Mục đích: Khảo sát tần suất và nhu cầu điều trị rối loạn cương (RLC) trên bệnh nhân đái tháo đường
(ĐTĐ) típ 2.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện từ tháng 5/2009-5/2010, khảo
sát 350 bệnh nhân nam ĐTĐ típ 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Đại Học Y Dược
TP.HCM. RLC được đánh giá bằng bảng IIEF-5. Nhu cầu điều trị RLC được đánh giá qua phỏng vấn trực tiếp
theo bảng câu hỏi. Thống kê bằng phần mềm Stata 10.0.
Kết quả: Tần suất RLC ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là 64,28 % (n=350) (KTC 95%: 59,28% - 69,28%), trong
đó RLC nhẹ 10%; RLC nhẹ-TB 12,57%; RLC TB 16,85%; RLC nặng 24,86%. Tần suất RLC trên bệnh nhân
ĐTĐ típ 2 càng cao ở những bệnh nhân tuổi càng cao, thời gian bị ĐTĐ càng lâu, không kiểm soát tốt đường
huyết và có biến chứng của ĐTĐ. Trong những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 bị RLC, 74,22% có nhu cầu điều trị RLC.
Kết luận: RLC gặp sớm và nhiều ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với tỉ lệ cao bệnh nhân bị RLC mức độ nặng. Hơn
2/3 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với RLC có nhu cầu điều trị RLC.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tần suất và nhu cầu điều trị rối loạn cương trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 31
KHẢO SÁT TẦN SUẤT VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CƯƠNG
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Phạm Nam Việt*, Vũ Hồng Thịnh 1
TÓM TẮT
Mục đích: Khảo sát tần suất và nhu cầu điều trị rối loạn cương (RLC) trên bệnh nhân đái tháo đường
(ĐTĐ) típ 2.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện từ tháng 5/2009-5/2010, khảo
sát 350 bệnh nhân nam ĐTĐ típ 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Đại Học Y Dược
TP.HCM. RLC được đánh giá bằng bảng IIEF-5. Nhu cầu điều trị RLC được đánh giá qua phỏng vấn trực tiếp
theo bảng câu hỏi. Thống kê bằng phần mềm Stata 10.0.
Kết quả: Tần suất RLC ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là 64,28 % (n=350) (KTC 95%: 59,28% - 69,28%), trong
đó RLC nhẹ 10%; RLC nhẹ-TB 12,57%; RLC TB 16,85%; RLC nặng 24,86%. Tần suất RLC trên bệnh nhân
ĐTĐ típ 2 càng cao ở những bệnh nhân tuổi càng cao, thời gian bị ĐTĐ càng lâu, không kiểm soát tốt đường
huyết và có biến chứng của ĐTĐ. Trong những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 bị RLC, 74,22% có nhu cầu điều trị RLC.
Kết luận: RLC gặp sớm và nhiều ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với tỉ lệ cao bệnh nhân bị RLC mức độ nặng. Hơn
2/3 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với RLC có nhu cầu điều trị RLC.
Từ khóa: tần suất, rối loạn cương, đái tháo đường típ 2, nhu cầu điều trị.
ABSTRACT
PREVALENCE AND NEED FOR TREATMENT OF ERECTILE DYSFUNCTION IN TYPE 2 DIABETIC
PATIENTS
Pham Nam Viet, Vu Hong Thinh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 31 - 37
Objectives: To estimate the prevalence and need for treatment of erectile dysfunction (ED) in type 2 diabetic
patients.
Material and methods: Cross-sectional study was conducted between May 2009 and May 2010, included
350 type 2 diabetic outpatients at University Medical Center, Ho Chi Minh city. We used the International Index
for Erectile Function-5 criteria (IIEF-5) to identify mild, mild to moderate, moderate and complete ED.
Participants having ED were interviewed with questionnaire to determine the need for treatment. Statistics was
done by Stata 10.0.
Results: The prevalence of ED in type 2 diabetic patients was 64.28% (n=350; 95% confidence interval
59.28%-69.28%). The prevalence of mild, mild to moderate, moderate and complete ED were 10; 12.57; 16.85 and
26.86%, respectively. The prevalence and severity of ED increased with age, duration of diabetes and complication
of diabetes. 74.22% type 2 diabetic patients with ED need for ED treatment.
1 Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM (University Medical Center in Ho Chi Minh city)
Tác giả liên hệ: Ths.Bs Phạm Nam Việt, ĐT: 0903854222, Email: bsphamnamviet@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 32
Conclusions: We found a high prevalence of ED in type 2 diabetic patients. ED occurs at an earlier
age in diabetic men. Moreover, diabetic patients have more severe ED. More than 2 in 3 type 2 diabetic
patients with ED seek ED treatment.
Key words: prevalence, erectile dysfunction, type 2 diabetic, need for treatment.
MỞ ĐẦU
Rối loạn cương (RLC) là tình trạng người
đàn ông không thể đạt tới hay duy trì được sự
cương dương vật đủ cứng để giao hợp thỏa
mãn(12,21). RLC là một bệnh lý thường gặp,
nghiên cứu Massachusetts trên nam giới lớn
tuổi (MMAS) được tiến hành trên 1290 đàn ông
tuổi từ 40-70 ở Hoa Kỳ, ghi nhận 52% có RLC ở
một mức độ nào đó(8). Tại Việt Nam tần suất
RLC khoảng 15,7%(21). RLC thường đi kèm và là
biến chứng của những bệnh mạn tính như đái
tháo đường (ĐTĐ), bệnh tim mạch, suy thận
mạn và bệnh thần kinh(14).
ĐTĐ là rối loạn nội tiết thường kết hợp với
RLC nhất và RLC là biến chứng thường gặp ở
bệnh nhân ĐTĐ do biến chứng mạch máu và
bệnh thần kinh(16). Nhiều nghiên cứu trên thế
giới cho thấy tần suất RLC ở bệnh nhân ĐTĐ
cao hơn trong dân số nam giới chung, nhưng
kết quả rất thay đổi từ 20-90%(3,5,7,15,21).
Người bệnh RLC thường giấu bệnh, ngại đi
khám bệnh và ngại khai bệnh với thầy thuốc(21).
Ngay cả ở Hoa Kỳ, trong một nghiên cứu có
74% bệnh nhân không khai bệnh RLC khi họ đi
khám bệnh về niệu khoa vì cảm thấy bối rối,
82% bệnh nhân rất muốn bác sĩ của họ hỏi hoặc
đề cập tới vấn đề RLC của họ(2).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung
khảo sát những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 điều trị
ngoại trú tại phòng khám Nội tiết bệnh viện Đại
Học Y Dược TP.HCM nhằm vào hai mục tiêu:
Xác định tần suất RLC trên bệnh nhân
ĐTĐ típ 2.
Khảo sát tỉ lệ bệnh nhân có nhu cầu điều
trị RLC trong số những bệnh nhân ĐTĐ típ 2
có RLC.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân nam được chẩn đoán
ĐTĐ típ 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng
khám Nội tiết bệnh viện Đại Học Y dược
TP.HCM.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân nam độ tuổi 25-75, đã có vợ.
- Đã được chẩn đoán ĐTĐ típ 2, đang điều
trị ngoại trú, hồ sơ điều trị ngoại trú có ghi nhận
đầy đủ thông tin về chẩn đoán, kết quả gần nhất
của đường huyết khi đói, HbA1c, các thuốc đang
sử dụng, các biến chứng nếu có.
- Còn hoạt động tình dục trong 6 tháng
trước khảo sát.
- Đồng ý trả lời khảo sát.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đồng ý tham gia trả lời.
- Không có hoạt động tình dục trong vòng 6
tháng trước khảo sát.
- Đang có những bệnh nặng như nhồi máu
cơ tim, suy tim nặng, tai biến mạch máu não
chưa ổn định, yếu liệt nặng, lao phổi tiến triển,
nhiễm khuẩn cấp tính, suy hô hấp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thống kê mô tả cắt ngang với
phương thức phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân
theo bảng câu hỏi và ghi nhận những số liệu
khác từ hồ sơ bệnh án.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức: n = Z21-
/2 P(1-P)/d2.Với: P là tỉ lệ RLC ở bệnh nhân
ĐTĐ típ 2 theo y văn (chọn P=65,4%(6) ); Z1-/2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 33
=1,96 (khoảng tin cậy 95%); Độ chính xác
d=5%. Ta tính được n=348. Dự kiến lấy mẫu là
350 bệnh nhân.
Thu thập và xử lý số liệu
Thời gian lấy mẫu từ tháng 05/2009-
05/2010.
Thu thập số liệu theo bảng soạn sẵn: ghi
nhận thông tin từ hồ sơ bệnh án và bảng câu
hỏi phỏng vấn trực tiếp.
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê
Stata 10.0.
Phương pháp đánh giá kết quả
Đánh giá RLC
Bác sĩ trực tiếp hỏi bệnh nhân và đánh giá
RLC theo bảng câu hỏi IIEF-5 (International
Index for Erectile Function–5 criteria), mức độ
RLC được chia theo điểm số IIEF-5 như sau(17):
- Không RLC: 22-25
- RLC nhẹ: 17-21
- RLC nhẹ tới trung bình: 12-16
- RLC trung bình (TB): 8-11
- RLC nặng: 5-7
Đánh giá về nhu cầu điều trị RLC
Để đánh giá nhu cầu điều trị RLC ở những
bệnh nhân ĐTĐ típ 2, trong số những bệnh
nhân có điểm số IIEF-5 ≤ 21 (được chẩn đoán
RLC theo tiêu chuẩn bảng điểm IIEF-5(17)), chúng
tôi dùng bảng câu hỏi soạn sẵn(5,11) để chọn ra
những người mà tình trạng cương của họ có làm
ảnh hưởng chất lượng sống. Và từ trong số
những người RLC có làm ảnh hưởng chất lượng
sống đó, qua bảng câu hỏi để xác định những
người có nhu cầu điều trị RLC.
Để đánh giá RLC có làm ảnh hưởng chất
lượng sống của bệnh nhân hay không, chúng tôi
cải biên mẫu câu hỏi của tác giả Hui-Meng Tan
trong nghiên cứu “Thái độ của nam giới châu Á
đối với các tình huống đời sống và tình dục”
(the Asian MALES study)(20), chúng tôi rút gọn
phần trả lời là có hoặc không (tác giả Hui-Meng
Tan chia trả lời theo mức độ từ 1 đến 5 điểm).
Theo đó những người có điểm số IIEF-5 ≤ 21 sẽ
được hỏi tình trạng cương hiện tại có ảnh hưởng
đến 6 khía cạnh của cuộc sống không (trả lời có
hoặc không): (1) Cuộc sống gia đình; (2) Công
việc hàng ngày; (3) Mối quan hệ với vợ; (4) Cuộc
sống tình dục; (5) Sức khỏe; (6) Sự hài lòng
chung về cuộc sống. Nếu trả lời RLC có làm ảnh
hưởng đến 1 trong 6 khía cạnh của cuộc sống thì
xếp vào nhóm RLC có ảnh hưởng chất lượng
sống, nếu trả lời không có ảnh hưởng cả 6 khía
cạnh thì xếp vào nhóm không có ảnh hưởng
chất lượng sống.
Để đánh giá nhu cầu điều trị RLC, chúng tôi
dựa theo cách nghiên cứu của tác giả De Boer(4)
và Baldwin(2). Những người thuộc nhóm RLC có
ảnh hưởng chất lượng sống sẽ được hỏi họ có
muốn điều trị RLC không, với 3 lựa chọn trả lời
là: (1) Tôi đã, đang điều trị RLC; (2) Tôi muốn
điều trị RLC nhưng chưa điều trị; (3) Tôi không
muốn điều trị RLC. Được xếp vào nhóm có nhu
cầu điều trị RLC khi trả lời: (1) Đã, đang điều trị
RLC; hoặc (2) Muốn được điều trị RLC nhưng
chưa điều trị.
Ngoài ra bệnh nhân đã có điều trị RLC còn
được hỏi lựa chọn điều trị của họ:
- Đến bác sĩ (bác sĩ tây y).
- Đến lương y (bác sĩ đông y, thầy thuốc y
học dân tộc).
- Tự mua thuốc ở nhà thuốc (tây y).
- Tự điều trị bằng tập luyện, thảo dược, thức
ăn, thức uống.
- Lựa chọn khác.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 34
KẾT QUẢ
Từ tháng 5/2009 đến tháng 5/2010, chúng tôi
thu thập số liệu được 350 bệnh nhân nam ĐTĐ
típ 2 theo tiêu chuẩn chọn bệnh.
Trong đó có 5 bệnh nhân khám tại phòng
khám Nam khoa vì RLC, làm xét nghiệm phát
hiện ĐTĐ sau đó điều trị ngoại trú tại phòng
khám Nội tiết và phòng khám Nam khoa (BV
Đại Học Y Dược TP.HCM).
Tần suất rối loạn cương trên bệnh nhân
ĐTĐ típ 2
Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh
nhân nam ĐTĐ típ 2 bị RLC theo tiêu chuẩn
của bảng điểm số IIEF-5 là 225 bệnh nhân,
chiếm tần suất là 64,28% (khoảng tin cậy 95%
là từ 59,28% đến 69,28%), trong đó RLC nhẹ
10%; RLC nhẹ-TB 12,57%; RLC TB 16,85%;
RLC nặng 24,86%.
Tần suất và mức độ rlc theo nhóm tuổi
Biều đồ 1: Tần suất và mức độ RLC theo nhóm tuổi
Tần suất RLC theo nghề nghiệp
Bảng 1: Tần suất RLC theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số bệnh
nhân RLC
(tỉ lệ)
Số bệnh nhân
không RLC (tỉ
lệ)
Tổng
số BN
Trí thức, quản lý,
nhân viên văn phòng
49
(62%)
30
(38%)
79
Lao động phổ thông,
chân tay, buôn bán
110
(60,1%)
73
(39,9%)
183
Hưu trí, nghỉ việc 66 (75%) 22 (25%) 88
Tổng 225 125 350
Tần suất RLC theo thời gian biết bị ĐTĐ
Bảng 2: Tần suất RLC theo thời gian biết bị ĐTĐ
Thời gian
biết bị ĐTĐ
Số bệnh nhân
RLC (tỉ lệ)
Số bệnh nhân
Không RLC (tỉ lệ)
Tổng số
BN
<5 năm 109 (58%) 79 (42%) 188
5-10 năm 68 (63,55%) 39 (36,45%) 107
>10 năm 48(87,3%) 7 (12,7%) 55
Tổng 225 125 350
Tần suất RLC theo kiểm soát đường huyết
Bảng 3: Tần suất RLC theo kiểm soát đường huyết
Kiểm soát
được đường
huyết
Số bệnh
nhân
RLC (tỉ lệ)
Số bệnh nhân
Không RLC (tỉ lệ)
Tổng số
BN
Có 128 (60,4%) 84 (39,6%) 212
Không 97 (70,3%) 41 (29,7%) 138
Tổng 225 125 350
Tần suất RLC theo biến chứng của ĐTĐ
Bảng 4: Tần suất RLC theo biến chứng ĐTĐ
Biến chứng
của ĐTĐ
Số bệnh nhân
RLC (tỉ lệ)
Số bệnh nhân
Không RLC (tỉ lệ)
Tổng số
BN
Có 173 (79,7%) 44 (20,3%) 217
Không 52 (39,1%) 81 (60,9%) 133
Tổng 225 125 350
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 35
Nhu cầu điều trị rối loạn cương
Nhu cầu điều trị RLC
Bảng 5: Nhu cầu điều trị RLC
RLC Có ảnh hưởng chất lượng sống
Có nhu cầu điều trị RLC
RLC Không ảnh
hưởng chất lượng
sống
Không có nhu cầu điều
trị RLC Chưa điều trị RLC Có điều trị RLC
117 (52%)
(20 RLC nhẹ-TB + 40
RLC TB + 57 RLC nặng)
50 (22,22%)
(7 RLC nhẹ-TB + 15
RLC TB + 28 RLC nặng)
16 (7,12%)
(10 RLC nhẹ-TB + 4
RLC TB + 2 RLC nặng)
167 (74,22%)
(27 RLC nhẹ-TB + 55 RLC TB + 85 RLC nặng)
Số lượng BN (tỉ lệ)
(số bệnh nhân theo
mức độ RLC)
42 (18,66%)
(35 RLC nhẹ + 7 RLC
nhẹ-TB)
183 (81,34%)
(37 RLC nhẹ-TB + 59 RLC TB + 87 RLC nặng)
Tổng số 225 (100%)
(35 RLC nhẹ + 44 RLC nhẹ-TB + 59 RLC TB + 87 RLC nặng)
Các cách lựa chọn điều trị
Biều đồ 2: Các cách lựa chọn điều trị
BÀN LUẬN
Bàn luận về vấn đề phát hiện bệnh ĐTĐ
nhờ RLC
Trong nghiên cứu này, có 5 bệnh nhân được
phát hiện ĐTĐ nhờ triệu chứng RLC (số lượng
bệnh nhân được phát hiện ĐTĐ nhờ triệu chứng
RLC thật sự nhiều hơn nếu mẫu là những bệnh
nhân đi khám RLC ở phòng khám Nam khoa,
còn trong nghiên cứu này mẫu là những bệnh
nhân đang điều trị ĐTĐ ở phòng khám Nội tiết).
Có một tỷ lệ RLC xuất hiện như là triệu
chứng đầu tiên của ĐTĐ. Thật vậy, theo Suks
Minhas(16), trong một nghiên cứu 497 người
đàn ông đi khám vì RLC, có 11,1% tìm thấy bị
ĐTĐ chưa được chẩn đoán và ngoài ra có
4,2% bị rối loạn dung nạp glucose. Theo
Lasantha S. Malavige(15), 12% nam giới đi
khám vì RLC phát hiện ra bị ĐTĐ chưa được
chẩn đoán, điều này cho thấy sự quan trọng
trong việc tầm soát ĐTĐ ở những bệnh nhân
bị RLC.
Bàn luận về tần suất RLC trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2
Bảng 6: So sánh kết quả tần suất RLC trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
Tác giả Cỡ mẫu Tuổi Phương pháp chẩn đoán RLC Tần suất RLC
Ahmed I. El-Sakka và cộng sự (Ả
rập Saudi, 2002)
562 27-84 Bảng IIEF (sử dụng 6 câu hỏi: câu 1-5
và câu 15).
86,1%
N.H. Cho và cộng sự (Hàn Quốc,
2005)
1312 40-65 Bảng IIEF-5 (nhưng chỉ chia 3 mức độ
RLC, điểm IIEF-5 từ 18-25 thì xếp vô
không RLC)
65,4%
Huỳnh Quốc Hội (Việt Nam, 2007) 105 38-70 Bảng IIEF-5 (chia 3 mức độ RLC, điểm
IIEF-5 từ 22-25 thì xếp vô không RLC)
51,43%
Chúng tôi (Việt Nam, 2010) 350 30-75 Bảng IIEF-5 (chia 4 mức độ RLC, điểm
IIEF-5 từ 22-25 thì xếp vô không RLC)
64,28%
So sánh với những tác giả cũng nghiên cứu về tần suất RLC trên bệnh nhân ĐTĐ (so sánh
dưới đây chỉ có giá trị tương đối vì các nghiên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 36
cứu sử dụng mẫu, phương pháp và chuẩn đánh
giá không đồng nhất), kết quả của chúng tôi
tương tự với kết quả N.H. Cho và cộng sự (Hàn
Quốc, 2005) là 65,4%(3), S.C. Siu và cộng sự
(Hồng Kông, 2001) là 63,6%(21); cao hơn kết quả
của Huỳnh Quốc Hội (Việt Nam, 2007) là
51,43%(12), Domenico Fedele và cộng sự (Ý, 1998)
là 35,8%(7); thấp hơn kết quả của Ahmed I. El-
Sakka và cộng sự (Ả rập Saudi, 2002) là 81,6%(5).
Tần suất RLC theo độ tuổi, nghề nghiệp,
thời gian bị ĐTĐ, kiểm soát đường huyết và
biến chứng của ĐTĐ trong nghiên cứu của
chúng tôi (các trị số P đều nhỏ hơn 0,05): tần
suất RLC tăng dần theo nhóm tuổi. Mức độ
nặng của RLC cũng tăng dần theo nhóm tuổi.
Tần suất RLC cao nhất ở nhóm bệnh nhân hưu
trí, nghỉ việc, điều này cũng phù hợp vì nhóm
bệnh nhân này có tuổi cao hơn các nhóm còn lại.
Thời gian biết bị ĐTĐ càng lâu thì tần suất RLC
càng cao. Nhóm bệnh nhân kiểm soát tốt đường
huyết có tần suất RLC thấp hơn nhóm kiểm soát
đường huyết không tốt. Nhóm bệnh nhân ĐTĐ
típ 2 có biến chứng trong nghiên cứu của chúng
tôi có tần suất RLC cao hơn nhóm không có biến
chứng. Các tác giả khác cũng đều có kết quả
tương tự(1,3,5,7,21).
Bàn luận về nhu cầu điều trị RLC trên
bệnh nhân ĐTĐ típ 2
Với 74,22% bệnh nhân RLC có nhu cầu điều
trị, thì 22,22% đã có điều trị, còn 52% chưa điều
trị. Điều này cho thấy nhu cầu điều trị RLC cao,
nhưng số bệnh nhân thực sự đi tìm kiếm điều trị
còn thấp và trên một nửa (52%) chưa điều trị.
Theo Fisher(11), tới 70% nam giới bị RLC
không tìm kiếm điều trị, và qua khảo sát 27.839
nam giới trên 8 quốc gia, cho thấy ít hơn 16%
bệnh nhân RLC đang sử dụng thuốc ức chế men
PDE-5 để điều trị tình trạng RLC của họ.
Trong nghiên cứu của Raymond C. Rosen và
cộng sự(19), trong số 373 nam giới bị ĐTĐ ở độ
tuổi 45-75, có 49,8% bị RLC nhẹ hoặc trung bình
và 24,8% bị RLC hoàn toàn. Trong số những
người còn hoạt động tình dục, có 42,6% tìm
kiếm điều trị RLC và 39,7% có dùng thuốc điều
trị RLC.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ gần
một nửa (48%) bệnh nhân đến điều trị tại bác sĩ
(bác sĩ tây y), có tới 40% bệnh nhân tự tìm hiểu
và tự điều trị (18% tự mua thuốc và 22% tự điều
trị tại nhà) cho thấy bệnh nhân RLC tự điều trị
còn nhiều. Trong khi đó, nghiên cứu của Hui-
Meng Tan và cộng sự(21), đa số nam giới RLC
(83,5%) tìm kiếm điều trị từ bác sĩ tây y.
Về việc điều trị RLC không dùng các thuốc
tây y, trong nghiên cứu của tác giả Hui-Meng
Tan và cộng sự(21), 40% nam giới Trung Quốc lựa
chọn điều trị bằng thay đổi lối sống, chế độ ăn;
60% nam giới Malaysia lựa chọn dùng thảo
dược và vitamin. Trong nghiên cứu này của
chúng tôi, có 22% bệnh nhân điều trị bằng tập
luyện, thảo dược, thức ăn, thức uống và 12%
bệnh nhân đến lương y (bác sĩ đông y, thầy
thuốc y học dân tộc).
KẾT LUẬN
Tần suất RLC trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2
trong nghiên cứu này là 64,28%, trong đó RLC
nhẹ 10%, RLC nhẹ tới trung bình 12,57%, RLC
trung bình 16,85% và RLC nặng 24,86%. Tần
suất RLC trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 càng cao ở
những bệnh nhân tuổi càng cao, thời gian bị
ĐTĐ càng lâu, không kiểm soát tốt đường huyết
và có biến chứng của ĐTĐ.
Trong những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 bị
RLC, 74,22% có nhu cầu điều trị RLC. Nhu
cầu điều trị RLC càng cao ở những bệnh nhân
càng trẻ và mức độ RLC càng nặng. Tuy nhiên
ở những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 bị RLC này,
hơn một nửa (52%) chưa từng điều trị RLC.
Có 22,22% bệnh nhân đã có điều trị RLC,
trong số đó dưới một nửa (48%) bệnh nhân
đến bác sĩ (tây y), 40% bệnh nhân tự điều trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 37
không có chẩn đoán và chỉ định của thầy
thuốc.
Có một số bệnh nhân (trong nghiên cứu
này ghi nhận có 5 bệnh nhân) RLC là triệu
chứng khiến bệnh nhân đi khám bệnh, nhờ đó
phát hiện ĐTĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bacon, C. G., Hu, F. B., Giovannucci, E., Glasser, D. B.,
Mittleman, M. A., Rimm, E. B. (2002), "Association of type and
duration of diabetes with erectile dysfunction in a large cohort of
men". Diabetes Care, 25(8), 1458-1463.
2. Baldwin, K., Ginsberg, P., Harkaway, R. C. (2003), "Under-
reporting of erectile dysfunction among men with unrelated
urologic conditions". Int J Impot Res, 15(2), 87-89.
3. Cho, N. H., Ahn, C. W., Park, J. Y., Ahn, T. Y., Lee, H. W., Park,
T. S., et al. (2006), "Prevalence of erectile dysfunction in Korean
men with Type 2 diabetes mellitus". Diabet Med, 23(2), 198-203.
4. De Boer, B. J., Bots, M. L., Nijeholt, A. A., Moors, J. P., Verheij, T.
J. (2005), "The prevalence of bother, acceptance, and need for
help in men with erectile dysfunction". J Sex Med, 2(3), 445-450.
5. Đỗ Văn Dũng (2008), Thiết kế bộ câu hỏi. Đỗ Văn Dũng (Ed.),
Phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích thống kê với phần
mềm STATA 10.0 (pp. 67-70), TP.HCM.
6. El-Sakka, A. I., Tayeb, K. A. (2003), "Erectile dysfunction risk
factors in noninsulin dependent diabetic Saudi patients". J Urol,
169(3), 1043-1047.
7. Fedele, D., Coscelli, C., Santeusanio, F., Bortolotti, A., Chatenoud,
L., Colli, E., et al. (1998), "Erectile dysfunction in diabetic subjects
in Italy". Diabetes Care, 21(11), 1973-1977.
8. Feldman, H. A., Goldstein, I., Hatzichristou, D. G., Krane, R. J.,
McKinlay, J. B. (1994), "Impotence and its medical and
psychosocial correlates: results of the Massachusetts Male Aging
Study". J Urol, 151(1), 54-61.
9. Fisher, W. A., Rosen, R. C., Eardley, I., Niederberger, C., Nadel,
A., Kaufman, J., et al. (2004), "The multinational Men's Attitudes
to Life Events and Sexuality (MALES) Study Phase II:
understanding PDE5 inhibitor treatment seeking patterns,
among men with erectile dysfunction". J Sex Med, 1(2), 150-160.
10. Haro, J. M., Beardsworth, A., Casariego, J., Gavart, S.,
Hatzichristou, D., Martin-Morales, A., et al. (2006), "Treatment-
seeking behavior of erectile dysfunction patients in Europe:
Results of the Erectile Dysfunction Observational Study". J Sex
Med, 3(3), 530-540.
11. Hartmann, U., Burkart, M. (2007), "Erectile dysfunctions in
patient-physician communication: optimized strategies for
addressing sexual issues and the benefit of usin