Khảo sát tác động của châm cứu lên chức năng của bàng quang dựa trên niệu động học

Đặt vấn đề và mục tiêu: Rối loạn chức năng bàng quang sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây biến thể cấu trúc bàng quang, nhiễm trùng niệu, sỏi niệu, bế tắc và ứ nước đường tiểu trên và sau cùng là suy thận. Hầu hết các thuốc dùng để điều trị cho đến nay đều chỉ có hiệu quả giới hạn, không triệt để, chưa kể đến chi phí cao và nhiều thuốc có nhiều tác dụng phụ. Với mong muốn tìm kiếm một phương pháp Y học cổ truyền (YHCT) có chi phí thấp và hiệu quả, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu khảo sát tính an toàn và tác động của châm cứu lên chức năng bàng quang dựa trên Niệu động học. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 được thực hiện trên 31 bệnh nhân tình nguyện tại Khoa Niệu-BV Bình Dân TP.HCM. Châm cứu được thực hiện 1 lần trong 25 phút với tần số 60Hz tại các huyệt: Thạch môn, Quan nguyên, Trung cực, Khúc cốt, Uỷ dương (2 bên), Tam âm giao (2 bên) trên các bệnh nhân bị rối loạn chức năng bàng quang. Tiêu chí theo dõi: Dung tích tối đa của bàng quang (Vmax); Sức co bóp tối đa của cơ chóp bàng quang (Pdetmax); Cảm giác mắc tiểu ban đầu của bàng quang (FD); Nước tiểu tồn lưu trong bàng quang (RUV); Độ giãn nở của bàng quang (Compliance) được ghi nhận trước và ngay sau khi châm cứu. Ghi nhận sự thay đổi của tần số mạch, huyết áp cùng với các trạng thái phản ứng (nếu có) của bệnh nhân tình nguyện lúc bắt đầu và kết thúc châm cứu. Kết quả: 31 bệnh nhân (8 nam, 23 nữ) được thực hiện nghiên cứu với ghi nhận sự cải thiện có ý nghĩa thống kê các biến số sau đây: Vmax tăng từ 312,58 ± 115,49 ml lên 387,55 ± 177,74 ml (p < 0,05); Pdetmax tăng từ 47,64 ± 22,94 cmH2O lên 52,96 ± 23,44 cmH2O (p < 0,05); RUV giảm từ 28,32 ± 23,52 ml xuống còn 6,51 ± 9,36 ml (p < 0,05); FD tăng từ 133,55 ± 74,3 ml lên 217,1 ± 93,58 ml (p < 0,05). Riêng Compliance tăng từ 40,5 ± 32,95 ml/cmH2O lên 59,2 ± 69,99 ml/cmH2O tuy chưa có ý nghĩa về mặt thống kê (p >0,05) nhưng vẫn có ý nghĩa về mặt sinh học. Kết luận: nghiên cứu của chúng tôi cho thấy châm cứu trong trường hợp này là một liệu pháp an toàn và có tác động tích cực đối với chức năng bàng quang

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tác động của châm cứu lên chức năng của bàng quang dựa trên niệu động học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 241 KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CHÂM CỨU LÊN CHỨC NĂNG CỦA BÀNG QUANG DỰA TRÊN NIỆU ĐỘNG HỌC Nguyễn Trương Quốc Dũng*, Nguyễn Văn Ân**, Phan Quan Chí Hiếu*** TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu: Rối loạn chức năng bàng quang sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây biến thể cấu trúc bàng quang, nhiễm trùng niệu, sỏi niệu, bế tắc và ứ nước đường tiểu trên và sau cùng là suy thận. Hầu hết các thuốc dùng để điều trị cho đến nay đều chỉ có hiệu quả giới hạn, không triệt để, chưa kể đến chi phí cao và nhiều thuốc có nhiều tác dụng phụ. Với mong muốn tìm kiếm một phương pháp Y học cổ truyền (YHCT) có chi phí thấp và hiệu quả, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu khảo sát tính an toàn và tác động của châm cứu lên chức năng bàng quang dựa trên Niệu động học. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 được thực hiện trên 31 bệnh nhân tình nguyện tại Khoa Niệu-BV Bình Dân TP.HCM. Châm cứu được thực hiện 1 lần trong 25 phút với tần số 60Hz tại các huyệt: Thạch môn, Quan nguyên, Trung cực, Khúc cốt, Uỷ dương (2 bên), Tam âm giao (2 bên) trên các bệnh nhân bị rối loạn chức năng bàng quang. Tiêu chí theo dõi: Dung tích tối đa của bàng quang (Vmax); Sức co bóp tối đa của cơ chóp bàng quang (Pdetmax); Cảm giác mắc tiểu ban đầu của bàng quang (FD); Nước tiểu tồn lưu trong bàng quang (RUV); Độ giãn nở của bàng quang (Compliance) được ghi nhận trước và ngay sau khi châm cứu. Ghi nhận sự thay đổi của tần số mạch, huyết áp cùng với các trạng thái phản ứng (nếu có) của bệnh nhân tình nguyện lúc bắt đầu và kết thúc châm cứu. Kết quả: 31 bệnh nhân (8 nam, 23 nữ) được thực hiện nghiên cứu với ghi nhận sự cải thiện có ý nghĩa thống kê các biến số sau đây: Vmax tăng từ 312,58 ± 115,49 ml lên 387,55 ± 177,74 ml (p < 0,05); Pdetmax tăng từ 47,64 ± 22,94 cmH2O lên 52,96 ± 23,44 cmH2O (p < 0,05); RUV giảm từ 28,32 ± 23,52 ml xuống còn 6,51 ± 9,36 ml (p < 0,05); FD tăng từ 133,55 ± 74,3 ml lên 217,1 ± 93,58 ml (p < 0,05). Riêng Compliance tăng từ 40,5 ± 32,95 ml/cmH2O lên 59,2 ± 69,99 ml/cmH2O tuy chưa có ý nghĩa về mặt thống kê (p >0,05) nhưng vẫn có ý nghĩa về mặt sinh học. Kết luận: nghiên cứu của chúng tôi cho thấy châm cứu trong trường hợp này là một liệu pháp an toàn và có tác động tích cực đối với chức năng bàng quang. Từ khoá: châm cứu, niệu động học, chức năng bàng quang. ABSTRACT EXAMINE THE EFFECTS OF ACUPUNCTURE FOR BLADDER FUNCTION BASED ON URODYNAMIC STUDIES Nguyen Truong Quoc Dung, Nguyen Van An, Phan Quan Chi Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 240 - 244 Background and Aim: Lower urinary dysfunction may influence to quality of life, can cause structural changes of the bladder, urinary retention, lower urinary tract infection, then vesico-ureteral reflex,  BV YHCT Đồng Tháp ** Khoa Niệu, bệnh viện Bình Dân  Khoa YHCT-Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Trương Quốc Dũng ĐT: 0975660077 Email: bsntqdung@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 242 hydronephrosis, upper urinary tract infection, and ultimately renal failure. Most medicaments used to treat thus far have only limited effectiveness, not radical, not to mention the high costs and many of them have several side effects. Wishing to find a traditional method of low cost and efficiency, this study was conducted with the aim of surveying the safety and effects of acupuncture on bladder function based on urodynamic study. Methods: Designing a clinical trial phase 1 is performed on 31 volunteers patients at the Department of Urology - Binh Dan Hospital in Ho Chi Minh City. Acupuncture was done one time in 25 minutes with a frequency of 60Hz at the acupoints: Shimen (CV-5), Guanyuan (CV-4), Zhongji (CV-3), Ougu (CV-2), bilateral Weiyang (BL-39), bilateral Sanyiniao (SP-6) in patients with bladder dysfunction. The criteria follow: Maximal bladder capacity (Vmax), Maximal detrusor pressure (Pdetmax), First Desire to Void (FD), Residual urine volume in the bladder (RUV), Bladder Compliance (Compliance) were recorded before and after acupuncture. Noting the change of the frequency pulse, blood pressure along with the response status (if any) of the volunteers patients at the beginning and the end of acupuncture. Results: 31 patients (8 men, 23 women) were conducted with researchers noted the improvement was statistically significant following variables: Vmax increased from 312.58 ± 115,49 ml to 387.55 ± 177.74 ml (p <0.05); Pdetmax increased from 47.64 ± 22.94 cmH2O to 52.96 ± 23.44 cmH2O (p <0.05); RUV decreased from 28.32 ± 23, 52 ml down to 6.51 ± 9.36 ml (p <0.05); FD increased from 133.55 ± 74.3 ml to 217.1 ± 93.58 ml (p <0.05). Compliance alone increased from 40.5 ± 32.95 ml/cmH2O to 59.2 ± 69.99 ml/cmH2O although not significant statistically (p> 0.05) but still meaningful biologically. Conclusion: Our study shows that acupuncture therapy is a safe and positive impact on bladder function. Keywords: acupuncture, urodynamic study, bladder function. ĐẶT VẤN ĐỀ Chức năng sinh lý của bàng quang bao gồm khả năng chứa đựng và tống xuất nước tiểu. Những rối loạn chức năng trên dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây biến thể cấu trúc bàng quang, nhiễm trùng niệu, sỏi niệu, bế tắc và ứ nước đường tiểu trên và sau cùng là suy thận. Chức năng chứa đựng và tống xuất nước tiểu theo YHCT được các hệ thống Tạng – Phủ của cơ thể như bàng quang, Tiểu trường, Thận và Tam tiêu phụ trách(8,5,6,12,13). Để điều trị các chứng do rối loạn chức năng bàng quang gây ra, thầy thuốc YHCT đã sử dụng thuốc và huyệt tác động tập trung vào các Tạng – Phủ nói trên(2,14,11,9). Hầu hết các thuốc dùng để điều trị cho đến nay đều chỉ có hiệu quả giới hạn, không triệt để, chưa kể đến chi phí cao và nhiều thuốc có nhiều tác dụng phụ. Điều này khiến chúng tôi cần phải tìm kiếm thêm các giải pháp hữu hiệu để điều trị cho những bệnh nhân này. Tham khảo y văn, chúng tôi nhận thấy có một số tác giả đã nghiên cứu và chứng minh hiệu quả của châm cứu lên một số bệnh lý của đường tiểu dưới như Cheng. và cộng sự (1998)(1) trên bàng quang thần kinh, Emmons SL và Otto L. (2005)(3) Chúng tôi tự hỏi, nếu châm cứu có tác dụng trong việc điều trị rối loạn chức năng đường tiểu dưới thì chi phí điều trị sẽ thấp hơn nhiều so với dùng thuốc. Do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này trên cơ sở bước đầu xác định hiệu quả của châm cứu trên chức năng bàng quang. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát tác động của châm cứu lên chức năng bàng quang dựa trên phép đo niệu động học. Mục tiêu cụ thể Đánh giá tác động của châm cứu lên chức năng bàng quang dựa trên sự co bóp của cơ chóp bàng quang trong giai đoạn chứa đựng và sự thay đổi những thông số của phép đo áp lực đồ bàng quang: Dung tích tối đa của bàng quang; Sức co bóp tối đa của cơ chóp bàng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 243 quang; Độ giãn nở của bàng quang; Nước tiểu tồn lưu trong bàng quang; Cảm giác mắc tiểu của bàng quang. Đánh giá tính an toàn của liệu pháp châm cứu được sử dụng, dựa trên sự thay đổi của các trị số: tần số mạch, huyết áp của bệnh nhân tình nguyện lúc bắt đầu và kết thúc châm cứu; Ghi nhận các trạng thái phản ứng của bệnh nhân trong quá trình thực hiện nếu có. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Là những bệnh nhân đến khám tại các phòng khám niệu của bệnh viện Bình Dân vì các triệu chứng rối loạn đi tiểu, có chỉ định đo Áp lực đồ bàng quang và đồng ý tình nguyện tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Đây là thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 được tiến hành trên 31 bệnh nhân tình nguyện (8 nam, 23 nữ) tại Phòng Niệu Động Học Bệnh viện BÌNH DÂN – 371 Điện Biên Phủ Q3 – TP HCM từ tháng 10/2010 đến tháng 06/2011. Liệu pháp châm cứu được thực hiện 1 lần trong 25 phút với tần số 60Hz bằng kim hào châm số 3 (3cm), châm thẳng vào mỗi huyệt ở độ sâu: 0,5- 1,5cm với Thạch môn; 0,3-2cm với Quan nguyên và Trung cực; 0,3-1,5cm với Khúc cốt; 1-1,5cm với Uỷ dương (2 bên) và Tam âm giao (2 bên) đến khi đạt cảm giác đắc khí. So sánh kết quả của phép đo Áp lực đồ bàng quang bằng máy đo Niệu động học DUET LOGIC® (do hãng MEDTRONIC của Đan Mạch sản xuất) được thực hiện trước và ngay sau khi kết thúc liệu pháp châm cứu dựa trên sự co bóp của cơ chỏm bàng quang trong giai đoạn chứa đựng và sự thay đổi của các thông số: Dung tích tối đa của bàng quang (Vmax); Sức co bóp tối đa của cơ chóp bàng quang (Pdetmax); Độ giãn nở của bàng quang (Compliance); Nước tiểu tồn lưu trong bàng quang (RUV); Cảm giác mắc tiểu ban đầu của bàng quang (FD). Ghi nhận sự thay đổi của tần số mạch, huyết áp cùng với các trạng thái phản ứng (nếu có) của bệnh nhân tình nguyện lúc bắt đầu và kết thúc châm cứu. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0, để so sánh trung bình kết quả trước và sau châm cứu, dùng phép kiểm T bắt cặp, p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Sự thay đổi của các thông số trong phép đo Áp lực đồ bàng quang Bảng 1 ghi nhận sự thay đổi về các thông số của phép đo Áp lực đồ bàng quang trước và sau châm cứu với 5 biến số được khảo sát gồm dung tích tối đa của bàng quang (Vmax); Sức co bóp tối đa của cơ chóp bàng quang (Pdetmax); Cảm giác mắc tiểu ban đầu của bàng quang (FD); Nước tiểu tồn lưu trong bàng quang (RUV); Độ giãn nở của bàng quang (Compliance). Bảng 1: Sự thay đổi các thông số của phép đo Áp lực đồ bàng quang Các biến số Trước châm cứu Sau châm cứu Vmax (ml) 312,58 ± 115,49 387,55 ± 177,74 a Pdetmax (cmH2O) 47,64 ± 22,94 52,96 ± 23,44 a FD (ml) 133,55 ± 74,3 217,1 ± 93,58 a RUV (ml) 28,32 ± 23,52 6,51 ± 9,36 a Compliance (ml/cmH2O) 40,5 ± 32,95 59,2 ± 69,99 b a: có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05. b: không có ý nghĩa về mặt thống kê với p > 0,05. Sự co bóp của cơ chóp bàng quang trong giai đoạn chứa đựng Trong 31 bệnh nhân tình nguyện, chỉ có 3 bệnh nhân có sự co bóp bất thường của co chóp bàng quang trước khi được châm cứu, nhưng sau khi châm cứu đã làm thay đổi tình trạng co bóp bất thường này theo chiều hướng 1 bệnh nhân trở về bình thường, 2 bệnh nhân giảm đáng kể. Các trường hợp còn lại đều bình thường. Tính an toàn của liệu pháp châm cứu được sử dụng Bảng 2 cho thấy không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về tần số mạch, huyết áp tam thu (HHTT), huyết áp tâm trương (HATTr) của những bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 244 Bảng 2: Tần số mạch, huyết áp trước và sau châm cứu Các biến số Trước châm cứu Sau châm cứu Tần số mạch (l/phút) 73.00 ± 3.97 73.03 ± 3.29 b HATT (mmHg) 123.38 ± 10.11 121.61 ± 9.77 b HATTr (mmHg) 72.09 ± 4.03 71.29 ± 3.86b b: không có ý nghĩa về mặt thống kê với p > 0,05. BÀN LUẬN So với nghiên cứu của những tác giả khác như Tong. và cộng sự (2009)(10), Honjo H. (2000)(4), Naoto Ishizaki và Hirishi Kitakoji (2006)(7), Emmons SL và Otto L.(2005)(3) dù mục tiêu đánh giá, phương pháp thực hiện và nhóm huyệt được nghiên cứu có ít nhiều khác nhau nhưng kết quả thu được đều cải thiện về phương diện lâm sàng và ảnh hưởng tích cực đến chức năng bàng quang. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện châm cứu chỉ 1 lần duy nhất tại các huyệt Thạch môn, Quan nguyên, Trung cực, Khúc cốt, Uỷ dương (2 bên), Tam âm giao (2 bên) nhưng cũng mang lại hiệu quả nhất định như dung tích chứa đựng tối đa của bàng quang (Vmax) tăng lên +74,97ml (+10,7%); áp lực tối đa của cơ chỏm bàng quang (Pdetmax) tăng lên +5,32cmH2O (+5,3%); độ dãn nở bàng quang (Compliance) tăng lên +18,7ml/cmH2O (+18,8%); cảm giác mắc tiểu ban đầu (FD) tăng lên +83,55ml (+23,8%); lượng nước tiểu tồn lưu (RUV) giảm xuống 21,81ml (62,6%). Trong 31 bệnh nhân tình nguyện, chỉ có 3 bệnh nhân có sự co bóp bất thường của cơ chỏm bàng quang trước khi được châm cứu, nhưng sau khi châm cứu đã làm thay đổi tình trạng co bóp bất thường này theo chiều hướng 1 bệnh nhân trở về bình thường, 2 bệnh nhân giảm đáng kể, các trường hợp còn lại đều bình thường. Ngoài ra, liệu pháp châm cứu này là an toàn vì không làm ảnh hưởng đến các chỉ số về sinh hiệu như tần số mạch, huyết áp của bệnh nhân tình nguyện và chúng tôi cũng không phát hiện bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào trên tất cả bệnh nhân tình nguyện trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tuy vậy, điểm hạn chế của nghiên cứu này là mẫu nhỏ, thiết kế nghiên cứu đơn giản với thời gian nghiên cứu ngắn, mặc dù vậy chúng tôi nghĩ rằng nghiên cứu này cũng có thể đại diện cho một trong những nỗ lực đầu tiên của chúng tôi với phương pháp luận chặt chẽ nhằm đánh giá tác động của châm cứu lên chức năng bàng quang dựa trên bằng chứng khách quan thông qua phép đo áp lực đồ bàng quang của Niệu động học qua đó làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu khác với quy mô lớn hơn trong tương lai. KẾT LUẬN Châm cứu trong trường hợp này là một liệu pháp an toàn và có tác động tích cực đến chức năng của bàng quang vì làm tăng dung tích tối đa của bàng quang (Vmax); tăng sức co bóp tối đa của cơ chóp bàng quang (Pdetmax); tăng khả năng chứa đựng (do tăng FD), giúp ổn định và làm giảm đáng kể sự co bóp bất thường của cơ chóp trong giai đoạn này; giúp cải thiện tốt lượng nước tiểu tồn lưu (RUV); độ giãn nở của bàng quang (Compliance) thay đổi theo chiều hướng tăng lên tuy chưa đủ để có ý nghĩa thống kê nhưng vẫn không vượt ngoài giới hạn sinh lý bình thường. Với những kết quả trên, nghiên cứu này cho thấy rằng: Châm cứu có thể làm tăng khả năng chứa đựng của bàng quang do làm tăng dung tích tối đa của bàng quang Vmax và tăng khả năng chứa đựng (do tăng FD) nên có thể bước đầu vận dụng để điều trị triệu chứng tiểu nhiều lần, tình trạng bàng quang tăng kích thích do tăng nhạy cảm, tình trạng bàng quang dung tích nhỏ. Châm cứu có thể làm tăng khả năng tống xuất của bàng quang do làm tăng sức co bóp tối đa của cơ chóp bàng quang Pdetmax và làm giảm lượng nước tiểu tồn lưu (RUV) nên có thể bước đầu vận dụng để điều trị tình trạng kém tống xuất của bàng quang do cơ chóp bàng quang kém co bóp. KIẾN NGHỊ Vì số lượng bệnh nhân ít, thời gian nghiên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 245 cứu có hạn, các bệnh nhân chỉ được châm cứu 1 lần nên chúng tôi nhận thấy cần mở rộng nghiên cứu thêm về các huyệt sử dụng; số lần châm cứu; thời gian, cường độ và tần số kích thích; về vai trò của châm cứu lên từng bệnh lý cụ thể của rối loạn chức năng bàng quang như: bàng quang tăng hoạt, bàng quang thần kinh, viêm bàng quang kẽ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cheng PT, Wong MK, and Chang PL (1998). A therapeutic trial of acupuncture in neurogenic bladder of spinal cord injured patients—a preliminary report, Spinal Cord, 36(7): 476–480. 2. Dương Kế Châu (2002). Châm cứu Đại Thành. NXB Thuận Hoá: 340; 363; 400-402; 481; 486; 490. 3. Emmons SL, Otto L. (2005). Acupuncture for overactive bladder: a randomized controlled trial, Obstet Gynecol; 106(1): 138-143. 4. Honjo H, Naya Y, Ukimura O, Kojima M, Miki T (2000). Acupuncture on clinical symptoms and urodynamic measurements in spinal-cord-injured patients with detrusor hyperreflexia. Urologia Internationalis, 65(4): 190-195. 5. Huỳnh Minh Đức (1989). Nội kinh linh khu tập 2, thin 18. NXB Đồng Nai: 427. 6. Khoa YHCT – trường Đại học Y Hà Nội (2005). Bài giảng Y Học Cổ Truyền, tập 2. NXB Y Học: 120 – 133. 7. Naoto I, Hirishi K (2009). Acupuncture for Overactive Bladder, The Journal of Kampo, Acupuncture and Integrative Medicine (KAIM), 1(1): 237-241. 8. Ngô Anh Dũng (2007). Y Lý Y Học Cổ Truyền. NXB Y học: 69 – 75. 9. Nguyễn Tài Thu (2003). Châm cứu chữa bệnh – Bách khoa thư bệnh học. NXB Y học, Hà Nội – Tập 1: 117-120. 10. Tong Y, Jia Q, Sun Y, Hou Z, and Wang Y (2009). Acupuncture in the Treatment of Diabetic Bladder Dysfunction, The Journal Of Alternative And Complementary Medicine, 15(8): 905–909. 11. Trần Thuý (2003). Nội khoa Y Học Cổ Truyền (Dùng cho đối tượng sau đại học). NXB Y Học: 200 – 217, 437 – 445. 12. Trần Thuý, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (2003). Bài giảng Y Học Cổ Truyền. NXB Y Học, Hà Nội, tập 1: 45-61. 13. Trần Thuý, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (2003). Bài giảng Y Học Cổ Truyền. NXB Y Học, Hà Nội, tập 2: 125-126, 345-470. 14. Viện hàn lâm YHCT Trung Hoa (1992). Châm cứu học –Bệnh Niệu – Sinh dục. NXB Khánh Hoà: 193 – 194.
Tài liệu liên quan