Tổng quan: Hội chứng gan thận là một thể đặc biệt của suy thận trên bệnh nhân xơ gan, điều trị rất tốn
kém nhưng thời gian sống còn trung bình rất thấp. Tuy nhiên, ngoài hội chứng gan thận còn có các nguyên
nhân khác cũng gây suy thận trên bệnh nhân xơ gan và hiện nay có rất ít dữ liệu về các thể suy thận này.
Mục tiêu: Khảo sát tần suất, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngắn hạn các thể suy thận
do nguyên nhân khác nhau trên bệnh nhân xơ gan.
Phương pháp và đối tượng: Nghiên cứu cắt ngang 81 trường hợp xơ gan và suy thận tại Bệnh viện Nhân
Dân Gia Định từ 01/01/2010 đến 30/06/2011.
Kết quả và bàn luận: Các nguyên nhân suy thận bao gồm: thường nhất là nhiễm trùng (29,6%) và giảm
thể tích (22,2%), theo sau là hội chứng gan thận (13,6%) và bệnh nhu mô thận (12,3%). Nhóm suy thận do bệnh
nhu mô thận có PT, nồng độ bilirubin máu, tỷ lệ bệnh nhân xơ gan Child – Pugh C và điểm MELD trung bình
thấp hơn các nhóm còn lại (p<0,05). Bệnh nhân suy thận do bệnh nhu mô thận có kết quả điều trị ngắn hạn tốt
nhất, theo sau là do giảm thể tích hay nhiễm trùng. Cuối cùng là hội chứng gan thận có kết quả điều trị ngắn hạn
kém nhất (p< 0,0001).
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tần suất, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngắn hạn các thể suy thận do nguyên nhân khác nhau trên bệnh nhân xơ gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 46
KHẢO SÁT TẦN SUẤT, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGẮN HẠN CÁC THỂ SUY THẬN
DO NGUYÊN NHÂN KHÁC NHAU TRÊN BỆNH NHÂN XƠ GAN
Lý Phạm Hoàng Xuân*
TÓM TẮT
Tổng quan: Hội chứng gan thận là một thể đặc biệt của suy thận trên bệnh nhân xơ gan, điều trị rất tốn
kém nhưng thời gian sống còn trung bình rất thấp. Tuy nhiên, ngoài hội chứng gan thận còn có các nguyên
nhân khác cũng gây suy thận trên bệnh nhân xơ gan và hiện nay có rất ít dữ liệu về các thể suy thận này.
Mục tiêu: Khảo sát tần suất, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngắn hạn các thể suy thận
do nguyên nhân khác nhau trên bệnh nhân xơ gan.
Phương pháp và đối tượng: Nghiên cứu cắt ngang 81 trường hợp xơ gan và suy thận tại Bệnh viện Nhân
Dân Gia Định từ 01/01/2010 đến 30/06/2011.
Kết quả và bàn luận: Các nguyên nhân suy thận bao gồm: thường nhất là nhiễm trùng (29,6%) và giảm
thể tích (22,2%), theo sau là hội chứng gan thận (13,6%) và bệnh nhu mô thận (12,3%). Nhóm suy thận do bệnh
nhu mô thận có PT, nồng độ bilirubin máu, tỷ lệ bệnh nhân xơ gan Child – Pugh C và điểm MELD trung bình
thấp hơn các nhóm còn lại (p<0,05). Bệnh nhân suy thận do bệnh nhu mô thận có kết quả điều trị ngắn hạn tốt
nhất, theo sau là do giảm thể tích hay nhiễm trùng. Cuối cùng là hội chứng gan thận có kết quả điều trị ngắn hạn
kém nhất (p< 0,0001).
Từ khóa: Child, hội chứng gan thận, kết quả điều trị, MELD, suy thận, xơ gan.
ABSTRACT
SURVEY THE ETIOLOGY, THE CLINICAL AND LABORATORY FEATURES AND SHORT‐TERM
TREATMENT RESULTS OF DIFFERENT TYPES OF RENAL FAILURE IN CIRRHOTIC PATIENTS
Ly Pham Hoang Xuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 46 ‐ 52
Background: Hepatorenal syndrome is a well – characterized type of renal failure that occurs in patients
with cirrhosis. Treatment of hepatorenal syndrome is considered too expensive but the average survival time is
very short. However, cirrhotic patients may also suffer from other types of renal failure and information about
these types is scarce.
Aims: To investigate the etiology, the clinical and laboratory features and short‐term treatment results of
different types of renal failure in cirrhotic patients.
Patients and methods: This is a cross‐sectional study of 81 patients who were diagnosed with cirrhosis
and renal failure during the period from January 2010 to June 2011 in the Gia Dinh People hopistal.
Results and conclusions: The most frequent type was renal failure caused by infection (29,6%) and renal
failure caused by hypovolemia (22,2%), followed by hepatorenal syndrome (13,6%) and parenchymal
nephropathy (12,3%). Parenchymal nephropathy had lower prothrombin time, lower bilirubin level, lower
percentage of Child – Pugh class C patients and lower MELD score in compare with the other types of renal
failure in cirrhotic patients (p ≤ 0,05). Parenchymal nephropathy had the best short‐term treatment result,
followed by pre‐renal failure. Finally, hepatorenal syndrome had the worst short‐term treatment result (p ≤
* Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Lý Phạm Hoàng Xuân ĐT: 0975 143 127 Email: lyphamhoangxuan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 47
0,0001).
Keywords: Child, hepatorenal syndrome, treatment result, MELD, renal failure, cirrhosis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ gan là một bệnh lý phổ biến, nhiều biến
chứng và tỷ lệ tử vong cao. Tiên lượng cho bệnh
nhân có xơ gan và suy thận là rất xấu. Tuy
nhiên, tỷ lệ sống còn có thể khác nhau tùy theo
nguyên nhân suy thận. Bệnh nhân hội chứng
gan thận điều trị tốn kém nhưng thời gian sống
còn trung bình thấp. Nhưng trên thực tế lâm
sàng, khi một bệnh nhân xơ gan vào viện phát
hiện suy thận thì chúng ta thường nghĩ rằng là
hội chứng gan thận. Mặc dù còn nhiều nguyên
nhân khác gây suy thận nhưng chưa được chú ý
đúng mức. Hiện tại trên thế giới có rất ít nghiên
cứu về các thể suy thận do nguyên nhân khác
nhau trên bệnh nhân xơ gan cũng như ở Việt
Nam chưa có nghiên cứu nào về đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tần suất, đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và kết quả điều trị ngắn hạn các thể
suy thận do nguyên nhân khác nhau trên bệnh
nhân xơ gan tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
từ 01/01/2010 đến 30/06/2011.
Mục tiêu chuyên biệt
‐ Xác định tỷ lệ các thể suy thận do nguyên
nhân khác nhau trên bệnh nhân xơ gan.
‐ Phân tích các đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng của các thể suy thận do nguyên nhân
khác nhau trên bệnh nhân xơ gan
‐ Đánh giá kết quả điều trị ngắn hạn (trong
thời gian nằm viện) tùy theo các nguyên nhân
gây suy thận trên bệnh nhân xơ gan
tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ
01/01/2010 đến 30/06/2011.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang trên 81 trường hợp xơ
gan và suy thận được khám và điều trị tại Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định từ 01/01/2010 đến
30/06/2011.
Tiêu chuẩn chọn
Tất cả bệnh nhân được nhập bệnh viện Nhân
Dân Gia Định từ ngày 01/01/2010 đến 30/06/2011
với chẩn đoán xơ gan và suy thận theo tiêu chuẩn
chẩn đoán và có hồ sơ lưu trữ tại bệnh viện.
Chẩn đoán xác định xơ gan khi thỏa 3 tiêu chuẩn
‐ Dịch màng bụng có SAAG ≥ 1,1 g/dL,
Protein < 2,5 g/ dL hay các dấu hiệu khác của
tăng áp cửa (lách to, tuần hoàn bàng hệ, giãn
tĩnh mạch thực quản) chứng minh có tăng áp
của tại và sau gan.
‐ Có ít nhất 2 triệu chứng của hội chứng suy
tế bào gan trên lâm sàng và cận lâm sàng (vàng
da, sao mạch, lòng bàn tay son, nữ hóa tuyến vú,
phù, bầm máu, INR kéo dài, Albumin máu giảm).
‐ Siêu âm hay CT scan cho thấy tổn thương
gan mạn (cấu trúc thô...), chỉ số APRI ≥ 1 đánh
giá mức độ xơ hóa (Fibroscan gan không áp
dụng được trong nghiên cứu này).
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhân suy thận
Creatinin máu ≥ 1,5 mg/dl (132 μmol/l) lúc
nhập viện hay quá trình nằm viện.
Bảng 1: Định nghĩa các nguyên nhân suy thận trên bệnh nhân xơ gan
Nguyên nhân Định nghĩa
Do giảm thể tích
Giảm thể tích do xuất huyết, xuất huyết tiêu hóa (ói máu, đi cầu phân đen, đi cầu ra máu), do mất dịch:
qua thận (do dùng lợi tiểu quá mức) hay qua đường tiêu hóa (tiêu chảy là tiêu phân nhiều nước, trên 3
lần/24 giờ) hay do tháo báng lượng nhiều mà không bù dịch (tháo >5 lít dịch báng mà không truyền
albumin). Suy thận xảy ra ngay sau khi giảm thể tích và chức năng thận có cải thiện sau khi bù dịch, cải
thiện sau phục hồi thể tích tuần hoàn và không có nguyên nhân nào khác gây suy thận.
Do nhiễm trùng: khi
nhiễm trùng xuất
hiện trong vòng
48h lúc có sự gia
tăng creatinin máu
Viêm phổi
Ho, thở nhanh (>20 lần/phút) và sốt (>37,8oC) với ít nhất một dấu hiệu bất thường như rì rào
phế nang giảm, ran phế quản và ran nổ, Xquang phổi có tổn thương thâm nhiễm (đám mờ
trên phim) mới xuất hiện.
Nhiễm
trùng tiểu
Tiểu gắt buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều lần, có thể kèm sốt và đau hông lưng, tổng phân tích
nước tiểu có bạch cầu hay nitrit dương, cấy nước tiểu giữa dòng có ít nhất 105 khúm vi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 48
Nguyên nhân Định nghĩa
khuẩn/ ml nước tiểu.
Nhiễm
trùng huyết
Có ổ nhiễm trùng và/ hoặc cấy máu (+) kèm hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (2 trong 4
triệu chứng sau):
Nhiệt độ tăng > 38°C hoặc < 36°C
Tần số tim > 90 lần/phút
Tần số thở > 20 lần/phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg (khí trời).
Bạch cầu> 12 000 hoặc 10% bạch cầu non
Nhiễm
trùng báng
Sốt, đau bụng lan tỏa, rối loạn tri giác. Dịch báng: bạch cầu đa nhân > 250/mm3, bạch cầu đa
nhân chiếm trên 50% tổng số bạch cầu và/ hoặc cấy dịch báng dương tính.
Nhiễm
trùng
đường mật
Tam chứng Charcot (đau hạ sườn phải, sốt ớn lạnh, vàng da), đề kháng khu trú hạ sườn phải
hay có phản ứng thành bụng, bạch cầu > 12000/ mm3, có bạch cầu non, CRP tăng, Bilirubin,
ALP, GGT tăng.
Nhiễm
trùng da
Có tình trạng viêm của da: da sưng, nóng, đỏ, đau, có thể kèm sốt, mủ thoát nước từ da, cấy
mủ dương tính.
Bệnh nhu mô thận Protein niệu (>500 mg protein/ ngày), tiểu máu (>50 hồng cầu/ quang trường x40), có tế bào biểu mô ống thận trong nước tiểu, siêu âm: thận teo nhỏ, tủy và vỏ thận không phân biệt.
Do thuốc Hiện tại hay gần đây có dùng thuốc độc thận như thuốc kháng viêm non-steroid hoặc aminoglycoside.
Hội chứng gan
thận
Tiêu chuẩn của
câu lạc bộ
báng quốc tế
Creatinin máu > 1,5mg/dL hay độ thanh thải creatinine <40ml/phút
Không có choáng, nhiễm trùng đang diễn tiến, giảm thể tích hoặc đang dùng thuốc độc
thận.
Không cải thiện chức năng thận sau ngưng lợi tiểu hoặc sau truyền 1,5 lít dung dịch
đẳng trương.
Đạm niệu < 500mg% và siêu âm thận bình thường, không bế tắc đường tiểu, không
bệnh nhu mô thận.
Loại 1
Biểu hiện giảm chức năng thận tiến triển nhanh biểu hiện creatinin máu tăng gấp đôi và
trên 2,5 mg/dL hay độ thanh thải creatinin giảm 50% so với 24 giờ đầu và dưới 20mL/phút
trong vòng 2 tuần.
Loại 2 Suy thận diễn tiến chậm hơn, biểu hiện lâm sàng thường báng bụng kháng trị.
Tiêu chuẩn loại trừ: Hồ sơ bệnh án không
đầy đủ các dữ liệu cần để thu thập.
Trình bày xử lý: Phân tích và xử lý số liệu
bằng SPSS 15.0 và Excel 2007.
Thống kê mô tả: Các tham số về dịch tễ, đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị
ngắn hạn biểu diễn dưới dạng tần số và tỷ lệ
phần trăm (biến định tính), giá trị trung bình và
độ lệch chuẩn (biến định lượng phân phối bình
thường), giá trị trung vị và bách phân vị 25%,
75% (biến định lượng phân phối không bình
thường).
Thống kê phân tích: So sánh biến định tính
dùng kiểm định χ2 (Chi – Square Test). So sánh
biến định lượng dùng kiểm định t (nếu phân
phối bình thường, so sánh 2 nhóm), kiểm định
ANOVA (nếu phân phối bình thường, so sánh
hơn 2 nhóm), kiểm định Mann – Whitney U
(nếu phân phối không bình thường, so sánh 2
nhóm) hay kiểm định Kruskal – Wallis (nếu
phân phối không bình thường, so sánh hơn 2
nhóm), với độ tin cậy 95% được xem là có ý
nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi ghi
nhận có 81 bệnh án đủ tiêu chuẩn chọn mẫu. Kết
quả như sau:
Nguyên nhân gây suy thận trên bệnh nhân
xơ gan
Bảng 2: Nguyên nhân gây suy thận
Nguyên nhân Tỷ lệ
Giảm thể tích 22,2
Nhiễm trùng 29,6
Vừa giảm thể tích vừa nhiễm trùng 21
Bệnh nhu mô thận 12,3
HRS 13,6
Thuốc 1,3
Suy thận do nhiễm trùng (29,6%), giảm thể
tích (22,2%) hay do cả 2 (21,0%) là nguyên
nhân phổ biến nhất, hai nguyên nhân tiếp theo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 49
là do bệnh nhu mô thận 12,3% và hội chứng
gan thận 13,6%.
Bảng 3: So sánh với tác giả khác về tỷ lệ các thể suy
thận trên bệnh nhân xơ gan
Tác giả Do giảm
thể tích
Do nhiễm
trùng
Bệnh nhu
mô thận
HRS
Chúng tôi 22,2% 29,6% 12,3% 13,6%
Martin-Llahí 32,0% 46,0% 9,0% 13,0%
Montoliu 58,2% 22,6% 9,6% 9,6%
Mathurin 25,7% 28,6% 11,3% 19,9%
Carvalho 32,0% 40,0% 15,0% 12,0%
Tỷ lệ các nguyên nhân suy thận trên bệnh
nhân xơ gan trong nghiên cứu của chúng tôi
tương đồng với Martin‐Llahí, Mathurin và
Carvalho nhưng có khác biệt so với Montoliu có
tỷ lệ bệnh nhân suy thận do giảm thể tích cao
nhất. Có thể giải thích là do trong nghiên cứu
của Montoliu chỉ bao gồm các bệnh nhân xơ gan
có báng bụng khác so với mẫu nghiên cứu của
tôi, Martin‐Llahí, Mathurin và Carvalho là tất cả
các bệnh nhân xơ gan. Kết quả của cả 4 nghiên
cứu đều xác định suy thận do giảm thể tích hay
nhiễm trùng nguyên nhân phổ biến nhất (mà
những nguyên nhân này thường có thể điều trị
dễ dàng), theo sau là hội chứng gan thận và do
bệnh nhu mô thận. Tần suất suy thận do giảm
thể tích hay nhiễm trùng cao nhất có thể là do sự
bất ổn định đặc biệt trong huyết động học
thường gặp ở bệnh nhân xơ gan.
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 4: Triệu chứng lâm sàng các thể suy thận [số trường hợp (tỷ lệ %)]
Triệu chứng Giảm thể tích (n=18)
Nhiễm trùng
(n=24) Cả 2 (n=17)
Bệnh nhu mô
thận (n=10)
HRS
(n=11)
p*
Mẫu
(n=81)
Thiểu vô niệu 9 (50,0%) 6 (25,0%) 7 (41,2%) 5 (50,0%) 7 (63,6%) 0,225 35 (43,2%)
Báng bụng 17 (94,4%) 21 (87,5%) 17 (100%) 7 (70,0%) 11 (100%) 0,076 72 (88,9%)
Phù 11 (61,1%) 13 (54,2%) 16 (94,1%) 8 (80,0%) 8 (72,7%) 0,078 55 (67,9%)
Bệnh não gan 6 (33,3%) 8 (33,3%) 6 (35,3%) 1 (10,0%) 4 (36,4%) 0,659 32 (39,5%)
(*) Kiểm định χ2
Tỷ lệ bệnh nhân suy thận trên nền xơ gan có
thiểu niệu chiếm dưới một nửa (43,2%), phần
lớn bệnh nhân có phù (67,9%) và báng bụng
(88,9%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về triệu chứng lâm sàng giữa các thể suy thận
(p>0,05).
Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 5: Kết quả xét nghiệm albumin, natri, kali máu của mẫu và các thể suy thận [Trung bình ± ĐLC (KBT)]
Cận lâm
sàng
Giảm thể tích
(n=18)
Nhiễm trùng
(n=24) Cả 2 (n=17)
Bệnh nhu mô
thận (n=10)
HRS
(n=11)
p*
Mẫu
(n=81)
Albumin
(g/L)
23,2±7,8
(4,7 – 33,6)
22,0±5,8
(4,0 – 33,3)
19,9±5,2
(13,1 – 33,7)
24,4±4,4
(19,3 – 31,2)
21,2±5,2
(13,7 – 31,1)
0,430 22,0±5,9
(4,0 – 33,7)
Natri
(mmol/L)
130,2±6,1
(119 – 142)
127,5±6,1
(114 – 138)
125,8±7,2
(115 – 139)
131,4±6,6
(119 – 142)
131,1±7,8
(120 – 150)
0,081 128,8±6,8
(114 – 150)
Kali
(mmol/L)
4,0±1,2
(2,6 – 6,9)
4,1±0,8
(2,9 – 5,6)
4,0±1,1
(2,2 – 5,7)
3,8±1,2
(1,7 – 6,0)
3,9±0,9
(2,4 – 5,3)
0,986 4,0±1,0
(1,7 – 6,9)
(*) Kiểm định ANOVA
Bảng 6: Kết quả cận lâm sàng khác của mẫu và các thể suy thận [Trung vị (bách phân vị 25% – 75%)]
Cận lâm
sàng
Giảm thể tích
(n=18)
Nhiễm trùng
(n=24) Cả 2 (n=17)
Bệnh nhu mô
thận (n=10)
HRS
(n=11)
p*
Mẫu
(n=81)
Hb
(g/L)
78
(61 – 101)
99
(82 – 112)
81
(65 – 106)
90
(88 – 95)
91
(65 – 102)
0,250 90
(73 – 102)
Tiểu cầu
(K/µL)
126,5
(97,7 – 165,2)
101,0
(54,0 – 180,7)
83,0
(48,5 – 143,0)
125
(83 – 157)
121
(61 – 147)
0,442 115
(70 – 157)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 50
Cận lâm
sàng
Giảm thể tích
(n=18)
Nhiễm trùng
(n=24) Cả 2 (n=17)
Bệnh nhu mô
thận (n=10)
HRS
(n=11)
p*
Mẫu
(n=81)
PT
(giây)
21,0
(17,6 – 22,7)
20,2
(17,2 – 26,8)
23,8
(18,4 – 34,9)
15,6
(13,6 – 18,3)
21,7
(17,7 – 30,8)
0,022 21,0
(16,7 – 26,4)
Bilirubin
(µmol/L)
74,0
(44,5 – 302,5)
78,2
(34,4 – 324,8)
91,3
(34,7 – 453,1)
21,6
(10,7 – 56,8)
197,0
(91,5 – 406,1)
0,017 74,0
(31, 9 – 327,3)
Creatinin
(µmol/L)
172,8
(151 – 270)
187,7
(158 – 346)
208,8
(176 – 315)
193,3
(163 – 276)
255,1
(219 – 294)
0,283 200,1
(163 – 298)
Ure
(mmol/L)
13,3
(10,1 – 20,7)
14,4
(10,3 – 20,4)
18,4
(12,2 – 33,2)
11,8
(8,4 – 12,2)
14,5
(8,9 – 23,2)
0,054 13,7
(10,1 – 20,8)
(*) Kiểm định Kruskal – Wallis
Có đến 95,1% bệnh nhân bị thiếu máu, Hb
trung vị của mẫu là 90g/L. Trên bệnh nhân xơ
gan, tình trạng thiếu máu có tỷ lệ cao với mức
tăng của tỷ lệ tử vong tại viện, mặc dù nó không
phải là một yếu tố nguy cơ độc lập cho tử vong.
Từ kết quả so sánh cho thấy PT và bilirubin máu
ở nhóm suy thận do bệnh nhu mô thận thấp hơn
so với các thể suy thận do nguyên nhân khác
(p≤0,05).
Phân độ xơ gan theo Child – Pugh, MELD
Bảng 6: Phân độ theo Child – Pugh và điểm số MELD của mẫu và các thể suy thận
Giảm thể tích (n=18)
Nhiễm trùng
(n=24) Cả 2 (n=17)
Bệnh nhu mô
thận (n=10)
HRS
(n=11)
p
Mẫu
(n=81)
Phân độ Child
A
B
C
0 (0,0%)
4 (22,2%)
14 (77,8%)
0 (0,0%)
6 (25,0%)
18 (75,0%)
0 (0,0%)
2 (11,8%)
15 (88,2%)
2 (20,0%)
4 (40,0%)
4 (40,0%)
0 (0,0%)
3 (27,3%)
8 (72,7%)
0,048*
2 (2,5%)
19 (23,4%)
60 (74,1%)
Điểm MELD
TB±ĐLC(KBT)
27,8±8,0
(14 – 40)
29,4±7,9
(18 – 40)
33,3±7,1
(21 – 40)
20,1±5,3
(15 – 30)
31,6±8,3
(19 – 40)
0,003** 28,7±8,3
(14 – 40)
(*) Kiểm định χ2 (**) Kiểm định ANOVA
Tất cả các bệnh nhân suy thận do giảm thể
tích, nhiễm trùng và hội chứng gan thận đều xơ
gan Child B trở lên và phần lớn là xơ gan Child
C. Điều này khẳng định mức độ nặng của xơ
gan ở các đối tượng của mẫu nghiên cứu. Qua
khảo sát đã cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị xơ gan
Child – Pugh C của nhóm bệnh nhân suy thận
do bệnh nhu mô thận thấp hơn có ý nghĩa thống
kê so với các thể suy thận do nguyên nhân khác
(p=0,048). Điều này cho thấy bệnh nhân suy thận
do bệnh nhu mô thận có chức năng gan và hệ
thống tuần hoàn bảo tồn so với các nhóm khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm MELD
trung bình của quần thễ mẫu là khá cao 28,7±8,3.
Qua kết quả so sánh chúng tôi ghi nhận bệnh
nhân xơ gan bị suy thận do bệnh nhu mô thận
có điểm MELD trung bình thấp hơn có ý nghĩa
thống kê so với bệnh nhân xơ gan bị suy thận do
các nguyên nhân khác (p=0,003). Kết quả này
cũng tương đồng với nghiên cứu của Martin‐
Llahí bệnh nhân suy thận do bệnh nhu mô thận
có điểm MELD trung bình là thấp nhất và có
tiên lượng sống 3 tháng cao nhất.
Bảng 8: So sánh với tác giả khác về phân độ Child –
Pugh giữa các thể suy thận
Tác giả Phân
độ
Child
Do
giảm
thể tích
Do
nhiễm
trùng
Bệnh
nhu mô
thận
HRS Mẫu
Chúng
tôi
A
B
C
0,0%
22,2%
77,8%
0,0%
25,0%
75,0%
20,0%
40,0%
40,0%
0,0%
27.3%
72,7%
1,8%
14,3%
83,9%
Martin-
Llahí
A
B
C
12,3%
40,8%
46,9%
3,4%
29,8%
66,9%
22,2%
63,9%
13,9%
3,8%
28,3%
67,9%
8,1%
36,3%
55,7%
Tỷ lệ bệnh nhân bị xơ gan Child – Pugh C
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với
nghiên cứu của Martin‐Llahí, nghiên cứu của
Martin‐Llahí. Điều này có thể giải thích là do ở
Việt Nam có nhiều dạng dịch vụ y tế, một khi bị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 51
bệnh, bệnh nhân thường tự mua thuốc ở các nhà
thuốc tư nhân uống, tỷ lệ bệnh nhân đến khám
ở các dịch vụ y tế công thấp và chỉ khi bị bệnh
nặng, vào giai đoạn trễ, bệnh nhân mới chọn lựa
đến bệnh viện khám và điều trị.
Kết quả điều trị ngắn hạn
Bảng 9: Kết quả điều trị ngắn hạn và thời gian điều trị trung bình của mẫu và các thể suy thận
Giảm thể tích n=18)
Nhiễm trùng
(n=24) Cả 2 (n=17)
Bệnh nhu
mô thận
(n=10)
HRS
(n=11)
p
Mẫu
(n=81)
Bệnh giảm hay khỏi
Bệnh không giảm
Bệnh nặng xin về
15 (83,3%)
0 (0,0%)
3 (16,7%)
17 (70,8%)
0 (0,0%)
7 (29,2%)
6 (35,3%)
0 (0,0%)
11 (64,7%)
9 (90,0%)
1 (10,0%)
0 (0,0%)
0 (0,0%)
3 (27,3%)
8 (72,7%)
<0,0001*
47 (58,0%)
4 (4,9%)
30 (37,1%)
TG điều trị TB (ngày)
(Khoảng biến thiên)
9,9±3,8
(2 – 24)
11,2±4,7
(3 – 35)
9,0±3,4
(1 – 22)
13,4±4,4
(7 – 21)
11,7±4,3
(3 – 24)
0,562** 10,94±4,6
(1 – 35)
(*) Kiểm định χ2 (**) Kiểm định ANOVA
Kết quả điều trị ngắn hạn của nhóm bệnh
nhân suy thận do bệnh nhu mô thận là tốt nhất
(p<0,0001) với 90,0% bệnh nhân suy thận bệnh
nhu mô thận xuất viện khi bệnh