ cao cần phải được theo dõi chặt chẽ và điều trị kháng đông thích hợp. Winbeck nhận thấy CRP tăng cao trong vòng 24-48 giờ sau khởi phát bệnh có liên quan rõ nhất với kết cục hồi phục sau ĐQTMNC. Di Napoli cho là có liên quan giữa tăng hs- CRP và fibrinogen với nguy cơ tử vong và biến cố mạch máu mới trong vòng 1 năm sau ĐQ. Smith nhận thấy nồng độ đỉnh IL-6 và CRP trong tuần đầu tương quan chặt với độ nạng và phục hồi lâm sàng (MRS) sau 3 tháng. Một số tác giả còn cho là hs-CRP vài tháng sau ĐQ có thể phản ánh tốt hơn động lực học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 347 của bệnh lý XVĐM tiềm ẩn, tăng CRP dai dẳng phản ánh tiến trình viêm vẫn đang tiếp diễn và có vẻ là nguy cơ cao nhất của các biến cố tim mạch sau ĐQ. Nếu khả năng cho phép hs-CRP nên đo lúc nhập viện, lúc xuất viện, 1-3 tháng hoặc định kỳ từng thời khoảng khi cần nhằm nhận diện những đối tượng có nguy cơ cao cần được theo dõi và điều trị tích cực. KẾT LUẬN Qua khảo sát tiền cứu 108 trường hợp ĐQNMNC chúng tôi nhận thấy có sự liên quan của một số yếu tố nguy cơ với nồng độ hs-CRP đo ở các thời điểm khác nhau của ĐQ: Tuổi - hs- CRP2 và hs-CRP3; Giới - hs-CRP1; Tiền sử hút thuốc lá - hs-CRP1; THA - hs-CRP2; Đường huyết lúc nhập viện - hs-CRP1; Fibrinogen - hs- CRP2 và hs-CRP3. Có sự tương quan giữa kết cục phục hồi chức năng ở thời điểm xuất viện với hs-CRP đo ở các thời điểm khác nhau của ĐQ: tương quan yếu với hs-CRP1 và tương quan trung bình- khá với hs-CRP2 và với hs- CRP3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thi Lan Vi (2004). Khảo sát tần suất các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não. Luận văn thạc sĩ y khoa. Trường Đại học Y Dược TPHCM. 2. Chamorro A (2004). Role of inflammation in stroke and atherothrombosis. Cerebrovas Dis. 17(Suppl 3): 1-5. 3. Christensen H, Boysen G. (2004). C-reactive protein and white blood cells count increases in the first 24 hours after acute stroke. Cerebrovas Dis. 18: 214- 4. Di Napoli M (2003). Editorial Comment- C- Reactive Protein and Vascular Risk in Stroke Patients: Potential Use for the Future. Stroke 34: 2468- 2470. 5. Di Napoli M, Papa F and Bocola V (2001). C- Reactive Protein in Ischemic Stroke: And Independent Prognostic Factor. Stroke 32: 917- 924. 6. Gorelick PB., Sacco RL., Smith DB, (1999). Prevention of a First Stroke. A Review of Guidelines and a Multidisciplinary Consensus Statement From the National Stroke Association. JAMA 281: 1112- 1120. 7. Hashimoto H, Kitagawa K and Shimizu Y,(2001).“C- reactive protein is an independent predictor of the rate of increase in early carotid atherosclerosis. Circulation 104: 63-67. 8. Hoàng Khánh (2004). Một số yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não. Thần kinh học lâm sàng. Nhà xuất bản y học: 164-171. 9. Iyigun I and Di Napoli M (2002). C- Reactive protein in Ischemic Stroke- Response. Stroke 33: 2146- 2147. 10. Muir KW. and Weir CJ. (1999). C-Reactive Protein and Outcome After Ischemic Stroke. Stroke 30: 981-985. 11. Nguyễn Bá Thắng (2006). Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng sớm trong nhồi máu não tuần hoàn trước. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Dược TPHCM. 12. Nguyễn Thị Minh Trí (2007). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp trên người có tuổi. Luận án chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Dược TPHCM. 13. Paoletti R and Gotto AM. (2004). Inflammation in Atherobclerosis and Implications for Therapy. Circulation 109[suppl III]: III-20- III- 26. 14. Trần Bình Gấm (2008), Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng yếu tố nguy cơ và yếu tố tiên lượng của nhồi máu não. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Dược TPHCM. 15. Wang Q (2007). The Inflammatory Response In Stroke. J Neuroimmunol 184: 53- 68. 16. Yasojima K (2001). Generation of C- Reactive Protein and Complement Components in Atherosclerotic Pla
Tài liệu liên quan